28 C
Nha Trang
Thứ tư, 30 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 328

Lòng kiêu hãnh là thứ không thể học được

lâu lắm rồi mới xem Đường lên đỉnh Olympia. đơn giản vì năm nay trường cũ có một bạn vào chung kết và hai bạn thi IMO. cuộc thi gì ồn ào như chợ vỡ. biên tập viên ở các đầu cầu nhảy như con choi choi. nghe thầy hiệu trưởng chúc xong thì các thí sinh khóc như mưa như thiếu nữ sắp về nhà chồng.

thôi kể chuyện cũ. cách đây chừng chục năm, ngày mình xách ba lô dưới tỉnh lên và hàng ngày đạp xe qua hai cây cầu đi học, trường vẫn còn sót lại mấy cây sứ trắng và một khu nhà cổ kính, âm u, trầm mặc. ngôi trường nhỏ và khiêm tốn ấy là niềm kiêu hãnh của học sinh cả miền nam lúc bấy giờ.

Nô lệ của chiêm tinh và hoàng đạo

Cung hoàng đạo, ngoài một vài ý cơ bản về thuộc tính của cung, thì những dòng chữ khác đều là bịa chuyện thêu dệt.

Cung hoàng đạo, không khéo, nó điều khiển con người và hướng con người theo mấy dòng chữ mà fanpage viết. (Đây là một ý mà thằng bạn tôi phân tích quá chuẩn). VD: Thiên yết thù dai, không bao giờ là người chịu xin lỗi trước. Bạch dương suốt đời chỉ yêu một người, bảo bình hay quan tâm người khác, song ngư có tâm hồn nghệ sĩ, song tử có khả năng viết văn…đại loại cái kiểu vậy.

Câu chuyện 2 quả táo

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé có một quả táo rất đẹp và to, nhưng không may, lúc đi ngang qua một con sông, cậu làm rơi nó xuống nước. Cậu bé rất buồn và ôm mặt ngồi khóc. Chúa nghe thấy tiếng khóc của cậu bé, ngài xuất hiện và ân cần hỏi: “Vì sao con khóc?” Cậu bé mếu máo nói rằng quả táo của cậu đã bị rơi mất, và giờ cậu đang rất đau khổ. Chúa mỉm cười và nói rằng chuyện đó dễ giải quyết thôi, ngài liền biến ra một quả táo khác và đưa cho cậu. Nhưng tới đây cậu càng khóc dữ hơn nữa, Chúa lại hỏi vì sao con vẫn khóc? Cậu bé òa lên nức nở: “Nếu như con không làm rơi mất quả táo thì lẽ ra bây giờ con đã có hai quả rồi!”

Trong cuộc sống, có hai cách nhìn: một là cho rằng bản thân mình vốn không sở hữu bất cứ thứ gì, chúng ta sinh ra và chết đi, đều không thể mang theo bất cứ điều gì, kể cả thân thể này. Và do vậy, bất cứ thứ gì cuộc sống mang lại cho chúng ta đều là những món quà, hãy cứ tận hưởng và quý trọng nó tại phút giây hiện tại này, và khi nó đi, không hối hận, cũng không nuối tiếc. Còn cách nhìn thứ hai, là cho rằng cuộc sống nợ bạn tất cả mọi thứ, và nếu bạn không có điều gì thì đó là lỗi của cuộc sống, lỗi của tất cả. Và mỗi khi có thứ gì đi ra khỏi cuộc sống của bạn, thì hãy đau khổ và nuối tiếc, hãy cố mà bám víu lấy nó, dằn vặt và trách móc.

Hai cách nhìn đó, chọn lấy cách nào là quyền tự do của mỗi người.

Mọi thứ đến rồi đi, như những cơn sóng ngoài biển, như những ngọn gió thổi cát qua kẽ tay. Chẳng có gì là mãi mãi, chẳng có gì là bất biến, kể cả những thứ mà bạn cho là quan trọng nhất. Nhưng như vậy không có nghĩa là cuộc sống này không có ý nghĩa gì, nó vẫn luôn ở đó, ẩn đằng sau tất cả những màn kịch này, chỉ chờ có ngày bạn nhìn thấy nó.

Nhiều bạn nói với tôi, họ sống vì gia đình, do đó họ không thể làm những điều họ muốn. Họ còn phải sống vì người khác. Họ sống vì danh dự, vì tiếng tăm, vì sĩ diện của những người thân yêu với họ.

Tất cả những cái đó chỉ đều là những màn kịch do cái tôi giả tạo của họ dựng lên, để có một lý do cho họ khỏi phải đối diện với con người thật của mình, để họ cảm thấy họ an toàn trong cái vỏ bọc đó, và có vẻ như nó cũng vĩ đại đấy chứ? “Sống vì người khác.”

Nhưng mà, nếu bạn chưa nhìn thấy được con người thật của mình, chưa sống với con người chân thật của mình, thì bạn chẳng bao giờ sống vì ai được cả, bạn thân mến. Và bạn chẳng giúp được ai cả, bạn chỉ giúp cho cái cái tôi giả tạo của bạn được ăn no nê mà thôi.

Việc sống trong một cái vỏ bọc giả tạo, tự nó tạo ra một năng lương vô cùng tiêu cực xung quanh bạn, và nó làm ô nhiễm mọi thứ bạn chạm vào, mọi mối quan hệ xung quanh bạn, mọi hành động của bạn đều chỉ mang một năng lượng tiêu cực và giả tạo. Chẳng bao lâu, tất cả sẽ sụp đổ xung quanh bạn, và tới lúc đó bạn mới ôm đầu khóc và ước rằng, giá như…

Bạn hãy yên tâm.

Chúa sẽ luôn tặng cho bạn quả táo thứ hai.

Nhưng mà, đầu tiên, bạn phải học cách quên quả táo thứ nhất đi đã.

Tác giả: Vương Quang Vũ

*Featured Image: jarmoluk 

Chính phủ như một hệ điều hành

Cứ mỗi khi “cờ đỏ”, “cờ vàng”, “phản động”, “yêu nước” mà xáp lại và đụng tới chuyện dân chủ thì trước sau cũng đi tới chỗ “đa đảng sẽ khiến cho các đảng phái đấu đá nhau và sẽ làm mất ổn định” mặc dù luận điểm này rốt cuộc cũng bị tan tành, tả tơi (vì bởi lẽ rất đơn giản: 99% quốc gia trên thế giới là đa đảng và toàn là đấu đá nhau nên mất ổn định hay sao?).

Hôm nay phải đối đầu với một vấn đề khá hóc búa, đụng chạm tới tầng hệ điều hành, ngồi phân tích “problems” tôi chợt nghĩ, không phải chính phủ là một hệ điều hành hay sao?

10 chiến lược thao túng đám đông – Bạn có thuộc về đám đông không?

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:

1 / Chiến lược phân tâm

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. “Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng thực sự. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. ” (Trích từ ” Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)