Nội dung
Chỉ có Simp mới tin vào “bình đẳng giới”
Chúng ta đang sống trong một thời đại nơi từ “bình đẳng giới” được đeo lên như một huy chương đạo đức, một câu khẩu hiệu tuyên truyền, và một cách tô son trát phấn cho sự ép buộc một chiều. Nó được nhai đi nhai lại như một bài kinh rỗng, nơi bất kỳ ai dám đặt câu hỏi sẽ bị ném đá như dị giáo.
Nhưng sự thật là: Chỉ có những kẻ simp mới tin rằng bình đẳng giới là thần dược cứu rỗi.

Simp tin rằng: “Nam nữ bình đẳng hoàn toàn”, “phụ nữ cũng gánh vác được như nam giới”, “ai cũng như nhau, ai cũng xứng đáng như nhau”. Nghe là biết ngay đó là lời của kẻ chưa từng va chạm thực tế. Họ chưa từng phải lãnh hậu quả thật sự của việc nhường chỗ cho một người không có khả năng lãnh đạo, chỉ vì họ sợ bị mang tiếng là “phân biệt giới tính”.
Bỏ bình đẳng pháp lý ra, câu chuyện giới tính trong đời thật là một vũ đài bất đối xứng. Đàn ông sinh ra để đối mặt, để bảo vệ, để dẫn đầu. Đàn bà sinh ra để chọn lựa, để theo sau người đáng tin. Cái đẹp của trật tự giới tính truyền thống không nằm ở sự phân biệt, mà nằm ở sự bổ sung. Nam và nữ không giống nhau, và chính vì thế họ hấp dẫn nhau. Nhưng simp không hiểu điều đó. Họ không muốn dẫn, họ chỉ muốn được phụ nữ chấp nhận, nhưng sẽ không bao giờ được.

Mệnh đề hôn nhân chẳng bao giờ có thể vững chắc nếu người nam luôn nhường ghế lãnh đạo chỉ vì muốn được gọi là “người tốt”. Vì khi người đàn ông từ bỏ vị trí thủ lĩnh, người phụ nữ không thấy anh ấy cao thượng, cô ấy thấy anh ấy yếu đuối.
Điều nghịch lý là simp không nhận ra, khi họ nói “tôi ủng hộ bình đẳng giới”, họ đang tự nói rằng: “tôi từ bỏ vai trò trụ cột, tôi sẽ để phụ nữ quyết định thay mình, vì tôi không tin mình đủ giá trị để làm leader.” Họ tưởng đó là khiêm nhường, nhưng thật ra là sự đầu hàng. Họ tưởng đó là tôn trọng, nhưng thật ra là cúi đầu xin điểm đạo đức.
Tôi hỏi câu này: Nếu người nữ đã thật sự bình đẳng với anh, sao khi chia tay, tòa vẫn cho cô ta nuôi con? Sao khi đánh nhau, xã hội vẫn xem phụ nữ là nạn nhân? Sao khi đến ngã tư hay trên xe bus, ai cũng đòi đàn ông nhường? Sao các chỉ tiêu doanh nghiệp và chính trị đều thúc ép tăng tỉ lệ nữ mà không cần bằng chứng về năng lực tương xứng?
Và sao cùng một hành vi, nếu đàn ông làm thì bị gọi là toxic, còn phụ nữ làm thì được gọi là “empowerment”? Tại sao đàn ông cứ phải “đáng mặt đàn ông”, còn phụ nữ được quyền “làm điều mình thích” mà không bị đánh giá?
Bình đẳng là một khát vọng đẹp khi nó nhấn mạnh vào giá trị con người. Nhưng khi trở thành một đồng phục đạo đức, được nhai lại cứng nhắc bởi những kẻ yếu, nó trở thành một cái áo cho sự tự ti và hèn nhát. Một cái lồng son để những con vẹt hót lên câu chữ của thời đại mà không hiểu tinh thần đằng sau.
Hãy nhìn lại mình trong gương, và hỏi xem: Đằng sau lời tuyên bố “bình đẳng giới” đó, anh đang bảo vệ chân lý, hay anh chỉ đang xin phép được yêu thương bằng cách tự hạ thấp mình? Liệu anh đang chiến đấu cho công bằng, hay đang dùng đạo đức giả làm vỏ bọc cho sự thiếu bản lĩnh?
Người đàn ông đích thực không sợ bất đồng, không sợ bị chỉ trích, không sợ bị gắn mác. Họ sợ một điều duy nhất: sống sai với sự thật. Và sự thật là: bình đẳng giới chỉ có nghĩa khi cả hai bên cùng gánh vác nghĩa vụ như nhau, không phải khi một bên chỉ nhận quyền còn bên kia gánh trách nhiệm.
Simp là kẻ hy sinh sự thật để đổi lấy cảm tình. Đàn ông đích thực là người dùng sự thật để đánh thức.
Và người thực sự được phụ nữ quy phục là người không bao giờ xin điểm đạo đức. Họ không cần được gọi là tốt. Họ chỉ cần đúng.
Vì Sao Incel Còn Có Giá Trị Hơn Simp?

Vì Incel ít nhất còn giữ lại được sự thật.
Incel có thể cay đắng, có thể đau khổ, có thể tuyệt vọng vì bị phụ nữ từ chối, nhưng họ không nói dối về bản chất giới tính. Họ không tô hồng thực tại, không tự huyễn rằng “chỉ cần tốt bụng là sẽ được yêu”. Họ hiểu luật chơi: phụ nữ chọn đàn ông theo địa vị, sức mạnh, khí chất. Họ đau vì điều đó, nhưng họ không phủ nhận nó.
Nhiều người trong số họ, sau khi uống “black pill” và trải qua giai đoạn tuyệt vọng, vẫn không dừng lại ở sự buông xuôi. Họ bắt đầu rèn luyện, tu tập, xây dựng lại kỷ luật cá nhân, nâng cấp thể chất, phát triển tài năng và tư duy, để cuối cùng trở thành người đàn ông có sức hút, có lựa chọn, và có quyền từ chối. Họ tiến hóa. Họ không còn là kẻ được phụ nữ lựa chọn, mà trở thành người lựa chọn phụ nữ. Đó là hành trình chuyển hóa nỗi đau thành sức mạnh, một điều mà simp không bao giờ làm được, vì simp chưa từng dám thừa nhận mình yếu.
Simp thì sao? Simp tự bịt mắt mình lại, rồi trách thế giới không công bằng. Họ tin vào những câu chuyện cổ tích do chính hệ thống ma trận văn hóa tạo ra: rằng nam nữ giống hệt nhau, rằng chỉ cần ủng hộ nữ quyền là sẽ được chọn, rằng nếu mình đủ tử tế thì sẽ được đền đáp. Đó không phải là đạo đức. Đó là ảo tưởng.
Incel có thể rơi vào bóng tối, nhưng simp sống trong ảo ảnh ánh sáng. Một người biết mình đau, người kia không biết mình đang chết lâm sàng. Ít ra Incel có thể tỉnh lại. Simp thì bị chính lòng tốt mù quáng của mình nhấn chìm.
Và sự thật tàn nhẫn là phụ nữ không khinh Incel như cách họ khinh Simp. Họ có thể chê Incel vô dụng, xấu trai, nhưng họ coi thường Simp như loài vật nuôi trung thành, dễ điều khiển, không nguy hiểm, và không đáng khao khát.
Vậy nên giữa hai thái cực, kẻ dám đối diện với hiện thực, dù thua vẫn hơn kẻ cúi đầu sống trong giả dối để được vuốt ve.
Tác giả: Người Từng Trải