28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Làm gì khi bị sỉ nhục?

Featured Image: Giorgio Vianini

 

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ một điều, cái này là kiến thức tâm lý học:

Rằng nếu bạn bị sỉ nhục và bạn cảm thấy phẫn nộ, cảm thấy khó chịu, điều đó có nghĩa là trong lời sỉ nhục đó có một phần sự thật, hoặc là trong vô thức, bạn tin rằng điều đó là thật. Thật đơn giản, nhưng rất ít người nhận ra mánh khóe này.

Bạn không tin ư? Vậy hãy lấy vài ví dụ nho nhỏ: Giả sử bạn gặp Bà Tưng, hoặc Elly Trần, và bạn nói với cô ấy rằng: “Đồ màn hình phẳng!” Thử đoán xem bạn sẽ nhận được phản ứng thế nào từ cô nàng? Giận dữ, gào rú, quát mắng ư?

Không, đơn giản bạn sẽ chỉ nhận được một cái nhìn khinh miệt: “Thằng/con này bị não à?” Và bạn không tồn tại trong suy nghĩ của cô ấy tới 1/10 giây, chứ đừng nói tới chuyện để bụng hờn giận gì.

Hoặc bạn gặp Rô điệu, và bạn bĩu môi: “Đồ con lừa không biết đá bóng!” Hắn ta sẽ chỉ coi bạn như một con sâu băng qua đường, và không thèm ngó bạn lấy một cái chứ đừng nói tới chuyện cầm lấy cái giầy phang vào mặt bạn.

Có một câu chuyện về Thích Ca: Hôm đó có một người đi tới chỗ của ổng, và buông lời mạt sát thậm tệ. Nhưng ông ấy vẫn thản nhiên, không có chút phản ứng nhỏ nào. Người kia lấy làm lạ lắm, và tò mò hỏi: “Vì sao tôi mắng ông mà ông không có phản ứng gì vậy? Ông không biết tức giận sao?” Thích Ca trả lời: “Ông chửi tôi thì đấy là vấn đề của ông chứ liên quan quái gì đến tôi.”

Chuyện này không có triết lý sâu sắc hay vĩ đại gì cả, cũng không cần phải là một người giác ngộ mới có thể hiểu được. Đơn giản là Thích Ca biết rất rõ bản thân ông ấy, và ông ấy không thèm tin vào ý kiến của người khác nhận xét về mình. Bạn có thể ca tụng ông ấy, bạn có thể chửi mắng ông ấy, ông ấy đơn giản là không thèm quan tâm. Có ích gì khi người khác khen bạn hay chê bạn? Điều đó chả liên quan gì tới mức độ nhận biết về bản thân của bạn cả. Chỉ kẻ ngốc mới vui mừng khi được khen, và tức giận khi bị chê.

Hãy thử tự nhìn lại các tình huống mà bạn phát rồ lên khi bị chê bai, hoặc sỉ nhục, có phải trong thâm tâm bạn tin rằng/ sợ rằng điều đó có chút sự thật không? Hãy thử thật trung thực với bản thân, và nó sẽ hé lộ cho bạn nhiều điều về bản thân bạn.

Lần sau, nếu bạn bị người ta sỉ nhục, hãy nghĩ thử xem điều đó có chút nào sự thật không? Nếu là thật, thì hãy cám ơn người đó. Còn nếu không ư? Chỉ là một con sâu băng qua đường.

Ngược lại, khi người ta khen bạn, có phải bạn vui vì tự nhiên bạn thấy mình quan trọng hơn, tốt đẹp hơn không?

Thế thì bạn đích thị là một kẻ ngốc. Nhưng đừng buồn, vì những tên ngốc cũng có sự đáng yêu của hắn. 😉

 

Vuong Quang Vu

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

44 BÌNH LUẬN

  1. Những điều tác giả viết không sai. Đó là những điều mà chúng t nên cố gắng sửa đổi, mặc dù không hề dễ

    Tuy nhiên liệu có phải người ta chỉ nổi khùng lên với cái gì có vẻ đúng hay không? Tôi nghĩ điều này hơi sách vở.

    Tôi nghĩ nhiều người có thể không nổi giận thực sự khi bị sỉ nhục, là vì lời sỉ nhục đó chưa thấm thía thôi. Tôi tin có hàng vạn cách để khiến lòng tự ái của người khác trỗi dậy. Chỉ có 1 người không có ham muốn, không nhu cầu, không vui vẻ cũng không đau khổ,mới bàng quan với lời người khác nói.

    Dám hỏi tác giả có thể giải thích tại sao khi một người bị kẻ khác sỉ nhục bố mẹ mình, họ lại nổi điên lên không? Liệu có phải họ nói đúng về bố mẹ người đó? Hay vì họ tin bố mẹ họ đúng là xấu xa như thế?

    Tôi nghĩ vấn đề ở đây không chỉ là đúng, hay sai. Mà có lẽ mặc định mỗi người khi sinh ra và lớn lên đã có cái tôi rồi, chỉ khác là qua môi trường sống mà cái tôi đó được tôi luyện như thế nào thôi. Tát nhiên nếu họ được tiếp xúc với kiến thức hay có trí tuệ uyên thâm mà nhận thức được như Đức phật Thích Ca thì lại quá tốt. Tuy nhiên mỗi sự sỉ nhục, dù đúng hay sai, nó đều đã động đến cái tôi của người bị sỉ nhục. Nạn nhân nếu không tỉnh táo, sẽ mặc định cho bùng nổ cái tôi mà phản kháng. Còn người nào tỉnh táo hơn chút, sẽ biết suy xét xem liệu có nên nổi giận với loại người như vậy không? Người nào cao đạo hơn thì bị sỉ nhục cũng im lặng mà bỏ đi, không thèm chấp. Cảnh giới cao nhất rồi mới là mỉm cười trước lời sỉ nhục đó.

    Ví dụ tác giả đưa ra cũng không thực sự thuyết phục. Những lời nói đó là chê bai chứa chưa gọi gì là sỉ nhục. Xin lỗi tôi nói hơi thô tục, nhưng nếu có ai đó mà bạn biết,bình thường cũng khá thân thiết với bạn, bỗng dưng 1 hôm trái gió trở trời buông 1 câu :”Đ** cái cm mày @#%#^$&%$&” kèm theo vài từ ngữ thô tục, bạn sẽ phản ứng sao? Chắc chắn đầu tiên là ngỡ ngàng, sau đó là giận dữ. Mà thế cũng là còn nhẹ. Câu chửi như thế gần như thành câu cửa miệng của người ta khi bực tức rồi, nên có khi câu đó có khi cũng chả có ý gì ngoài việc xả tức. Nhưng nếu họ nói “Mẹ mày là con điếm ghẻ, lăng loàn @#@%@#%@#@#$%@#$&$@&$%” thì sao? Mà còn liên tục nữa chứ đâu phải 1 lần rồi thôi. Vẫn bình tĩnh được chứ? Mà tôi cũng xin nói, nếu cái thời gian ngỡ ngàng mà kéo dài quá, thì 1 là bạn là thánh nhân, 2 là bạn hơi bị chậm tiêu.

    Rõ ràng phải biết tỉnh táo và kiềm chế khi người khác sỉ nhục. Tuy nhiên lí do bực tức thì không phải là không có. Có thể là do mình quá tự ái, nhưng cũng có thể là do danh dự mình bị xúc phạm mà không thể kiềm chế được. Vì thế đôi khi người ta mất kiểm soát thì cũng nên nhìn nhận tích cực hơn chút.

  2. “Có ích gì khi người khác khen bạn hay chê bạn? Điều đó chả liên quan gì tới mức độ nhận biết về bản thân của bạn cả. Chỉ kẻ ngốc mới vui mừng khi được khen, và tức giận khi bị chê.”

    Tôi tin rằng ngay ông Phật Thích Ca cũng nằm trong số những kẻ ngốc ấy đấy. Nếu những lời khen chê không hề tác động được đến một người thì người ấy không phải là người, mà chỉ là một tượng đá.

    Vấn đề nằm ở chỗ ai khen chê ai, sự khen chê ấy có đúng không. Uy tín có từ trước của người khen chê sẽ gây một ảnh hưởng không nhỏ. Sự khen chê đúng hay không đúng cũng góp phần xây dựng hay phá hủy uy tín của người khen chê.

    Còn nói về sự sỉ nhục thì nó tùy theo những tình huống phong phú và mức độ nhạy cảm của người bị “sỉ nhục” đó. Nói về sự “sỉ nhục” thì phải dẫn đến những tình huống cụ thể, những hành động cụ thể với những con người cụ thể… mới có thể phân tích được.

    Tôi rất thông cảm với tâm trạng của bài viết này, chỉ có điều là không phải với ai chúng ta cũng có thể dễ dàng coi họ như “con sâu băng qua đường” được.

  3. Hình như bài viết thiếu logic. Nếu đã là vấn đề tâm lý thì làm gì phải xem lại xem có hay không!
    Nhiều người bị chửi là đồ con hoang vẫn bực mình dù có liên quan gì đâu. Khi 1 người sỉ nhục thì vấn đề ngoài việc làm người nghe thấy tồi tệ về bản thân còn là vấn đề về sự đe dọa do 1 cá nhân khác xâm phạm vào những “quyền” mà lòng tự trọng của 1 cá nhân cho là mình phải được hưởng.
    Chính vì thế nếu bị sỉ nhục mà im thì nhiều khả năng bị đánh giá là nhu nhược nhiều hơn là thánh nhân !!!

    • Như thế thì vẫn còn cảm giác là sợ bị người khác đánh giá, do đó khi được khen hay bị sỉ nhục thì vẫn có những trạng thái cảm xúc thăng trầm mà người khác tác động vào. Mong được khen và ghét bị chê, âu cũng là điều mà mọi người đều muốn người khác làm như thế cho mình.
      Đến cả những triết gia, được coi là những người hiểu sâu được tâm thức con người, nhưng khi có một bài viết bôi nhọ triết thuyết của ông, đả kích ông thì người triết gia đó liền viết ngay một bài phản bác lại ngay, huống gì là những con người bình thường.
      Được như Đức Phật thì khó, nhưng xét xem khi bị sỉ nhục có tốt không? Xin thưa, cũng có cho nhiều người. Vì tầm quan trọng của người bị sỉ nhục, vì độ nổi tiếng của họ, vì họ thích bị sỉ nhục(scandal). Đến cái người mà chẳng ai buồn mắng, buồn chửi, buồn sỉ nhục thì cũng thật buồn. Chí phèo chẳng hạn, hắn chửi cả làng Vũ Đại, nhưng ai cũng nghĩ hắn chừa mình ra, tức mình hắn chửi những kẻ nào không chửi nhau với hắn, nhưng chẳng ai muốn chửi với hắn cả, ôi buồn quá. Ông Nam Cao tài tình thật.

      • Không phải là sợ người khác đánh giá mà là sẽ hỏng việc. Bạn nếu đi làm thì chắc cũng hiểu tầm quan trọng của uy tín trong công việc, một người phải đủ mạnh mẽ mới có thể được người khác tin tưởng và có khả năng thuyết phục mọi người đi theo những kế hoạch của mình.
        Trong trường hợp đức Phật, thiển ý của mình cho rằng ngài ở trong một tình cảnh mà những người quan sát đã đủ trí tuệ và hiểu biết về ngài để không cho rằng ngài sợ hãi, đồng thời ngài cũng cảm nhận được căn nguyên mà người sỉ nhục ngài hành động như vậy. Chính vì thế, lựa chọn hành động của đức Phật đã làm hỏng ý định gây chiến và tạo được sự thắc mắc từ người kia để qua đó vừa truyền đạo vừa làm mẫu cho họ. Lựa chọn lên tiếng bảo vệ hay bỏ mặc cho sự việc tự biến mất là rất khó.
        P/S: Mình không bảo rằng những phản ứng tâm lý bạn nêu ra là sai hay không tồn tại, mình chỉ bổ sung thêm những phản ứng tâm lý khác diễn ra đồng thời trong quá trình xảy ra sự kiện. Bài viết của bạn thực sự là bổ ích, mong rằng có thêm nhiều bài như vậy trên THĐP.

  4. Sai rồi, bị sỉ nhục nếu mà sai sự thật thif có gì đáng lưu tâm, vì có 1 phần là sụ thât mà bị xuyên tạc nên mới khiến người ta cáu kỉnh bực tức, giật cái tittle tưởng bài viết đáng đọc ai dè nói cũng như không nói

  5. Mình nghĩ chỉ làm được điều này khi nhận thức được giá trị bản thân một cách đúng đắn, nếu không dễ ảo tưởng và AQ lắm. Sống như kẻ ngốc cũng vui mà, miễn là sống thật 🙂

  6. mình cũng đồng tình với ý kiến này, nhưng có một điều mình không mấy đồng ý đó là khi được khen mà chúng ta vui mừng thì chúng ta là kẻ ngốc, điều nầy không đúng lắm, vì khi được khen, thì điều đó sẽ làm chúng ta vui, chúng ta sẽ có động lực cố gắng hơn và dám làm những điều không thể. lời khen trên thực tế nó rất quan trọng,như một liều thuốc tinh thần vậy, nếu bạn làm điều gì đó, mà bạn được khen bạn có vui không? và khi bạn vui, tinh thần bạn sẽ lên cao hay đi xuống, lúc đó thì bạn sẽ hăng say làm việc hơn hay là chán nản bỏ bê công việc? khi được khen chúng ta phải vui, coi đó là động lực, là kì vọng để chúng ta nỗ lực bền bỉ hơn, đó là thông minh mới đúng, thông minh cảm xúc

  7. Đến một chút lòng kính trọng đối với một bậc thánh giác ngộ vĩ đại như Đức Phật mà bạn còn không có… thì làm sao đây. Dù bạn nói ra bao nhiêu điều đạo lý cao xa…nhưng ngay đến một đạo lý đơn giản là tôn trọng những bậc vĩ nhân mà bạn còn không có thì nói đạo lý liệu có ích gì không???

  8. Chuyện Phật Thích Ca của bạn trên kể sai rồi, sau khi bị sỉ nhục thậm tệ thì Phật mới hỏi lại người đàn ông kia là nếu người ta tặng ông một món quà nhưng ông không nhận thì món quà đó thuộc về ai, người đàn ông kia trả lời đương nhiên là của tôi, và cũng từ đó hiểu ra ngụ ý của món quà mà Phật nói là gì. Đại loại là vậy không nhớ chính xác lắm 😀 Nhưng nhìn chung bài này hay, mình cũng rút ra vài kinh nghiệm 😀

    • Câu chuyện bạn nhớ về Phật Thích Ca đúng rồi đó – sẵn tiện mình đang đọc về Phật trên mạng nên thêm vô luôn, nguyên văn thế này:
      “Đức Phật vẫn thản nhiên trước những lời nhục mạ của gã đàn ông này. Ngài từ tốn hỏi ông ta: “Nếu ông đem tặng một món quà cho người khác, người ta không nhận thì món quà đó thuộc về ai?”. Người đàn ông rất ngạc nhiên khi phải trả lời một câu hỏi kỳ lạ. Ông nói: “Tất nhiên nó sẽ thuộc về tôi. Vì đó là món quà của tôi!”.

      Đức Phật mỉm cười và nói: “Rất đúng đấy, ông bạn ạ! Nó cũng giống như việc giận
      dữ của ông khi nãy. Nếu ông sân hận nhục mạ tôi, tôi không nhận thì những lời nhục mạ ấy thuộc về ông. Khi ấy, chính ông là người bất hạnh chứ không phải tôi. Tất cả những hành động xấu mà ông gây ra sẽ trở lại làm tổn hại lấy bản thân mình.

      Nếu ông muốn chấm dứt những bất hạnh nơi thân, ông phải từ bỏ sự sân hận và trải
      rộng tình thương đối với mọi người. Khi ông thù ghét người khác, chính bản thân ông trở thành bất hạnh. Nhưng khi ông thương yêu mọi người thì hạnh phúc sẽ đến cả đôi bên” (nguồn: Lược truyện đức Phật Thích Ca)

  9. Chuyện Phật Thích Ca nghe bạn kể lại mà thấy buồn quá, Phật ai lại nói thế.
    Có câu trả lời khác của Phật đại ý như là anh chửi tôi nhưng tôi không nhận thì thôi.

    • mình cũng từng được nghe bà kể câu chuyện tương tự. Đại loại hàm ý là ” lời nói không đúng phát ra cũng như món quà trao đi không được nhận” ( mà quà không được nhận thì bị trả lại chứ sao, tương tự như lời nói 🙂 )

  10. Bài ko đi sâu vấn đề lắm nhưng dù sao bạn cũng đã giúp người khác nhận ra 1 điều: “Nếu bạn bị sỉ nhục và bạn cảm thấy phẫn nộ, cảm thấy khó chịu, điều đó có nghĩa là trong lời sỉ nhục đó có một phần sự thật, hoặc là trong vô thức, bạn tin rằng điều đó là thật”. Quả thật đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cảm xúc trên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI