Featured Image: Pixabay
“Đọc sách mà không áp dụng cũng giống như ăn cơm mà không tiêu hóa.” – Edmund Burke
Béo phì là một dạng cơ thể phình to ra, tích lũy thành mỡ sau khi đã ăn quá nhiều thức ăn, trong số đó gồm có các loại thức ăn nhanh, thức ăn nhiều đường, thức ăn nhiều đạm.
Hôm nay trong bài viết này tôi muốn mượn hai từ này – “béo phì” kết hợp với “ trí thức” để có một góc nhìn về cuộc sống hiện tại.Vậy béo phì trí thức là gì?
Trong ăn uống hàng ngày chúng ta tiếp xúc và dùng khá nhiều món ăn từ rất nhiều kênh khác nhau. Khi thì đi ăn vặt với bạn bè, khi đi ăn tiệc với đồng nghiệp, hoặc qua các bữa ăn gia đình. Có quá nhiều cách để chúng ta bắt gặp và nạp thức ăn vào cơ thể. Qua thời gian chúng ta cứ lặp đi lặp lại tiến trình này, vì vậy nó sẽ tích trữ ở cơ thể chúng ta dưới dạng các chất khác như đạm chẳng hạn hay mỡ, đường, dần dần cơ thể chúng ta mất kiểm soát với chúng. Chỉ vì cách nạp năng lượng vào cơ thể theo cách mà chúng ta thích, chúng ta không tiết chế được dẫn đến các căn bệnh khủng khiếp mà y học phương tây hiện tại cho chúng là nan y và bất trị tận gốc.
Chúng ta tiếp nhận kiến thức, tiếp nhận thông tin không khác gì so với việc ăn uống hằng ngày. Từ các kênh truyền thông mạng xã hội chúng ta không phải đọc báo, có tìn tức gì mới, kiến thức gì lạ thì cũng ta đề được mời gọi ghé thăm và tiếp nhận. Chúng ta không cần phải đi học ở Mỹ, ở châu Âu để có thể tiếp nhận các kiến thức mới của nhân loại, chỉ một cái kích chuột chúng ta có hàng khối thứ có thể tìm thấy trên internet. Hoặc một kênh khá hấp dẫn đối với mọi người đó là Tedx một trong những kênh trí thức, hội tụ rất nhiều diễn giả hay và thông qua các chia sẻ của họ thì chúng ta có thể hấp thu rất nhiều điều mới lạ.
Còn ở xứ sở chúng ta thì sao, có hay không những điều như vậy. Vô cùng nhiều, chúng ta có thể tham gia những trang chia sẻ những thông tin tích cực, mới lạ, góc nhìn khác biệt ở Tony Buổi Sáng hay Triết Học Đường Phố. Mỗi ngày một bài viết với một góc nhìn của một con người về những điều trong cuộc sống thì qua năm này tháng nọ chúng ta đã tích lũy thêm một lượng kiến thức vô cùng lớn, dần dần kiến thức đó sẽ béo hẳn ra.
Đấy chỉ là các kênh online thế thì còn các kênh offline thì sao, ở mỗi một nơi chúng ta sẽ có cách để tiếp nhận kiến thức khác nhau. Chúng ta đi đến trường học để được đào tạo, chúng ta tiếp xúc với những người giỏi và lắng nghe họ và ghi nhớ những điều họ nói. Chúng ta tự đọc sách hoặc tham gia các nhóm sinh hoạt offline như Spread Out Academic Club hoặc các câu lạc bộ sinh hoạt về sách. Ở các môi trường như vậy các bạn sẽ tiếp nhận lượng thông tin và kiến thức vô cùng lớn trong một thời gian ngắn. Khi đó các bạn trở thành những con người vô cùng thông thái, tài năng và thật “nguy hiểm”.
Tôi nói là nguy hiểm các bạn có ý kiến gì không?
Tại sao tiếp thu kiến thức nhiều sẽ làm cho chúng ta trở nên nguy hiểm. Có rất nhiều lý do để nói như vậy. Một trong các lý do đó là khi chúng ta bị béo phì trí thức chúng ta sẽ dễ trở thành những người “lưu manh trí thức”. Cũng dễ hiểu thôi, chúng ta biết nhiều, chúng ta ngộ ra nhiều điều khi đó chúng ta sẽ tỏ ra xem thường những người tầm thường khác. Chúng ta sẽ đặt vị trí của chúng ta là những người đứng trên người, và vai trò của những người đứng trên người là thúc đẩy tạo nên những cộng đồng tốt. Nhưng không chúng ta xem thường họ, chúng ta phê phán họ, chúng ta mặc định cho rằng chúng ta cái gì cũng biết, cái gì cũng đúng thì những tên lưu manh trí thức này còn nguy hiểm hơn cả những tên lưu manh bình thường khác.
Lưu manh trí thức nói cái gì cũng biết, hỏi cái gì cũng am tường về phương diện lý thuyết. Chúng ta sở hữu một lượng lớn các kiến thức từ kinh tế, văn hóa, khoa học, vũ trụ, kỹ thuật, kinh doanh hay y học sức khỏe,… nhưng chỉ dừng lại ở chỗ nắm rõ lý thuyết còn vận dụng những kiến thức này vào thực tế thì không mấy người làm được. Có người cả đời đọc, nghiên cứu rất nhiều về thương mại. Nếu bảo họ lặp một kế hoạch cho một dự án kinh doanh hay quản lý dự án, trên giấy họ làm rất giỏi nhưng mấy ai bắt tay vào thực hiện nó thành công. Có mấy ai vận dụng điều mình học để sử dụng chúng ngoài cuộc đời thực một cách mỹ mãn.
Khi chúng ta tiếp cận quá nhiều thông tin như vậy và chúng rất hay bị vướn các lỗi lý luận đại loại như thế này. Chúng ta nhận các thông tin từ môi trường là internet và thường xem đó là chân lý. Có lần mình trao đổi với bạn mình về một vấn đề thì bạn mình bảo và khẳng định chắt nịch với mình thông tin đó là đúng. Vì mới vừa đọc trên trang xyz.com nó nói thế. Hoặc một câu chuyện vui thế này:
Nobita: Nobita yêu Suka
Jaian: Jaian cũng yêu Suka nữa.
Nobita: Hay là mình yêu nhau đi Jaian.
Thế là họ nắm tay dắt tay nhau đi.
Đây là một câu chuyện thư giãn nhưng nó thể hiện được một lỗi lý luận trong câu chuyện này. Chúng ta những người tiếp nhận quá nhiều thông tin, kiến thức hằng ngày. Kiến thức nó không xấu, thông tin cũng không xấu. Biết nhiều kiến thức là điều mà mỗi chúng ta cần phải phấn đấu và nên làm. Vấn đề ở đây chúng ta sở hữu kiến thức thật nhiều thì hãy vận dụng nó vào cuộc sống của mỗi chúng ta, đừng nên khi có một bụng kiến thức rồi lại dùng nó để thách thức những người xung quanh, tỏ ra ta đây hơn người, tỏ vẻ chúng ta là thuộc tầng lớp trí thức để rồi xem thường những người khác. Đấy là béo phì trí thức và lưu manh trí thức, đừng cố gắng trở nên như vậy nhé tôi và các bạn.
Mr Lias
không biết thì hỏi, chẳng có gì đáng xấu hổ cả, xấu hổ là khi không biết gì nhưng vẫn tỏ ra rành rọt, nhưng cố gắng hỏi 1 cách khéo léo mà không gây khó chịu thật sự là 1 nan để. Thường thì đa phần người ta sẳn sàng trả lời 1 vài câu hỏi, thế nhưng muốn họ đi đến” chân tơ kẻ tóc” thì lại khó vô cùng. Sử dụng thông tin là để dẫn chứng cho lý luận nào đó, nếu thông tin không thể dùng được người ta thường có xu hướng quên nó đi. Cho nên việc thu thập thông tin cũng chẳng có gì phải gọi là béo hay mập cả. Những người tự cho mình nắm được chân lý mà quên mất câu:” Tuyệt đối duy nhất là sự tương đối” mới có thể gọi là “lưu manh tri thức”, còn về cách gọi béo phì tri thức, quá mức khiên cưỡng, không hợp lý. Việc nhập nhằng giữa thông tin và kiến thức làm cho bài viết trở nên mất tính thuyết phục, thế nhưng có lẽ tôi hiểu được ý tác giả, tự nhắc mình đừng có quá tự tin đến mức kiêu ngạo (hay độc quyền chân lý) quả thật đáng phải ghi nhớ.
Chào bạn Lias,
mình chỉ nói ngắn gọn với bài viết này thôi, đó là câu chữ có phần sáo rỗng dữa trên ý tưởng và lý luận không có gì là mới mẻ và có chiều sâu, lẽ vì khi tôi đọc từng đoạn ý và bị khựng lại bở câu hỏi “suy nghĩ hơi lệch” rồi mong 1 lời khuyên ở kết bài. Những cái kết cũng không khác gì thành ngữ “học đi đôi với hành”, hết.
Bạn thử đọc lại bài này và cố tìm ra những ý phản biện cho bài này nhé. Chúc bạn thành công.
a này có lẽ bị lầm một chút giữa “thông tin” và “kiến thức”
2 thứ này vốn dĩ k giống nhau để có thể đánh đồng
đúng là chúng ta đang bị bội thực thông tin, vì đa phần thông tin chúng ta tiếp nhận là tin rác, tin vịt, tin giật gân câu like, tin nhảm nhí…
nhưng nếu xét riêng về kiến thức thì có câu nói rằng “kiến thức thì k có trọng lượng, hãy mang càng nhiều càng tốt”
bản thân mình thấy câu này rất đúng
tuy nhiên việc có kiến thức của mọi người, của thế giới, k có nghĩa kiến thức đó là của bản thân
bản thân mỗi người phải trải nghiệm thực tế, áp dụng và đúc rút bài học tư kiến thức của người khác từ đó biến thành kiến thức của bản thân thì mới giá trị
chỉ thấy 1 ý đáng ghi nhận là lời khuyên nên áp dụng kiến thức vào thực tế cs, cái này ai cũng biết nhưng rõ ràng hành động k phải là việc dễ
k phải muốn kd chỉ cần đọc vài ba cuốn sách lập nghiệp là có thể ứng dụng ngay
tất cả, như đã nói, k chỉ về kiến thức mà còn về sự trải nghiệm và năng lực của mỗi người nữa
sau cùng, người trí thức (có kiến thức) họ k xem thường những người khác, mà có lẽ vì họ phát mệt khi nc vs những người khác mà k ai hiểu gì, nói tới cái gì cũng phải giải thích, thì lấy đâu ra hứng thú nc mà chả phải làm lơ
time giải thích cho mọi ng mọi vấn đề đi học hỏi cái mới còn có ích hơn
vì kiến thức là thứ tự ng ta phải tìm kiếm và thu lượm, chứ k mang đến mà nhồi vào đầu đc
mà 1 cuộc nc như thế người trí thức k muốn tránh mới lạ, mình ủng hộ, dù mình chả phải người trí thức gì
khi nc vs những người hiểu biết mà đụng tới chủ đề gì mình cũng bắt họ giải thích thêm, người xấu hổ là mình, chứ k nên trách họ
dù sao cũng cám ơn góc nhìn của bạn!
triết học đường phố toàn mấy thằng đọc sách học thuộc rồi nói cho hay, giờ cũng viết được 1 bài như vậy sao? giác ngộ ? vậy tự dẹp cái web đi là giác ngộ đó, còn cứ tiếp tục lải nhải thì chưa giác ngộ đâu , ha ha
@ Con Cặc Biết Nói:
Đọc bình luận của bạn mình nhớ đến một câu nói đại khái là “Thà không nói để người khác tưởng mình ngu, còn hơn nói ra để người ta không còn nghi ngờ gì nữa”.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, bạn có quyền thích hoặc không thích, tiếp thu hay không tiếp thu, tất nhiên là bình luận hoặc không. Nhưng ăn nói bạn nên biết lựa lời.
À! Còn cái tên của bạn nữa, mình tin đó là tên thật trên chứng minh thư của bạn. Nó rất hợp với bạn.
Xin lỗi tác giả bài viết, có lẽ mình hơi thái quá cảm xúc cá nhân ở đây, mình không có ý gây war. Bạn hãy xóa comment của mình nếu thấy nó không phù hợp.
Bài viết của bạn đáng để mọi người suy ngẫm thêm vài điều cho bản thân. Cảm ơn sự chia sẻ của tác giả!
Thấy tác giả có vẻ hơi bị “sính chữ”, đây cũng là một dạng bệnh của béo phì tri thức chăng?
😀 Rất có thể lắm chứ. Mình cũng từng sắp bị béo phì trí thức vì mình có rất nhiều kênh để tiếp nhận kiến thức. Đặc biệt là ở CLB đọc sách nơi mình đang sống. Mỗi tuần mình đọc 3 quyển sách, thế thì nếu không áp dụng nó vào thực tế thì rõ là béo phì thật đấy chứ. 😀
Những 3 cuốn sách cơ à! Xem chừng bạn đúng là lưu manh trí thức thật.
1 ngày đọc 3 cuốn sách nếu là sách chuyên ngành thì ok. còn sách tào lao thì siêu béo phì rồi.
Tại sao sách chuyên ngành thì ok bạn nhỉ? Còn loại nào là sách tào lao bạn nhỉ? 😀
quan điểm của tui rất đơn giản, sách tào lao là sách ko ứng dụng. và tuỳ mỗi người có những loại sách tào lao khác nhau. vật lý lượng tử sẽ là tào lao với 1 chị làm nghề chứng khoán, ví dụ như vậy. ra ngoài đường nghe mấy bạn trẻ chém gió tưng bừng 1 hồi ko hiểu mấy bạn làm nghề gì. tui từng ở Đức 1 thời gian ngắn, lên tàu điện thấy ai đọc cái gì là gần như 90% có thể đoán ra nghề của họ. người Đức chỉ đọc những gì thực sự cần thiết, nên kinh tế dẫn đầu châu Âu, còn lãng mạn vớ vẩn thích biết đủ thứ như dân Pháp thì đang lẹt đẹt và dân Rệp tràn ngập phố phường.
nhưng tui đánh giá cao bạn đã viết được bài này. coi như lời cảnh tỉnh những con mọt sách thích học vẹt , đọc vẹt cho lắm chữ mà ko làm gì được cho đời. nhà tui có đầy sách , toàn là sách chuyên ngành, người khác ngành vô coi là ko muốn cầm cuốn nào lên coi. trong khi tui thấy nhiều bạn, tủ sách tả pí lù từ triết học cho tới lịch sử, từ vật lý lượng tử cho tới kinh dịch, đạo giáo ….
nhưng tui đánh giá cao bạn đã viết được những dòng này. coi như lời cảnh tỉnh những con mọt sách thích học vẹt , đọc vẹt cho lắm chữ mà ko làm gì được cho đời. nhà tui có đầy sách , toàn là sách chuyên ngành, người khác ngành vô coi là ko muốn cầm cuốn nào lên coi. trong khi tui thấy nhiều bạn, tủ sách tả pí lù từ triết học cho tới lịch sử, từ vật lý lượng tử cho tới kinh dịch, đạo giáo ….