28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Bình luận ngay tức thời: Một cách “rèn” nói/viết không cần suy nghĩ!

Featured Image: Tomek

 

Tất cả chúng ta ở đây đều bình luận, mọi nơi, mọi lúc, bất cứ khi nào muốn và có thể. Một điều đáng buồn cười là không ít người (tất nhiên trong đó không có bạn) gọi đó là tự do ngôn luận. Thế nào là tự do và thế nào là tự do ngôn luận? Hãy suy nghĩ về điều đó trước khi bạn cho rằng việc thoải mái bình luận là tự do ngôn luận.

Quay lại chủ đề chính, thế nào là bình luận ngay tức thời? Bản thân tôi định nghĩa nó là hiện tượng khi người ta tiếp nhận điều gì đó và đưa ra bình luận, kết luận trong vòng chưa quá 30 giây, một phút suy nghĩ về nội dung của tin tức, nội dung bình luận sẽ nói/viết, hay mục đích khi bình luận… Ví dụ rất kinh điển là bình luận facebook.

Giả sử, tấm ảnh trên (Doraemon chế) được đăng tải trên fanpage Hội đỡ không nổi những người khó đỡ, Vozforums.com hay Haivl.com. (Xin lỗi ban quản trị, tôi lấy ví dụ trang các bạn vì đây là trang có nội dung thuộc thể loại này, có nhiều người ở nhiều tầng lớp theo dõi nhất mà tôi biết, hoàn toàn không ác ý gì cả.) Bạn sẽ nghĩ bạn sẽ bình luận cái gì, không bình luận cái gì?

Phản ứng thường thấy của số đông là bình luận ngay những ý kiến xuất hiện trong đầu (nếu có cảm giác muốn bình luận) rồi nhanh chóng lướt đến cái tiếp theo. Còn bạn, bây giờ, khi được đánh động rằng bức ảnh và thông điệp có vấn đề, bạn có hay không bận lòng đặt những câu hỏi như: “Điều gì, hoàn cảnh, tâm trạng nào khiến tôi đưa ra kết luận như vậy? Bạn đang ở tâm trạng hoàn cảnh nào trong khi tiếp cận, tiếp thu kết luận này? Người khác sẽ bình luận cái gì? Tại sao người A nghĩ thế này, người B cho rằng thế kia? Còn điều gì mà bạn bỏ sót? Tại sao tôi lại chọn Doraemon để minh họa? Có thật là bạn đã hiểu được ý đồ và thông điệp của tôi?…” Bạn có hay không đọc lại lần nữa để tìm kiếm phần chìm của tảng băng trôi trước khi bình luận bên dưới, chia sẻ cho bạn bè hay chọn lướt qua để xem đến cái tiếp theo?

Dù bức ảnh chưa đăng lên những trang trên, vẫn có thể đoán được rất nhiều người sẽ vội vã kết luận, vội vã bình luận, chia sẻ và rồi vội vã lướt qua. Đến cuối cùng, họ quên béng thứ mà họ chưa kịp nghĩ về nó một cách nghiêm túc, chưa biết nó thật sự là cái gì. Tất cả mọi hành động, phản ứng đều thực hiện theo một trình tự như một thói quen. Và tất cả chúng ta nhìn thấy điều đó, tham gia vào nó và bị cuốn vào nó mọi thời khắc, mọi nơi cho phép bình luận!?! Bạn không đồng ý, rất tốt. Tôi thích điều đó, vì nó chứng tỏ bạn có suy nghĩ.

Mục đích của tôi khi đăng bức hình là để hướng bạn đến một điều khác mà thông điệp có thể ám chỉ (tất nhiên, không phải thông điệp chính), giúp các bạn trải nghiệm cảm giác bị lừa đảo tốt nhất và giảm thiểu cơ hội đoán ra thông điệp chính trong đó. Thất bại của người khác là thành công của bản thân, theo ý đồ ban đầu của tôi, là học hỏi từ thất bại của kẻ khác, để trả giá rẻ nhất và hiệu quả nhất cho một bài học trên con đường đi đến thành công. Trừ khi bạn tìm kiếm một điều khác trong thất bại ấy, bạn hoàn toàn không cần thiết tự trải nghiệm thất bại ấy thêm nữa. “Hãy cố gắng học hỏi tất cả từ thất bại của tất cả mọi người xung quanh(*)”. Đó là thông điệp đầu tiên. Liên tưởng xa hơn một chút, bạn có biết ai là những người thất bại nhiều nhất không? Những người thành công nhất. Vì thế, thông điệp thứ hai và cũng là thông điệp chính có nội dung như sau: “Hãy học hỏi thất bại từ những người thành công nhất, đó là cách khôn ngoan nhất để leo lên vai những kẻ khổng lồ (**)”.

Bạn có hay không đọc một tin tức buổi sáng, dành cả ngày để suy nghĩ về điều đó và tối về mới bình luận? Bạn có bao giờ định nghĩa thế nào là văn hóa bình luận? Không cần quan tâm người Đức, Ý, Mỹ, Nhật có xem trọng văn hóa bình luận hay không, hãy chất vấn chính bản thân mình: bạn có hay không tự đánh giá về văn hóa bình luận của mình không? Bạn nhìn nhận “trình độ văn hóa bình luận” của mình đang ở mức nào? Bạn có bao giờ nghĩ nâng cao văn hóa bình luận mỗi ngày, mỗi bình luận không? Nếu quan tâm, bạn đã làm gì để nâng cao trình độ văn hóa bình luận của bản thân? (Nâng cao thông qua đọc bình luận của người khác? Có thể đúng, nhưng việc đọc bình luận nhiều lúc vì thỏa mãn sự tò mò của bản thân, tìm kiếm sự đồng tình hơn là để chiêm nghiệm góc nhìn của người khác.) Bạn có hay không đọc những ý kiến bất đồng với của mình để hiểu hơn về họ, để mở rộng thế giới quan của bản thân?

Thật hiếm khi chúng ta tự răng đe, nhắc nhở chính mình phải chú trọng văn hóa bình luận. Thay vào đó, tương tác nhanh chóng cho phép bình luận và nhìn thấy phản hồi ngay tức thì khiến con người tự ảo tưởng, tự hối thúc chính mình trả lời nhanh nhất khi có ý nghĩ lóe ra trong đầu, mà không cần chờ đợi thêm một khắc “dư thừa” nào cả. Đó là lúc chính thức rơi vào trạng thái nói mà không suy nghĩ. Khi đọc, chúng ta bận tiếp thu và kết luận, khi bình luận, chúng ta lại bận nói/viết. Vì thế, ta chẳng có đến 7 giây để ghi nhớ, 8 giây để cân nhắc lại hoặc 9 giây để suy nghĩ về những quan điểm trái ngược với mình. Chúng ta thường “tiết kiệm” 30 giây suy nghĩ nghiêm túc về một vấn đề trước khi đưa ra kết luận và bình luận (vì không đợi được cái tiếp theo, có lẽ vậy).

Bình luận ngay tức thì, một thói quen tệ hại đang ăn sâu vào mỗi người một cách vô thức, khiến họ “rèn” kỹ năng nói/viết mà không suy nghĩ (dưới cả mức thiếu suy nghĩ). Không chỉ bình luận viên, MC, người dẫn chương trình… là người phải quan tâm đến và chịu trách nhiệm với văn hóa bình luận của bản thân. Tất cả mọi con người, nếu có bộ óc để suy nghĩ thì sẽ có bộ óc để bình phẩm, vì thế hãy quan tâm đến và chịu trách nhiệm với văn hóa bình luận của bản thân một cách nghiêm túc.

Cuối cùng, đừng bình luận, cảm thán, thích hay chia sẻ gì cả, hãy dành thời gian đó để suy nghĩ. Nếu có thêm thời gian, hãy suy nghĩ trước khi bình luận.

(*) Nếu bạn đoán đúng thông điệp đầu tiên, cho tôi xin làm quen nhé.

(**) Nếu bạn đoán đúng thông điệp thứ hai, cho tôi xin kết làm chiến hữu với. 😉

 

Hương Võ

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

20 BÌNH LUẬN

  1. onl fb xem những thứ trên đo lướt qua. Mọi thứ có nhiều thứ vẩn vơ trong đầu để suy nghĩ thực chất chỉ để tìm hiểu thông tin, giải trí. mọi việc đều ổn những bình luận theo kiểu đám đông thật giúp ích cho các fan page.

  2. Lướt qua các bình luận hằng ngày trên facebook, haivl,….tôi nhận thấy một điều rõ ràng là người tham gia chỉ luận chứ ko bình, họ chỉ nói những điều vu vơ mà tâm trí vừa bắt được chứ chẳng kịp suy nghĩ gì về vấn đề. Có lẽ thói quen suy ngẫm còn là một điều gì quá xa lạ với giới trẻ

  3. một số người bình luận không phải là để thể hiện sự thấu hiểu đối với chủ đề, mà chủ yếu là để có nhiều like, lên top 🙂 Thế nên dù họ có suy nghĩ nhiều thì cái cách họ suy nghĩ cũng khác …

  4. cái (*), (**) có gì đâu mà đoán trời . kiểu như ta dựa vào thành quả của người đi trước, lịch sử làm nền tảng, tham khảo, học hỏi, tiết kiệm thời gian, sức lực. chắc lại 1 FA viết bài làm quen kiểu văn minh đây mà. tởm. xin lỗi đã vạch trần bạn.hihi.

  5. Bình luận phải có văn hóa. Rất đúng. Trận Tây Ban Nha thua Chile 0-2, ngày 19/6/2014 tại World Cup 2014 có bình luận viên bình luận theo kiểu phi văn hóa, lời lẽ miệt thị đội Tây Ban Nha mỗi khi đội này không thành công trong 1 pha bóng nào đó. Vậy trách làm gì khi bóng đá VN luôn ở hạng ‘xách dép’ cho người khác.

    • Bạn có thấy bạn đang ngụy biện không ? Bình luận viên chỉ là một cá nhân. Lối bình luận của anh ta sẽ ảnh hưởng đến bóng đá của cả một quốc gia không ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI