Featured Image: Wikipedia
Công bằng là một khái niệm cực kỳ gây tranh cãi hiện nay vì chưa ai có thể định nghĩa xác thực như thế nào là công bằng. Kèm theo khái niệm này thì còn có các dạng phổ quát của nó đó là công bằng ngang, công bằng dọc, công bằng theo khách quan hay chủ quan, vân vân. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu luận bàn về nó nhưng hầu hết chưa đạt được sự thuyết phục tuyệt đối.
Đấy là một khái niệm chưa được định nghĩa xác đáng, thế thì ở bài chia sẻ này tôi sẽ cố gắng tối giản nhất khái niệm này theo một phát biểu của Bill Gates: “Cuộc sống vốn không công bằng hãy tập quen dần với điều đó.” Bạn có suy nghĩ gì khi đọc điều này, ông chỉ đưa ra phát ngôn không lý giải thêm bất kỳ điều gì về câu nói này nhưng tôi tin hầu hết người đọc qua nó điều hiểu được ý nghĩa hàm ý của câu nói này.
Vậy theo bạn cuộc sống có công bằng không? Hay đó chỉ là nhân sinh quan của Bill Gates mà thôi?
Ông ấy sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ – một cường quốc về kính tế, chính trị, quân sự. Nói chung đất nước mà cái gì cũng là nhất. Uy tín nhất, hệ thống giáo dục tốt nhất, môi trường sống tốt nhất, có những công ty lớn nhất, có nhiều cơ hội phát triển nhất, dịch vụ y tế, khoa học kỹ thuật phát triển nhất,… Không những vậy ông lại là người có nhiều tiền nhất thế giới, có gia đình hạnh phúc với nhiều đứa con, con nuôi và những hoạt động thiện nguyện cho thế giới này. Ông được thừa hưởng tất cả những gì được gọi là tuyệt diệu nhất trên thế giới, điều mà ai cũng lấy làm mơ ước.
Vậy cớ vì đâu mà ông lại đưa ra quan điểm này. Đấy là vì ông là một tỷ phú đô la, vì ông là một người có tâm với thế giới. Ông đã giành gần hết giá trị tài sản của ông để giúp thế giới đánh lùi căn bệnh sốt rét và AIDS. Chính vì vậy ông có nhiều trải nghiệm ở những nơi tận cùng của thế giới, đến những khu ổ chuột, những nơi này con người không đáp ứng được nhu cầu cơ bản là lương thực, nước sạch, y tế và giáo dục. Vì thế ông đã bảo:
“Chúng ta không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện đại vì thế hãy cố gắng thích nghi.”
Ông khuyên chúng ta hãy bớt phàn nàn về cuộc sống của chính mình. Đấy là điều mà chúng ta vướng rất nhiều, ai trong số trong ta không phàn nàn về đất nước chúng ta đang sống. Chúng ta không hài lòng về dịch vụ y tế của xứ sở này. Chúng ta không hài lòng về hệ thống giáo dục đang đè nặng trên đôi vai của chúng ta. Chúng ta không hài lòng về các dịch vụ nâng cao giá trị con người ở đất nước chúng ta. Chúng ta muốn đi du lịch nước ngoài để trải nghiệm và học hỏi nền văn minh của đất nước khác trong khi đất nước chúng ta còn rất nhiều điều để cho chúng ta trải nghiệm và học hỏi. Chúng ta muốn đến Mỹ, Úc, Châu Âu để học tập vì ở xứ sở này chúng ta cảm thấy bị thua thiệt. Một vài trong số chúng ta mang trong mình giấc mơ Mỹ. Để rồi rời bỏ cái xứ sở này đến định cư và xây dựng cuộc sống ở một nơi khác có nhiều điều kiện hơn cho chúng ta phát triển.
Vậy có bao giờ chúng ta nghĩ nếu chúng ta không ở Việt Nam mà ở Irag, Pakistan thì sao,.. mỗi ngày thức giấc là có người chết vì bất ổn chính trị, xã hội rối loạn, đi đâu cũng thấy xác chết, chứng kiến cảnh nồi da nấu thịt. Hoặc chúng ta là một đứa trẻ ở Châu Phi thì sao, chúng không có cơm ăn, không có nước uống. Nước sạch là điều gì đó rất xa xỉ với chúng. Hay chúng ta hàng ngày được lên Internet và kết nói với thế giới bên ngoài, chúng ta không vào được mạng xã hội thì chúng ta phàn nàn, chúng ta thấy truyền thông nhà nước đưa tin một chiều chúng ta cũng phàn nàn. Vậy nếu chúng ta sinh ra và lớn lên ở Triều Tiên thì các bạn cảm thấy thế nào. Thật tệ đúng không, không công bằng đúng không.
Có người nói thế này:
“Nếu bạn có thịt trong tủ lạnh, quần sao để mặc, ngôi nhà để về và chiếc giường để ngủ thì bạn đã giàu hơn 75% những người đang sống trên trái đất này. Nếu bạn có tiền gửi trong ngân hàng, tiền lẻ trong ví và tiền xu trong lợn tiết kiệm thì bạn đã nằm trong top 8% những người được coi là dư dả trên thế giới. Nếu buổi sang tỉnh dậy bạn thấy mình khỏe khắn vui vẻ thì bạn đã may mán hơn hàng triệu người không thể sống qua tuần này. Nếu bạn chưa bao giờ gặp chiến tranh, chưa bao giờ bị đói hay tổn thương nghiêm trọng nào trên cơ thê thì bạn đã sung sướng hơn 500 triệu người đang sống một cuộc sống đầy đau đớn trên thế giới. Nếu bạn có thể đọc được những dòng này bạn đã may mắn hơn gần 3 triệu người mù chữ trên thế giới.”
Đây là một thông điệp ý nghĩa và nó đã truyền đạt đầy đủ và sinh động về vấn đề này. Chúng ta thường hay so sánh và phàn nàn để được tiến bộ và phát triển hơn. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta cần sống chậm lại và nhìn lại mọi điều xung quanh mình để cuộc sống chúng ta luôn hoài hòa và hạnh phúc. Tham vọng là tốt nhưng cần điều chỉnh và dừng lại để biết mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người. Nó là vậy cuộc sống không công bằng, quan trọng chúng ta thích nghi với nó và sống mạnh mẻ như thế nào mà thôi. Mạnh mẻ để chúng ta – những cây được trồng ở vùng đất khô cằn sỏi đá cũng có thể gặt được những trái quả ngon ngọt.
Mr Lias
Bất công ko phải tất cả nhưng nó là đa số .Trong cuộc sống luôn có công bằng và bất công,Muốn nói cuộc sống có công bằng hay ko , còn phải xem may mắn đến đâu …
Đoạn đầu viết về sự công bằng thì cũng khá hay nhưng kể từ câu “Ông khuyên chúng ta hãy bớt phàn nàn về cuộc sống của chính mình.” thì tôi cảm thấy có một cái gì đó không đúng về cách suy nghĩ như thế này.
Ước muốn, đòi hỏi những điều tốt đẹp hơn là bản năng của con người. Chính nó đã khiến cho xã hội con người ngày càng văn minh, chính nó đã khiến mỗi cá nhân chúng ta hằng ngày hằng giờ lao động để cuộc sống tiện nghi hơn. Vậy cớ gì phê bình cái bản năng làm xã hội con người phát triển hơn?
Người dân bình thường ở bất cứ đâu thì luôn có nhiều đòi hỏi, mong muốn. Nước càng nghèo, càng khó khăn trong thời hòa bình thì cái đòi hỏi,mong muốn càng nhiều cũng như phê bình càng nhiều. Vậy nhiệm vụ của chính phủ là làm sao thỏa mãn đa số những mong muốn của người dân mới là việc cần làm của 1 chính phủ!
Sự phê bình là cần thiết cho 1 xã hội phát triển vậy tại sao lại nói rằng “bớt phàn nàn”. Một người dân lao động, có đóng thuế thì “chịu phàn nàn” là việc đương nhiên của chính phủ , miễn đó là lời phàn nàn đúng.
Tôi nghĩ rằng bạn nên viết như thế nào để khuyên nhủ con người VN hăng say lao động hơn, hướng thiện hơn, tri thức hơn,v…v… chứ đừng viết về cách con người phê bình xã hội-chính trị vì đó là điều hiển nhiên và không bao giờ có hồi kết. Vì nó tồn tại từ khi con người sinh ra.
Chào Mr Lias.Vâng,cực kỳ khó khăn bạn ạ
Theo tôi thì như thế này;Khi mình được một thứ,mình sẽ mất một thứ gì đó nhưng không quan trọng bằng việc mình chọn cái gì để được và để mất cái gì
Nhưng thật khó để đưa ra một quyết định phải không?
Tôi luôn nghĩ công bằng hay không là do mình. Những gì ta làm đều nhận được kết quả xứng đáng với công sức ấy. Các bạn cho tôi hỏi có ai biết làm sao để tham gia vào những hoạt động tình nguyện ở châu Phi không? Tôi muốn đi lắm, và vẫn đang tìm hiểu để 1 ngày nào đó được tới đó làm tình nguyện.
Nếu nói nó phụ người vào suy nghĩ thì chúng ta sẽ lờ đi cái bản chất vốn có của nó là không công bằng. Đùa chút thôi, mình bài viết này cốt yếu không phải để chúng ta tranh luận nó như thế nào, có công bằng không. Cái mình muốn gửi vào đó là mỗi chúng ta bớt than phiền đi và cố gắng sống tốt.
Về việc đi Châu Phi để làm tình nguyện là một ý hay đấy. Bạn thử tìm một số tổ chức GNO và liên lạc với họ xem thế nào. Chúc bạn sẽ đạt được điều mình muốn và chia sẻ với mọi người bạn nhé.
phận nghèo đành phải chấp nhận cho nó trèo lên cổ vậy. đừng có than vãn làm gì.
Nghèo nhưng không than vãn mà hành động. 😀
Thật đáng buồn khi ta cứ lấy các nước nghèo khổ nhất thế giới để làm gương.
Sau đó lại khuyên mọi người ở Việt Nam như vậy là hạnh phúc lắm rồi, cuộc sống đã hơn nhiều quốc gia lắm rồi. Đừng than vãn nữa, ở đâu chẳng có bất công?
Không biết những thông điệp này bạn định gửi cho mọi người có phải để ru ngủ hay không.
Cách bạn nghĩ sẽ chi phối và điều khiển hành động và lời nói của bạn. Bạn thấy bài viết tích cực thì nó sẽ tích cực, bài viết nó tiêu cực thì nó sẽ tiêu cực.
Việt nam ta có câu: bới bèo ra bọ.
Theo tôi thì tìm ra cái xấu của người khác để phê phán không hẳn là một việc xấu.
Tìm ra cái xấu nhưng không chửi anh ta xấu xa ngu dốt mà tìm ra cái xấu để biết là cần phải hoàn thiện hơn.
Phận nghèo là do lười nhác,thiếu tri thức cần thay đổi chứ không phải nghĩ phận nghèo còn hơn kẻ ăn xin
Thật ra ru ngủ hay không không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người nhìn cuộc đời này mà thôi. Giống như câu chuyện giày Adidas tấn công thị trường châu Phi vậy. Một người bảo nơi đó không ai mang giày đâu, còn người kia thì nghĩ nơi đó là rất tiềm năng vì chưa có ai được mang giày cả. Cùng một vấn đề nếu ta suy nghĩ tích cực hơn thì nó lại khác.
Hoặc cây cổ thụ hay cây trái ngọt chỉ mọc ở những nơi khô cằn, thiếu sự sống. Có người đọc bài viết của tôi và đi ngủ nhưng cũng có người đọc bài viết của tôi và suy nghĩ, tôi không quản được hành động của mọi người nên tôi chỉ cố gắng viết tốt mà thôi. Cám ơn những chia sẻ về suy nghĩ của bạn về nội dung này. 🙂
Cuộc sống vốn cực kỳ công bằng. Những thứ chúng ta đang có trả giá bằng thế hệ trước. Bạn sẽ nhận lại những gì tương xứng với bạn bỏ ra. Cuộc sống chỉ không bình đẳng thôi.
Bắt thế hệ này trả giá cho thế hệ trước thì lấy gì mà gọi là công bằng chứ. 😀
Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy có người không có chân để đi giày.
Đến lúc thấy người không chân để đi giày thì bạn làm gì?
Ngừng “khóc” và cảm thấy mình còn đang rất may mắn hơn rất nhiều người khác để trân trọng những gì mình đang có, cố gắng sống tốt hơn, hoàn thiện bản thân để xoá bỏ cảm giác tự ti về sự thiếu thốn. Không có giày thì mình có dép, xăng đan,… thậm chí chân đất cũng chẳng sao, có khi còn rất tuyệt trong một vài trường hợp. :-D. Đó là nghĩa đen.