27 C
Nha Trang
Thứ năm, 12 Tháng chín, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Đến khi nào chúng ta mới thoát ra khỏi sự sợ hãi của bản thân?

*Feature Image: the twinkling of an eye

 

– Con ơi, khi nào đến bệnh viện Từ Dũ con kêu bà xuống nha.. Con ơi..

– Trạm cuối! người tiếp viên sẵng giọng mà không thèm nhìn mặt bà cụ.

– Con ơi, cho bà hỏi… Con ơi..

– Bà ồn ào quá, tui đã bảo là trạm cuối rồi, người đàn ông đó đẩy mạnh tay bà cụ đang chạm tay vào người anh để hỏi, bà cụ gần như ngã nhào.

Ngày hôm nay, cả chuyến xe buýt đó đã một phen náo loạn vì vụ cãi nhau, giữa tôi và người tiếp viên xe buýt. Đó là cung cách phục vụ của người tiếp viên đối với một bà cụ đáng tuổi mẹ tuổi bà với anh ta. Tôi đã lên tiếng vì muốn anh ta tự kiểm điểm về thái độ đó. Nhưng đó không phải câu chuyện chính mà tôi muốn nhắc đến. tôi chỉ muốn nói, khi ấy tôi-đơn-độc.

Trong chuyến xe ngày hôm đó, có lẽ hơn 30 người trên xe. Duy chỉ một người trung niên nào đó lên tiếng “Cô ấy nói đúng rồi, anh nên xem lại mình đi.” Và, 28 con người nhìn vào tôi, như thủ thỉ rằng. “Con người đó đang lo chuyện bao đồng,” một người còn lại thì khi xuống xe quay qua bảo tôi “Bạn can đảm lắm, tôi cũng thấy bức xúc.”

Bạn biết gì không, tôi đã thiết nghĩ, người đáng coi thường nhất chính là người cuối cùng mà không phải anh tiếp viên. Tại sao ư? Vì anh ta biết sai nhưng im lặng-giống-tôi-của những-lần trước… Có lẽ, đây là một câu chuyện quá quen thuộc hoặc những trường hợp tương tự như thế thì quá quen thuộc. Bạn có bao giờ chứptng kiến nạn móc túi trên xe buýt? Bạn có bao giờ bị sàm sỡ trên xe buýt? Có bao giờ thấy người bị thương nhưng lại làm ngơ?…

Nhưng im lặng? Im lặng? Đến khi nào chúng ta mới thoát ra khỏi sự sợ hãi của bản thân, thoát ra khỏi cái cộng đồng vô nghĩa đó? Đến khi nào chúng ta mới có thể thoát ra sự ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân của bản thân?

Đứng giữa bầy người

Xã hội này còn bao nhiêu người, chỉ lo cho bản thân, lo kiếm tiền, chật vật bận rộn với mình. Thời gian là vàng ư?  Thiết nghĩ, câu trả lời nhỏ nhẹ thì luôn ngắn hơn một câu gắt gỏng, một điều lịch sự luôn tốn ít thời gian hơn sự sỗ sàng, một nụ cười thì luôn ấm hơn sự nhăn nhó. Sống văn minh, tức là bạn đang tích thời gian, nhiệt huyết, kiến thức, và trái tim cho mình.

Bạn im lặng và chờ cơn bức xúc đó qua đi, vì đằng nào mọi chuyện sẽ qua, yên ổn nếu bạn im lặng, và bạn sẽ an toàn, không vướng vào rắc rối. Nhưng, bạn có biết bạn đang dần để cái xã hội này ăn mòn, bạn giống họ, và bạn cũng chẳng có cái quyền gì để nói họ.

Sống khác đi, sống mạnh mẽ lên, bạn bức bối, bạn tức tối thì được gì. Bạn là bạn với cá tính riêng. Điều đó thể hiện ở thái độ và hành động của bạn, người trẻ ạ. Bạn nghĩ mình bất lực khi lên tiếng hay bạn nghĩ mình sẽ thành trò cười cho mọi người khi bạn làm khác họ à? Bạn đã bao giờ thử chưa? Vậy tại sao lại sợ? Tin tôi đi, bạn sẽ cảm thấy thật tốt khi lên tiếng.

Tôi không viết cái này để kể về câu chuyện của tôi, câu chuyện của tôi chẳng là gì cả. Nhưng tôi đang kể nó với giọng điệu tự hào. Bạn có muốn thử? Tôi viết nó, vì tôi tin, xã hội này còn rất nhiều người tốt, người can đảm. Một ngày nào  đó, tôi hy vọng đâu đó, đọc được mẩu tin, một status trên facebook của một bạn trẻ chẳng hạn “Hôm nay, tôi đã lên tiếng.”…

“Chúng ta sẽ phải hối hận không chỉ vì lời lẽ và hành động xấu xa của những người xấu mà còn bởi sự im lặng đáng sợ của những người tốt.” – Martin Luther King

Nghiêng

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Bạn nói đúng, đơn giản hãy lên tiếng! Dù những người khác không làm gì cả ngoài việc nhìn vào bạn thì quan trọng hơn là bạn đã vượt qua chính mình và… bạn không giống những người còn lại!

  2. Có lẽ … 🙂 Nhưng, đau là vì sự hờ hững của những người xung quanh. Và nếu bạn từng cố gắng lên tiếng thì hẵn bạn cũng sẽ biết được cảm giác của việc-làm-được-một-điều-gì-đó có ý nghĩa. Ít ra thì nó ý nghĩa đối với người mà bạn giúp đỡ và đối với bạn. Nếu suy nghĩ theo khía cạnh khác thì những người xung quanh chưa chắc là không muốn giúp bạn, mà chỉ là họ không can đảm bằng bạn. Và bạn, là người tiên phong để họ khâm phục 🙂
    Đó cũng là lí do mà mình viết bài này 🙂 Nhân rộng sự can đảm. Không có sự cố gắng nào là vô nghĩa bạn à.
    Thân 🙂

  3. Có lẽ … 🙂 Nhưng, đau là vì sự hờ hững của những người xung quanh. Và nếu bạn từng cố gắng lên tiếng thì hẵn bạn cũng sẽ biết được cảm giác của việc-làm-được-một-điều-gì-đó có ý nghĩa. Ít ra thì nó ý nghĩa đối với người mà bạn giúp đỡ và đối với bạn. Nếu suy nghĩ theo khía cạnh khác thì những người xung quanh chưa chắc là không muốn giúp bạn, mà chỉ là họ không can đảm bằng bạn. Và bạn, là người tiên phong để họ khâm phục 🙂
    Đó cũng là lí do mà mình viết bài này 🙂 Nhân rộng sự can đảm. Không có sự cố gắng nào là vô nghĩa bạn à.
    Thân 🙂

  4. Thật ra, mình đã cố gắng lên tiếng… nhưng mà nếu những người xung quanh không muốn giúp bạn, thì sự cố gắng của bạn cũng vô nghĩa. Và chính cái sự cố gắng của bạn lại làm đau chính bạn thôi :/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,820Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI