30 C
Nha Trang
Thứ Năm, 2 Tháng Năm, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Định mệnh vs. Ý chí tự do (Fate vs. Free Will)

Những câu hỏi như: Định mệnh, số phận là có thật không? Liệu cuộc đời tôi đã được sắp đặt từ trước, và cho dù tôi có làm cách gì cũng không thể thay đổi được nó? [liên tưởng tới phim Alice in Wonderland có Johnny Depp đóng]. Vậy còn “Đức năng thắng Số” thì sao? Nếu định mệnh là có thật thì làm gì có cái gọi là ý chí tự do? (Tôi sẽ dùng chữ free-will cho ngắn gọn kể từ đây.) Nghiệp quả và free-will có mối liên hệ như thế nào?

định mệnh

• • •

Dẫn nhập vào định mệnh

Bài viết này hứa hẹn sẽ khá phức tạp và triết lý, tôi sẽ cố gắng viết tối giản, dễ hiểu nhất có thể. Ngoài ra tôi còn sử dụng tham khảo từ một vài nguồn thông tin mà có lẽ đối với nhiều người thì chúng không “hợp lệ”, phi “khoa học”. Tôi không có mục đích sử dụng những nguồn tham khảo này để làm “bằng chứng” cho những quan điểm, hay có ý cho rằng những ý tưởng này chính là sự thật (cũng chưa chắc chúng không phải là sự thật).

Chúng ta chỉ nên xem chúng như những ý tưởng để suy ngẫm, truy xét, tham khảo, hoặc biết đâu chỉ để giải trí. Bạn không thể đòi hỏi “bằng chứng” cho những thứ triết lý, tâm linh. Suy cho cùng chúng chỉ là những quan điểm, niềm tin, cái kiến tạo thực tại của mỗi người. Câu hỏi tóm lại chỉ đơn giản là bạn có phải một người tin vào chủ nghĩa duy vật không?

Nhưng không phải chúng ta đang nói tới những triết lý tâm linh sao? Từ khi nào khoa học đã có thể rốt ráo giải thích thực tại, những vấn đề triết học, tâm linh? Chưa từng bao giờ. Vì thế nên bài viết này sẽ không dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn thấy nó không cùng tần số với mình, không đồng cảm được với những thông tin được chia sẻ thì có thể là bài viết này không dành cho bạn.

Trong những năm gần đây tôi thấy mình viết ít hơn hẳn hồi đó. Lý do thì có nhiều, nhưng một số lý do có thể được kể ra là vì thứ nhất: tôi dành đa số thời gian cho việc dịch bài, thứ hai: có lẽ tôi sẽ có nhiều động lực để viết hơn khi có người yêu cầu, hoặc thứ ba: nhiều khi tôi thấy không cần thiết phải viết ra cả một bài dài trong khi chỉ có thể nói tóm gọn trong vài câu hay vài cái gạch đầu dòng.

Để một thứ không gây nhàm chán thì nó phải thú vị. Có lẽ người ta đánh giá những thứ dài cao hơn những những thứ ngắn? Mặc dù chưa từng nghĩ xem chuyện đó có hợp lý hay không. Trong giai đoạn khan hiếm thời gian này, tôi thà chọn phương án nhanh gọn lẹ.

Đây là một bài viết theo yêu cầu. Hôm nọ bạn tôi đã hỏi tôi những câu hỏi liên quan tới định mệnh và ý chí tự do. Những câu hỏi mà mọi người đều đã từng có lần trong đời nghĩ tới nhưng có lẽ số người có được câu trả lời (chính xác?) là rất ít.

Hoặc nhiều người chỉ đơn giản là từ chối tin vào định mệnh, cho rằng không có định mệnh, nhiều người khác thì lại cho rằng không hề có cái gọi là ý chí tự do… Sự thật là gì? Bạn có phải là một người muốn tìm kiếm sự thật bằng bất cứ giá nào? Are you a seeker? Đức Jesus có câu, “Hãy tìm rồi sẽ thấy”, rồi còn “Sự thật sẽ giải phóng bạn.”

định mệnh

Những câu hỏi về định mệnh

Những câu hỏi như: Định mệnh, số phận là có thật không? Liệu cuộc đời tôi đã được sắp đặt từ trước, và cho dù tôi có làm cách gì cũng không thể thay đổi được nó? [liên tưởng tới phim Alice in Wonderland có Johnny Depp đóng]. Vậy còn “Đức năng thắng Số” thì sao? Nếu định mệnh là có thật thì làm gì có cái gọi là ý chí tự do? (Tôi sẽ dùng chữ free-will cho ngắn gọn kể từ đây.) Nghiệp quả và free-will có mối liên hệ như thế nào?

Những câu hỏi này thật sự là những câu hỏi triết học nghiêm túc mà bất cứ triết gia từ cổ chí kim nào cũng tìm cách trả lời. Vì đây là những vấn đề triết học nên sẽ có rất nhiều trường phái giải thích khác nhau. Cùng lắm là tôi chỉ có thể chia sẻ quan điểm cá nhân của mình và những gì tôi biết.

định mệnh

Ngày xưa tôi cũng có khi nghĩ đến những vấn đề này, và tham khảo nhiều tài liệu và quan điểm. Cho tới một ngày tôi đã hiểu được rằng: Định mệnh và free-will nằm trên hai hệ quy chiếu khác nhau. Chúng không phải là 2 thứ không thể đội trời chung. Có định mệnh không nhất thiết là phải không có free-will. They’re not mutually exclusive. Nếu tương lai có thể được biết trước thì cũng không thể khiến cho một người mất đi free-will. Cả hai có thể cùng đồng tồn tại. Có lẽ để hiểu được điều này là không dễ.

Đây là những gì tôi đã giải thích cho người bạn: những gì tôi đã hiểu cho tới lúc đó. Quan điểm của tôi là: Ở một góc độ, phạm vi nhất định, trong thế giới của hình tướng, hiện tượng, thì định mệnh và free-will cùng đồng tồn tại. Tôi đã liên tưởng đến những bài học trong The Law of One của Ra (một trong những nguồn tri thức tâm linh khá nổi tiếng và được đánh giá cao) về “Distortion” đầu tiên cũng chính là Distortion of Free-Will. Có nghĩa rằng theo Ra, Free-will là đặc tính đầu tiên của thực tại.

David Wilcock giải thích chữ Distortion như sau:

Bất cứ cái gì có thể bị sai lầm xem như là tách biệt (vì “tất cả đều là Một”), kể cả những ý tưởng, triết lý, thường không mang nghĩa tiêu cực, chính Ra còn gọi những giáo lý của mình là distortions.

Có nghĩa là khi có free will thì Nhất thể, Cái Một, Oneness đã bị biến đổi (distorted), bất nhị trở thành nhị nguyên. Free will là sự tách biệt đầu tiên.

Lúc đó tôi còn nghĩ ra thêm và nói với bạn tôi một ý tưởng khác đó là chúng ta đang sống trong vô vàn thực tại song song, có vô hạn dòng thời gian, mỗi dòng thời gian là một câu chuyện, một định mệnh. Và điều quan trọng là bạn có thể nhảy từ timeline này sang timeline khác, có free-will để lựa chọn thực tại cho mình. Thực tế thì, theo Bashar, chúng ta đang nhảy thực tại (shifting to parallel realities) hàng tỉ lần mỗi giây, chính điều này tạo ra ảo tưởng về thời gian.

Ramana Maharshi nói gì về định mệnh

Vì đây là những câu hỏi triết học và tâm linh khá phức tạp, nên việc giải thích nó ra bằng miệng sẽ khó hơn bằng chữ, khó hơn cho cả hai, người nói và người nghe. Nên chưa thỏa mãn là điều khó tránh khỏi. Chúng ta cần đào sâu hơn nữa, cần nhìn theo một góc độ khác, trả lời theo một cách khác, và có lẽ là cần trợ giúp từ một bậc giác ngộ. Không phải một bậc giác ngộ thì sẽ có thể trả lời mọi câu hỏi triết học, tâm linh sao?[1] Tôi nghĩ ngay đến Ramana Maharshi, vị đạo sư giác ngộ nổi tiếng Ấn Độ thế kỷ 20.[2]

Theo những gì tôi hiểu được từ Ramana thì ông chấp nhận sự tồn tại của Nghiệp quả / Nhân quả (Karma), nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi một người vẫn còn nghĩ rằng họ là một bản ngã (ego) tách biệt,[3][4] chưa giác ngộ Chân Ngã, cái nằm ngoài Nhân quả. Ở cấp độ này (cấp độ của vô minh (ajnani)), ông nói rằng các cá nhân sẽ trải qua một loạt các hoạt động và trải nghiệm được định sẵn trước đó, tất cả đều là hậu quả của các hành vi và suy nghĩ trước đó.

Ông nói rằng mọi hành động và trải nghiệm trong cuộc sống của một người đều đã được xác định khi sinh ra và rằng sự tự do duy nhất mà người ta có là nhận ra rằng không có ai (một ego tách biệt) hành động và không có ai trải nghiệm. Tuy nhiên, một khi người ta nhận ra được Chân Ngã thì không còn lại ai để trải nghiệm hậu quả của các hành động và do đó toàn bộ cơ chế Nghiệp quả trở nên không quan trọng.

Theo Ramana, Nghiệp quả bị phụ thuộc vào ego, cái nằm giữa thể xác và Chân Ngã. Nếu ego được hòa nhập vào Cội Nguồn và biến mất thì làm sao Nghiệp quả có thể sống sót? Ông nói rằng, “Khi không có ‘cái tôi’ [bản ngã/ego], thì cũng không có Nghiệp quả. Trừ khi người phải chịu Nghiệp quả (bản ngã) bị xóa sổ, sự bình an viên mãn của phúc lạc tối cao, kết quả của Yoga Hành Động [Hành động không mong cầu kết quả],[7] sẽ không thể đạt được.

Tôi sẽ dịch lại một vài câu nói của Ramana dưới đây được tham khảo từ một bài viết có dẫn chứng tôi tìm thấy trên mạng.[5] Bài dịch đầy đủ “Ramana Maharshi giải thích về định mệnh và ý chí tự do” được chia sẻ trong THĐP Deep Club.

Có thể bạn sẽ thấy rằng Ramana có câu thì nói rằng không có định mệnh, có câu thì bảo có định mệnh, dường như có vẻ mâu thuẫn, không nhất quán. Tuy nhiên lý do cho việc này là vì đối với Ramana hay đối với những đạo sư Advaita Vedanta (triết học Bất Nhị của Vệ Đà) nói chung thì họ nhìn thực tại theo hai góc độ, hệ quy chiếu: Tuyệt đối và Tương đối.

Góc độ Tuyệt đối là góc nhìn của người đã giác ngộ Chân Ngã. (Một trong những cái tên của God[6] đó là The Absolute, Cái Tuyệt Đối.) Góc độ Tương đối có thể được hiểu là góc độ của thế giới hình tướng, hiện tượng, nhân quả, vô thường, góc độ của lý trí, logic.

Nói tóm lại, nếu tôi có thể hiểu đúng ý Ramana, thì khi ông nói không có định mệnh, không có free-will là ông đang nhìn với góc độ Tuyệt đối, vạn vật đồng nhất thể, hay mọi thứ đều là Một (The Law of One), sự tách biệt chỉ là ảo tưởng. Khi ông nói rằng có định mệnh, có free-will là ông đang nói theo góc độ Tương đối.

1. “Nói về tự do, một người luôn có được tự do để không đồng hóa chính mình với thân xác và do đó không bị ảnh hưởng bởi những sung sướng hay đau đớn có hệ quả từ những hoạt động của thân xác.”

2. “Free-will và định mệnh luôn tồn tại. Định mệnh là kết quả của hành động trong quá khứ; nó liên quan đến thân xác. Hãy để thân xác hoạt động phù hợp với nó. Tại sao bạn lại quan tâm đến nó? Tại sao bạn lại chú ý đến nó? Ý chí tự do và Định mệnh tồn tại miễn là thân xác tồn tại. Nhưng trí tuệ (jnana) thì vượt qua cả hai. Chân Ngã nằm ngoài tri thức và vô minh. Nếu bất cứ điều gì xảy ra, nó xảy ra do kết quả của những hành động trong quá khứ của một người, của ý Trời và của các yếu tố khác.”

3. “Ý chí là của ai? Bạn có thể nói “nó là của tôi”. Bạn [Chân ngã] thì nằm ngoài ý chí và số phận. An trú trong nó rồi bạn vượt qua cả hai. Đó là ý nghĩa của việc chinh phục vận mệnh bằng ý chí.”

4. “Tôi tồn tại bây giờ. Tôi là người tận hưởng. Tôi tận hưởng thành quả lao động. Tôi đã ở trong quá khứ và sẽ ở trong tương lai. Cái ‘Tôi’ này là ai? Khi bạn tìm ra cái ‘Tôi’ này là Ý thức thuần khiết vượt ngoài hành động và hưởng thụ, tự do và hạnh phúc sẽ đạt được. Sau đó không còn nỗ lực nữa, vì Chân Ngã là hoàn hảo và không còn gì để đạt được.”

5. “Vẫn còn là một cá nhân thì bạn vẫn còn là người gieo nhân và gặt quả. Nhưng nếu tính cá nhân bị mất, Ý Trời sẽ chiến thắng và hướng dẫn tiến trình của các sự kiện.”

6. “Free-will được ngụ ý trong các sách thánh là điều tốt. Nó ngụ ý chuyện vượt qua số phận. Việc này được thực hiện bằng trí tuệ. Ngọn lửa của trí tuệ tiêu hủy mọi hành động. Trí tuệ có được bằng cách kết giao với người trí tuệ.”

Tác giả: Nguyễn Hoàng Huy

Photo by Benjamin Finley on Unsplash

Tham khảo

  1. Sự hình thành của Bản ngã (Ego) – Vì sao cái tôi cá nhân của bạn chỉ là ảo tưởng
  2. Ảo tưởng về sự tách biệt — Tìm Hiểu Sâu Hơn Về Bản Chất Của Ego (Bản Ngã / Cái Tôi Cá Nhân)
  3. [THĐP Vietsub] RAMANA MAHARSHI – Vị Đạo Sư Giác Ngộ Nổi Tiếng Ấn Độ Thế Kỷ 20 (80 phút)
  4. “Ramana Maharshi on Free Will and Destiny”: https://selfrealization.home.blog/2018/10/12/ramana-maharshi-on-free-will-and-destiny/
  5. Personal God (cá nhân) vs. Impersonal God (phi cá nhân)
  6. Karma Yoga. Tham khảo Chí Tôn Ca
spot_img
Nguyễn Hoàng Huy
Nguyễn Hoàng Huy
"Chỉ khi hướng nội, thì người ta mới thực sự tiến hoá. Tiến hoá là càng ngày mình càng lớn hơn, trưởng thành hơn về tâm thức. Khi ấy sự ảnh hưởng với người khác là tự nhiên chứ không cần nỗ lực." — Nguyễn Minh Thành

BÀI LIÊN QUAN

2 BÌNH LUẬN

  1. Ý chí tự do và định mệnh là tương đối bởi vì chúng đều nằm trong Thiên mệnh tuyệt đối. Người anh minh thì hãy biết phát huy tối đa ý chí tự do và vượt khỏi rào cản định mệnh để hướng về Thiên mệnh tuyệt đối.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,580Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI