Featured Image: il lele
Thực ra cái chủ đề này hơi khó bắt đầu… Thôi cứ đi từ khái niệm.
Tuổi tác là gì? Mình khi nghe đến cụm từ này sẽ nghĩ ngay đến số năm sống từ khi sinh ra. Một nghĩa đen hoàn toàn. Và trong số đó chia ra các tuổi: Nhi đồng, thiếu niên, trẻ vị thành niên,… Những giai đoạn của cuộc sống sẽ đi kèm tuổi tác của mỗi chúng ta, và mỗi một độ tuổi sẽ có những quyết định mang tính bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành về mặt tuổi tác. Tuổi tác thực sự là một điều khiến ta phải suy nghĩ vì nó ngày một lớn mỗi ngày và khiến ta phải chắt chiu từng cơ hội hơn.
Sự già đời là gì? Đây quả thực là một khái niệm khó giải thích, nó nôm nà là một sự trưởng thành. Sự trưởng thành đó có được là do có những bài học đúc kết ra được từ những trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống. Trời ơi khó giải thích thật! Đến Google còn không biết là gì. Vậy tùy theo cách hiểu của mọi người nhé. Mình thì hiểu như vậy!
Câu hỏi đặt ra: Tuổi tác và sự già đời có mối quan hệ như thế nào? Thoạt nghĩ thì hầu như ai cũng nghĩ ngay ra tuổi tác tỷ lệ thuật với sự già đời. Tuổi tác càng cao thì sự già đời càng nhiều thêm. Đúng, rất đúng. Bởi vì tuổi tác càng cao thì trải nghiệm càng nhiều và đương nhiên từ những sự trải nghiệm đó chúng ta có được sự già đời hơn. Nhưng liệu có thực sự ai cũng vậy? Bởi ở một xã hội ngày một phát triển như hiện tại, những đứa trẻ tầm 9 – 10 tuổi nhiều khi đã có được những trải nghiệm cảm giác mà ở thế hệ bố mẹ chúng nhiều khi ngoài 20 tuổi mới có cơ hội được trải nghiệm cảm giác tương tự. Điều đó đem lại cho những đứa trẻ sự già dặn hơn, chững chạc hơn. Trải nghiệm tôi muốn nói ở đây không phải là dạng như kiểu: Lần đầu đi máy bay, lần đầu được đi du lịch,… mà kiểu trải nghiệm như va chạm trong đời sống, tự lập sớm là một dạng như vậy.
Nhiều người lớn bây giờ nghĩ rằng trẻ con thì sẽ có những suy nghĩ của trẻ con và cho rằng không cần quan tâm lắm đến những suy nghĩ đó. Đó quả thực là một quan điểm rất sai lầm, trẻ con thông minh hơn họ nghĩ và có vài câu hỏi trẻ con đặt ra chưa chắc người lớn đã trả lời cũng như giải thích được cho chúng. Trẻ con nhiều khi đem lại cho người lớn một sự tò mò. Nhiều đứa trẻ có được sự chững chạc, độc lập. Để có được điều đó một phần nhỏ cũng từ sự kỷ luật, nghiêm khắc nhưng mềm dẻo của cha mẹ. Nhưng phần lớn vẫn là những va chạm lớn trong cuộc sống mà những người làm cha làm mẹ không khó để cho chúng cơ hội để va vấp, chúng phải tự xoay sở trong những tình huống khác nhau để rút ra cho mình những bài học, những sự nhìn nhận vấn đề một cách khách quan.
Vậy nên nhiều đứa trẻ dù tuổi đời còn rất trẻ đã sở hữu một suy nghĩ mà tưởng chừng chỉ người lớn mới có thể sở hữu được. Ở chúng luôn có một sự già dặn, đứng đắn nhưng vì vẫn “trẻ con” mà, tránh sao được sự non nớt trong từng tình huống. Nhưng không vì thế mà chúng mất đi chất “người lớn” trong mình. Ngược lại, nhiều người cho dù tuổi tác cao nhưng lại có những suy nghĩ “trẻ con”, tỏ ra ăn thua với những người ít tuổi hơn rất nhiều. Nhưng một phần trong họ vẫn luôn có suy nghĩ: “Chấp gì trẻ con.” Thực ra thì không biết ai trẻ con thực sự.
Điều cuối cùng muốn nhắn nhủ: Hãy già đời theo đúng tuổi tác của mình. Cũng không nên già trước tuổi mà cũng không nên trẻ sau tuổi. Đủ luôn là đủ. Hiểu chứ?
Chúc mọi người đủ!
No Name
Mình xin góp ý chút. Osho từng nói rằng:
Có khác biệt lớn lao giữa trưởng thành vào già đi.
Già đi không phải là điều bạn làm ra, già đi là cái gì đó sảy ra về mặt thể chất.
Mọi đứa trẻ sinh ra, qua thời gian, đều trở nên già. Trưởng thành là cái gì đó
bạn đem tới cuộc sống của mình. Mọi người tưởng rằng cứ già đi là trở lên trưởng
thành, nhưng đó là sai lầm. Già đi cộng với nhận biết và kinh nghiệm là trưởng thành.
Mình cũng đồng ý với Osho, hình như bạn đang nhầm lẫn giữa “già đi” và “trưởng thành”
Cmt tí nhé No Name
Mình nghĩ sự già đời (bình thường chỉ là ai sinh ra trước thì…già hơn thôi) là cái khoảng thời gian một người bắt đầu sống tự lập,bắt đầu những trải nghiệm với cuộc sống, với xã hội, và thu được những bài học tích cực (nhiều hay ít la do mỗi người thôi), có thể do thành công hay thất bại mang đến.
Thế nên có những người nhiều tuổi nhưng có thể suy nghĩ vẫn trẻ so với người cùng tuổi hay người còn trẻ mà lại có những suy nghĩ già dặn,chững chạc hơn cả những người lớn tuổi hơn.
Còn tuổi tác chỉ là khoảng thời gian được tính từ khi chúng ta sinh ra thôi, nếu mọi việc diễn ra bình thường thì ai sinh trước sẽ được trải nghiệm cuộc sống sước,va vấp trước, nhưng nếu ko tích luỹ được những kinh nghiệm có được do được trải nghiệm trước thì rất có thể sẽ bị vượt. Đấy là chuyện thường mà.
Em thì em nghĩ nếu còn trẻ mà suy nghĩ chín chắn, chững chạc thì càng tốt. 😛
Có tí ý kiến còi, ace gạch đá ít thui nha,e mới xây nhà rùi. Hj
Got it, tks 😉
Quan điểm của tôi : hãy luôn giữ cho tâm hồn mình tươi trẻ. Sự già đời, sự từng trải đôi khi khiến con người ta cảm thấy sợ hại, nhàm chán và thiếu tính sáng tạo.
Bài viết của bạn đoạn đầu phân tích khá chặt chẽ, nhưng câu kết không nêu được rõ ràng ý kiến, quan điểm của người viết: thế nào là đủ, tại sao không nên già trước tuổi,…(không ăn khớp với những gì bạn phân tích ở trên) ?. Đặc biệt là câu hỏi trống không cuối bài, khiến tôi cảm thấy bạn không tôn trọng độc giả, chắc chắn ở THDP có nhiều độc giả lớn tuổi hơn bạn. Bạn muốn thể hiện điều gì qua câu hỏi đó ? Từ ngữ có vẻ triết lý nhưng thực ra sáo rỗng.
Bạn hiểu ý tôi chứ ?
mình hiểu ^^ cảm ơn bạn đã góp ý !!
không hiểu. chuẩn nào là đủ?
Lôn nhừ :3
hay :)) soioawjda-dizpoj;lxzv
Mình thích bài viết của bạn 🙂
Cảm ơn bạn 😉