28 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 10 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Ai khiến mày “lạ” giữa đám đông?

Featured Image: Christoph

 

Mấy ngày qua, bài toán lớp 2: “Trên tàu có 45 con cừu. 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?” Thu hút đông đảo ý kiến tranh luận.

Trước hết, khỏi cần nói ai cũng biết bài toán này rất “lạ”. Lạ bởi trước đến giờ chưa có bài toán nào như thế. Với phụ huynh, giáo viên, học sinh từ trước đến nay chỉ chăm chăm theo một lối đi nên việc bị “sốc” trước những cái lạ như thế này như một lẽ hiển nhiên.

Và sau “sốc” là “sợ”

Chúng ta đang sợ những “cái lạ”, chúng ta đang quá quen với một cách giáo dục êm đềm từ bao đời nay. Nên khi thấy một cách giáo dục mới thì sợ con cháu mình “hư”. Bởi thế nên, bao lần cải cách giáo dục vẫn chưa một lần “dám đột phá” đưa ra những “cải cách lạ”. Và chất lượng giáo dục đến nay thì ai cũng đã rõ.

Chúng ta đang được giáo dục rằng mọi thứ lạ thường rất xấu và nên tránh xa ra, hoặc cất giấu đi chứ đừng nên phơi bày. Thầy cô, cha mẹ từ trước đến nay vẫn luôn đặt tình yêu thương lên trên hết, trước một “cái lạ” thì sợ học sinh, con cái mình theo không kịp nên ra sức phản đối, không cho tiếp cận.

Bao năm nay học sinh luôn sống và học tập trong trong một công thức chung: “Chăm chăm theo một dạng bài tập, theo cùng một lối suy nghĩ, và chớ có suy nghĩ khác.” Và như thế, những năm đi học thói quen khám phá “cái lạ” bỗng dưng biến khỏi suy nghĩ của những học sinh. Thay vào đó là thói quen thấy cái lạ thì tránh.

Gần đây có một bài báo khác viết rằng, ở Việt Nam trẻ em có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới. Trong vô vàn lý do, tôi nghĩ lý do chính là con cái trong gia đình Việt đang được chỉ bảo trở thành “con nhà lành”. Tức là: Đến trường học theo y như sách, y như thầy cô dạy, toán cứ phải như thế này mà giải, văn cứ thế này mà viết. Ai mà đi “chệch quan điểm” là nhận ngay điểm xấu.

Về nhà học theo những gì cha mẹ chỉ bảo. Thậm chí gần đây, ngay cả lúc con đi chơi cha mẹ cũng chỉ nên chơi như thế này, chơi thế kia là thua đấy. “Con nhà lành” là răm rắp nghe theo, làm theo như một cỗ máy. Nếu nghĩ khác, làm khác tức là “mày lạ” và mày sai. Cần chẩn chỉnh ngay.

Trước đến nay chúng ta đang được giáo dục tránh xa những cái lạ. Bởi quan điểm cái gì lạ là… nguy hiểm. Chúng ta bao bọc những đứa trẻ trong tình yêu thương vượt quá giới hạn. Luôn tạo cho con môt “dải an toàn” mà không tính chuyện sau này, khi ra ngoài cuộc sống sẽ có những chuyện “lạ” mà sách vở không hề dạy.

Tôi chỉ muốn nói rằng, cách giáo dục ấy đã làm mất đi sự tự chủ, tính độc lập trong suy nghĩ của những đứa trẻ. Cách giáo dục tránh xa những “bài toán lạ” như trên đang “nhào nặn” ra những đứa trẻ giống nhau về suy nghĩ. Và lớn lên, khi đã trở thành người trưởng thành những đứa trẻ được bao bọc ấy chỉ biết làm theo, nghe theo người khác, răm rắp như một chiếc khuôn định sẵn.

À nhắc tới “cái lạ” tôi chợt nhớ đến ca sĩ Lệ Rơi – một cái tên đang đình đám trên mạng. Tôi chỉ nghĩ, Lệ Rơi bỗng dưng nổi tiếng bởi anh biết phát huy “cái lạ” của mình. Đơn giản anh chỉ hát những gì anh thích và không rập khuôn theo một tiêu chí để nổi tiếng nào của nhiều người trẻ hiện nay: Quỳ lạy xin vào vòng trong, chụp ảnh khoe thân…

Được biết, anh ca sĩ Lệ Rơi chỉ học hết lớp 3. Tôi cảm thấy anh thật “may mắn” hơn nhiều người học cao mà cứ làm như một chiếc máy biết nói!

 

Đức Lộc

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

34 BÌNH LUẬN

  1. Theo tôi thì như thế này;tôi đồng ý phải có những bài toán như vậy.Nhưng tôi không đồng ý để bài toán đó trong sách giáo khoa vị trí của nó nên nằm trong sách bồi dưỡng,nâng cao thì tốt hơn

  2. Nhìn chung mình đồng tình với quan điểm của tác giả. Mình cảm thấy tư duy của các bạn trẻ bị động và chưa có kỹ năng tư duy phản biện. Tuy nhiên, phần kết bài với mở rộng là trường hợp của Lệ Rơi thì mình không đồng ý. Việc anh ta đình đám trên mạng xã hội thời gian gần đây phần nhiều là do bàn tay của giới truyền thông Việt Nam vốn đói tin khát bài làm nhiễu loạn ý thức của công chúng mà thôi. Mình không nghĩ đây là câu chuyện về việc “Hãy là chính mình” như tác giả đang sử dụng để minh họa cho quan điểm của bài viết.
    Đôi dòng chia sẻ 🙂

    • cảm ơn bạn đã góp ý, mình nhắc tới Lê Rơi bởi đơn giản anh chàng này sống thực với chính mình (minh ko nhắc tới yếu tố truyền thông sau đo tung hô, chê bai ra sao), chắc chắn khía cạnh này anh cũng “lạ” hơn những bạn trẻ quỳ lay, chụp hình nóng…. bởi những cái đó cùng là tư tương rập khuôn bao lâu nay trong người trẻ 😀

      • Riêng về anh chàng Lệ Rơi này thì hình như là bản sao của Bà Tưng thì phải…
        Còn nhớ thủa xưa[trước 1975]có câu nói được nhắc nhiều:”tôi không giống ai hết”

  3. Cái “bài toán lớp 2” kia nó lạ ở chỗ là thừa dữ kiện với người này nhưng lại thiếu dữ kiện với người khác. Trong cuộc sống chúng ta luôn gặp những bài toán “thừa” và “thiếu” như thế, mà có khi chúng ta lại phải đưa ra đáp án trong chớp mắt.

  4. Muốn khẳng định bản thân cần sự dám đi và đổi mới thì mới có thể thành công?
    Ngoài ra, mình đang thắc mắc tại sao tác giả dừng viết ở đó. Có phải sử dụng cách viết kết mở để làm người đọc phải nghĩ?

    Thanks for you sharing!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,890Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI