28 C
Nha Trang
Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Chẳng có nghề nào hơn nghề nào, chỉ có kẻ này nhiều tiền thì sẽ nhiều quyền hơn kẻ khác

Mấy hôm nay Sài gòn ít mưa, nhưng như mọi năm, mùa thi đại học vẫn là dịp trần ai đầy ải phụ huynh và sĩ tử.

Sau mỗi mùa thi, giá vịt giống trên cả nước tăng vọt. Giải thích cho hiện tượng này có thể là việc nghề chăn nuôi vịt ở các địa phương phải nhận thêm một lực lượng lao động mới sau mỗi kỳ thi đại học. Nhu cầu về vịt giống tăng nên giá cả cũng theo đó mà lên theo.

Hồi đi thi đại học, Bộ Giáo dục đã làm khó dễ, không chắp cánh ước mơ phục vụ quân đội của mình. Không biết nên gọi là may mắn hay không, thực tế, mình đã xác định trước rằng mình rất khó trượt, nhưng nếu trượt, mình sẽ đi làm giàu chứ nhất định không thi lại lần nữa. Vì thế nên mình đi thi.

Thằng bạn mình quê Nghệ An, quen cũng chục năm nay rồi. Đầu cán cuốc, óc bã đậu, thi Đại học kiểu gì cũng chắc chắn không thể không trượt. Ngày xưa mình đi thi, còn nó quyết định không thi mà đi học chụp ảnh. Bây giờ, mình vẫn lận đận, còn nó đã có một cái studio to đùng ở phố huyện; tiền như quân Nguyên, gái gú bia ziệu đập cả ngày, sống như ông vua con trong làng.

Thỉnh thoảng, nó điện thoại vào mỉa mình: “Cợ như mi đẹo đụ trình mần được như tau. Văn hay chữ tốt nỏ bằng thằng dột lẳm tiền”.

Không cãi lại được nó.

Trường đại học không dạy con người ta lớn nhanh hơn trường đời. Kiến thức đến không đồng nghĩa với việc bạn phải học trong một trường đại học. Trên thực tế, có khi cái nhìn về xã hội của một sinh viên đại học chính quy như mình lắm khi còn thiển cận hơn một ông xã viên hợp tác xã ở quê mới chỉ học hết cấp 1. Trường đại học cung cấp cho ta những ông thầy tốt, nhưng thầy tốt mà trò lười động não thì có học hay không cũng vậy.

Mình quen nhiều bạn coi trường đại học là một cuộc cống hiến cho Đoàn Thanh niên hơn là học hành. Cá nhân mình rất phản đối chuyện này nếu như chuyện học hành của họ bị ảnh hưởng. Chẳng ai có thể cống hiến, tổ chức, lãnh đạo… một cách hiệu quả những người nhiều kiến thức hơn họ (vì chăm học hơn). Lãnh đạo ít nhất phải hơn đa phần những người bị lãnh đạo một cái đầu, nên muốn là một cán bộ đoàn đại học được tin tưởng, trước hết, họ phải là một sinh viên có năng lực và học hành nghiêm túc đã.

Vậy nên khi ra khỏi trường đại học, cũng sẽ có người này người kia. Không phải ai cũng xứng đáng với 4 năm làm sinh viên.

Các bạn trẻ không bao giờ có cơ hội ngồi được lên giảng đường, bạn vẫn có thể có cơ hội làm lãnh đạo như các cán bộ đoàn. Tất nhiên là lãnh đạo những kẻ yếu hơn mình. Đàn vịt giống sẽ nâng tầm các bạn lên. Học đại học cũng chỉ để có kiến thức, sau này đi làm thuê, chứ chẳng mấy người được làm chủ. Đa phần những người đi học đại học, mục đích cuối cùng cũng chỉ là để làm giàu, cho đời sống ấm no hơn. Chẳng có nghề nào hơn nghề nào, chỉ có kẻ này nhiều tiền thì sẽ nhiều quyền hơn kẻ khác, nuôi vịt cũng có thể làm giàu, cũng có thể có quyền.

Chưa nói đến chuyện trí thức thời nay ở nước ta bị coi như con ghẻ, chưa chắc vị trí đã bằng giai cấp công – nông như anh chăn vịt. Còn nếu bạn nghe cái đứa nào bảo là “Học đại học thì sau này mới trở thành người trí thức để cống hiến cho nước non”, thì kệ mẹ chúng nó. Nó xạo đấy, con ông cháu cha đầy ra, làm gì đến lượt nó; ai cho nó cống hiến mà đòi cống hiến? Mình học đại học cũng chỉ để kiếm việc làm, lo thân còn chưa xong thì nước non cái đéo gì.

Tự dưng nhớ mấy thằng bạn cấp 3 Bổ túc ngày xưa quá. Chẳng có thằng nào vào đại học, nhưng đa phần đều giàu hơn và ít phải lo nghĩ hơn mình. Nên thôi, nếu xác định không đậu thì đừng thi nữa, phí tiền bố mẹ. Mua vịt giống về nuôi sớm để tránh cao điểm tăng giá thôi.

 

Sinh Lão Tà

*Featured image: Bui Thi Le Hang

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Nó tiền nhiều như nước, tiệc rượu gái gú suốt ngày, kết quả là nó bị gút, gan nhiễm mỡ khi chưa đến tuổi 40. Còn mình không tiền để mua rượu, không có gái để chơi nên mình giữ được sức khỏe, ăn uống thanh đạm nên mình sống lâu. AQ là mình vẫn có cái hơn nó là cái đồ trọc phú thừa tiền mà bét sổ về văn hóa!!! Hahaha! Đời đôi khi phải tự biết an ủi mình chứ!!! :)))))))))))

  2. Có lẽ, người ta bây giờ vào Đại Học vì đam mê ít lắm. Vào Đại học, chủ yếu là vì không biết mình muốn gì, không biết đi hướng nào. Mà nhiều khi nười biết mình muốn gì thì cũng lại chịu ý kiến từ người thân chung quanh

    • Hoàn toàn chính xác bạn ơi! 3 năm cấp III, với những nội dung học tiếp thu kiến thức và nhận điểm, không có những buổi định hướng tương thật sự, không có những đợt học tập kĩ năng…việc xác định rõ điều mình yêu thích (chưa nói đến đam mê) vẫn rất khó khăn với nhiều người, trong đó có mình. Trước khi là sinh viên của Tự Nhiên, mình mong muốn học trở thành công an kìa, như vì những lý do bạn chia sẽ trên, mọi thứ vẫn ở số 0. Nhưng mình không buồn vì điều đó, do bây giờ, có lẽ, mình đã tìm được yêu thích thật sự ( đang trên đường khám phá bản thân, xem nó có thật sự là đam mê của mình không ^^).

      • Đó. Hôm nọ đọc trên Fb có cái stt đại ý rằng “có những người không biết mình muốn gì, bởi vì họ đã quá quen với việc không có điều mình muốn rồi”. Mình thấy rất đúng. Đôi khi quá giỏi thích ứng cũng chả hay ho gì.

        Chúc bạn sớm tìm ra điều mình thực sự yêu thích nhá.

  3. Thật vậy, trường học không dạy ta có hiểu biết ngoài xã hội hơn trường đời. Bạn có thể xem báo, xem đài, trở thành một đọc giả, một thính giả…nhưng bạn có thật cảm được những vấn đề đó một cách sâu nhất. Chắc chắn là không, chứ đừng nói đến cho lời khuyên, chỉ là những ý kiến chủ quan, phiến diện.
    Về việc học đại học ra có khi không có việc để làm chứ đừng nói gì đến làm công, mong muốn cuộc sống sung túc, những thứ mơ ước ấy quá chung chung và quá ư là xa cho những bạn không có mục đích, không có ước mơ, hoài bảo. Bằng chứng là con số 174.000 sinh viên thất nghiệp hiện nay, tại sao lại có con số đó? Thì do không cố gắng học đến nơi đến chốn chứ đâu! Mà không chịu học thì chỉ có một khả năng duy nhất khi mà những thứ hỗ trợ có đầy đủ đó là thiếu mục tiêu, không có ước mơ-thứ quan trọng nhất của mỗi sinh viên.
    Còn mình, hiện tại đang là sinh viên, 19 tuổi, mình không thích ngành của mình đang theo học, có rất nhiều lý do. Nhưng bù lại, mình có ước mơ, mình có mục tiêu rõ ràng và mình biết cần phải làm gì để lấp thêm những viên gạch để đi qua vũng lầy phía trước để đến mục tiêu. Nói đến vấn đề Đoàn -Hội, mình cũng là một trong những số đó 🙂 .Đúng, nếu bạn là một cán bộ Đoàn, thì việc đầu tiên của bạn là phải học cho tốt (mình không nằm trong số đó), chỉ khi như vậy bạn mới không lo lắng về việc học tập để cống hiến hết mình cho điều mình thích, chứ đừng nói gì đến việc lãnh đạo. Với mình, làm cán bộ chỉ là một người thay mặt các bạn sinh viên lên tiếng trong các hoạt động, thực hiện các hoạt động các bạn sinh viên yêu thích, thực hiện các hoạt động của Trường đưa xuống chứ không hề có ý niệm lãnh đạo- một điều tối kị.

  4. Huy An Mua vịt giống về nuôi sớm luôn và ngay =)). Học đại học thực chất như Đồ Sơn nói là học cách tư duy, tại sao những nhà tuyển dụng lại ưu tiên cho những sv thuộc hàng top trong các trường đại học, đơn giản vì họ có ý chí phấn đấu, tư duy tốt, từ đó sẽ tiếp thu công việc nhanh và có thể phát triển công việc của công ty, chứ không ai muốn tìm những thằng khù khờ, thích chăn vịt như Huy An.

  5. Ở trường Đại Học ko dạy cho bạn kinh nghiệm kiếm tiền và cũng như kinh nghiệm sống đâu các bạn à. Bạn học kiếm thức để hộ trợ cho cộng việc bạn sau này, nhưng tại sao nhưng người ko học đại học họ lại giàu và có tiền? bởi thời gian bạn học đại học thì họ lại có kinh nghiệm kiếm tiền cũng như kinh nghiệm sống. Khi bạn ra trường và bắt đầu cuộc sống và công việc kiếm tiền, khi đấy bạn thấy vất vả …

  6. Tại sao các ông chủ lại cần phải tuyển một người tốt nghiệp ĐH thay vì PTTH…?
    Nhà tuyển dụng muốn tuyển một người tốt nghiệp Đại học là vì họ muốn có những người có khả năng "suy nghĩ".Họ cần những người có thể học mọi thứ nhanh, biết cách xác định và giải quyết các vấn đề; đưa ra những ý kiến từ những thông tin lộn xộn, biết đánh giá và biết sáng tạo.
    Đó chính là giá trị của đúng đắn của tấm bằng ĐH bạn ạ.

  7. Đúng đấy, những người học kém mà cứ cố theo cho bằng được thậm chí gây tai họa cho xã hội, hành hạ các đồng nghiệp, làm khổ người dưới quyền. Ai muốn làm chủ thực sự thì đừng nên đi đại học làm gì, lập nghiệp làm chủ trước đã. Sau đó có tiền, có thời gian và nếu có thích mở mang kiến thức đôi chút thì hẵng đi học tại chức ấy. Xã hội sẽ được nhờ những con người thế này, chư học rồi bám vào nhà nước, ăn theo nói leo thì chỉ hại nhân dân thôi!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI