27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Học giỏi có chắc sẽ sướng không?

“Cố mà học giỏi, về sau sẽ sướng!”

Khi còn là học sinh, tôi thường được dạy: “Cố mà học giỏi, về sau sẽ sướng con ạ!” Rất nhiều người đã nói với tôi câu này, và tôi thấy rất nhiều người cũng đã được nghe câu nói nổi tiếng này.

Hồi đó mỗi lần giải được bài toán mà các bạn trong lớp bó tay tôi sướng lắm, hãnh diện lắm. Cảm giác được giải thích cho những người bạn xung quanh mình nó khó tả lắm. Những câu cảm ơn gần nửa đêm, kiểu nước đến chân mới nhảy. Sáng mai phải nộp bài, nhưng nhất quyết sắp đi ngủ mới lôi ra làm, và khi không làm được lại đi nhờ loạn lên… Trước khi nhờ vả được thì mặt dài ngoẵng ra, mắt chớp chớp mồm đớp đớp, tỏ vẻ rất đáng thương. Nhờ được, làm được phát thì coi như là đại thắng lợi. Mai đến trường thì cứ gọi là vênh vang, sao phải ngại? Nhưng kết quả thì thường là tỉ lệ nghịch… Làm ăn kiểu chộp giựt đấy dĩ nhiên là không thể tốt rồi!

Bảng điểm của tôi thì không cao, thích thì học bằng được, thấy nhạt phát là nghỉ, bảo sao không cao! Những môn tôi thích thì đứng top trong lớp là chuyện bình thường. Nhưng ngược lại về thành tích trốn học thì cũng đứng top trong khối. Chả là trong trường có vài kì nhân dị sĩ, tính thời gian nghỉ không phải bằng tiết mà tính theo tháng… Những dạng đấy tôi chấp không nổi, cho nên không thèm chấp! Kỉ niệm thời học sinh nó là vậy đấy!

Quay lại cái sự học, hồi ngày ngày cắp đít đến trường, in cả mặt vào bàn tại vì hay ngủ trong lớp mà vẫn chưa bao giờ trả lời được câu hỏi: “Mai này mình sẽ làm gì để sống?” Mà đùa chứ, tôi cũng chẳng nhớ được là có thật sự tôi đã tự hỏi mình câu này bao giờ chưa! Thành thật với bản thân thì có lẽ là chưa. Nhưng tôi vẫn luôn cực kì tự tin rằng, mai này mình sẽ có một cuộc sống sung sướng: Nhà to, đẹp. Xe xịn, hoành tráng và vô số thứ xa hoa đẹp đẽ khác nữa. Chỉ cần mình học giỏi, bảng điểm sáng chói, thầy cô trìu mến là tất cả mọi thứ mình thích tự bay đến dính vào tay. Có thật là chỉ cần học giỏi sẽ sướng?

Sự ngây thơ hồi đấy không biết là đáng yêu hay đáng thương, không hề băn khoăn rằng để có những thứ như vậy thì thu nhập hàng tháng phải bao nhiêu nghìn Euro, hay có khi bao nhiêu chục nghìn Euro? (So với mức sống bên Châu Âu). Công việc chức vụ hay cơ sở làm ăn phải to cỡ nào. Nói chung là có hàng trăm nghìn những vướng mắc của cuộc sống nhưng tôi luôn nghĩ chuyện thành đạt đối với mình là tất lẽ dĩ ngẫu.

Nhiều bạn trẻ học rất khá, đạt nhiều thành tích học tập thời đến trường. Họ luôn nghĩ, tất cả cánh cửa cuộc đời đang mở. Đợi chờ mình! Nhưng khi đóng lại cánh cửa trường lớp, bước ra ngoài thế giới thật. Thì tôi tự hỏi: Bao nhiêu người bị tát cho một gáo nước lạnh vì thế giới ngoài này khác xa với thế giới màu hồng mà bản thân hay mơ mộng? 

Tất cả cánh cửa cuộc đời đều đóng! Chúng ta bắt đầu ghi danh vào lớp mẫu giáo của Trường Đời!

Hoang mang, không biết nên đi về đâu, gõ lên cánh cửa nào. Làm cho nhiều người chọn đại, và gõ đại. Sẽ có những người không vừa ý căn phòng vừa bước vào, họ ra đi, phiêu lưu tiếp, gõ tiếp đến khi nào tìm được cái gọi là ước mơ của mình. Nhưng số đó không nhiều, chứ chưa nói là hiếm. Còn lại đa số, khi cửa hé mở, họ chạy vào thật nhanh rồi tự khoá mình trong căn phòng họ cho là an toàn. Họ sợ! Họ không dám bước ra ngoài và khám phá tiếp. Và rồi, mãi đứng sau cái song sắt do mình tạo nên thèm thuồng nhìn ra bên ngoài. Chôn chân tại chỗ và không bằng lòng với chính bản thân nên sinh ra đủ thứ bệnh tật. Ghen ghét, đố kị, tự ti..v..v..

Người chịu khổ, không ai khác, chính bản thân họ!

“Con người là vậy. Chúng ta tự đi con đường của mình và tự chịu cái khổ của mình!” – Khuyết danh

Tôi không thích hỏi về thành tích học tập của một ai đó. Và tôi cũng chưa bao giờ chúc con em nhà ai học giỏi. Vì theo tôi, những thứ được gọi là thành tích trong trường lớp, lợi ích chúng đem lại thì ít, mà tác hại thì kha khá. Điểm số và bằng cấp không đem ra xào nấu cho no bụng được. Và cũng chẳng thể nào “ấm thân”. Sẽ có người phản bác: “Làm người phải có kiến thức, không kiến thức sao phát triển này nọ..” Xin lỗi, đừng đánh đồng kiến thức với điểm số.

Bệnh thành tích cũng như mốt bằng cấp chỉ làm ngu người và ngăn cản con đường dẫn đến thành công của chúng ta mà thôi!

Vậy khi nào thì bạn bắt đầu “HỌC” cho chính mình?

Phong Anh

Xem thêm

💎 5 yếu tố làm nên một người thành công

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

19 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết của tác giả thật sự rất cảm tính và chẳng biết thông điệp của bài viết. Đầu tiên không thấy trả lời cho tiêu đề bài ” Học giỏi rồi sẻ sướng hay không? và cũng không thấy học như tác giả có sướng không?.

    “Nhiều bạn trẻ học rất khá, đạt nhiều thành tích học tập thời đến trường.
    Họ luôn nghĩ, tất cả cánh cửa cuộc đời đang mở. Đợi chờ mình! Nhưng khi
    đóng lại cánh cửa trường lớp, bước ra ngoài thế giới thật. Thì tôi tự
    hỏi: Bao nhiêu người bị tát cho một gáo nước lạnh vì thế giới ngoài này
    khác xa với thế giới màu hồng mà bản thân hay mơ mộng?”.

    Xin lỗi nếu cho rằng tác giả bài viết có suy nghỉ chụp mũ quá khi nói nhiều bạn trẻ học rất khá….Họ luôn nghỉ, tất cả cánh của cuộc đời đang mở, —-không biết tác giả quan sát hay có số liệu gì không cho câu nói này?….lật lại câu này chút xúi và đặt câu hỏi không biết những bạn học dở có dám nghỉ rằng cánh của đang mở với mình không?.

    ” Vì theo tôi, những thứ được gọi là thành tích trong trường lớp, lợi ích chúng đem lại thì ít, mà tác hại thì kha khá”. giọng văn của bạn khá chủ quan và phán khá bừa bãi, không biết bạn có chứng cứ gì vứng chắc cho tôi biết là thành tích trong trường lớp tỉ lệ nghịch với lợi ích mang lại, và còn rất mạnh dạn phán tác hại thì kha khá.

    Lời bình luận không mang tính đố kị hay bới móc với tác giả nhưng với một bài viết được nhiều người đọc thì cần đưa ra thông tin rõ ràng không mờ mờ bởi vì có thể cổ súy cho ý tưởng ——> Học không giỏi, sẻ sướng—–> khá là nguy hiểm.

  2. Sai! thuc te khong ai noi hoc cho gioi vi gioi hay do thi cung phai tuy theo dau oc cua moi ca nhan, va khong phai la co gang roi se hoc gioi duoc dau! dung co lam, trong mot lop hoc cac hoc sinh deu co gang hoc tuy nhien dua thi hieu het song dua thi mo mai chang ra va dua thi mac du mo ra nhung cung phai mat het mot thoi gian kha lau thu hoi co hoc de cho gioi khong? ai ma chang muon that gioi nhung co hoc noi khong va co hieu noi khong do moi la dieu dang noi! hon nua chua chac la nhung nguoi gioi deu sung xuong, tham chi co nguoi hoc rat gioi song cuoi cung cung di an may, nghe ra kho tin nhung do la su that, ngay tai PHAP da co khong it sinh vien hoc gioi tot nghiem cao dang SORBONNE khi ra truong da that nghip dai dai va cung co nguoi cung chi tim duoc nhung cong viec ma luong thang chang hon gi mot cong nhan tam thuong, thu hoi co suong khong? khi viet can than trong loi noi vi tieng VIETNAM tuy the ma rat phong phu day dung xem thuong va viet lung tung,nen nho tat ca con tuy va ta khong the noi hoc cho gioi va se suong khong dung ma phai noi co gang hoc de mai sau co the cuoc song se tot hon.

  3. Cảm ơn tác giả, bài viết hài hước, chân thực 🙂

    Theo ý kiến cá nhân của mình, điểm số cũng đóng vai trò quan trọng nếu xét 1 cách đúng đắn, nếu chính nỗ lực của người học tạo nên những điểm số đó. Những thử thách mà chúng ta giải quyết trong trường lớp là hành trang mini cho những va vấp cuộc đời

    Có kiến thức -> điểm số cao, hệ lụy sung sướng là lẽ tất nhiên
    Nhưng ở chiều ngược lại, điểm số cao nhưng kiến thức mông lung thì hẳn cần xem xét lại 🙂

  4. 17 tuổi đầu. Trải qua biết bao trường lớp, môn học. Nhưng nhiều lúc tôi vẫn tự hỏi duy chỉ 1 câu mà vẫn chưa tìm ra lời giải : ” Học giỏi đích thị là gì ?”
    Đạt đc những con số con điểm cao vợi. Mỗi cuối năm học đứng trên bục nhận danh hiệu HSG mà tôi cảm thấy thẹn với lòng. Mn vẫn lầm tưởng đó là học giỏi sao ?
    Vâng, HSG đấy nhưng giờ hỏi tôi diện tích, dân số hiện tại của VN, tôi nào có biết ?
    Ở trường tôi chỉ đc dạy cách học thuộc lòng, cách biến đổi những con số vô tri vô giác, cách làm vừa lòng giáo viên, bạn bè. Và nhờ đó. Ước mơ, hoài bão của tôi dần biến mất 1 cách vô hình. Tôi giống như 1 cái máy, ko hơn ko kém.
    Từ nhỏ, tôi đã ôm ấp 1 ước mơ lớn : trở thành Phi hành gia, từ khi tôi kể về giấc mơ đó trước lớp, tôi bắt đầu bị gán mác ” ảo tưởng”. Thầy cô ko dạy tôi phải theo đuổi ước mơ đến cùng, mà, dạy tôi cách chọn ngành nghề, để kiếm miếng cơm qua ngày.
    Tôi vẫn học, cố gắng học dù biết ko biết học mấy cái đó để làm gì. Chỉ vô dụng và nghe theo những áp đặt của người khác.
    Phải chăng tôi cũng đã và đang hoà vào dòng người, đi theo lối mòn, đi theo số đông để ảo tưởng mình đc an toàn ?

  5. Ngẫm lại 1 chút, để học giỏi và đạt thành tích tốt trong suốt 1 quá trình dài thì cũng cần rất nhiều phẩm chất và yếu tố như là sự nhanh nhạy, thông minh, khéo léo, nhạy bén, kiên nhẫn, cần cù, biết nắm bắt, may mắn, tự biết phân tích vấn đề sâu hơn, sâu hơn nữa………Những cái đó không phải là những đức tính cần có trong trường đời hay sao?

    Như vậy học giỏi sẽ là điều tiên quyết để biết cách hướng tới sự “sướng”, nhỉ?

  6. Xin cảm ơn toàn bộ độc giả!

    Đầu óc phê phán & tư duy độc lập là điều cần thiết cho xã hội hiện nay nên mình cũng cảm ơn 2 bạn fantoms & Linh AHn.

    Thú thật bài này chỉ là 1 bài mở nói về sự “Học”. Mình mới chạm đến cái vỏ, chưa đi sâu vào với mục đích: Khơi gợi lên sự trăn trở trong mỗi cá nhân!

    Tất nhiên, sẽ có những ý kiến trái chiều. 1 phần là chúng ta khác nhau về “Định nghĩa” của các từ: Học, Giỏi và Sướng.

    Phần còn lại hình như không đọc hết bài với tư duy mở mà bám chặt vào định kiến của bản thân. Nếu chịu khó đọc lại, gạt đi cái “Tôi” và suy nghĩ về mặt tích cực, mình nghĩ chúng ta cùng có lợi.

    P.s: Số lượng người “giỏi” thật sự trong đám đông đang đi học là bao nhiều phần trăm hả mọi người?

    • Rõ khổ! Ông có hỏi hay không hỏi, trăn trở hay không trăn trở thì cuộc sống vẫn chảy, người tài giỏi vẫn được trọng dụng và cái xấu, cái lừa bịp rổi cũng sẽ đào thải. Ngay vấn đề “học” ông nêu ra cũng đã thiếu quan điểm lịch sử cụ thể rồi. Giỏi được thể hiện qua thành tích hay qua nội dung, hay qua đánh giá của xã hội? Viết bài cũng cần có phương pháp căn bản. Đừng cố tỏ ra mình giỏi khi mình chưa giỏi.

      (Học để được “tự do”, ít nhất là tự do trong nhận thức. Khi đó, chúng ta cũng đã phần nào sung sướng rồi.)

    • Một số góp ý: Xin tác giả trả (TG) lời giúp câu hỏi cuối cùng của chính mình. Đây là dạng câu hỏi đánh đố người đọc, TG hỏi để làm gì? để chứng minh luận điểm gì? nếu để chứng minh luận điểm của TG thì TG nên tự sưu liệu và dẫn chứng cụ thể hơn là hỏi khơi khơi. Hay đây lại là một câu hỏi mở? Ở phương diện người đọc tôi rất không hài lòng với những người viết và hay phủ đầu độc giả kiểu “bao nhiêu người biết cái này đấy” chẳng khác nào nói với độc giả “anh chị kia có biết không? không biết bàn ra bàn vào cái gì”. Tôi là độc giả cũng khá thường xuyên của THDP nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên mà tôi vào comment ngay khi đọc một bài viết bởi lý luận của nó không chặt chẽ, mang tính chủ quan rất nhiều, và sau khi đọc comment của TG tôi nhận thấy chính TG còn mập mờ trong bài của mình khi viết những thứ rất chung chung “vấn đề mở”, “khái niệm không rõ ràng” “cái tôi suy nghĩ tích cực”… trong một vấn đề đưa ra tranh luận việc đầu tiên phải rõ về khái niệm và miền (domain) của vấn đề, nếu tác giả nghĩ đa phần mọi người khác nhau về định nghĩa thì nên chăng định nghĩa rõ ràng các khái niệm trước khi xông vào bàn luận? TG nên đọc kỹ bài của chính mình vài lần để thấy rằng chính TG đã định nghĩa về chữ “sướng”, “thành đạt” chứ không phải là chưa định nghĩa để người khác có thể hiểu nhầm. Tác giả bảo mọi người chưa đọc kỹ nên chưa thấy cái mở của vấn đề, không TG viết rất rõ hàm ý “tui học cho có, cúp học nhiều, ngủ gục nhiều mà vẫn học tốt đâu như ai kia học giỏi….” đọc bài đều có thể nhận ra ngay ý tứ không giấu diếm này, dù nó không viết rõ nhưng ai đọc cũng có thể thấy, vậy đây là vấn đề mở??

      • Đối với tôi, Viết chưa phải là nghề, càng không phải là nghiệp. Nên bạn cứ yên tâm là tôi sẽ không đầu tư thời gian vào mục “Trò chuyện với độc giả”! Lần này ngoại lệ.

        Nếu tôi là bạn, tôi sẽ có 2 phương án để chọn lựa:

        1. Thấy bài viết nhảm, vớ vẩn. Lờ nó đi, coi như phí phạm vài phút trong đời.
        2. Cảm thấy bức xúc. Viết 1 hay vài bài khác nói lên lí tưởng, tư duy và chính kiến của mình. Hãy để độc giả đánh giá và nhận xét!

        Chúc bạn vui vẻ sảng khoái hơn trong cuộc sống!

        • Dù người viết chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, việc theo sát đứa con tinh thần của mình là một điều nên làm. Bạn sinh ra nó thì đừng mang nó bỏ chợ, ai muốn đá kiểu gì thì đã. Chính kiến nếu vững thì sẵn sàng đối thoại. Tôi không đôi co hay giành thắng thua với bạn, tôi chỉ muốn làm rõ luận điểm của bạn trên tinh thần xây dựng mà thôi.

          1. Nếu bạn thấy viên đá ở bên đường, nhặt lên và để nó qua một bên cho người khác không vấp. Cá nhân tôi có thắc mắc, tôi sẽ hỏi và những người cũng thắc mắc như tôi họ sẽ không mất thời gian cho những thắc mắc tương tự đó là nguyên tắc làm việc của tôi. Chưa kể ngày trước khi còn đi học, thầy bảo nếu biết sai mà cứ lờ đi để người yếu hơn họ theo cái sai đó có phải tai hại chăng? vậy có thể tôi sai, bạn không giải thích rõ người khác theo mình thì họ cũng sai đấy. Không nên theo kiểu “không thích thì biến!”. Nếu bạn giải thích rõ ràng logic và thõa mãn trí hạn hẹp tò mò của tôi thì tôi sẽ không thắc mắc nữa và tôi khâm phục bạn vì đã khai trí cho tôi.

          2. Tôi đang viết và phản biện ý kiến của mình. Không phải chỉ khi làm một bài thật dài mới là ý kiến, mới là lý tưởng tư duy chính kiến. Tôi không muốn viết trong một bài riêng để làm loãng chủ đề và người đọc phải chạy qua chạy lại kiếm luận điểm. Tôi viết ngay dưới bài những thắc mắc cũng bởi lẽ những thắc mắc đó dành cho chính bài viết này.
          Dập tắt một cuộc tranh luận không phải bằng những lý lẽ cùn tản chuyện mà phải bằng những lý luận xác đáng.

          Chúc bạn sức khỏe!

          • Chào Linh Anh,

            Nếu lần này tôi tiếp tục lờ đi thì có lẽ sẽ hơi áy náy khi có một độc giả trung thành như bạn. Nên bây giờ tôi sẽ chia sẻ với bạn vài suy nghĩ của mình.

            1. Bài này được tôi viết trên FB cá nhân chỉ với mục đích chia sẻ vài suy nghĩ với bạn bè. Cũng là bài đầu tiên tôi public trên mạng thông qua THDP. Nó mang tính chủ quan là điều hiển nhiên và tôi không cần lý luận với ai cả.

            2. Tôi không thích tranh luận. Tại sao?
            Con người chỉ tin điều họ muốn tin, và họ chỉ nghe những điều họ muốn nghe. Cá nhân tôi chỉ thích chia sẻ với những người thật sự muốn chia sẻ. Bạn có thể nói tôi ích kỉ, việc của bạn. Bạn đâu biết tôi là ai và đã làm những gì cho cộng đồng, xã hội?

            3. Về việc “khai trí”, Bạn đọc lại điều 2 và thêm nữa: Không ai khai trí được ai ngoài chính bản thân người đó. Bạn đọc được bài viết hay: Aha, hay quá, thế mà mình không biết! Rồi lại đọc tiếp những bài khác, rồi tiếp nữa. Nhưng quyết định hành động hay ngồi đó để vỗ đùi khen phụ thuộc vào bạn.
            Những người thành công trong cuộc sống, họ hành động. Chỉ khi hành động, bạn mới có thể “khai trí”!

            4. Mỗi một bài viết có một văn phong khác nhau. Có người thích đi sâu vào chi tiết, có người thích nói chung chung và vân vân. Nhưng dù thế nào, không thể nói hết tất cả các mặt của vấn đề nêu ra qua một bài vỏn vẹn 1000 chữ, đúng không?

            5. Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao.
            Tôi chưa đọc cuốn sách này nhưng câu nói này là một trong những quan điểm sống của tôi. Tôn trọng người khác bằng cách không bắt họ giống mình nên tôi không bao giờ đưa ra những lý luận kiểu: 5 mẫu đàn ông nên lấy, 4 cách để yêu bla bla. Thế giới có 7 tỉ người, sao lại chỉ có vài cách để này nọ lọ chai?
            Vậy nên mỗi người được phép suy nghĩ theo cách riêng của họ khi đọc bài tôi viết. Chứ tôi không áp đặt luôn phải thế này hay thế kia.
            Định nghĩa của mỗi người về: Học, giỏi và sướng là khác nhau. Bạn đồng ý với tôi chứ?

            6. Một từ Học, nhưng nó có 2 nghĩa khác nhau.
            Cái Học ở đầu bài, dựa vào lời cha mẹ, thầy cô dạy dỗ con trẻ là học ở trường.
            Còn cái Học tôi nói ở cuối bài là sự Học vô bờ bến, học cả đời.
            Chẳng lẽ tôi phải chú thích bên cạnh?
            Nói luôn cho bạn biết, tôi ra trường 4 năm rồi, nhưng không ngày nào tôi không học!

            7. “Bọn trẻ đến trường để lấy bằng cấp và học cách ghi nhớ chứ không được học những thứ chúng muốn có trong cuộc sống này” – Napoleon Hill

            Đây có phải hiện thực ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới không? Nếu bạn nói không thì bạn đang dối tôi và chính bản thân.
            Còn nói về những thành phần xuất sắc như bạn và vài người nêu trên thì nói thế này nhé: Họ nỗ lực học đủ thứ ngoài những kiến thức ở trường. Họ say mê và họ học cho chính mình bạn ạ!

            8. Đọc comment của bạn, tôi thấy bạn công kích cá nhân, suy luận kiểu tiêu cực. Cứ cho là tôi nhầm, nhưng nhắc luôn để bạn nhớ: Nếu muốn cùng người khác chia sẻ thì nên học lại cách ăn nói, ngôn từ của bạn hơi hằn học. Có lẽ bạn còn trẻ!

            9. Đứa con tinh thần: Đúng!
            Nhưng hiện giờ theo tôi được biết thì bài viết có trên 4-5 trang khác nhau chưa kể FB cá nhân hàng trăm người.
            Và tôi có nhiều việc ý nghĩa và sung sướng hơn là ngồi bảo vệ đứa con tinh thần này. Nó đủ cứng cáp thì nó tự lớn, không thì tự diệt. Tôi thừa sức đẻ ra thêm chục đứa nữa.
            Tôi sống thực tế, những việc “vô thưởng, vô phạt” tôi không muốn dành nhiều thời gian (đọc lại điều 2&3)

            Nếu bạn thấy quý và muốn hiểu nhau hơn có thể add FB, nếu có thời gian chúng ta trò chuyện. Tôi rất thích kết giao bạn bè 😉

            Chúc bạn vui vẻ

          • xin lỗi vì đã làm mất thời gian của bạn! có lẽ tôi cũng đã phí thời gian của chính mình. Tôi không dùng FB, Trân trọng!

  7. Mình không hoàn toàn đồng ý với tác giả. Việc học chạy theo thành tích, học cho có thì đương nhiên sẽ mang lại nhiều hệ lụy. Tuy nhiên, nếu học giỏi đúng nghĩa thì con người đó ít ra cũng biết ghê tay khi cầm dao định giết người, cũng biết phân biệt tốt xấu, cũng biết những kiến thức xung quanh về thiên nhiên về xã hội và về cả bản thân. Thành công không phải là kiếm được công việc, kiếm được nhiều tiền bởi nếu thành công mà đơn giản thế thì thằng ăn cướp cũng thành công rồi bạn ạ. Thành công của người có học thức là sống ngẩng mặt lên với thiên hạ với chính lương tâm của mình, là đi người ta tiếc đến người ta thương- với mình đó là cái sướng.

  8. Theo tôi học giỏi nếu theo đúng nghĩa của nó thì hầu hết – hay phần lớn vẫn sướng.
    Ngoài những trường hợp học để lấy thành tích thì tôi nhận thấy học vẫn là một con đường tốt nhất và nhanh nhất để có thể giúp ích cho tương lai của chính chúng ta sau này. Bạn học giỏi bạn có quyền chọn những điều bạn mong muốn và theo đuổi, nó khác xưa nhiều ở chỗ khi đó bạn có đủ tầm nhận thức để thấy bạn cần gì. Chẳng phải các công ty cũng luôn muốn chọn những người giỏi đó sao, giỏi ở đây là gì?, tất nhiên không nhất thiết cần phải được công nhận trên giấy nhưng đó là một trong những bằng chứng hiện hiện nhất là bạn có năng lực. Tôi thấy rất ít sinh viên giỏi của các trường đại học Việt Nam hay nước ngoài mà bị thất nghiệp. Nếu họ thất nghiệp thì họ cũng tự mình có thể xây dựng một con đường riêng. Nếu bạn không học giỏi mà bạn thành công sau này (theo cách mà bạn nghĩ) thì đừng cho rằng học giỏi là điều không cần thiết. Học giỏi và nhận thức rằng học cho mình thì vẫn là hay nhất 🙂

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI