15.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 28 Tháng 3, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 327

Code trà chiều à

Hôm nay, tôi muốn viết một cái code  trà chiều à !

Good evening, dear mít tờ ”óc đi na tờ” i’am now logged in .

# include ( studiotriethocduongphohome.h)

Void main ()

{

clrscr();

int N;

for (N=1; N <= 500; N ++ )

printf (“I WILL NOT THROUGH PAPER AIR PLANES IN DASHBOARD” );

getch();

}

Begin

Tôi kể  câu chuyện của mình và  khen chê tùy ý nhé,

Sai lầm trong tư duy giáo dục Việt Nam

Gần đây rộ lên thông tin, xét điểm đỗ vào đại học Y khoa Hà Nội mà đến 27.5đ cũng không đỗ (đồng nghĩa với được 9 điểm mỗi môn). Đến vào Harvard cũng chẳng khó dường ý.

Điều này nói lên sự bất cập trong giáo dục ở ta, khi chỉ chăm chú đào tạo đầu vào mà bỏ quên chất lượng đầu ra. Tạo nên một tâm lý chung cho học sinh, rằng cấp I, cấp II, cấp III thì học cố để đỗ vào đại học thì chơi.! Đó là một tâm lý hết sức hài hước, bởi đúng ra, chúng ta phải làm ngược lại, cấp I, cấp II, cấp III thì “chơi” và lên đại học mới cần thực sự học, thực sự nghiên cứu.! (lưu ý, từ chơi mà tác giả ghi trong nháy nháy không có nghĩa là bỏ không học, mà là học nhàn như chơi, vừa học vừa chơi…!!)

Thực tiễn giáo dục ở ta không chỉ bóp nghẹt tư duy độc lập của trẻ, mà còn phá tan tuổi thơ của chúng, bằng những lớp học thêm và chương trình học nặng như đá tảng, đã thế lại còn mang màu sắc XHCN, rõ ràng….việc học phổ thông và những cấp dưới hơn ở Việt Nam không mấy hay ho, nếu không muốn nói là khủng khiếp.!

Vs những chương trình học rất nặng, để chạy đua vào các trường đại học top đầu, đứa trẻ như những con gà, ở mọi vấn đề trừ việc học.! Chúng chỉ biết học, vì mọi thời gian đều dành cho việc học, mà chúng không biết đến kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống sót trong một vài trường hợp nguy hiểm, hay những điều rất thú vị về xã hội, chính trị, khoa học, âm nhạc…..những điều nằm ngoài sách giáo khoa, đương nhiên rồi.

Chúng dường như không còn thời gian để bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Nhiều người đã lớn lên mà quên mất, mình có một năng khiếu nghệ thuật.!

Chúng ta bị một nền giáo dục áp đặt tư duy ở độ tuổi dưới 18. Bốn năm sau đó, khi đến 22t…..chúng ta trượt dài trong những cuộc chơi vô bổ mà quên trang bị kiến thức cần thiết để bước vào cuộc đời, và không biết, mình thực sự cần gì cho mãi đến tận những năm 30t hay khi đã lập gia đình….! Chúng ta có một công việc vs thu nhập ổn định, nhưng thui chột tư duy độc lập, thiếu kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, đến khi chúng ta có con, và nó lại tiếp nối chúng ta chịu đựng một nền giáo dục tra tấn khủng khiếp về thần kinh.

Đây là một kết cục không mấy hay, khi loài người đã bước sang thế kỉ 21.

 

Vương Thị Hân Hoan

*Featured image: Paul Kuczynski

Cái đẹp là gì?

Mấy ngàn năm trước đến tận bây giờ con người vẫn cứ mãi tranh luận về cái đẹp. Vậy đẹp là gì? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp ích nhiều cho cuộc sống mỗi cá nhân, giúp ta có cái nhìn đúng đắn và cởi mở hơn về quan niệm thẩm mỹ của xã hội hiện nay.

Trước tiên, xin gới thiệu quan điểm thế nào là một người phụ nữ đẹp qua cái nhìn của thổ dân châu Phi. Phần này tôi dựa trên tài liệu khảo cứu của sử gia kiêm triết gia Will Durant cách đây chừng 50 năm. “Tất cả những mọi da đen mà tôi được biết cho rằng đàn bà đẹp là đàn bà mập, thân hình thẳng đuôn, không có eo, từ nách xuống tới hông như cái thang”. Tai như tai voi, vú xệ xuống đó là những nét duyên dáng nhất và theo cách nhìn của họ thì người đàn bà nào béo phì nhất là người ấy đẹp nhất. “Tại xứ Nigeria béo và mập gần như đồng nghĩa với nhau. Một người đàn bà béo phì đến nỗi đi phải có hai nữ tì đỡ, cặp hai bên thì mới được coi là đẹp; còn như tuyệt đẹp thì phải nặng tới nỗi lạc đà mới chở nổi”. Chưa hết, ngay cả Darwin cũng bảo “Ai cũng biết rằng mông của phụ nữ Hottentot nhô ra dị thường và vẻ đẹp ấy rất được đàn ông da đen tán thưởng. Một hôm ông thấy một phụ nữ được xem là mỹ nhân của xứ đó mà mông lớn tới nổi mỗi khi cô ta ngồi xuống đất rồi, muốn đứng lên thì phải lết tới một chỗ dốc…”

200 năm ngày sinh nhà triết học Søren Kierkegaard

Năm 2013 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh của nhà triết học, nhà thần học, nhà phê bình xã hội và nhà thơ Đan Mạch Søren Kierkegaard.

Søren Aabye Kierkegaard sinh ngày 5 tháng 5 năm 1813 và được xem là một trong những nhà tưởng quan trọng và sung mãn nhất của Đan Mạch trong “thời hoàng kim” của hoạt động trí tuệ và nghệ thuật.

Søren Kierkegaard được sinh ra trong một gia đình khá giả ở thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và ông hiếm khi đi xa khỏi thành phố quê hương của mình, đi du lịch ở nước ngoài chỉ năm lần – bốn lần đến Đức và một lần đến Thụy Điển.

Các tác phẩm của ông đa dạng trên nhiều lĩnh vực bao gồm triết học, tâm lý học, phê bình văn học, tiểu thuyết và thần học.

Ông được xem là nhà triết học hiện sinh đầu tiên và được biết đến như “cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh”.

Ở Việt Nam sẽ khá vất vả khi tìm đọc về Kierkegaard, chẳng hạn như trong cuốn “Lịch sử triết học” (TS. Trần Đăng Sinh chủ biên) do NXB ĐH Sư phạm xuất bản là quyển sách về lịch sử triết học gần đây nhất có 244 trang thì phần về chủ nghĩa hiện sinh khoảng 6 trang và trong đó nhắc đến Kierkegaard được… 4 lần. Có một công thức mà người ta hay dùng khi viết về Kierkegaard là: “Hiện tượng học Đức + Tư tưởng Kierkegaard = Chủ nghĩa hiện sinh”.

Sự kiềm toả của giận dữ

“Khi rơi vào sự kiềm toả của giận dữ hay hận thù thì ta sẽ không còn cảm thấy an vui, cả thể xác lẫn tinh thần. Bất cứ ai nhìn vào cũng đều thấy được điều này và rồi sẽ chẳng có ai muốn đến gần ta nữa. Ngay cả súc vật cũng tránh xa, chỉ trừ có rận và muỗi mới đến gần để hút máu ta mà thôi!”

– Đức Đạt Lai Lạt Ma

Khi đánh mất sự an bình của nội tâm

“Khi đánh mất sự an bình của nội tâm, ta sẽ chẳng còn giữ được một khả năng nào để làm bất cứ một thứ gì gọi là đúng đắn. Dạ dày ta không tiêu hoá được thức ăn, đêm về không ngủ được, ta xô đuổi những kẻ đến thăm, phóng những cái nhìn điên tiết vào mặt những ai làm vướng lối đi của ta. Nếu có nuôi một con vật làm bạn thì rất có thể ta cũng quên không cho nó ăn. Ta tạo ra cho những người chung quanh một bầu không khí ngột ngạt không sao sống nổi và xô đuổi cả những người bạn thân thiết nhất của ta.” 

– ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA

Đêm quá ngắn cho những tâm sự chất chồng…

Đêm bước về thật nhẹ… Sương khoác mềm vai phố….

Lặng yên nghe tiếng dêm trôi bồng bềnh phiêu lãng… Đêm chở nỗi nhọc nhằn ưu phiền trên vai lang thang…chênh vênh một nỗi niềm khắc khoải. Người ta đi trong đêm…ngửi hương đêm…uống sương đêm như để trút bỏ tất cả gánh nặng sống… Trong ưu tư những ngón tay đan…khép chặt bờ mi…mím chặt đôi môi mà cảm nhận những đợt sóng ngầm xô mạnh mẽ như để chực chờ trái tim non trẻ sơ hở mà phá tan bờ cõi… Quay quắt giữa quá khứ…hiện tại và tương lai như một vòng tròn thít chặt tâm can sống… Hồi ức dâng đầy, bế tắc giữa thực tại nghiệt ngã và khát khao đời thường…

Điều khoản của cuộc chơi

Sáng nay thì không mưa tầm tã như hôm qua, sáng nay khác hẳn, sáng nay nắng tốt chiếu rọi tới cánh cửa căn phòng trọ của tôi, nó chiếu xuyên qua mấy cái chiếc lá bị sâu ăn, lấp lánh trong khoảng không, in hình dưới mặt đất, cái mà chúng ta gọi là hoa nắng, thật đẹp! Mới hôm qua mọi thứ âm u, tôi chỉ muốn cuốn mình trong cái đống vải vóc, tức là đống mùng mền chiếu gối thì sáng nay cái “ấm áp” của nắng lại làm tôi chẳng nướng thêm được miếng nào…

Các bạn thấy đó, mới hôm qua thôi và sáng nay, mọi thứ đã đổi thay rồi. Có đôi khi không cần phải chờ lâu như thế, chỉ một tích tắc chúng ta cũng có thể sẽ bất ngờ trước những gì mà mình chứng kiến rồi.

Ngày bé, khi chúng ta chơi một trò chơi cùng nhau, chúng ta đặt ra những điều lệ hay còn gọi là luật chơi để cùng thống nhất với nhau cho cuộc chơi được mượt mà hơn. Có phải vậy không?

Thế nào là trai giới trong tâm?

Học trò của Khổng Tử là Nhan Hồi hỏi thầy:

– Con muốn ra ngoài làm việc, con định đến nước Vệ ngăn chặn những tội ác của bạo chúa.

Khổng Tử không vui, nói:

– Con đừng đi. Sau khi con đi, gặp một bạo chúa như vậy, con khuyên can không được, ngược lại sẽ bị ông ta giết mất. Bây giờ con còn đang nông nổi, chưa thấy rõ chính mình, con đi làm việc gì cũng sẽ thất bại. Trước hết hãy đi trai giới đã.

Nhan Hồi bèn hỏi thầy:

– Nhà con rất nghèo, không được uống rượu ăn thịt đã mấy tháng nay. Con luôn sống khổ cực, đó có được coi là trai giới không ?

Khổng Tử đáp:

– Điều con nói là trai giới trong cúng tế, chứ không phải trai giới trong tâm.

Nhan Hồi hỏi:

– Thế nào là trai giới trong tâm ?

Khổng Tử đáp:

– Trên đời này, con người không chỉ nghe bằng tai, mà còn phải nghe bằng tâm, càng phải nghe bằng khí. Dùng hơi thở để thực hiện mọi sự cảm nhận, trở về với tâm, được chính mình xác nhận, đó gọi là tâm trai.

( Trang Tử – Nam Hoa Kinh )

Lời bàn từ Minh Tâm Cư Sĩ 

Trong câu truyện này có Khổng Tử, nhưng thực ra là của Trang Tử.

Có câu “ tâm tĩnh thì trí minh ”, tức là khi tâm tĩnh lặng thì trí tuệ sẽ phát sinh. Khổng Tử nói phải “ tâm trai ”, là hãy tĩnh tâm lại, nương theo hơi thở để cảm nhận mọi sự việc. Khi tĩnh tâm như vậy thì làm mọi việc không có sai lầm. “ Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng ”. Trở về với tâm thì sẽ bất động trước khen chê, danh lợi, được mất, thành bại, vinh nhục; chỉ khi như thế thì làm việc mới hiệu quả, thành công.

Nói về Huyền Trang Tam Tạng trong Tây Du Ký

Lịch sử Trung quốc có đoạn nhắc tới nhà sư Phật giáo Trần Huyền Trang đời Đường ,phụng chỉ vua Đường Thái Tôn lặn lội sang Tây Trúc (Ấn Độ ) mang về được 3 kho kinh sách Phật gọi là Tam Tạng : Kinh Tạng Luật Tạng và Luận Tạng do đó góp phần rộng rãi vào sự nghiên cứu phổ biến và phát triển đạo Phật ở Trung Quốc. Với công lao này nhà sư được tôn xưng là Huyền Trang Tam Tạng.

Dưới đây tôi không nói về tu sĩ Phật giáo có thể có thật đó, về nhà sư bằng xương bằng thịt đó mà về Tam Tạng như là một sáng tạo văn học và nhân vật chính của một tác phẩm hư cấu nổi tiếng với nhan đề Tây du kí mà điện ảnh Trung quốc đã dựng thành phim truyền hình một phim tràng giang đại hải mà công chúng rất ưa thích, nhất là trẻ em.

Nhưng, cũng như mọi người trên thế giới đều biết, đạo Phật không cơ sở trên một giáo đường, mà một triết lý sâu sa đến mức không chắc người ta có thể thật sự hiểu biết và Phật không dạy chúng ta phải tin vào một điều thần linh một thần khải nào cả, mà vào chúng ta, và quan năng của chúng ta có thể phân biệt được thiện và ác chính và tà.