Có rất nhiều tiền có phải là giàu có không? Tuỳ mỗi người quan niệm sẽ có những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Đối với tôi sự giàu có là sự thỏa mãn. Tiền là một trong nhiều công cụ để giúp tôi thỏa mãn cho riêng mình.
Tôi thích tiền vì lý do gì? Đó là những thứ mà tiền có thể mua được, nhưng món ăn ngon, những bộ quần áo đẹp, những chiếc điện thoại đẳng cấp… và rồi tôi sẽ nhanh chán những thứ đó và đòi hỏi những thứ cao xa hơn. Đó là sự thỏa mãn. Có nhiều tiền tôi sẽ trở nên sành điệu, chơi đẹp hơn, thoải mái về tiền bạc hơn, nhậu nhẹt, ăn chơi tiêu tiền không tiếc tay…. Điều này đem lại gì cho tôi, được người khác nể mình hơn, tôn trọng mình hơn… Đó là sư thỏa mãn cái tôi của mình.
Và tôi tự hỏi liệu điều này có phải là giá trị thực của con người tôi không? Chắc chắn là không. Giá trị của tôi là những suy nghĩ của mình, những hành động của mình, mục đích sống của tôi, lý tưởng của tôi. Đó mới là giá trị thực sự.
Và câu hỏi đặt ra bây giờ là tôi phải sử dụng công cụ tiền bạc như thế nào để đạt được ước mơ của tôi, lý tưởng của tôi, và giúp tôi trở nên giàu có, thỏa mãn ở mọi phương diện mà tôi muốn. Dưới đây tôi sẽ liệt kê danh sách những điều mà tiền mang lại cho tôi và tôi mong rằng những bạn sau khi đọc bài này hãy cùng nhau nhìn lại, đánh giá việc sự dụng tiền như thế nào, có hợp lý để giúp bạn trở nên giàu có chưa và đóng góp ý kiến cho bài viết này.
Thứ nhất nó giúp tôi trang trải được những nhu cầu của cuộc sống: ăn, mặc, ở. Điều này thì ai cũng cần và điều đáng buồn là nhiều người dùng tiền chỉ cho mỗi việc này – kiếm tiền để sống là đủ.
Thứ hai nó giúp tôi có nhiều trải nghiệm hơn, những chuyến du lịch những chuyến đi, khám phá về thế giới xung quanh.
Thứ ba nó giúp tôi có những khoá học, mua nhiều sách, học được nhiều điều bởi tôi biết rằng kiến thức là sức mạnh, đầu tư sinh lợi nhiều nhất là đầu tư vào bản thân.
Thứ tư đó là cảm xúc, khi tôi mất tiền, kinh doanh không thành công, đến những cảm xúc khi tôi có nhiều thật nhiều tiền, 2 thái cực hoàn toàn đối ngược.
Thứ năm nó giúp tôi học được tính kỹ luật bản thân trong việc quản lí tiền bạc. Kiếm tiền ai mà không kiếm được, giữ được tiền và tạo ra nhiều tiền hơn từ số tiền đã kiếm được thì có mấy ai. Kỹ luật bản thân và kiềm chế những ham muốn mà tiền mang lại đó là điều tôi luôn rèn luyện.
Thứ sáu giúp tôi hiểu thêm về con người, về những người xung quanh mình, tôi xem thấy được khi tôi có nhiều tiền và khi không có đồng nào trong tay. Tôi sẽ biết được ai là những người bạn thực sự của mình.
Có nhiều tiền chưa hẳn là giàu có, và phương diện giàu có của tôi là sự thỏa mãn, còn bạn quan niệm về chủ để này như thế nào. Dù thế nào thì hãy sử dụng tiền bạc và biến chúng thành công cụ để đáp ứng những thỏa mãn cho riêng mình bạn nhé!
“Sự giàu có rốt cục cũng chỉ là một thứ tương đối. Vì một người có ít tiền và ít nhu cầu sẽ giàu hơn những kẻ nhiều tiền nhưng lắm nguyện vọng.”
-Charles Caleb
tác giả hãy xem phim ” trở về 3″
Chào tác giả,
Cảm ơn những giá trị chứa đựng trong ngôn từ mà tác giả sử dụng để kiến giải cho vấn đề mà tác giả đã đặt ra. Ngôn ngữ việt xây hiện nay xây dựng trên sự cảm tính nên nhiều thông tin mà tác giả trình bày là những đại lượng không thể kiểm chứng, do đó sự so sánh giữa cái không thể kiểm chứng là điều trái với mục tiêu của sự so sánh. Với sự kiến giải của tác giả, tôi hiểu chủ đề là sự so sánh giữa có nhiều tiền và sự thỏa mãn. Ở khía cạnh này nên dùng sự so sánh hay mối tương quan? Mặt khác hai chủ thể so sánh được đặt trong dấu nháy và chỉ có một từ được định nghĩa nên gây ra sự khó hiểu.
Xét mối tương quan giữa giàu có và sự thỏa mãn, ở khía cạnh sự thỏa mãn do tiền mang đến. Y thứ năm, tác giả có đề cập đến cái gọi là kiềm chế ham muốn mà tiền mang lại. Xin hỏi, kiềm chế ham muốn này là một trong các tiêu chí của sự thỏa mãn tác giả đề cập hay nó là sự đối nghịch? Mình không rõ kết cấu và tỷ trọng của các tiêu chí trong biến gọi là sự thỏa mãn mà tác giả đề cập. Nếu sự ham muốn là một tiêu chí của sự thỏa mãn và nó chiếm tỷ trọng cao thì như thế nào?
Sự đúc kết, tác giả dẫn của Charles Caleb. Sự so sánh hơn ở đây nếu tính trên tỷ lệ tương đối của số lượng sự thỏa mãn là không thỏa đáng. Nói ra điều này không nhằm đánh đổ mà chỉ bổ sung.
Sự vật, sự việc tự nó vốn có như sự hiện hữu của nó nhưng chúng ta, con người luôn đánh giá nó ở những góc nhìn mà ta thấy hoặc ta muốn thấy. Càng nhiều góc nhìn càng gần sự thật hơn. Con người, tồn tại thì cần những cái buộc phải có và không phải ai cũng sòng phẳng trong tìm kiếm cái buộc phải có ở mức tối thiểu này. Một người khi có được gì đó thì họ hoặc chiếm đoạt hoặc tạo dựng.
+ Chiếm đoạt cần vị thế, sức mạnh, trí tuệ, cơ bắp,… còn tạo dựng cần sự sáng tạo trong trí tuệ, cơ bắp. Không ai muốn mình bị “trộm”, “cướp” nhưng con người lại luôn muốn có được miễn phí và kẻ có trí nhưng gian thì luôn biết che đậy cho sự trộm, cướp của họ và họ hãnh diện về điều này. Họ lại là kẻ ghép sự bị trộm, cướp hơn những người bình thường ghét về nó.
+ Ở phạm vi nhỏ hơn là luật chơi và cuộc chơi. Tất cả chúng ta đều đang chơi những cuộc chơi của riêng họ trong muôn vàn cuộc chơi tồn tại trên đời nhưng không phải kẻ nào cũng tôn trọng luật chơi, thậm chí luật chơi do chính họ đặt ra.
Tiền, một đơn vị trung gian trao đổi và cũng là mặt hàng đổi trao. Quy tắc trao đổi là sự thỏa thuận của các bên và trong sự thỏa thuận này động cơ chiếm đoạt sẽ tác động đến hình thái thể hiện ra bên ngoài là “trộm” hay “cướp”.
Đừng ghét tiền, đừng ghét tham, … và đừng ghét những điều mà ai đó nhồi vào đầu bạn. Hãy ghét động cơ chiếm đoạt và ủng hộ hành động tạo dựng. Hãy tạo dựng cho bạn thật nhiều tiền bạc và những giá trị khác mà tiền không thể mang lại.
P/S: Phần cuối của bài viết là ý kiến mở rộng của cá nhân. Vì không biết nên ngắt thế nào nên nói ra hầu tránh hiểu lầm.
Mình thích nhất câu cuối của bạn “Hãy tạo dựng cho bạn thật nhiều tiền bạc và những giá trị khác mà tiền không thể mang lại” . Và xin lỗi bạn là đoạn trên mình đọc hơi khó hiểu ^^
Chào bạn,
Bạn không nói rõ bạn không hiểu phần nào, chỉ xin làm rõ nhưng điều đã nói ở 2 đoạn đầu tiên, từ cảm ơn … thì như thế nào?.
1. Bản chất ngôn ngữ, theo sự hiểu của cá nhân là: phương tiện thể hiện sự vật và sự việc. Sự vật là những cái tĩnh, thuộc về tự nhiên như: động, thực vật, vũ trụ,nước,… ; sự việc là động, diễn tiễn của một, nhiều những sự vật cụ thể, nó bao gồm khởi điểm, qúa trình và kết thúc.
2. Vì ngôn ngữ là cảm tính nên ngôn từ cần định nghĩa rõ ràng để người đọc, người nghe hiểu thông điệp mà người nói muốn truyền tải. Khi người đọc có định nghĩa khác, người nghe hiểu theo nghĩa khác thì sự trao đổi đó không đi đến đâu cả. Mình cố gắng dùng từ giản đơn nhất nhưng đôi khi có thể hành động vẫn đi trước trí não.
3. Đi vào cụ thể đoạn viết:
– Bạn đã không định nghĩa sự thỏa mãn. Bạn đánh đồng giàu có = sự thỏa mãn và dừng lại ở đây. Bạn có đồng ý là người khác sẽ hiểu giàu có có thể không giống bạn?
– So sánh, theo sự hiểu của mình là chỉ rõ sự giống và dị biệt. Chỉ được thêm sự tương tác giữa chúng càng tốt nhưng điều này là khó và khối lượng ngôn từ sẽ rất lớn đôi khi không cần thiết.
– Theo sự hiểu của cá nhân tôi, ngôn từ để trong dấu nháy là hiểu theo nghĩa mở rộng chứ không đơn thuần hiểu theo nghĩa đen. Có người hiểu để trong dấu nháy thường mang hàm ý ngược lại,…
– Mình hiểu là sự thỏa mãn gồm có nhiều tiêu chí. Vì có nhiều tiêu chí nên kết cấu và tỷ trọng của mỗi tiêu chí để cấu thành 100% thỏa mãn sẽ đánh giá mức độ thỏa mãn. Đạt được tiêu chí có tỷ trọng cao thì xem như nâng cao đáng kể sự thỏa mãn. Như vậy khi tiêu chí bạn đề cập đến là kiềm chế ham muốn mà tiền mang lại, nó làm cho vấn đề bạn đang nói là tiền bạc và sự thỏa mãn bị đổi chiều. Bạn kiểm chế càng cao tiêu chí này thì sự thỏa mãn bạn đạt càng cao và như vậy bạn không cần nhiều tiền nữa.
– Mình có gài bẫy ở câu hỏi này: Nếu sự ham muốn là một tiêu chí của sự thỏa mãn và nó chiếm tỷ trọng cao thì như thế nào? Thật ra, mình muốn nhấn mạnh đến kiềm chế sự thỏa mãn nhưng làm như vậy thì giống như dọn sẵn và mình muốn gây ra sự khó hiểu ở đây. Nhưng khi bạn nhìn vào kết cấu và tỷ trọng của sự thỏa mãn thì cái bẫy này chỉ là sự mong muốn làm sáng tỏ vấn đề. Nó giúp mình biết người đọc có hiểu ý của mình muốn nói không hay hiểu theo cách của họ.
Trong trao đổi về một sự vật, sự việc cụ thể mà mỗi người trong đó cho ra một kết quả khác nhau trong sự logic của nó, nó giúp mỗi người loại bỏ bớt sự phiến diện và tiến gần hơn đến cái vốn có của sự vật đó. Thí dụ: Nhìn cái bàn 4 chân. Ở góc độ nào đó chúng ta chỉ thấy có 3 chân, thậm chí là 2 chân & độ rộng của 2 chân lại có sự khác nhau tùy góc nhìn của mỗi người. Người mù xem voi (còn có tên là thầy bói xem voi) là một câu chuyện hàm chứa triết lý sâu sắc, cái mà trước đây mình bị nhồi hoặc hiểu hời hợt.
Anh Hiệp thấy còn gì chưa thỏa đáng trong hồi đáp này của mình thì chúng ta cùng làm sáng tỏ. Mình không muốn mở rộng thêm vì lý do cá nhân.
Trân trọng,
Rất thỏa đáng bạn Thao Sơn Nghiem, bạn phân tích rất logic và hợp lý. Nếu bạn để ý bạn, sẽ thấy đại từ nhân xưng trong bài này là “tôi” vậy nên nó đúng với mình. Và người khác sẽ nghĩ sự giàu có thể sẽ không giống mình đúng như bạn nói.
Chào anh Hiệp,
Mình không thần tượng ai cả vì mình hiểu tác dụng phụ của thần tượng là sự mê muội. Sự hiểu biết của một người đến đâu cũng có giới hạn của nó.
Mình còm không phải phản bác ý kiến của anh mà chỉ muốn tìm hiểu sự vốn có hiện hữu của vấn đề anh đề cập đến, muốn làm rõ, sáng tỏ chủ thể anh nêu ra mà thôi. Làm như vậy mình cũng được hưởng lợi, những người đọc sau cũng được lợi và mình tin đó cũng là điều anh mong muốn bởi nếu không anh đã không dành thời gian chia sẻ và viết bài nghiêm túc về một chủ để mang nặng sự chi phối cảm tính.
Theo mình được biết, ngôn từ mà không thống nhất cách hiểu gây nên sự cản trở cho việc tìm hiểu vấn đề, làm trở ngại cho sự gặp gỡ giữa người viết và người đọc. Trao đổi mà ngôn từ sử dụng, người nói và người nghe hiểu theo các nghĩa khác nhau thì chẳng hóa ra ai nói người đó nghe và chủ đề cần làm rõ thì bị gác lại hoặc cho qua ư?
Cảm ơn anh đã chia sẻ,
Trân trọng