Nếu bạn có một chút hiểu biết về thế giới các loại thuốc của các “dân chơi đồ”, có lẽ bạn đã từng nghe nói tới Ketamine, trong tiếng Anh nhiều người còn gọi nó là “Special K”, [trong tiếng Việt nó còn thường được gọi là “Ke”]. Các nhà nghiên cứu thuốc tin rằng ketamine có thể còn có những tác dụng bên cạnh việc gây mê [phẫu thuật] (anesthesia) hay trên sàn nhảy. Bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật thông tin nhanh hơn nhịp tim của một đứa nhóc câu lạc bộ.
Ketamine là cái gì nữa đây?
Được tổng hợp lần đầu tiên năm 1962, ketamine ban đầu được tạo ra với mục đích làm thuốc mê cho con người và động vật, Bác sĩ John Krystal nói, Trưởng ban tâm thần học và Giáo sư tại Yale Medical School.
Nói về thuốc gây mê, nó được cho là khá an toàn, với mức độ sai sót cho phép khá rộng (nên nhớ, “sola dosis facit venenum” (TD: Chỉ có liều lượng tạo ra chất độc) và một hiệu ứng suy giảm hô hấp và huyết áp thấp hơn các thuốc gây mê và an thần khác. Vì những lý do này, nó đã được sử dụng trên chiến trường và thậm chí trẻ em.
Ketamine cũng được dùng cho các cơn đau thần kinh, từ các dây thần kinh bị tổn thương. Nhưng với những hiệu ứng thần kinh mạnh và khác thường ở liều thấp, nó còn được sử dụng để “tiêu khiển”.
Hiện tại, nó đang nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, nhưng vào năm 1999, Cơ quan Phòng chống Ma túy Hoa Kỳ (DEA) đã liệt kê nó vào Hạng mục III (Schedule III) các chất được kiểm soát, với mô tả “hiện được chấp nhận sử dụng trong y khoa nhưng có khả năng gây nghiện.” [Hiện có 5 Hạng mục tất cả.]
Tại sao người ta lại chơi “Ke” để phê?
Ketamine được sử dụng bên ngoài bệnh viện bắt đầu từ thập niên 60 và những thập kỷ sau đó bởi các du thần gia (psychonauts), những người thích khám phá tâm trí. Tuy nhiên, có lẽ bạn đã biết tới nó từ các vũ trường, quán bar với ánh đèn chớp nháy, tiếng nhạc xập xình của các dân chơi xa hoa.
Những hiệu ứng của ketamine bao gồm ảo giác và một cảm giác phân ly, tách rời (dissociation), thuộc một nhóm riêng trong các loại thuốc thần kinh (psychoactive), gọi là “disscociatives” (danh từ – TD: Thuốc tách ly). Dissociatives là một nhóm các loại thuốc gây ra cảm giác tách ly, tách biệt khỏi bản thân và thực tại; PCP và DXM (một thành phần trong Robitussin) là những ví dụ khác của các loại thuốc trong nhóm này.
Nhưng nhiều người thì thích dùng Ketamine hơn LSD hay PCP bởi vì “chuyến” trip ảo giác ngắn hơn rất nhiều (30-60 phút) và đòi hỏi một liều thấp hơn.
Nghiên cứu y học hiện đại nói gì?
Có tin tức mới gì về nó không? Hóa ra, Ketamine có nhiều hứa hẹn cho những người mắc bệnh trầm cảm đang chống lại điều trị [điều trị không hiệu quả]. Đây là một hiệu ứng lần đầu tiên được khám phá trong phòng lab của BS Krystal tại Yale năm 2000. Khi các loại thuốc khác không có mấy tác dụng, ketamine có thể. Thú vị hơn nữa, hiệu ứng có tác dụng cực kỳ nhanh.
“Tốc độ và cường độ của khả năng chống trầm cảm của nó thật mãnh liệt,” BS Krystal nói. “Chúng ta đã quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm mà phải mất nhiều tuần hay nhiều tháng để thấy tác dụng.”
Tốc độ ảnh hưởng của ketamine là rất khác thường, BS Krystal nói, nó đã mất nhiều năm để các nhà nghiên cứu chấp nhận khả năng chữa trị trầm cảm nhanh chóng của nó.
Ketamine hoạt động như thế nào để đạt được hiệu ứng này? Khá thẳng thắn mà nói, chúng ta không thật sự biết.
“Tôi nghĩ người ta sẽ ngạc nhiên nếu biết được có bao nhiêu loại thuốc chúng ta không thật sự hiểu được cơ chế hoạt động,” Lisa Monteggia nói, một giáo sư khoa dược lý, và là giám đốc của Vanderbilt Brain Institute, Monteggia nghiên cứu khoa học cơ bản của ketamine, tìm hiểu xem các phân tử của nó hoạt động như thế nào.
Monteggia tin rằng ketamine đặc biệt bởi vì hiệu ứng nhanh chóng của nó. “Bạn có thể dùng nó làm một dạng kiểu như tiêu chuẩn cho các loại thuốc chống trầm cảm khác không?”
Có lẽ một hit ketamine có thể chặn đứng dòng cảm xúc thất thường đang bị cuốn vào tuyệt vọng hay ngăn chặn những ý tưởng tự sát đủ lâu để người bệnh đi tìm hỗ trợ.
Ngoài trầm cảm, ketamine còn đang được nghiên cứu về khả năng chữ trị OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế), PTSD (Rối loạn căng thẳng sau chấn thương), và BPD (Rối loạn nhân cách ranh giới). Một số nhà nghiên cứu đang xem nó như một liệu pháp khả thi cho chứng bệnh schizophrenia (tâm thần phân liệt, nhưng BS Krystal từ Yale thì không đồng ý, nên nhớ là những nghiên cứu này còn rất mới. (Thậm chí còn có một bằng chứng rất, rất, rất mới về việc ketamine đang được sử dụng để giúp cai nghiện bia rượu.)
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đã hiểu đủ về ketamine và Esketamine (một loại thuốc có chứa ketamine mới được FDA xét duyệt, dạng xịt mũi) để kê toa chúng cho việc chữa trầm cảm, khi những phương pháp khác không hiệu quả,” BS Krystal nói. “Quan điểm của tôi là tất cả những ứng dụng khác của ketamine đều đang trong giai đoạn nghiên cứu rất sớm.”
>>> Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ cho phép sử dụng Ketamine (Esketamine) để điều trị trầm cảm (5/3/2019)
Hứa hẹn và nguy hiểm tiềm ẩn
Tóm lại, nghiên cứu về ketamine nằm ngoài thuốc gây mê vẫn còn đang trong những giai đoạn sớm, với nhiều nghiên cứu nhất về khả năng chữa trầm cảm của nó.
Bác sĩ Krystal đã tận mắt chứng kiến những tính chất chống trầm cảm nhanh chóng của ketamine trong những bệnh nhân OCD của ông. Nhiều bệnh nhân bên ngoài phòng lab Yale của ông đã viết thư kể về những trải nghiệm tích cực của họ với loại thuốc này. “Tôi rất cảm động khi nghe được những câu chuyện của họ,” BS Krystal nói.
Ở bờ biển bên kia, giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Stanford, Alan Schatzberg, nghĩ rằng vấn đề này nên được thận trọng.
“Thống kê tích cực về ketamine không nhiều, chỉ với 1 trong 3 nghiên cứu cho thấy nó mạnh hơn placebo,” Schatzberg đã nói với ban tin tức của Stanford Medicine. “Sự khác biệt là nhỏ, và nó khó để làm giả, bởi vì nó gây ra một trạng thái tách ly, people wig out [họ bấn loạn?], nên khi một người được tiếp ketamine và một người được tiếp placebo, hai trường hợp khác nhau rõ rệt.”
Bác sĩ Krystal lập luận rằng phân tích-meta cho ketamine, nhìn vào tất cả thống kê trong nhiều nghiên cứu, có cho thấy một hiệu ứng tích cực cho trầm cảm. Nhưng thiếu đi yếu tố placebo khiến họ khó nói rằng hiệu ứng của ketamine chính là điều đang giúp giảm trầm cảm.
>>> [THĐP Vietsub] Sức mạnh của hiệu ứng giả dược (placebo effect)
Schatzberg cũng quan ngại về sự thiếu vắng thông tin về ảnh hưởng lâu dài của ketamine; lộ trình điều trị với ketamine nên kéo dài bao lâu?
Những câu hỏi cơ bản này là điều mà Monteggia và các nhà nghiên cứu khác đang cố gắng trả lời. Những gì mà phòng lab của Monteggia đang làm là rất quan trọng cho tương lai của các loại thuốc.
“Nếu chúng ta hiểu được cách ketamine hoạt động, hy vọng rằng chúng ta có thể xây dựng trên nó để tạo ra những trị liệu tốt hơn và có được một tác động rộng lớn hơn,” Monteggia nói.
2/1/2020
Tác giả: B. David Zarley
Biên dịch: Prana Yogi
Photo: Pcess609 / Adobe Stock, Vadim / Adobe Stock
💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP