Featured image: Capt. Trufles
Vừa rồi trong tiết học Anh, thầy có đưa một câu viết lại:
“Nobody remained on the ship after the captain had left it (không ai ở lại trên tàu sau khi thuyền trưởng rời đi).”
“The captain was the last person to leave the ship (thuyền trưởng là người cuối cùng rời khỏi tàu).”
Không ai phản bác câu trả lời này. Sau đó tôi đứng dậy và nói: “Thưa thầy, em nghĩ ta nên dùng từ the first thì đúng hơn.” Một loạt ánh nhìn lạ lẫm và nhíu mày hướng về phía tôi. Có vẻ như việc phản bác ý kiến của thầy cô dường như rất lạ và mạo hiểm. Thầy giải thích: “Sau khi thuyền trưởng rời đi thì không còn ai ở trên tàu tức là con tàu trống rỗng, vậy thuyền trưởng phải là người đi cuối cùng chứ?”
Tôi hiểu ý thầy rằng lúc này hành khách đã đi hết, trên tàu chỉ còn một mình ông thuyền trưởng, và sau khi ông ta rời đi thì chẳng còn ai trên tàu nữa, vậy nên ông ta là người đi cuối cùng. Thầy nói xong liền chuyển qua bài tập khác, trong khi đó tôi vẫn còn đang đắn đo không biết liệu mình có sai hay không.
Và khi suy nghĩ thông suốt rồi, tôi cố giải thích với mấy bạn cùng lớp rằng: Ta có thể hiểu theo một cách khác, là lúc này trên tàu có hành khách và thuyền trưởng, thuyền trưởng là người rời đi đầu tiên, và sau khi ông rời đi thì hành khách cũng đi theo, không ai ở lại cả. Nói một cách dễ hiểu thì ý thầy cụm từ “không ai ở lại trên tàu” chỉ sự trống vắng về mặt không gian, chỉ rằng con tàu lúc này trống rỗng không còn ai, còn ý tôi cụm từ này nghĩa là hành động của một nhóm người, hành động rời đi theo sau thuyền trưởng, nhóm người này không ai ở lại sau khi thuyền trưởng rời đi. Vậy nên tùy theo cách hiểu mà ta có thể dùng từ the last hay the first đều được.
Tuy nhiên không biết vì lý do gì, các bạn của tôi không hề chịu tiếp thu ý kiến của tôi, họ chỉ chăm chăm giải thích cho tôi cách giải nghĩa của thầy, cứ như lời thầy phán ra đúng chắc chắn và chúng tôi chỉ cần nghe theo đó là được. Thật sự thì đây vốn chẳng phải vấn đề gì to tát lắm và tôi cũng chẳng phải dạng người chuyện bé xé ra to, thế nhưng khổ nỗi họ không thèm đếm xỉa gì đến lời nói của tôi.
Cứ mỗi lần mở miệng ra giải thích thì lại có những câu: “Không, câu này có nghĩa là thế này này…” ” Trời ạ, phải nói bao nhiêu lần nữa ông mới hiểu đây..” ” Thôi mệt quá, không nói nữa đâu…” Và quay đầu đi với ánh mắt khinh khỉnh như muốn nói rằng: “Cái thằng đầu đất, nói hoài không hiểu…” Tôi tự hỏi nếu lời của tôi được thầy nói ra hay thủ tướng phát ra thì thế nào nhỉ?
Đã có lần tôi nghe kể đại văn hào Leo Tolstoy từng viết một cuốn sách rồi giả dạng một bác nông dân gửi nó lên cho nhà xuất bản. Biên tập viên gửi thư trả lời lại bác nông dân rằng: “Nội dung truyện rất hay nhưng trình độ viết vẫn còn kém, chưa có sự chuyên nghiệp, và vì vài lý do khác chúng tôi không thể in thành sách.”
Thật sự nguyên nhân chính của nó là nếu xuất ra thị trường thì sẽ không có ai mua, đến nhà văn chuyên nghiệp viết còn dễ gì có mấy ai rờ vào quyển sách chứ đừng nói là một bác nông dân. Sau này Leo Tolstoy cho xuất bản cuốn sách đó dưới tên ông thì nghiễm nhiên nó bán rất chạy. Bấy giờ nhà xuất bản mới nhận ra đây là một phép thử của ông và có vẻ rất hối hận.
Một chuyện khác tôi tìm được trên wiki: Tác phẩm Mùa Lạc của Nguyễn Khải thường được trích dạy trong sách giáo khoa phổ thông môn Văn học nhiều năm qua. Có một lần, hồi còn ở bãi Phúc Xá, ông làm giúp con trai ông bài tập làm văn về nhà với đề bài yêu cầu phân tích tác phẩm Mùa Lạc của chính ông. Ông bỏ ra cả một buổi tối làm bài nghị luận cho con. Khi trả bài, cô giáo cho con ông, hay đúng hơn là chính ông – tác giả của tác phẩm được phân tích điểm hai, với lời phê: “Dùng từ sai. Em không hiểu ý tác giả!”
Chả nhẽ một nhà văn chuyên nghiệp lại cảm nhận tác phẩm của mình kém hơn giáo viên dạy văn sao? Tôi biết sẽ có nhiều bạn ý kiến rằng đôi lúc tác giả sẽ không hiểu hết về tác phẩm của mình như những người phê bình văn học, rằng có lẽ vì ông đã không làm đúng kiểu mẫu của mộ bài văn nghị luận ở THPT, rằng ngôn từ của ông không phù hợp với loại văn nghị luận, hay trình độ cô giáo cao hơn ông,… Tuy nhiên thử hỏi nếu cô giáo biết bài làm đó là của Nguyễn Khải thì bài làm đó có bị điểm 2 với lời phê “Dùng từ sai. Em không hiểu ý tác giả!” nữa không. Chắc chắn là không.
Đã nhiều lần tôi so sánh bài viết của những học sinh bồi dưỡng văn với những người tôi cho là giỏi văn nhưng không nằm trong đội tuyển văn. Ngạc nhiên là tôi chả thấy hơn nhau ở điểm nào cả, thậm chí nhiều lúc bài của hsbd còn nhàm và chán hơn bài của một hs bình thường. Do đâu mà điểm họ lại cao hơn bình thường như vậy. Dễ hiều thôi, vì họ nằm trong đội tuyển nên ít nhiều cái nhìn của thầy cô với họ sẽ khác, chấm bài họ sẽ chấm kỹ hơn, sẽ cố tìm ra cái hay trong bài của họ…
Tôi không nói thầy cô thiên vị nhưng con người mà, ít nhiều cũng phải có cái nhìn lệch đi giữa người có danh và người vô danh, không thể lúc nào cũng công bằng mãi được. À nói cho các bạn biết tôi cũng nằm trong đội tuyển văn, nhưng có lần khi tôi đọc một bài viết điểm 5 của một bạn trung bình môn văn trong lớp, tôi đã vò cái bài điểm 8 của mình quăng vào sọt rác, sau đó tôi đem bài điểm 5 kia lên ý kiến với thầy, và sau một hồi phân tích, tranh cãi, làm chuyện bao đồng, bài viết đó đã từ điểm 5 lên điểm 7.
Kẻ thông minh nói, ai cũng tin nhưng mấy ai hiểu. Người ngu dốt nói, ai cũng hiểu nhưng mấy ai tin. Copernicus một mình chống lại giáo hội để nhận lấy cái chết oan uổng, vì ông đã đứng lên đấu tranh lại tư tưởng bảo thủ của giáo hội, phản lại nhận thức của nhân dân lúc này đã quá tin tưởng vào giáo hội, vì một sự thật “dù sao Trái Đất vẫn quay.” Một kẻ không có tiếng nói mà cứ cố đứng lên cãi lại thì chỉ nhận kết cục thê thảm thôi.
Nếu một tên tội phạm nói: “Tôi không có tội.” Hội đồng xét xử phán: “Hắn có tội.” Bạn sẽ tin ai? 90% là hội đồng, vì nghĩ rằng tên tội phạm nào mà chả nói câu đó. Nhưng ai biết sự thật là anh ta không hề phạm tội, chỉ vì vô tình vướng vào vụ án mà trở thành nghi can. Và viện điều tra, hội đồng thì quá lười biếng để tìm hiểu, xem xét tỉ mỉ vụ án, hoặc nhận tiền đút lót đâu đó rồi cứ thế kiếm một con tốt thí nào đó trút hết tội lên đầu nó là xong.
Nếu một người tự nhận mình có tội thì các bạn cũng đừng vội tin, vì không thiếu những trường hợp một người vô tội được dẫn vào phòng xét hỏi, rồi mấy anh dân phòng cứ thế mà đánh đập thừa sống thiếu chết bắt nhận tội, đánh cho gần bất tỉnh rồi lại dỗ ngọt gì đó, nạn nhân không chịu thì cứ thế mà đánh tiếp, riết rồi dân đen chúng mình không chịu nổi, đầu óc quáng gà, vì muốn chấm dứt cái địa ngục tạm thời này mà đi nhận tội, để sau này phải chịu cảnh tử hình hay tù đày mấy chục năm gì đó.
Tuy nhiên thì mấy anh dân phòng đánh rất khéo, đánh đau mà không gây thương tích mới hay. Khi thả ra ngoài, nạn nhân có muốn kiện cáo gì thì mấy anh cứ chối bay chối biến, sếp cũng hùa theo mà bao che, làm gì được nhau, đâu có dấu hiệu nào cho thấy nghi can bị đánh đập trong phòng tạm giam đâu. Và rồi dân tin ai? Ừ thì tin mấy ông “vì nước quên thân, vì dân phục vụ“ chứ ai.
Vậy mới nói, cứ đứng dưới đáy xã hội mà gào thét thì cũng chả ai nghe, lo tìm cách mà trèo đầu, dẫm đạp người khác để mà vươn lên thôi. Bạn có suy nghĩ cao siêu đến mấy mà không có sự tin tưởng của người khác thì lời bạn nói ra cũng là lời sáo rỗng, nước đổ lá khoai thôi.
Hôm vừa rồi tôi có tranh cãi với bố về việc có nên theo đuổi ước mơ không. Tôi bảo có và kiên quyết theo đuổi ước mơ mình, bố lại bảo nên sống thực tế và xem ngành nào dễ kiếm tiền nhất hiện nay thì mình theo. Tôi ngồi phân tích, thể hiện quyết tâm, đổ dồn cảm xúc, đốt cháy khát khao,… nói chung là làm đủ mọi cách để chứng minh tôi đúng. Cuối cùng bố phán một câu: “Khi nào con kiếm được tiền thì lúc đó bố sẽ tin.”
Xong, tôi cũng chả biết nói gì luôn. Bố nói đúng, dù tôi có nói hay đến mấy mà không có gì thể hiện tôi đúng thì cũng chả có tác dụng gì, nếu sau này tôi không thể lo cho chính bản thân mình thì những lời hay ý đẹp tôi vừa nói ra có ý nghĩa gì. Nếu tôi chưa thể kiếm được tiền và lo cho người khác, thì dù tôi có nuôi hoài bão hay ước vọng cao xa đến mấy, trong mắt bố, tôi vẫn chỉ là thằng nhóc chưa trưởng thành.
Bạn cũng vậy, dù bạn có nuôi trong đầu những ý tưởng bác học đi chăng nữa, bạn vẫn sẽ không bằng một thằng nhóc ranh mua được tấm bằng bác học. Dĩ nhiên đúng sai sẽ để thời gian chứng minh. Nhưng nếu bạn muốn thay đổi một chân lý hay định kiến nào đó, trước hết phải thay đổi bản thân mình.
Đặng Huy
Mình là một người học sinh nhưng rất hay dính vô mấy vụ như vậy, rốt cục, cô giáo và bố mẹ mới là người đúng đắn (!)
Nếu hiểu theo cách thuyền tưởng rời tàu trước để mọi người đi theo thì
ai cũng biết là quy định sẽ là : mọi người đi theo thuyền trưởng. Và thử
hỏi vậy thì thuyền trưởng đi lúc nào cũng được và trách nhiệm không
thuộc thuyền trưởng mà thuộc mọi người. Vậy tàu nhiều tầng, nhiều ngăn
và mọi người đang ở nhiều trạng thái (ngủ, thức, đi vệ sinh …) thì
sao?
Tình huống này đâu có gì là cao siêu hay trừu tượng quá mức mà
thuyển trưởng hay người ra quy định không hiểu mà phải quy định thuyền
trưởng rời tàu sau cùng.
Nếu hiểu biết nhiều hơn về tàu thì mới hiểu
là thuyền trưởng biết mọi ngóc ngách trong tàu và Ông ta rời sau cũng có
nghĩa Ông ta có trách nhiệm và phải kiểm tra (và chỉ có Ông ta mới có
thể thực hiện hoặc yêu cầu kiểm tra) mọi ngóc ngách để chắc rằng không
còn ai trên tàu.
Việc hiểu thuyền trưởng rời tàu trước rồi mọi người
theo như vậy theo cá nhân mình thì chỉ là một cách nghĩ của một cá nhânc
cảm nhận là mình thấy được ở góc độ khác chứ hông phải là một phát hiện
mới.
Nó giống chuyện một ừa trẻ không chịu chữ m mà cứ gọi là chữ n dư 1 nét. Trong khi chỉ có là gọi m hay n.
Bài viết rất bổ ích . Một sự việc , hiện tượng cần có nhiều góc nhìn khác nhau, tư tưởng rộng mở sẽ hiểu ra được nhiều hơn…
Bài viết của bạn rất hay và ý nghĩa, thể hiện và chứng minh được quan điểm cá nhân. Tuy nhiên theo mình nghĩ câu cuối bài “Nhưng nếu bạn muốn thay đổi một chân lý hay định kiến nào đó, trước hết phải thay đổi bản thân mình.” Nên dùng từ “chứng minh” thay cho từ “thay đổi” thì sẽ sát nghĩa và liên kết với phần trên nhiều hơn.
Câu chuyện mang tính đơn cử. Nó nêu sự đột phá, mang tính cái riêng, nhưng xã hội thì nếu chỉ là những cái riêng lẽ đứng cạnh nhau để gọi là cái chung thì có vẻ nó chưa phù hợp.
Tức là xã hội phát triển thì có nguyên tác chứ không thể nói mỗi người đi một con đường mà là mỗi người chọn đi con đường nào. Mà con đường thì được hình thành từ những thói quen tập quán chung.
Việc thuyền trưởng theo cách nói của tác giả thì đó là cách nghĩ chứ không phải cách lý luận. Bởi nếu so sánh việc những người có tên tuổi sẽ có tác động khác, còn người không tên tuổi thì không ai đăng bài viết (như dẫn chứng trong bài). Mà ai cũng biết là để có tên tuổi thì phải có những kết quả đã làm để chứng minh là caíhọ đang làm là đúng, còn người chưa tên tuổi, chưa có kết quả nào hay thành quả nào để chứng minh thì không ai tin là hoàn toàn đúng và có cơ sở. Cho nên việc tác giả nói đến cách nghĩ về thuyền trưởng như bậy thì mọi người không chấp nhận là đúng, là có cơ sở. Tác giả đang làm ngược, tức là đưa kếtquả theo tác giả nghĩ, còn chứng minh thì từ từ bằng cách thuyết phục mọi người thì quả là lội dòng nước ngược.
Cho nên những cáchnghị như vậy xã hội thừa nhận đó là cách nghĩ nhưng mọi người cũng không thể thừa nhận như tác giả muốn. Tức là họ cho rằng nó có nhưng họ không dùng.
vớ vẫn and you ain’t Leo Tolstoy
câu kết của bài này là sao vậy tác giả? “nếu bạn muốn thay đổi một chân lý hay định kiến nào đó, trước hết phải thay đổi bản thân mình.”
thay đổi bản thân cho ng` khác thấy chỉ là cố gắng thuyết phục những ng` xung quanh thôi. chân lí vẫn mãi là chân lí. mình có thể nói ra suy nghĩ của mình, còn việc ng` nghe đón nhận nó ra sao thì mình khó kiểm soát lắm. có 1 số chuyện đâu cần thiết phải như vậy đâu. theo mình thấy thì thời gian sẽ trả lời có lẽ sẽ là câu kết hay nhất của bài viết này. còn mình thì hãy là chính mình 🙂
Mình cũng hiểu ý của bạn, góc độ của bạn. Có thể lấy ví dụ thế này cho dễ nhé!
Mẹ ra đề toán : Con có 5 cái kẹo, cho bạn Tí 2 cái, hỏi còn mấy cái kẹo?
Một đứa trẻ tư duy thông thường sẽ trả lời: Dạ còn 3 cái ạ => Và số đông sẽ trả lời thế này.
Một đứa trẻ tư duy sáng tạo và tự do (Coi như là bạn nhé) sẽ trả lời: Con không cho Tí đâu, nó có kẹo chẳng bao giờ cho con!
Một bà mẹ open mind – tư duy mở sẽ hiểu con, cười khì hoặc có hành động chấp nhận câu trả lời của đứa bé, vì nó thấy sao phản ứng vậy. Có nghĩa là, đặt bản thân vào vị trí, góc nhìn của đứa bé để thấu hiểu nó, ghi nhận đáp án của nó.
Một bà mẹ bảo thủ, cứng nhắc (ví như bạn nói thầy giáo và các bạn xung quanh) : Sẽ kiên quyết với đứa bé là nó sai, vì nó phản lại đề bài đã ra. Bà cố lái nó theo hướng của bà ấy. Hoặc sẽ mắng mỏ bực tức khi nó không theo ý bà.
Vấn đề của bạn rất đơn giản.cũng giống như sự tranh luận của bạn với mọi người, về phương diện ngữ pháp nó không sai, tren thực tế cũng không sai, nhưng điều bạn nên hiểu là thầy cô dạy trên phương diện lý thuyết và nguyên tắc quy chuẩn. Những gì “phát sinh” sẽ bị hạn chế tối đa. Họ phải quy chuẩn để cung cấp thông tin đúng cho học sinh.
Thế nên, điều bạn không thuyết phục đc số đông là vì lời nói của bạn chưa có sức nặng, giống như bạn đã nhìn nhận ra. Nữa là bạn chưa thực sự thuyết phục đc ông thầy đứng cùng góc nhìn với bạn. Bạn nên đặt mình vào góc nhìn mô phạm của thầy cô mà lựa chọn cách phản biện phù hợp sẽ hay hơn việc cho rằng họ bảo thủ
Bạn nói: “Thưa thầy, em nghĩ ta nên dùng từ the first thì đúng hơn.” Đây, thế là không thành công rồi. Vì thầy và mọi người hiểu trong đầu là “Có nghĩa nó nói mình sai, nó đúng” => ít nhiều chạm tự ái.
Nếu thay câu đó bằng câu : Thưa thầy, em có ý kiến bằng góc nhìn của em, chỉ là ý kiến của riêng em – trên thực tế đã chứng minh, có những trường hợp…v.v… thì trong trường hợp ấy mình dùng the first vẫn đúng phải không hả thầy?” Mình tin rằng thầy sẽ ầm ừ suy ngẫm ghi nhận góc nhìn của bạn nhưu 1 góc nhìn mới, cạnh góc nhìn của thầy.
Vấn đề không phải ai đúng ai sai nữa, mà là cách bạn nói có thuyết phục hay không, hay bạn áp đặt cái bạn cho là đúng lên số đông?? Bạn chưa phải đao to búa lớn, lời nói chưa có sức nặng, thì hãy dùng cách nói thể hiện quan điểm cá nhân, hài hòa, ghi nhận người nghe, bạn nhé.
Mình dừng ở đây, hi vọng bạn lắng nghe góp ý của mình ^^
Đọc tất cả các cm chỉ thấy mình có cùng quan điểm vs bạn nhất. Dường như bây gìơ các cuộc tranh luận không còn nhằm mục đích bổ sung, góp ý và hoàn thiện cách nhìn nhận vấn đề cho nhau nữa mà người ta chỉ còn chú trọng việc tôi đúng, bạn sai mà thôi.
Câu kết cuối đúng, nhưng nếu có nhiều luận điểm chứng minh là bạn dám thay đổi, và bạn chấp nhận rằng mình chưa phù hợp trong cách hành xử phía trên (còn cảm tính, lý thuyết và bồng bột…) và đưa ra phương hướng thay đổi làm mới mình… thì bài viết sẽ thuyết phục hơn. Đây mới dừng lại ở việc nhìn nhận vấn đề nằm ngoài bản thân mình.
Còn nữa: Bố bạn nói đúng đấy. Hãy hiểu rộng ra những lời ông ấy nói
Luôn có những kẻ muốn chỉ ra cái dở của bài viết và cố ý làm sai lệch tinh thần phương tiện mà tác giả muốn gửi gắm, tôi tin rằng, đâu đó vẫn có những con người đủ chánh mạng, đủ tin tấn và tuệ giác để hiểu và hành. Bài viết làm tôi chợt nhớ đến câu chuyện về “Những con khỉ định kiến”, 🙂 và xin chỉ thẳng đích danh cái thằng ở dưới cũng là một con như vậy :3 ý, lại nóng rồi, :)) (Thuyền trưởng thì cũng có thằng này thằng khác, làm như hệ thống cứ mặc định là được à ? Đếu nào mà lại như rứa k biết ! )
Bài viết rất hay, và mình rất ‘nể’ bạn, bạn có suy nghĩ khác biệt và bạn dám hành động để chứng tỏ suy nghĩ khác biệt của mình. Xã hội VN rất rập khuôn và tàn nhẫn với những người ‘khác biệt’ đấy bạn. Chúc bạn sẽ luôn được là chính mình và thành công trên con đường bạn chọn
Mình thích “the first”, câu nói sẽ có nhiều tầng nghĩa hơn. Và cái cảm giác của bạn mình đã từng trải qua, rất thông cảm. Bài viết đơn giản, dễ gần, dễ hiểu. Hãy cứ mạnh mẽ và là chính mình nhé. Bạn cứ nghe lời bố mẹ đi nếu muốn làm một người bình thường, còn muốn có cuộc sống đích thực thì hãy ước mơ đi.
Trong cái thời đại này, đột nhiên mọi thứ được quyết định, mọi chuyện điều có thể xảy ra. Hãy sống theo suy nghĩ của bản thân.
Cảm ơn bạn về bài viết. Bài viết rất hay, nhưng mình thấy tiêu đề hình như không bao quát được nội dung chính của bài viết. Mình thấy nếu đặt là “tư duy sáng tạo vs tư duy lối mòn” thì có vẻ hợp lý hơn.
Suy nghĩ của mình về việc bạn tự lập:
Khi bạn chọn là người mở lối đi qua con đường cấm, nhiều người sẽ phản đối, quở trách, miệt thị. Hãy cứ bước tiếp và đừng ngoảnh lại để họ mãi mãi phải nhìn theo, đừng gục ngã để họ không có cơ hội chê cười và nếu có gục ngã hãy bước tiếp để họ thấy niềm tin sắt đá, tâm trí không bao giờ lùi bước của bản thân mình. Nhưng như bạn nói, ai là người về đích sớm nhất mới là người chiến thắng.
Chúc bạn là người chiến thắng.
Câu tiếng anh đó hiểu như thế nào cũng đúng. Về logic là vậy, thuyền trưởng rời đi trước sau đó “không ai ở lại”. Cụm từ không ai ở lại vừa có nghĩa không có ai ở trên thuyền, vừa có nghĩa họ rời khỏi thuyền không phân biệt đã đi hay đang đi hay phải đi khỏi con thuyền đó. Về thực tế càng đúng. Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm an toàn cho toàn bộ ng trên tàu nên phải ở lại cuối cùng đảm bảo không còn ai ở lại tàu ông mới được rời tàu. Mặt khác câu này cũng có nghĩa nhắc nhở hành khách nếu thấy thuyền trưởng rời tàu (vì sự cố) thì mình cũng phải tìm đường ra khỏi tàu. Một vấn đề trong cuộc sống nên hiểu theo nhiều nghĩa để rút ra nhiều bài học nhất. Bài viết của bạn hay, qua nhiều câu truyện chân thực mà bạn chia sẻ, tôi thấy hình ảnh của mình trong đó. Cám ơn bạn!
Theo mình hiểu câu tiếng Anh kia thì thầy bạn đã nói đúng.
Thật ra là về ngữ pháp và ngữ nghĩa thì hiểu kiểu gì cũng được mà, miễn thỏa mãn hành động thuyền trưởng rời đi trước khi chiếc thuyền trống là được. về thực tế thì nếu thuyền trưởng bị gãy chân, thuyền toàn đàn ông trưởng thành lành lặn thì họ sẽ cáng thuyền trưởng sang trước rồi tất cả cùng sang, khi đó bạn diễn tả tình cảnh ấy thế nào? vẫn là nobody remained after the captain had left it nhỉ ^^ thuyền trưởng rời đi ở thời điểm nào chả được
thế nào chả được cái con cặc.tiếng anh nó có logic khác tiếng việt.nói thuyền trưởng rời đi xong mọi người rời theo thì lúc ông ta vừa bước 1 chân qua là câu đó sai luôn. bạn muốn thể hiện là mình có cách tư duy mới, suy nghĩ đa chiều, think outside the box ah, lol lol lol.hay đấy mỗi tội đéo ra gì đâu, sai rồi =))
Không được đâu bạn ơi, theo quy định trong luật hàng hải thì thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời khỏi tàu đó, chứ không phải là ông ta đi trước rồi mọi người theo sau đâu. Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của mọi người trên tàu và con tàu của mình đó. Thuyền trưởng rời tàu trước rồi có người bị mắc kẹt ở lại thì làm sao? Đợt đắm phà ở Hàn Quốc, thuyền trưởng và thủy thủ đoàn bị chỉ trích vì lo thoát thân mà bỏ mặc hành khách đó, trái với luật đó.
Luật có thể không đúng và việc thuyền trưởng phải rời đi cuối cùng không phải hoàn toàn chính xác. Ý chính của bài đưa ra là ngoài lối suy nghĩ thông thường mà mọi người cho là đúng thì còn có những con đường khác, khác nhưng chưa hẳn đã sai. Ở đây, câu chuyện thuyền trưởng rời khỏi tàu sau cùng chính là cách nghĩ thông thường còn ý kiến thuyền trưởng rời khỏi tàu trước để mọi người đi theo là một cách nghĩ khác có thể không đúng hoàn toàn nhưng theo mình thì chưa chắc đã sai.
Đối với những văn bản thông thường thì hiểu thoáng nghĩa cũng được nhưng đối với những quy định, luật lệ thì bạn phải hiểu chính xác để tuân theo, đặc biệt trong những trường hợp khẩn cấp.
Thuyền trưởng là người có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với sự an toàn của hành khách, ông thường là người rời tàu cuối cùng. Đây là lối suy nghĩ mà gần như mọi người đều nghĩ đến. Chẳng ai nghe bạn vì:
– Lối suy nghĩ của bạn không sai nhưng nó khác với lối suy nghĩ thông thường trên.
– Họ không quan tâm đến vấn đề đó, nó chẳng giúp ích được gì cho họ. Khi ấy họ không(muốn) tư duy, dù bạn có giải thích thuyết phục đến đâu, họ cũng không chấp nhận. Tại sao phải đi nghe, tốn công suy nghĩ theo một hướng khác khi điều đó chỉ để thỏa mãn cái tôi của bạn (chứng tỏ bạn đúng) mà lại còn làm họ mất thời gian?
-Họ đã không quan tâm thì lập luận, lí lẽ, giải thích sẽ rất khó đi vào tâm trí họ, huống hồ đáp án chuẩn giáo viên (người được cho là đáng tin hơn bạn) khác với đáp án của bạn.
Tóm lại về tư duy, bạn không sai nhưng cái sai của bạn là họ chẳng có một lý do, một động cơ gì để nghe theo lời bạn cả. Không phải ai cũng là người có tư duy mở để đủ sức lắng nghe những gì bạn nói.
Mở rộng vấn đề bạn sẽ thấy, ngoài việc lập luận chính xác, bạn còn phải giải đáp 2 câu hỏi trong tâm trí mọi người nếu muốn thuyết phục họ:
1/ Họ được lợi gì khi nghe theo lời thuyết phục/ làm theo điều bạn nói?
2/ Bạn có một sự bảo đảm nào để họ tin tưởng hay không? Đó có thể là uy tin, địa vị, học vấn, thành công trong quá khứ… Càng nhiều, càng cụ thể, bạn càng dễ có được lòng tin và thuyết phục mọi người. Còn nếu không? Hãy xây dựng chúng. Thiếu chúng, rất khó có được sự tin tưởng từ người xung quanh.
Cuối cùng, sẽ hay hơn nếu bạn viết khi tâm trạng thoải mái và bình tĩnh. Bài viết cũa bạn bị cảm xúc chi phối quá nhiều.
Cảm xúc chi phối thì mới có các tác phẩm bất hủ đấy thôi. Con người hầu hết thời gian hành động dựa trên cảm xúc bạn ạ, có dùng logic cũng là để giải thích cho phản ứng của mình thôi. Còn về lí do và động cơ thì đơn giản, “có những thứ chỉ có thể bày tỏ bằng cách đấu tranh”. Cứ hời hợt, không kiên quyết và thể hiện sự nghiêm túc trong vấn đề thì ai tin được bạn nữa? Khác với lối suy nghĩ thông thường và bạn biết nó đúng thì cũng cứ câm như hến, mặc cho người khác thao túng đúng sai, phục tùng chấp nhận? Nghe giả tạo nhỉ thế thì tôi chả dại chết trên dàn thiêu để khỏi lên mặt trăng:)) Đây không phải chỉ là vấn đề cái tôi mà còn là vấn đề về phản biện, khoa học và sự thật. Hôm nay đúng, ngày mai sai là chuyện chấp nhận được. Thế nhưng suy nghĩ sâu xa như bạn mà im lặng thì tôi không thể chấp nhận bản thân mình^^. Sống là để chia sẻ tâm tư, tình cảm và nâng đỡ mọi người xung quanh, sao lại bảo là không được lợi gì từ việc thay đổi suy nghĩ, làm theo điều bạn nói? Vậy việc thầy giáo trong bài viết và ba của tác giả thuyết phục tác giả là hoàn toàn không được lợi gì? Uy tín địa vị học vấn cũng chỉ là thước đo của xã hội, tôi đến trường có 3 tháng thì tôi không được phát minh ra bóng đèn? Bóng của tôi không đáng để được sử dụng để mà dùng đèn dầu tiếp?
Thiết nghĩ, việc gì cũng nên chú trọng thực tiễn và kết quả thì hơn. Hãy để thời gian trả lời. Tất cả những điều này cũng chỉ là quan điểm cá nhân của tôi, cám ơn bạn đã dành thời gian quý báu. góp ý nhỏ với tác giả: tôi thấy bạn có tinh thần chutzpah đấy, không biết bạn đã đọc “Quốc gia khỏi nghiệp” chưa nhỉ^^
Bạn nói rất đúng, mình luôn nghĩ con người hành động phần lớn dựa vào cảm xúc tại thời điểm ra quyết định, đặc biệt là những việc mang tính chất sáng tác như văn, thơ, nhạc, họa… mà không có cảm xúc thì chỉ có vứt đi 🙂
1/Cảm xúc mình đang nói là thứ cảm xúc tiêu cực không đáng có.
2/ Mình đơn thuần nêu ra mindset của số đông tư duy lối mòn, để làm rõ cho câu hỏi tác giả đưa ra. Còn việc cổ xúy cho sự im lặng chịu đựng, chịu thao túng, phục tùng không tránh đấu là do bạn suy diễn.
3/ Im lặng không có nghĩa là bị thao túng, phục tùng. Im lặng không có nghĩa là không làm gì. Có nên mài rìu trước lúc chặt cây không? Trong tay không có gì nhưng bạn mong thay đổi mindset xã hội bằng việc làm nhỏ nhoi. Nếu rèn luyện bản thân đủ tầm, một lời nói tự khắc có giá trị hơn gấp vạn lần so với khi chỉ là đứa nhóc.
Luôn có những khoảng lặng trước cơn bão?!? Tuy nhiên, đó là quan điểm riêng của mình về sự tích lũy và thời cơ. Mình sẽ không áp đặt.
4/Sống là để chia sẻ, nhưng nên chọn lọc người để cùng tiến. Cứ thử so sánh việc chia sẻ với người cùng tầm suy nghĩ, cả 2 cùng tiến và chia sẽ với kẻ tư duy lối mòn xem, bạn sẽ thấy ngay vấn đề.
Đồng ý với bạn Khoa. Tôi xin bổ sung thêm rằng cách tranh luận của tác giả trong các trường hợp trên là theo cách bác bỏ ý kiến người khác, cho rằng người khác là sai và cố gắng chứng minh luận điểm của mình là đúng. Cách tiếp cận này khiến người nghe khó chịu và tự nhiên sẽ giảm độ tin cậy, thậm chí biết bạn nói đúng người ta cũng ko nghe bạn.
Để thuyết phục người khác còn cần đắc được nhân tâm, thay vì nói trắng đen. Lúc đó mới đạt đến một đẳng cấp mới.
Một quan điểm thực dụng nghe khá thuyết phục và đúng thực tế. Nhưng mình thấy bài viết còn có ý nghĩa hơn thế. Câu chuyện không chỉ là làm thế nào để thắng trong cuộc tranh luận. Quan trọng là tác giả là người ‘suy nghĩ sáng tạo’ hay người ta hay nói là “thinking out of the box” trong khi đa số học sinh bây giờ cảm thấy không cần phải suy nghĩ khi đã có đáp án sẵn trước mặt (và đó là vấn nạn của giáo dục VN, không dạy cách tư duy mà chỉ dạy cách để đạt điểm số). Thực tế xã hội VN ko khác gì thời Trung cổ đóng cửa với tư duy mở nên những ng như tác giả rất hiếm
Nói một cách ngắn gọn, tác giả viết bài viết nêu lên thực trạng tư duy thiếu sáng tạo của xã hội hiện nay và tỏ thái ức chế với họ, thể hiện qua đoạn:
“Tuy nhiên không biết vì lý do gì, các bạn của tôi không hề chịu tiếp thu ý kiến của tôi, họ chỉ chăm chăm giải thích cho tôi cách giải nghĩa của thầy, cứ như lời thầy phán ra đúng chắc chắn và chúng tôi chỉ cần nghe theo đó là được. Thật sự thì đây vốn chẳng phải vấn đề gì to tát lắm và tôi cũng chẳng phải dạng người chuyện bé xé ra to, thế nhưng khổ nỗi họ không thèm đếm xỉa gì đến lời nói của tôi. “
Toàn bài viết tác giả chỉ là miêu tả thực trạng xã hội, không có gì để bàn luận,vì nó hiện lên quá rõ ràng, nó không mới. Thế nên mình chỉ tập trung giải đáp câu hỏi mà tác giả đưa ra.
Vì sao mình chỉ làm việc duy nhất đó? Qua những dòng trên, mình đoán tác giả chưa nhận diện được vấn đề là xã hội tư duy lối mòn nữa kìa. Vậy nên mình đã nêu lên góc nhìn của số đông để vấn đề dễ được nhận diện, mong rằng tác giả hiểu rằng việc để những cảm xúc tiêu cực chi phối trong những là không cần thiết. Một người tư duy sáng tạo đi hơn thua để rồi bực tức vì những người tư duy lối mòn không nghe anh ta? Khá vô nghĩa! Nếu họ nghe tác giả thì họ đã là những người tư duy mở rồi. Vậy hơn thua với họ, bực tức, ức chế với họ làm gì?
M thấy những phần sau qua việc miêu tả thực trạng xã hội tác giả cũng tự kết luận được lý do tại sao tiếng nói của m ko có trọng lượng, phần đầu chỉ là dẫn nhập chứ ko phải nội dung chính? (“Vậy mới nói, cứ đứng dưới đáy xã hội mà gào thét thì cũng chả ai nghe,
lo tìm cách mà trèo đầu, dẫm đạp người khác để mà vươn lên thôi”… “nếu bạn muốn thay đổi một chân lý hay định kiến nào đó, trước hết phải thay đổi bản thân mình”)
Bạn nói đúng với kinh nghiệm của người từng trải. M đoán tác giả chỉ trong độ tuổi học sinh nên việc thể hiện cảm xúc và trải nghiệm là điều cần thiết. Cảm xúc tiêu cực không phải là không có ích. Cảm xúc tiêu cực và tích cực đều cần thiết trong quá trình hoàn thiện nhân cách của một con người. Không biết thế nào là khổ đau thì sao cảm nhận hết được niềm hạnh phúc? Ko bực tức, ức chế với tình trạng hiện tại sao có động cơ để thay đổi, phát triển?
Việc tranh luận về tư duy có khi không nhất thiết phải tính toán về mặt
lợi ích. Tồn tại quá lâu trong XH này khiến ng ta có thành kiến với
những ng thích nêu ý kiến cá nhân mà ko theo tập thể (trong đó có cả m).
Tất nhiên quan trọng hơn là việc bạn làm được cái gì chứ ko phải là bạn
nói gì, nhưng tư duy là khởi nguồn của mọi việc. Qua đoạn tác giả kể lại việc lên ý kiến với thầy về bài văn từ 5 –> 7 điểm m thấy tác giả là người rất chủ động, rất hiếm trong XH hiện nay.
Tư duy phản biện là thứ bị vùi dập trong xã hội VN ta, nói cho cùng, đâu đó những con người như tác giả sẽ lại thêm mệt đít với những thể loại khác chỉ toàn đâm bị chọc gậy … Ứ biết đến khi nào chúng ta mới chịu dừng lại ở cái thấy để chỉ thấy mà không phán xét !
cảm ơn bạn, bài viết rất hay.
Trong cuộc sống, đa số thắng thiểu số, mình chỉ nói theo cá nhân mình thôi thì chưa đủ, phải có hành động thực tế. Xã hội bây giờ chỉ hướng đến những cái tốt đẹp bày ra trước mắt, nhưng mấy ai có thể nghĩ ra con đường mới lạ, nhiều thử thách đón chờ đề vượt qua và chạm đến ước mơ. Đó là họ sợ thất bại, là họ lười, là do tác động xung quanh mình… đu đủ lý do để biện chứng nhưng mà, đừng hành động theo tình cảm, hay hành động theo lý, kiên trì đi đôi với thành công mà 🙂