Không nói thì bất cứ ai cũng biết về vụ lùm sùm xung quanh việc phát hành bộ phim Cuộc Phỏng Vấn trong thời gian gần đây. Các bạn có thể quan sát trên mạng, rất dễ. Phim này đã được đưa lên mạng, các bạn có thể mua hoặc thuê trên Google Play.
Sau khi xem xong phim này, tôi nghĩ nó không đến nỗi bôi bác ông Kim Chính Ân (Kim Jong-un) đến mức có những việc lùm xùm thái quá như vậy. Thái độ cực đoan thái quá cộng với tư tưởng tôn thờ lãnh tụ làm cho họ phản ứng như vậy chăng? Câu hỏi này tôi xin miễn bàn ở đây, hy vọng ai đó có hứng thú để làm khảo cứu chia sẻ cho mọi người thì hay quá!
Ở đây tôi chỉ xin bàn luận một vấn đề nhỏ, mà tôi thấy được sau khi xem phim này, là vấn đề sức mạnh của truyền thông (tự do) đối với một xã hội – quốc gia là như thế nào.
“Đây là một cuộc cách mạng khai màn chỉ bằng một chiếc máy quay và vài câu hỏi.” – Dave Skylark
Câu trích dẫn trên là trong phần thoại cuối của nam diễn viên chính Dave. Triều Tiên đã có một cuộc cách mạng, thứ mà không thể có nếu như Dave chỉ phỏng vấn Ân theo y như kịch bản mà hắn đã chỉ đạo. Nói khác đi, truyền thông tự do (làm theo ý mình, không theo sự chỉ đạo, sai phái của ai khác) đã tạo ra cuộc cách mạng đó.
Sự giả dối của tuyên truyền và Triều Tiên
Phần nửa đầu phim, khi Dave và Aaron mới đặt chân đến Bình Nhưỡng, là hàng loạt các cảnh lừa lọc và ngụy tạo được dựng lên để lừa bịp họ. Một tiệm tạp hóa với một cậu bé mập ú; ngài Kim Chính Ân không hề đi đại tiện và tiểu tiện, ngài không có hậu môn và rằng ngài đốt cháy hết không để thừa thứ gì qua sự tập trung phụng sự người dân; sản lượng khoai tây cao ngút, dư giả cho người dân của họ…
Không chỉ hai phóng viên bị lừa, mà người dân Triều Tiên đều tin là vậy. Họ tin vào một đấng Chúa Trời nhà họ Kim, tin vào hết thẩy sức mạnh của nhà nước này. Nhưng chỉ có một số người biết sự thật, ngài Ân, cô Sook – hình như là trưởng ban tuyên truyền, và các vị khác trong chính phủ, họ biết nhưng vì thứ gì đó họ không dám để các thông tin về sự giả dối đó đến với người dân.
Người Mỹ xuất hiện – truyền thông tự do tới
Phim của người Mỹ nên họ tôn vinh họ là điều dĩ nhiên rồi, tôi nói đến phần lớn hơn – tự do truyền thông.
Kim đề nghị có một cuộc phỏng vấn, nhưng hắn muốn các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn phải là do chính tay hắn soạn, để chi vậy? Hiển nhiên là hắn muốn nhờ vào chương trình truyền hình trực tiếp Sơn Ca nổi tiếng của Dave để đưa những thông tin ngụy tạo mà hắn đã tạo ra cho Triều Tiên đến với phần còn lại của thế giới.
Nhưng thật không may, sau hàng loạt các biến cố, Dave và Aaron đã nhận ra chân tướng sự thật. Và thay vì làm một chương trình phỏng vấn trực tiếp với nội dung được thiết lập trước, Dave đã chơi Ân một vố đau; với sự giúp đỡ của cô Sook ở trên và người đồng nghiệp của mình, Dave đã vén bức màn bí mật về sự giả dối cho người dân Triều Tiên, và làm cho thế giới phải sửng sờ.
Trên đây giống như một tóm tắt nhỏ của phim Cuộc Phỏng Vấn, tuy nhiên điều tôi muốn nói cũng đã sáng tỏ được phần nào. Rằng sự ngụy tạo và giả dối chỉ có thể tồn tại nếu kẻ ngụy tạo và giả dối nắm được sự thông tin ở một xã hội. Và hơn nữa, điều quan trọng là nếu truyền thông càng tự do bao nhiêu, thì sự ngụy tạo và giả dối phải nhường lối bấy nhiêu.
Xem phim mà ngẫm đến nước nhà
Thật đáng chê trách nếu chỉ có những ý kiến sáo rỗng như vậy mà không có nhận xét gì lấy làm hữu ích cho người đọc, nhận xét và ý kiến về truyền thông ở Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam, nói thẳng ra là không chỉ truyền thông mà mọi ngành khác đều có sự chi phối của chiếc vòi bạch tuộc Đảng Cộng Sản (ĐCS). Họ nắm giữ và chi phối quốc hội, đưa ra đường lối cho nhà nước hoạt động. Truyền thông, báo chí cũng không nằm ngoài sự chi phối và giám sát đó của ĐCS.
Ứng với phim Cuộc Phỏng Vấn này, chúng ta cũng lý giải được nhiều điều. Vì sao sự trá ngụy luôn rình rập trên từng mặt báo cơ hồ muốn ăn tươi nuốt sống người đọc. Vì sao mọi thứ đều tốt đẹp, song cuộc sống vẫn không khấm khá nỗi, ai nấy cũng không than ít cũng than nhiều, mà không dám nói…
Và cũng qua bộ phim này, theo ý kiến cá nhân của tôi, bước ngoặc lớn nhất cho sự thay đổi của Việt Nam hiện nay, có lẽ là phải thả tự do cho truyền thông và báo chí, để nó được làm đúng nhiệm vụ và vai trò mà nó sinh ra vốn là vậy.
Hãy làm những việc mà các bạn thấy là có ích cho sự thúc đẩy tự do, hãy chia sẽ những thông tin đã được kiểm chứng, hãy biết cách tìm kiếm thông tin đáng tin cậy và có giá trị!
Tien Phan
đê ma ma nói linh tinh vào tù giờ
Tôi chỉ mong muốn việt nam được như mục tiêu của cộng sản là ấm no, hạnh phúc cho người dân thôi đủ lắm rồi. Tôi sống trong xã hội này mà nhìn thấy bao nhiêu khổ đau nhưng không thể làm gì hơn gúp đỡ. Đau buồn thay. Bao quốc gia xuất phát cùng thời gian còn khổ hơn việt nam nhiều giờ trở thành siêu cường. Vậy trách ai ? trách bác Hồ ư ? người lãnh tụ đã giúp việt nam chống pháp ư sau rồi lại giết hàng trăm ngàn người nông dân tiểu tư sản “theo đủ chỉ tiêu của mao”. con tố cha, chồng tố vợ,…Số lượng người chết cải cách ruộng đất có ghi rõ tài liệu cộng sản ko nói láo.Kinh tế nông thôn tan nát .
Rồi chống mỹ hay anh em trong nhà đánh nhau không dám bàn sâu.. thời kỳ bao cấp bao nhiêu khổ sở,đói kém nhưng mỗi quan chức trong đảng có một cửa hàng riêng. Có ai tự hào rằng giờ đây tốt hơn tem phiếu ngày xưa là do đảng đổi mới kinh tế thị trường định hướng vv….thì hãy nhớ rằng thành tựu này kém xa các nước trong khu vực lào, campuchia đang dần vượt việt nam chứ ko dám xo sánh với thái, hàn, singapo. Rồi ta tự hỏi tại sao tham nhũng nhiều thế, cái gì sai cũng đổ cho cơ chế thì lại hiểu ra chỉ có 1 đảng độc quyền, đảng cử dân bầu, con vua thì lại làm vua. Tất cả các ban ngành đều trong đảng lấy ai kiểm tra, chống tham nhũng. Nước tư bản giờ thay đổi ko còn như xưa nhưng 3 trụ cột tư pháp, hành pháp, lập pháp độc lập không đổi, luôn giữ nhau, kiểm tra, chống tham nhũng độc lập nên các vụ sai phạm được xử rõ ràng. Nước ta không dám thay đổi, thay đổi là mất đảng, mất lợi ích riêng…tôi nhớ 1 câu “chủ nghĩa xã hội không hơn gì một giấc mơ đẹp”
Tự do, dân chủ chỉ là hệ quả mà thôi. Của Một xã hội công bằng. Mong thanh niên việt nam hãy tỉnh ngộ quan tâm đến đất nước nhiều hơn. thay vì chạy theo xa hoa phù phiếm.
Viết sai chính tả tè le hột me. Nên học lại chính tả trước khi muốn trở thành nhà báo.
Ai có thể định nghĩa được thế nào là tự do báo chí?
đừng đặt gánh nặng lên vai người khác. tôi thấy ít (hiếm) ai có thể tự mình đứng ra mà định nghĩa được tự do là gì, tự do báo chí là như thế nào…
nhưng vẫn có thể đọc hiểu những kết quả được những tập thể khác đúc kết qua thời gian mà chúng ta thấy nó hữu lý:
– wiki/T%E1%BB%B1_do_b%C3%A1o_ch%C3%AD
– Freedom_of_the_press
mời bạn tham khảo hai đường dẫn trên, tham khảo các tài liệu đi kèm, tự đối chiếu với suy nghĩ của mình, tôi nghĩ sẽ là một trường bổ ích. không tìm ra được định nghĩa, nhưng cũng tìm được những đặc điểm căn bản để trả lời cho câu hỏi của mình. các thông tin này tôi đã đính kèm trong bài viết mà ko biết vì sao người biên soạn lại xóa đi mất.
triết học, chính trị, đạo đức học… không phải ai đưa ra một định nghĩa mà thành. phải trải qua thời gian và đóng góp của một xã hội thì mới hình thành lên một chút ít gì đó vận hành được. hi vọng chừng này thông tin đã thỏa mãn thắc mắc của bạn!
Bản thân mình là người luôn ủng hộ chủ nghĩa tự do ngôn luận hay tự do truyền thông mà bài viết nhắc đến. Nhưng khi mà giới trẻ vẫn đang sôi sục lên vì Kenny Sang, Lệ Rơi dc lên báo hay 1 vài bức hình khoả thân mà sôi sục, thì khi đó “tự do” sẽ khó lòng kiểm soát. Trình độ dân trí của cta vẫn còn thấp, ngay cả là ở trong những thành phố lớn thì mức độ cư xử và hành vi con người vẫn không được cải thiện thì khi đó “tự do” sẽ trở thành” loạn lạc”, “vô văn hoá”, “ứng xử bầy đàn”, “kích động”… Chỉ khi chính bản thân chúng ta, mỗi người tự thay đổi, tự nâng cao nhận thức của chính mình, dẫn tới ảnh hưởng tốt tới mọi người khác, mình tin sẽ có ngày chúng ta có được cái “tự do” mà chúng ta muốn.
Mình luôn ủng hộ những bài viết có tác giả dám đáp lại những ý kiến phản hồi không tích cực như bạn, cảm ơn bạn rất nhiều! Hãy cố gắng phát huy nhé!
cảm ơn bạn!
có lẽ có thời gian, mình hoặc ai đó sẽ viết về vấn đề “tự do có phải chỉ là tài sản của người có trình độ?”. mong lúc đó sẽ có ý kiến từ bạn.
Mình sẽ rất sẵn lòng thôi.
NƯớc nào chả thế, bên MỸ nó quản theo dạng nghe lén, các tổ chức FBE, CIA, sẵn sàng đập từ trong trứng phá ra. Cái vài bạch tuộc của các nước đế quốc còn lớn hơn nhiều so với VN nay, so sánh quá khập khiểng. Tôi chỉ nói 1 câu thôi ” tất cả chính phủ trên thế giơi đều nắm công cụ truyền thông của mình, nó mang yếu tố sống còn của họ”.
Tự do như Mỹ thì thằng nào chả muốn. Nhưng với cái trình độ văn hóa, dân trí của dân mình bây giờ. Thì tự do phát ngôn, truyền thông để thành cái chợ vỡ hả? Truyền thông hiện đại với sự giúp đỡ của Internet là một công cụ thao túng đám đông mạnh nhất. Giờ dân mình gió chiều nào theo chiều đó, không có chính kiến. ĐỌc vài ba cái bài báo mạng chưa biết thế nào cũng nhảy dựng lên thì tự do truyền thông lúc này liệu có tốt không?
Muốn tự do trước tiên các bạn cứ học đi cho mình nhờ, thế hệ tương lai của đất nước ạ!. Học đi! Hãy có chính kiến của riêng mình, hãy hiểu biết nhiều hơn. Giỏi giang, thông tuệ rồi thì lúc đấy có Đảng giời cũng chẳng điều khiển được mình 🙂
Càng bưng bít thì dân càng mãi bị ru ngủ bởi giải trí, như vậy làm sao mà khai dân trí được.
Rất nhiều người lên facebook, tiếp xúc thông tin không kiểm duyệt, sau đó họ chuyển qua đọc báo và coi thời sự nhiều hơn, ít quan tâm tới showbitch mà quan tâm tới thời sự và vận mệnh nước nhà hơn.
Chúng ta có câu “Tích tiểu thành đại”. Chỉ cần bạn dạy cho thế hệ sau bạn hiểu được giá trị bạn đang hướng tới, thì tới thời điểm nào đó, giá trị của bạn sẽ được thực hiện.
Bạn nói cứ như dân mình toàn người ngu, người mù, người câm, người điếc không bằng.
ngày xưa tôi được dạy để yêu kính một người và tôi từng chấp nhận đó là một chân lý như 1+1 là 2 vậy..và bây giờ tôi nhận ra nhiều sự thật khác..và điều giả dối thì chỉ dùng để nhồi nhét chứ không làm nên chân lý được..tất cả là nhờ “những thông tin không được kiểm duyệt” mà bạn đã nói.
Chào Alex
Đúng là tự do như mỹ thì ai cũng muốn hết mình đồng ý với bạn, nhưng ở nước ta việc tự do ngôn luận không có, còn nói về trình độ, người nào có tâm huyết với ngành báo chí thì đi học chứ không phải với cái trình độ văn hóa, đân trí như bạn nói.. không ai ngu cả chỉ là họ không học
Còn báo mạng như bạn nói tùy người bạn, do một khi viết lên 1 cái gì đó thì cũng có người thích người không, đâu có gì là hoàn hảo, tốt hay không tốt do từng người cảm nhận việc này đúng hay sai
Muốn tự do trước tiên bạn cứ học đi cho mình nhờ… Mình nói thẳng nhé ở nước ta gia đinh luôn muốn con cái mình theo con đường công an hay bác sĩ không cho con cái có quyền quyết định theo sở thích, mình nói vậy chắc bạn hiểu chứ
Tự do báo chí ở Việt Nam được xếp hạng thứ 174/ 180 bởi tổ chức RSF .
trình độ ở vn tự do chỉ tạo loạn thôi bạn à :3
Vậy những vấn đề không được tự do thì sao? Bạn không thể biết tiền thuế trôi về đâu? Bạn có được hưởng lương xứng đáng với sức lực công việc bạn bỏ ra không? Tự do, khi ấy, chúng ta sẽ phải học, học cách để tiếp nhận sự tự do một cách tuyệt vời nhất #Peace
Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) nói Việt Nam nằm trong 5 quốc gia theo dõi internet một cách nghiêm ngặt nhất.
Bốn nước kia là Syria, Trung Quốc, Iran và Bahrain.
…
Phúc trình của RSF viết: “31 người sử dụng internet hiện đang bị cầm tù và các cà phê internet bị kiểm soát chặt chẽ, người dùng (theo quy định) phải xuất trình giấy tờ trước khi vào mạng”.
…
Tổ chức nghiên cứu OpenNet Initiative năm 2012 đưa ra một danh sách các website bị chặn ở Việt Nam, bao gồm nhiều báo, blog cả trong nước lẫn nước ngoài, cùng các website mang thông tin nhân quyền và đối lập.
…
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130312_rsf_internet.shtml
Có lẽ phải lấy cớ chống khủng bố để kiểm soát internet + nghe lén điện thoại xuyên quốc gia thì chúng ta mới thoát khỏi bị trí bết bát này. Nói thẳng ra đây là 5 nước mà Mẽo chưa nghe lén được =))
Nó nói thế mà bạn cũng cho là đúng à, VN có cấm internet như bạn nói k hay như:” Phúc trình của RSF viết: “31 người sử dụng internet hiện đang bị cầm tù và các cà phê internet bị kiểm soát chặt chẽ, người dùng (theo quy định) phải xuất trình giấy tờ trước khi vào mạng” . Thật sự là ngta nghĩ nước mình là Đảng cộng sản là giống như Bắc Triều Tiên chắc, toàn bêu xấu nước nhà
cái gì nó xấu thì mất lòng bạn à
Bạn đồng ý câu “người dùng (theo quy định) phải xuất trình giấy tờ trước khi vào mạng” có phải ng Việt Nam đang dùng Internet ko nhỉ?
Ở phần cuối bạn đưa ra ý kiến tiêu cực và phiến diện quá.
Việc chính phủ điều khiển, chi phối truyền thông là một lẽ thường tình, hơn nữa là cần thiết. Quyền tự do báo chí mà không có sự kiểm soát nhất định, đúng là không còn “tự do” theo đúng bản chất, nhưng sẽ góp phần đảm bảo ít nhiều an ninh của một quốc gia.
Ví dụ: Nếu Mĩ cho cánh nhà báo tự do viết bài, chụp ảnh về Area 51, và xác nhận sự tồn tại của một loại vũ khí huỷ diệt hay người ngoài hành tinh,…thì liệu bản thân người dân và cả thế giới có ngồi yên không?
Ví dụ 2: Nếu nhà nước Việt Nam điều khiển hoàn toàn, siết chặt truyền thông thì còn lâu mới có vụ lùm xùm về tuổi tác Công Phượng, còn lâu Bộ Tư Pháp mới nhảy vào…
Bản thân mình cũng không thực sự đồng tình với cách làm việc cũng như chính sách của nhà nước hiện nay nhưng xét cho cùng, Việt Nam vẫn có tự do báo chí một cách tương đối chấp nhận được so với nhiều nước, điển hình là Trung Quốc (không Facebook, không Google,…) và Triều Tiên (chẳng có quái gì cả). Trong khi niềm tin ở nhà nước của người dân Việt Nam đang suy giảm, sự tiết chế truyền thông là điều cần phải làm. Ít ra thì bạn nên biết là mình còn may mắn hơn nhiều người khi không bị tẩy não và được phép viết, đăng bài này.
Không tự do sẽ gây ra cách mạng, nhưng quá tự do thì mất an ninh, và Việt Nam đang cố gắng vươn đến sự cân bằng cần thiết để ổn định đất nước.
Chào Khôi,
Tôi không nghĩ quyền tự do báo chí nên được kiểm soát, nhất là việc kiểm soát dưới tay của một tổ chức chính trị, vì như tôi đã nói trong bài, việc kiểm soát truyền thông làm lệch đi nhiệm vụ và chức năng của truyền thông, báo chí (http://icevn.org/vi/VaiTroTuDoBaoTri)
Về các ví dụ mà bạn nêu ra, đều là các vấn đề về mặt hiện tượng, không thể dùng nó để mô tả đầy đủ cho một hệ thống được. Hơn nữa hai ví dụ mà bạn đưa ra nhằm nói lên rằng, Hoa Kỳ vẫn có việc ngăn cấm báo chí, Việt Nam có tự do báo chí nhằm khỏa lấp khoản cách hai nền truyền thông của hai quốc gia đó với nhau là khập khiễn. Nên chăng hãy ví dụ về cái hạn chế ở Hoa Kỳ, và hạn chế là Việt Nam để tiện bề so sánh?
Hơn nữa bài này tôi không mang Hoa Kỳ ra làm ví dụ, Hoa Kỳ chỉ là một quốc gia trong phim, tôi không lấy nó ra làm thực tiễn. Cái tôi nói đến là tự do truyền thông, chứ không phải tự do truyền thông của Hoa Kỳ!
p/s: Tôi lại tiếp tục có ý kiến khác với bạn, tôi nghĩ tự do mới sinh ra cách mạng, còn kiềm kẹp mới sinh mất an ninh. Bạn thấy ở Việt Nam hiện giờ có an ninh ư, tôi nghĩ đó là an ninh trong sự lo sợ chứ không phải an ninh của công lý. Vấn đề này là lớn, cần phải thảo luận ở một bài nào đó, tôi chỉ nói qua vậy thôi.
Theo bạn, định nghĩa của tự do báo chí là thế nào?
Hết chuyện lôi mấy cái bí mật quân sự ra so sánh. Mày cũng bị đảng tẩy não có hơn gì bọn nó đâu. Tự do báo chí Việt Nam chỉ đứng thứ 6 từ dưới đếm lên thì có hơn gì Trung Quốc với Triều Tiên
Comment của bạn phân tích khá ổn, nhưng ở đoạn cuối “Việt Nam đang cố gắng vươn đến sự cân bằng cần thiết để ổn định đất nước” bây giờ với tình hình nước ta hiện nay tự do ngôn luận, báo chí chưa được thực thi thì cứ đợi bao giờ nó mới cân bằng, nói như kiểu “đất nước ta vừa đi ra từ chiến tranh vẫn đang trên đường đổi mới ấy” gần 40 năm rồi mà “vẫn đang” và “cố gắng” thì chắc đợi bao giờ Châu Phi có tết âm lịch thì mới “cân bằng” được 🙂
Đao to búa lớn quá, chỉ thấy đầy mùi đả kích thôi. Bạn, người viết, đã làm được bao nhiêu việc dù chỉ là nho nhỏ cho người dân VN rồi 🙂
Thế nào là đả kích? Chỉ là quyền tự do nêu ý kiến thôi mà, hình như cứ nói gì mà k khen ngợi ĐCS thì bị coi là nói xấu, đả kích ah. Làm việc gì thì có cần phải báo cáo cho bạn biết ah. Hay tôn trọng sự khác biệt ! 😉
Mình đang sử dụng quyền tự do nêu ý kiến đó bạn :). Mình chỉ đặt ra 1 câu hỏi tu từ, chưa hề cần một câu trả lời nào từ tác giả, mỗi người một góc nhìn thôi. Với bản thân mình thì mình thấy bài viết này mang tính đả kích, người khác thì thấy nó thực tế, tùy góc nhìn thôi 😉
Chỉ riêng 2 sự so sánh giữa 1 cái là chế độ XHCN, 1 cái là Tư Bản đã là sự khập khiễng rồi (Mình không nói ai tốt hơn ai nhé)
Nếu bạn nhìn thấy Triều Tiên hay Trung Quốc làm gì với việc kiểm soát báo chí, truyền thông của họ thì ban sẽ thấy ở Việt Nam còn hạnh phúc chán.
Đối với mình, thấy cái gì không thích, hãy cố gắng đi mà thay đổi nó, thế thôi 🙂
Nếu bạn chờ một người nào đó thì xin lỗi, bản thân mình không thích quan điểm chỉ nói mà không làm. Vậy nha 😀
Tất cả chỉ là quan điểm, góc nhìn thôi 🙂
Mình thấy khi bạn đặt tay lên bàn phím gõ và cmt có nghĩa bạn đã đồng ý 1 điều: “Chúng ta đang tranh luận”. Thê nhưng khi tranh luận bạn lại vi phạm một số nguyên tắc căn bản.
1. Bạn nói người ta đả kích nhưng ko trích dẫn phân tích cụ thể 🙁
2. Người ta đang bàn luận về một vấn đề thì nó có liên quan gì đến việc người ta đã làm được điều A này điều B nọ. Việc bàn luận và cân lượng một câu nói lại liên quan đến việc làm quá khức sao 🙁 Chẳng lẽ để viết một bài viết người ta phải đính kèm mốt đống CV để chứng tỏ mình đã làm được gì sao?
Nếu cmt thì chúng ta tôn trọng mọi người một chút và có chỉ trích thì cũng chỉ trích cho nó khoa học và mổ xẻ hợp lí. Đã tranh luận thì cần trích dẫn và đưa ra thông tin hợp lí chứ.
Còn nếu nói đến việc “tất cả chỉ làm quan điểm” là một câu nói vô lí nhất chẳng mang tính tranh luận tí nào cả, cứ như một câu nói huề tiền ko hơn ko kém. Quan điểm bạn khác người ta, nền tảng nhận thức bạn khác người ta thì thử hỏi làm sao tranh luận đây. Thử hỏi câu nói của bạn làm sao đủ sức thuyết phục người ta đây.
Bạn so sánh việt nam với trung quốc triều tiên và nói chúng ta hạnh phúc hơn. Vậy đâu có nghĩa là chúng ta hạnh phúc nhỉ, truyền thông việt nam vẫn bị kiểm soát, thông tin vẫn bi giấu kín mà.
Bạn so sánh giữa Việt Nam với Triều Tiên và Trung Quốc rồi nói nước chúng ta vẫn còn hạnh phúc chán thì có vẻ hơi thiển cận, phải không? Cũng giống như bạn đâu thể so sánh bản thân với người khác để xem mình hơn được mấy người trong khi trên bạn vẫn còn bao người, như thế sẽ khiến bản thân bạn tự mãn và bạn ngừng phấn đấu, học hỏi thôi.
câu nói muôn thuở rất quen thuộc: đã làm được gì cho bla bla bla chưa mà bla bla bla :))
và thường những người nói ra câu này là khi họ đã đuối lý, cuống cuồng đi quy chụp người khác này nọ để vớt vác chút còn lại cho ý kiến của mình
Hi,
“đả kích” cái xấu là làm việc phục vụ quốc gia rồi đó !
Tôi có ông cậu làm báo Tuổi Trẻ, và một lần cậu đã tâm sự với tôi là: “Cậu chỉ ước mình được mở một tòa soạn báo tư nhân nhưng chính quyền này không cho phép thành lập báo chí tư nhân” thì đủ biết tự do báo chí nó ở mức nào rồi
(Cho mình mượn cái top cmt này để nói một chút) Nhiều người đưa ra lý lẽ rằng trình độ dân trí VN quá thấp suy ra nếu có tự do thì sẽ loạn. Mình không hiểu được tại sao. Hình như những người này đang định nghĩa chữ tự do theo kiểu mọi rợ. Định nghĩa tự do hợp với luân thường đạo đức có nghĩa là bạn muốn làm gì thì làm MIỄN LÀ đừng xâm phạm người khác. Hay còn gọi là nguyên tắc Không Xâm Phạm, Non-Aggression Principle, một trong những nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa tự do. Nguyên tắc này đơn giản tới mức một đứa con nít 6 tuổi cũng hiểu và đồng ý. Nếu mình không xâm phạm nó mà nó xâm phạm mình thì sao? Tự do không có nghĩa là không có luật pháp. Vì sao dân trí VN thấp? Vì không có tự do. Chừng nào mà VN chưa được tự do thì dân trí sẽ không bao giờ cao lên được.
Theo mình ấy, có dân trí, mới có tự do. Không phải có tự do mới có dân trí. Bạn muốn tự do ư? Tốt thôi hãy có trình độ để tự quyết định các vấn đề của mình rồi hãy nghĩ đến việc không cần ai lãnh đạo, kiểm soát mình. Mình tạm thời chưa đủ năng lực để quyết định cộng sản có tốt hay không? Hay phi chính phủ, hay tư bản,… liệu có giúp ích mọi người không? Mình chỉ quan tâm tới việc, người dân của mình có được cuộc sống ổn định, no đủ và phát triển hay không. Còn nếu có tự do mà không có trí thức, tựa như một đàn thú vật vậy, con mạnh nhất sẽ lên cầm đầu, và bạn tôi ơi, đó là chế độ quân chủ chuyên chế (phong kiến) mất rồi!
lấy gì để xét đo trình độ của một công dân. trình độ đến đâu thì có tự do? phải chăng trong 1 xã hội, người có trình độ cao hơn thì được hưởng mức tự do cao hơn? người mới sinh ra không được hưởng quyền tự do? trước khi một xã hội hình thành (trước khi có chính phủ) tự do của con người có phụ thuộc vào trình độ hay không: cuộc sống no đủ, ổn định là như thế nào? có thước đo nào không?
“mãnh hổ nan địch quần hồ” tôi thấy ko có con mạnh nhất, nhiều con yếu hẳng sẽ thịt được con mạnh!
hàng loạt vấn đề đó, các bạn nói trình độ, tri thức đi đôi với mức độ tự do thì hãy trả lời xem!
“trình độ đến đâu thì có tự do?” Còn thiếu: Ai là người quyết định? Quyết định bằng cái gì? Bạo lực? Nhà nước cũng chính là sự độc quyền về bạo lực.
Làm sao một người có thể có thể có được trình độ, kiến thức, trí thức cao nếu có những kiến thức, thông tin anh ta không được biết vì bị cấm, vì không có tự do?
“Còn nếu có tự do mà không có trí thức, tựa như một đàn thú vật”> Lý lẽ này mình đã phản biện ở trên rồi, bạn chỉ đang lặp lại nó. Bạn có lý lẽ gì mới hơn không?
Đọc comment này điều đầu tiên mình nghĩ tới là:
Tôi có ông chú làm ở Viettel,… =))
Trước nay ta vẫn có truyền thống: không quản lý được thì cấm, nên chẳng có gì lạ nếu cấm báo chí tư nhân. Tất cả mọi vấn đề đều nằm ở năng lực quản lý.
Tự do báo chí là lúc mà chính quyền tự tin tất cả những mặt tối của họ không thể bị lộ ra ánh sáng. Ôi tự do kiểu Mỹ, ở đâu có dầu mỏ, họ sẽ đem tự do đến đó.
Bạn cmt rất hay. phần lớn các bạn trẻ bh đều chê rằng VN ta k có tự do dân chủ, nhân quyền. Phải như Mỹ ms đáng là sống tự do, tự chủ, nhân quyền, nhưng mà đâu có biết đc ý đồ của nó, ở đâu có lợi ở đó có Mỹ, đâu k có lợi hay phản đối thì cấm vận, khơi mào chiến tranh
Theo mình thấy thì báo chí ở nước ta, báo lá cải nhiều, đăng tin sai, câu view… giới truyền thông phụ thuộc vào đảng nhà nước, nhà nước đồng ý thì mới được đăng và còn rất nhiều nữa, ngành truyền thông thì đưa lệ rơi lên kênh vtv1 thì cũng chiệu, chuyển động 24h đăng tin sai cũng chỉ bị phạt 15tr, có rất nhiều người có ý tưởng mở báo chí tư nhân, nhưng nhà nước cấm vì sợ 1 điều gì đó.
Mình là người học báo, lại được đào tạo ngay cái trường do VTV thành lập, nên từ ngày bước chân vào trường đã được dạy rằng “Nước ta chỉ có một Đảng duy nhất, nên tất cả các kênh truyền thông và các hình thức báo chí (nói, viết, hình, mạng) trong nước chỉ có 1 nhiệm vụ đó là tuyên truyền, bảo vệ Đảng cầm quyền”. Vì thế nên học/thực hành gì cũng dựa trên tiêu chí đó, nếu có viết bài phản ánh cũng phải cầm chừng, có mức độ, thêm vài cụm từ chung chung như “dù đã rất cố gắng, phần lớn đã hoàn thành kế hoạch đề ra….v …v ” kiểu như vậy! Ngay cả môn âm thanh nhạc hiệu dùng trong phát thanh và truyền hình cũng bắt buộc không được chọn những giai điệu của những ca khúc nhạc vàng, nhạc phản chiến. Vì vậy những điều mình thắc mắc toàn phải tự đi tìm, sẽ chẳng học hỏi được gì khi bạn được biết “báo chí có quyền lực thứu 4 sau hành pháp, lập pháp và tư pháp” nhưng bị hạn chế rất nhiều! Muốn thay đổi thật không dễ chút nào.
gì mà vòi bạch tuộc, trá ngụy, thật là quá tiêu cực.
chỉ trích xong nên đưa ra giải pháp chi tiết, đừng nói chung chung là cho tự do báo chí bạn nhé
Bên Mỹ nó dám sát chặt chẽ lắm chứ k có để lỏng lẻo như VN đâu bề ngoài nó là tự do dân chủ nhưng mà có chống phá là nó diệt vs thủ tiên ngay truyền thông báo chí cũng k hé 1 câu làm sao mà bạn biết đc, chứ như VN tự do như này còn kêu thì chả hiểu bạn nghĩ gì, Bạn có hiểu định luật “tảng băng trôi” là gì k vậy ?
Phán như thánh Thánh ở bên Mỹ à?
Được một bài nên mấy thánh vô tung hô “tự do báo chí” của Mỹ ghê nhỉ =)))))))
“tự do” là tự do, không phải “tự do” của Mỹ hay Ngụy gì cả.
có nhiều kẻ đứng ngoài nhết mép cười cợt người khác, đâu biết mình ấu trĩ chỉ thấy mà không biết, biết mà không hiểu?
Xin lỗi bạn chứ, chưa được như người ta thì đừng cười nhạo nhiều như thế, bạn đọc tin nước mình toàn thấy khen thành tích với kết quả đạt được là nhiều, thắng lợi liên tục mà dân vẫn khổ là sao? Nếu được tự do báo chí truyền thông nhảy vào điều tra tham nhũng, nhân dân lên án kịch liệt thì liệu có dám tham nhũng nữa không ? Đằng này báo chí nằm trong tay 1 thế lực duy nhất thế nên có làm gì cũng chẳng phải lo sợ, và người dân thì chỉ biết thông tin 1 chiều như những con cừu bị chăn dắt bởi thông tin lề đảng.
Thế bạn nghĩ là Mỹ nó để cho bị chống phá mà nó k tiêu diệt tận gốc à, nó lấy danh nghĩa là tự do mà đi reo rắc bao nhiêu đau khổ chiến tranh cho các nước trên TG. Tự do ở đâu khi mà các nước k theo nó thì nó lật đổ khơi mào chiến tranh
vâng tôi biết nhưng chí ra nó còn cho nhà báo và truyền thông trong nước và quốc tế thấy được cái nó đang làm, thấy được cả mặt xấu, mặt tốt của chính nước Mỹ đang gây ra cho các nước khác dưới chiêu bài tự do. Chứ không chơi kiểu “khen thì duyệt, chê thì vùi dập; bịp miệng thủ tiêu” như ở một số nước “đỉnh cao nhân loại” 🙂
Bạn cứ thử sống trong mối an nguy đe dọa rình rập mình hàng ngày xem bạn có an tâm không, và lúc đó bạn phải ra tay trước hay để nó ra tay trước rồi mình chết. Đó mới là câu hỏi khó ? Bạn cứ thử đọc cuốn “Thế lưỡng nan của người tù” đi rồi cách suy nghĩ của bạn sẽ khác, bạn chọn giết người khác để bảo vệ mạng sống dân tộc mình hay không giết để nó gây hại tới dân tộc mình. Chúng ta ngồi đây thì có thể nói dễ dàng chê bai, nói suông như thế này, như thế kia, nhưng một khi ở cương vị cầm quân lãnh đạo bạn sẽ phải bắt buộc ra những quyết định tàn nhẫn. Sống hay chết do bạn chọn lựa ?
Được tự do, nhưng là tự do trong khuôn khổ.
Câu bạn viết thiếu chủ ngữ.
Tự do trong khuôn khổ là thế nào hả bạn ? là k được nói lên những cái sai của Đảng , hay là không được chỉ trích những quan chức ăn hối lộ , hay là chỉ được bàn về những vấn đề như Lệ Rơi , Kenny Sang , mà không được bàn tới đến vấn đề tại sao xăng tăng ? và tại sao tiền điện vẫn tăng dù có đến hàng trăm nhà máy thủy điện ? và không được bàn đến những điều đảng hư cấu về chiến tranh ? ? ? ?
Giữa bạn và mình, chúng ta có những nhận định khác nhau về khái niệm sự tự do. Mình lấy định nghĩa của một bạn ở trên về khái niệm tự do mà thế giới đang hướng tới.
“Định nghĩa tự do hợp với luân thường đạo đức có nghĩa là bạn muốn làm gì
thì làm MIỄN LÀ đừng xâm phạm người khác. Hay còn gọi là nguyên tắc
Không Xâm Phạm, Non-Aggression Principle, một trong những nguyên tắc cốt
lõi của chủ nghĩa tự do.”
Định nghĩa tự do này cho thấy bạn và mình đều có quyền lợi như nhau, nhưng cả hai đều phải giới hạn quyền lợi của mình để không xâm phạm vào quyền lợi đối phương. Có nghĩa, chúng ta phải loại bỏ những gì mà có thể xâm phạm vào quyền lợi đối phương ra ngoài. Đây là sự chọn lọc, chứ không phải tự do. Ngay cả tự do báo chí như Mỹ, những bài báo cũng đều được chọn lọc để đưa ra.
bạn nói rất đúng đấy
Báo chí nước nào chả bị chi phối bởi chính phủ
Nước khác thì tôi không biết chứ nước Mỹ tôi khẳng định là vẫn có tự do báo chí.
Tôi đồng ý với bạn. Truyền thông Mỹ quốc ko bị chi phối bởi chính phủ nhưng lại bị nằm trong tay các tập đoàn tư bản. Thao túng ai, làm gì, viết gì, giật tít ntn… đều là vì mục đích cá nhân của các tập đoàn đó 😉
Bạn nói có sách mách có chứng không, hay là chỉ đoán mò, hay nghe người khác nói rồi tin như vậy? Tôi sống ở Mỹ và không thấy như bạn nói. Nếu bạn nghĩ rằng ở Mỹ chỉ có phe tư bản thì bạn lầm rồi. Thậm chí tôi còn nghi ngờ bạn không biết chủ nghĩa tư bản là gì khi nhắc tới cụm từ “tập đoàn tư bản”. Chắc bạn không biết được tập đoàn là sản phẩm của nhà nước. Chủ nghĩa tư bản với “tập đoàn” không hề liên quan tới nhau.
thế còn vụ sony tự hack của sony rồi Mỹ đổ lỗi cho Triều Tiên ? báo chí “tự do” làm ầm lên nhưng khi Triều Tiên đòi điều tra lại im thì sao hả bạn? Vụ MH17 ban đầu Mỹ và “báo chí tự do” cũng làm ầm lên. Nga đòi điều tra thì tất cả im bặt thì sao hả bạn ? 🙂 ôi cái xứ tự do https://www.youtube.com/watch?v=kF4WuMx7yto
– “thế còn vụ sony ‘tự hack’ của sony rồi Mỹ đổ lỗi cho Triều Tiên” – phát biểu mang tính quy chụp khi chưa có chứng cứ.
– “Vụ MH17 ban đầu Mỹ và “báo chí tự do” cũng làm ầm lên. Nga đòi điều tra thì tất cả im bặt” – giả sử tụi Mỹ và phương tây đứng đằng sau đi chăng nữa thì tụi nó điều tra thì có khách quan hay không hay tốt hơn hết là Nga nên tự điều tra và đưa ra những chứng cứ xác thức ( chỉ một vài chứng cứ không đủ để kết luận rằng Mỹ và phương Tây đứng đằng sau). Còn nếu nói là báo chí tự do phải điều tra thì rõ ràng là bạn đang nói là tụi báo chí tự do không điều tra hay là tụi nó không cho ra kết quả giống với ý của bạn?
Trên hết tôi thấy các nhận định của bạn thông qua những gì mà bạn viết mang tính chủ quan và định hướng quá nhiều định hướng đến kết quả mà bạn mong muốn.
Thứ nửa là đang nói về nền tự do báo chí mà cái cách nói của bạn cứ như là bạn đang tổ lái và định hướng chủ đề qua chính trị thì phải?
vụ hack sony pictures http://en.wikipedia.org/wiki/Sony_Pictures_Entertainment_hack
.
tiếp theo là vụ MH17. mình có từ nào bảo là báo chí phải điều tra không.? Ý mình là sau tai nạn Chính phủ Mỹ liên tục đổ lỗi cho Nga, sau đó các tờ báo lớn như BBC, AP,, kể cả TIME cũng có rất nhiều bài đổ lỗi cho Nga. Nhưng sau khi có một vài dấu hiệu không toiost cho Mỹ, MH17 biến mất một cách kì lạ trên các tạp chí, tờ báo phương tây. Còn tại sao Nga không điều tra ? Nga không được giữ hộp đen thì điều tra kiểu gì hả bạn ?
thế tại sao bạn khôg nghĩ The Interview là một bộ phim được làm ra để định hướng dư luận ? sao không nghĩ nó là một sản phẩn tuyên truyền. mà lại dựa vào The Interview như một căn cứ ?
Mình định hướng chính trị? hay báo chí phương tây, The Interview đang là công cụ tuyên truyền cho mục đích chính trị ?
cái video phản ảnh chuẩn đấy bạn
Chẳng biết thế nào nhưng thằng Kim giết chú = cách ném ông khỏa thân cho 120 con chó đói, rồi giết cả họ hàng nhà nó, rồi để cho dân chết đói tung hô nó thì cả nước mình cũng biết rồi.
Người ta làm film vậy cũng đúng thôi mà :v
Thay vì nói hàm hồ thì bạn có thể cho tôi và mọi người ở đây một vài ví dụ được không?
Đẹp cũng có hơn trăm ngàn loại đẹp, đâu thể nói hoa nào cũng đẹp là xong? Cũng như mùi hôi thối thì nơi nào chả có, chỉ có điều ở đâu sự hôi thối được ngụy tạo trở thành cái đẹp, ở đâu thì người ta biết nhìn nhận mà loại bỏ?
Hữu xạ tự nhiên hôi haha