25 C
Nha Trang
Thứ bảy, 26 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 44

Bạn không cần gồng gánh tất cả

0

Có bao giờ các bạn thử một lần tưởng tượng rằng, mọi thứ đang diễn ra không hề có tính cá nhân, không phải là “tôi đau”, “tôi làm việc”, “tôi nói chuyện với mọi người”, “tôi cố gắng trở nên là một người tốt hơn”, v.v… Tất cả những gì có liên quan đến “tôi” đều bị thay thế bằng việc gán sự sở hữu hoàn toàn cho vũ trụ. Đơn giản chỉ bằng một ý nghĩ “là vũ trụ đó, vũ trụ đang vận động vậy đó!” Và bạn thấy hết đau, hết mệt mỏi, hết kiểm soát hoàn cảnh và toan tính mọi thứ theo ý mình. Khi bạn không còn là nhân vật của vở kịch nữa, bạn trở thành người xem vở kịch ấy trong một tâm thế hoàn toàn trong sáng, và biết lựa những thời điểm “ngon ăn” nhất của vở kịch để bước vào.

Trước kia, mình rất hay gặp mâu thuẫn trong việc nên làm gì cho tốt nhất, cho phù hợp nhất, rồi tìm cách sắp xếp công việc mỗi ngày, cân đo đong đếm từng phút một. Theo một cách máy móc, mình muốn trở thành người “năng suất” nhất, nhưng nó lại khiến mình trở nên kém năng suất nhất. Vì sự khổ sở, căng thẳng đến từ việc vơ hết mọi thứ là của mình, là trách nhiệm, là vai diễn của mình và mình phải gồng gánh tất cả sao cho chúng được vận hành trơn tru. Nhưng chưa làm gì cả, mới chỉ đơn thuần đếm số việc và tìm cách phân bổ chúng thôi là mình cũng đã tốn rất nhiều năng lượng rồi. Có một cảm giác ngột ngạt và áp lực luôn chầu chực bên trong mình với lối sống như vậy.

Nhưng từ trong một buổi thiền cách đây không lâu, tâm hồn lắng dịu lại và mình tập phó thác mọi thứ cho vũ trụ. Mình chỉ nghĩ đơn giản là không phải vơ hết mọi thứ vào người, vũ trụ đang vận động, mình chỉ cần đi theo dòng chảy tốt nhất mà nó đang cung cấp. Tốt nhất là như thế nào? Là gần với tầm tay nhất, ưu thế nhất. Rồi với dòng đó, mình chỉ cần dùng cho những việc phù hợp. Lúc đó, mình cảm thấy bao nhiêu gánh nặng được gỡ khỏi đôi vai vì mình biết rằng không có lúc nào là không tồn tại một dòng chảy ưu thế. Điều này có nghĩa là chuyện mình bận lòng suy nghĩ và cố gắng sắp xếp mọi thứ theo tính toán cá nhân chỉ là chuyện thừa thãi, tự làm khổ chính mình. Mình đã sống như một người tự đeo gông vào cổ mà không hề hay biết.

Trước kia, mình từng nghe nhiều người nói về việc đói thì ăn, mệt thì ngủ, đó là thuận theo tự nhiên. Nhưng bây giờ mình mới hiểu, nó chỉ đơn thuần là việc gì đến thì làm, năng lượng dâng lên thì tận dụng cho việc mình cần và thấy tốt đẹp (lao động, viết lách, tập luyện, trồng trọt, v.v..), năng lượng hạ xuống thì vẫn tận dụng cho việc mình cần và thấy tốt đẹp (nghỉ ngơi, thư giãn, cầu nguyện, v.v…) Tất cả mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống đều cung cấp những điều kiện tốt nhất để chúng ta làm những việc tốt đẹp nhất, đôi khi, không phải theo ý mình mà theo ý vũ trụ. Và nếu đã là ý vũ trụ thì còn gì phải lo lắng nữa, vì vũ trụ thông minh hơn chúng ta hàng tỷ lần.

>>> Người tính không bằng Trời tính

Bạn muốn chia sẻ được nhiều bài viết giá trị? Tốt thôi, hãy đợi vũ trụ sắp xếp thời điểm tốt nhất cho bạn. Bạn muốn có một mảnh vườn để sống gần gũi với thiên nhiên? Tốt thôi, hãy quan sát xem thời điểm nào là tốt nhất mà vũ trụ kiến tạo cho bạn bước vào thực tại đó. Chuyện này cũng giống như gieo hạt đậu hay bất kỳ loại rau trái nào. Bạn cần phải biết mùa nào là thích hợp để ươm mầm, và theo đó, đến mùa nào sẽ thu quả. Ước muốn của bạn chỉ mới là nửa đầu câu chuyện, còn nửa sau đó là thời thế, thời điểm và sự phối hợp của thế giới. Nếu bạn không sử dụng nửa sau ấy thì câu chuyện của bạn sẽ luôn là chật vật với mọi thứ lệch kế hoạch, bạn có thể sẽ bị ăn trái non đắng chát khi thu hoạch sớm vì phải chờ đợi quá lâu, hoặc thu hoạch sản lượng cực thấp khi cây mới lớn được một gang tay vì trồng vào cuối vụ. Trong khi, một phiên bản khác bạn có thể trở thành, đó là một người luôn gặp may mắn với mùa màng bội thu.

Vậy bội thu như thế nào?

Buổi sáng thức giấc với tràn trề năng lượng, bạn được gặt hái việc tập thể dục và lao động hăng say. Đến gần trưa, bụng bạn bắt đầu réo vang, bạn lại được gặt hái hương vị của các món ăn đến từ mẹ Trái Đất thiêng liêng. Đến tối, bạn thấy cơ thể uể oải và thèm ngủ, bạn lại được gặt hái thêm lần nữa sự ngơi nghỉ yên bình. Nếu bạn định suy nghĩ tiêu cực và bực dọc vì năng lượng đi xuống, bạn lại càng là người may mắn vì ở đó vũ trụ đã để sẵn cho bạn một cơ hội để gặt hái việc cầu nguyện những điều tốt lành.

Vậy đó, nếu bạn chỉ quần quật làm mọi thứ một mình và điều khiển thế gian theo ý riêng, bạn chỉ thấy bản thân mình cực nhọc và gặp những điều không như ý. Trong khi, nếu bạn nhớ đến vũ trụ trong công cuộc kiến tạo đời sống của mình, thì bạn sẽ thấy khắp nơi toàn là những cơ hội sống tuyệt vời, và bạn luôn là người được nhận những món quà, luôn được thu hoa lợi mà thậm chí chẳng cần gieo hạt.

Đơn giản vậy thôi, chỉ với một câu hỏi “vũ trụ đang làm gì đó?” hoặc “vũ trụ đang cho tôi cơ hội gì vào khoảnh khắc này?” bạn sẽ thấy cánh cửa chứa mùa màng thịnh vượng được mở ra ngay trước mắt. Bạn không cần gồng gánh tất cả mọi chuyện, vì vũ trụ đã làm việc đó cho bạn rồi. Việc của bạn, theo một cách đầy sung sướng và biết ơn, là thu hái những hoa trái từ đó. Khi viết những dòng này và nhìn lại lối sống cực nhọc, căng thẳng và gò bó của con người, mình đã nhận ra rằng Đức Jesus đã nói quả không sai:

“Lúa chín đầy đồng, thợ gặt thì ít.”

Vậy nên, mình chỉ muốn nhắn nhủ với bản thân và với những người bạn rằng: đừng tốn công toan tính, làm lụng căng thẳng cực khổ nữa, mà hãy bắt đầu sống một cuộc đời “tràn trề sữa mật” bằng cách tập nhìn mỗi khoảnh khắc là thời điểm gặt hái của một điều nào đó quý giá!

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Ảnh: Arindam Saha | Unplash

💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Chấp nhận sự thật về chính mình

Chúng ta ngày nào cũng nở mày nở mặt với công chúng mà quên đi tiếng cười rộn rã bên đám bạn hoặc vui tươi với người yêu. Chúng ta luôn cố gắng trang điểm lộng lẫy cho vừa mắt người nhìn nhưng không chăm chút tâm hồn cằn cỗi của mình, nên những vấn đề tâm lý của bản thân vẫn chưa được tìm ra câu trả lời. Tại sao vậy? Tại sao khi ta nổi danh, mọi người ào ạt tìm đến ta, khi ta giải nghệ thì ta không được nhớ đến? Và sao ta phải trải qua thăng trầm một mình?

Lý giải cho những nghịch lý trên chính là quy luật bất biến về sự chuyển động của con người. Có một vòng lặp diễn ra ở Trái Đất này: người trẻ cống hiến, người già về hưu. Giống như những chiếc lá khô héo rơi xuống chậm rãi trên nền vỉa hè, con người vô tâm giẫm phải nó và quét sạch nó đi một cách không thương tiếc. Họ tiếp xúc với nhau qua cách quan sát người kia đẹp ra sao, mà không biết rằng nước sơn rồi cũng sẽ bị phai màu, bong tróc. Cho đến khi nước sơn không còn giữ được nét nguyên vẹn ban đầu, con người mới tá hỏa nhận ra một điều: hóa ra lớp trang điểm kia chỉ che đậy cho cái xấu xí bên trong.

Phải chăng đây là dấu hiệu cho sự chờ đợi quá giới hạn của sự thật?

Sự thật không đòi hỏi bạn quá nhiều ngoài việc mở lòng đón nhận nó như một người bạn. Nhưng dường như con người đã bị sự mù quáng làm mờ lý trí. Họ vẫn giữ vững niềm tin mù mịt vào vỏ bọc thay vì nhìn thấy bản chất bên trong đằng sau.

Mỗi thực thể đều có cả những ưu thế và khiếm khuyết riêng. Chẳng hạn như nếu bạn có cá tính mạnh mẽ thì khó hoà đồng, bạn ưa thích đọc sách thì chắc chắn bạn không phải là người phóng khoáng trong các bữa tiệc lớn… Tất cả mọi thực thể đều có điểm chung: bao gồm cả lớp nước sơn và lớp gỗ. Đa phần họ ưa chọn lớp sơn hơn vì lớp sơn giúp họ chiếm được lợi thế giao tiếp xung quanh một cách dễ dàng. Tuy vậy, bề ngoài bạn bóng lộn bao nhiêu thì bề trong bạn càng trống rỗng bấy nhiêu. Điều này càng minh chứng rõ ràng cho những vụ tự tử của các ngôi sao thần tượng, và cả những người bình thường bị áp đặt một kỳ vọng phải làm điều lớn lao quá lớn. Sự chú trọng thái quá vào hình thức làm tiền đề cho cơn trầm cảm kéo dài bên trong.

Con người luôn trải qua một cuộc chiến đấu – con đường ngắn nhất dẫn tới trầm cảm: cái nào là thật, cái nào là giả? Khi ta chập chững bước vào đời sống xã hội, ta cứ ngỡ danh vọng và quyền lực là có thật, chỉ cần chứng tỏ thực lực là mình sẽ nắm giữ lấy nó. Nhưng khi biết được bộ máy vận hành quyền lực chỉ là một trò chơi sắp đặt để gieo rắc tai hoạ cho mình và những người xung quanh, lúc đó ta nhận ra sự hối hận với chính mình vì đã biết quá muộn. Chúng ta mặc nhiên để tự mình bị rơi vào cạm bẫy của người nổi tiếng, và rồi chúng ta bị bỏ lại trong hoàn cảnh trắng tay. Đây là thời khắc quan trọng nhất để ta rút ra một sự thật về chính ta: Ta là ai? Và ta là ai trong mắt họ, trong xã hội này?

Chấp nhận sự thật về bản thân không đồng nghĩa là tự nhận lấy những lời bình luận tiêu cực, mỉa mai không có thật. Nó có nghĩa là ta nhìn vào chính mình, thông qua sự quan sát vào một lăng kính về những đức tính đằng sau trải nghiệm ta có. Giả dụ như bạn thấy mình là một người ham mê leo núi hoặc vươn tới các địa danh, bạn có thể cho mình là một người ham mê phiêu lưu. Hoặc bạn yêu thích trau dồi ngôn từ nghệ thuật thì có thể nhận mình là một người yêu vẻ đẹp của nó. Chỉ có bạn mới biết rằng bạn là ai. Bạn lấy danh tự xưng thế nào cũng được,  nhưng bạn không thể để cho ngoài kia biết bạn là ai. Bạn nhìn vào tâm bạn chính là nội tâm, còn người khác nhìn chỉ là ngoại tâm mà thôi.

Sự thật luôn chỉ hiện lên trong con người ta khi ta chấp nhận tất cả những gì thuộc về bản chất của ta. Khi ta thừa nhận chính mình không theo đuổi sự hoàn hảo (bao gồm hào quang danh vọng), trong lòng ta quay về bản thể trần trụi và sống đúng với nó. Ta thường nhận xét bản thân ta theo một chiều hướng tồi tệ (không làm ra hồn, chỉ gây rắc rối), nhưng ta không biết làm sao để chứng minh ngược lại. Vấn đề ở đây là ta đã che giấu bản thân mình quá lâu đến nỗi quên ta là ai. Vì thế, nên sự thật mới là liều thuốc duy nhất giúp ta tự an ủi chính mình, đồng thời nhận được sự đồng cảm từ người bên cạnh. Có khi bạn sẽ có một người bạn tốt khi bạn dũng cảm thẳng thắn nói về chính bạn.

Nếu dư luận không ảnh hưởng nhiều đến bạn nhưng bạn tự thấy mình tồi tệ, bạn hãy coi điều đó là cảm nhận từ bạn. Sự thật luôn góp ý bạn nói ra thật lòng cảm xúc và vùng thông tin của chính mình. Nói ra thì không mất gì, nên đừng lo lắng. Nếu ta sợ bị gièm pha thì ta tự nói ra sự thật về mình theo hướng tổng thể khách quan. Giả sử, bạn là một người dễ bị bắt nạt, thì bạn xét rằng bạn là một người dễ nhạy cảm. Có thể bạn không thấy tốt đẹp gì sau khi bạn nói, nhưng ít ra, bạn không còn quá mệt mỏi khi phải giả vờ làm đẹp thiên hạ bởi sự giả dối. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi bạn nói thật. Vì sự thật luôn trả lại tự do cho ta.

Còn về tôi, tôi tự cho là mình cực đoan trong chuyện tình cảm. Tôi không kết giao nhiều mối quan hệ nhưng tôi có một người luôn sát cánh bên tôi. Tôi đã từng suýt mất người ấy vì người giúp tôi nhận thấy sự thật cứu tôi khỏi sự lừa lọc trắng trợn. Và bây giờ, tôi không thấy mệt mỏi nữa, tôi đang tận dụng câu chuyện làm cảm hứng cho những gì tôi viết sau này.

Ta sẽ mất nhiều thứ hời hợt từng nằm trong tay ta, nhưng đổi lại, ta không bị gò bó bởi ranh giới thật-giả. Vì sự thật cho ta thêm một cơ hội hồi sinh để nhìn nhận lại cuộc sống theo hướng trung thực hơn. Đồng thời, nó làm ta chấp nhận và yêu thương bản thân ta nhiều hơn.

Tác giả: Ally Yuu

Edit: THĐP

Ảnh: Georgiana Barbu | Unplash

💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

 

Bạn là người kiến tạo thực tại của chính mình

0

Chúng ta đã quen với niềm tin rằng thực tại ta đang trải nghiệm phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài, rằng chúng ta là nạn nhân của ngoại cảnh. Niềm tin này dẫn đến hành động chạy đuổi theo các yếu tố ngoại tác như vật chất, quyền lực hay địa vị nhằm đạt được hạnh phúc viên mãn. Đây là điển hình của tư tưởng duy vật. Những ai bước trên con đường này biết rằng cho dù đạt được những gì mình mong ước, nhưng họ vẫn luôn cảm thấy thiếu một thứ gì đó để có thể hạnh phúc trọn vẹn hay thực sự hài lòng mãn nguyện. Điều này thúc đẩy họ tiếp tục chạy đuổi theo các nấc thang của vật chất, hòng đạt được cảm giác đó, nhưng thường là thất bại. Bởi vì họ đang theo đuổi cái bề nổi chứ chưa thực sự đi vào bản chất của thực tại.

Thực tại được tạo ra từ những phản ứng của tâm trí

Thực tại mà chúng ta đang trải nghiệm thực ra là tổng hợp những phản ứng của tâm trí. Đây là một ví dụ về cách cảm nhận thực tại mà tôi đã trải qua:

Trong suốt quãng thời gian còn ở nhà với bố mẹ, mặc dù được chăm lo đầy đủ về mặt vật chất, học hành, nhưng tôi luôn có cảm giác gì đó thiếu thốn và luôn muốn đòi hỏi gì đó tốt hơn. Tôi luôn thích nhàn hạ và lười biếng, và mỗi lần bố mẹ yêu cầu tôi phụ giúp công việc gì trên nương rẫy thì luôn là một cơn ác mộng đối với tôi.

Sau này lớn lên, tôi xa nhà để lên thành phố học. Vì với số tiền trợ cấp có giới hạn của gia đình, tôi bắt đầu phải tự kiếm tiền thêm để đáp ứng nhu cầu của bản thân: từ ăn uống đến việc đi lại, tá túc, giải trí,… Tôi bắt đầu quen dần với cái bụng đói vì muốn tiết kiệm tiền nên không thể ăn vặt vô tội vạ như ở nhà, hay những giờ làm lụng vất vả đổi lấy những món tiền ít ỏi. Sau một thời gian dài, tôi trở về nhà với một tâm trạng hoàn toàn mới, dường như đó là một nơi tiện nghi và đầy đủ nhất quả đất. Tôi thầm biết ơn cha mẹ vì những điều đó. Và những lần đi làm phụ giúp gia đình như là một niềm vui phần vì được làm một việc giúp ích cho những người mình yêu thương phần vì tôi đã quen với vất vả của công việc. Thái độ của tôi đã đổi khác hoàn toàn.

Điều này chứng tỏ điều gì. Tất cả chỉ là những phản ứng của tâm trí. Khi còn ở nhà, tâm trí luôn luôn trong trạng thái bất mãn và đòi hỏi. Nhưng sau một một quá trình va chạm, nhận thức và chuyển hóa, thì tâm trí bắt đầu phản ứng khác đi, theo chiều hướng tích cực hơn. Thay vào cảm giác đòi hỏi bằng lòng biết ơn, thay vào sự khó chịu bằng sự nhiệt tình và niềm vui. Từ đó thực tại cũng biến đổi uyển chuyển theo sự thay đổi các khuôn mẫu phản ứng của tâm trí.

Tâm trí thường thiên lệch và thiếu khách quan

Tâm trí của chúng ta được cấu tạo bằng những quan điểm, niềm tin, thiên kiến. Những thứ cấu tạo nên tâm trí này rất kiên cố và không phải lúc nào cũng đúng và khách quan đối với thực tại. Cụ thể, tâm trí thường vẽ ra các câu chuyện không có thật, phóng chiếu nó vào tương lai và tạo ra các phản ứng tiêu cực không cần thiết như lo lắng, bồi hồi, bất an, kích thích. Trong Phật giáo, mọi khổ đau của con người bắt nguồn từ Tham-Sân-Si. Tham-Sân-Si chính là kết quả của một tâm trí thiên lệch này.

Trong cuộc sống đời thường cũng không thiếu những thiên lệch của tâm trí như là ảo tưởng về những chuyện không có thật, hiểu lầm về một tình huống nào đó, tự tạo đau khổ cho chính mình, tức giận bởi những chuyện nhỏ nhặt,… Cách giao tiếp trên mạng xã hội cũng là một điển hình cho sự thiên lệch này. Ví dụ như những chuyện tình trên mạng xã hội, mọi người thả thính, tỏ tình với nhau, tưởng tượng về nhau như một nửa hoàn hảo. Nhưng sau khi gặp mặt trực tiếp họ lại cảm nhận người kia khác xa với tưởng tượng của tâm trí vì lúc này họ phải tiếp chạm trực tiếp với năng lượng, lối hành xử của người kia.

Sự thiên lệch này như một lăng kính, ánh sáng đi vào sẽ bị khúc xạ và biến đổi thành nhiều tia sáng khác nhau chứ không còn nguyên bản chất của chúng nữa. Điều này khiến ta nhìn thực tại không đúng bản chất mà theo thành kiến cá nhân hay tầm nhìn hạn hẹp ích kỷ của bản ngã (ego) dẫn đến đau khổ và xa rời sự thật.

“Chúng ta không nhìn mọi thứ như bản chất của chúng. Chúng ta nhìn mọi thứ thông qua lăng kính nhận thức của chính mình.” – Anais Nin

Có nhiều tầng thực tại khác nhau tồn tại song song

David Hakwin đã chia các tần số rung động thành các mức độ tâm thức / năng lượng khác nhau. Các tần số năng lượng thấp ở mức 20~200, đại diện bởi các cảm xúc tiêu cực như xấu hổ (20), Tội lỗi (30), Sợ hãi (100), Ham muốn (125), Tức giận (150), Kiêu ngạo (175). Các tần số năng lượng cao ở mức 200~1000 đại diện bởi các cảm xúc tích cực và trạng thái phúc lạc như Can đảm (200), Tình yêu (500), Bình an (600), Giác ngộ (700-1000). (Nguồn tham khảo từ https://content.triethocduongpho.net/2020/06/30/thdp-translation-david-hawkins-cac-muc-do-tam-thuc/ )

Hằng ngày tâm thức chúng ta dao động liên tục giữa các ngưỡng này, trong khi tâm thức thì quyết định thực tại. Điều đó giải thích cho việc tại sao có ngày bạn vui vẻ và tràn đầy, có ngày bạn lại tiêu cực và khổ sở. Khi bạn rung động ở tần số thấp của lo sợ, tức giận, căng thẳng,… thì thực tại của bạn đầy tiêu cực và đau khổ. Khi bạn rung động ở tần số cao của bình an, hài lòng, tình yêu, thì thực tại của bạn đầy màu sắc và đẹp đẽ. Hay như Nguyễn Du trong truyện Kiều đã nói : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”

Mấu chốt không nằm ở ngoại cảnh, mấu chốt nằm ở cấp độ tâm thức của bạn. Có vô vàn thực tại song song, ứng với các mức độ tâm thức, việc của bạn là di chuyển qua thực tại bạn muốn, bằng cách buông bỏ những thứ thuộc mức độ tâm thức thấp và tiêu cực, tiến lên các mức độ tâm thức cao hơn, nói cách khác chính là hãy thay đổi tần số rung động của chính mình. Khi sống trong mức độ tâm thức nhất định, hành động và suy nghĩ thay đổi theo, kiến tạo theo thực tại bên ngoài tương ứng với tâm thức đó. Thực tại không là gì ngoài kết quả, tâm thức là nguyên nhân.

“Bề ngoài là sự kết trái từ bên trong.” – DSK

“Tâm thức là thực tại duy nhất, không phải theo nghĩa bóng mà thật sự là như vậy. Thực tại này có thể được mô tả giống như một dòng suối được chia thành hai phần: ý thức và tiềm thức. Để có thể vận hành được luật tâm thức thì bạn cần phải hiểu được mối quan hệ giữa ý thức và tiềm thức. Ý thức thì có tính cá nhân và chọn lọc; tiềm thức thì phi cá nhân và không chọn lọc. Ý thức là mảnh đất của quả; tiềm thức là mảnh đất của nhân. Hai khía cạnh này là hai phần âm dương của tâm thức. Ý thức là dương; tiềm thức là âm. Ý thức tạo ra ý tưởng và khắc ghi những ý tưởng này lên tiềm thức; tiềm thức tiếp nhận những ý tưởng và tạo hình, bộc lộ chúng ra. Theo luật này—đầu tiên là hình dung ra một ý tưởng rồi sau đó khắc ghi ý tưởng đó lên tiềm thức—mọi thứ đều tiến hóa ra từ tâm thức.” – Neville Goddard

Điều mà các bậc thánh đã làm

Nắm được những bí mật của thực tại, các bậc thánh không chạy đi kiếm thật nhiều tiền, hay kết giao thật nhiều mối quan hệ. Họ nhận ra rằng những điều kia chỉ là bề nổi hình tướng, tạm thời. Điều họ làm chính là chuyển hóa tâm thức, đại diện cho những thứ vô tướng nhưng nắm phần bản chất, những biểu hiện bên ngoài chỉ là hệ quả.

Tâm trí chính là rào cản cho quá trình chuyển hóa này vì thời đại ngày nay, phần đông con người luôn ở trong trạng thái rung động thấp, hỗn loạn và bất an. Muốn bước lên tầng thực tại cao hơn thì phải làm chủ được “con ngựa bất kham” (tâm trí) này.

Chúng ta là người kiến tạo thực tại của chính mình

Tất cả những điều này đều hướng đến một sự thật rằng chúng ta là người nắm giữ chìa khóa thực tại của chính mình. Bạn là người quyết định bản thân trở thành người như thế nào, sống cuộc sống ra sao. Bạn không phải là nạn nhân, bạn là người sáng tạo. Định mệnh có chăng chỉ là một cách gọi của tổng hòa phản lực những hành động (nghiệp quả) mà bạn đã làm trong quá khứ (nghiệp nhân), và nó cũng nằm trong tự do ý chí của chính bạn. Việc cần làm chính là vượt lên trên mọi thành kiến hẹp hòi, tìm lại chính mình, ý thức từng hành động của bản thân, nâng cao mức độ tâm thức, và kiến tạo nên một cuộc đời mà bạn muốn.

Tác giả: Bá Kỳ

Photo: XPS / Unplash

💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Ý nghĩa của sự sẻ chia

Trước đây, tôi đã đọc một câu chuyện kể về một thầy giáo người Mỹ. Tôi chắc chắn rằng đây có thể là một thí nghiệm tuyệt vời về lòng người.

Chuyện kể rằng hội trường của trường đại học chất đầy hàng trăm quả bóng chật kín căn phòng. Thầy giao nhiệm vụ cho mỗi sinh viên tìm một quả bóng đúng tên mình. Trong khoảng thời gian là năm phút. Thế là mọi người cố gắng tìm lại quả bóng, và năm phút sau, không một ai tìm được cả. Thầy cho sinh viên một cơ hội nữa làm lại.

Lần hai, các bạn ấy vẫn chưa tìm bóng đúng tên, nhưng không vì thế mà bỏ cuộc. Các bạn quyết tâm tìm ra chính người chủ của quả bóng đó. Anne cầm bóng tên Jack gọi Jack, Martin cầm bóng tên Mary gọi Mary. Kết quả là tất cả mọi người tìm đúng bóng trước thời hạn.

Phải rồi, kết quả thực sự không bao giờ nằm ở những con người chỉ biết tập trung vào kết quả. Nó chỉ nằm ở hành trình cách chúng ta nhìn nhận thử thách và cơ hội theo một hướng triển vọng tích cực. Và cộng thêm chút giúp đỡ người bên cạnh vươn lên. Điều này có nghĩa gì? Đó là những điều tốt đẹp nhất đều được sự chia sẻ vun đắp mà thành, chúng làm đẹp sự thanh dịu bên trong con người. Tôi đã hiểu được một chút về nó.

Chia sẻ là gì? Chia sẻ là một khái niệm gần gũi hơn của sự cho đi. Chúng ta cho người ăn xin một mẩu bánh mì, cho người yêu thưởng thức socola… thì cũng là chia sẻ. Ở đây chúng ta đang nói về chủ đề chính này ở một khía cạnh tinh thần, quy mô sâu rộng hơn. Câu chuyện về thầy người Mỹ ở trên vừa xong đã chia sẻ cho tôi một cảm hứng để tôi viết về đức tính cao cả này. Sự sẻ chia giống như ta đón nhận một ánh sáng ngoài rìa bóng tối. Dẫu sao chỉ có mỗi tia sáng lẻ loi, chúng ta vẫn tin tưởng tuyệt đối vào nó và quyết tâm rời khỏi màn đêm để hướng về ánh sáng của sự thật.

Nguyên lý của sự sẻ chia chính là cốt lõi lòng người. Khi ta nhận thức rằng ta có rất nhiều thứ để cho đi, dù không giàu của mà chỉ là một câu nói động viên, thì ta cũng đã thắp lên động lực sống cho người ấy. Nếu không có ánh sáng đó, con người không bao giờ biết chia phần cái bánh ngọt cho nhiều người khác. Thậm chí còn không biết tới hai chữ “lòng thương”. Tôi muốn nói với tất cả chúng ta rằng, làm sao chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi muốn cho một ai một thứ gì đó?

Tôi không nói về sự giàu của cải. Con người luôn biết rằng chia sẻ nằm ở khía cạnh cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng họ thường xem định nghĩa trên theo hướng nhìn vật chất hoá hơn tinh thần hoá. Chính vì thế nên họ rất ngại chia sẻ hoặc họ chỉ làm qua loa bằng cách cho của rồi nói ra những lời khuyên sáo rỗng. Họ muốn người được động viên không làm phiền đến họ, phải chăng? Như tôi nói từ đầu, sự sẻ chia không phải là một kết quả, mà là một hành trình. Khi con người nhầm tưởng rằng chia sẻ là được một thứ gì đó lợi ích cho riêng họ, thì họ làm mất đi khái niệm đẹp vốn có của nó. Cái họ nhầm lẫn chính là vụ lợi. Và thực tế, nhiều người sống lựa chọn một lối sống ích kỷ cá nhân, để rồi tâm hồn mình ngày càng trống rỗng và héo mòn.

Thật không dễ gì khi ta cho đi một thứ với người khác. Ta có xe, có cửa, có gia đình nhỏ, nhưng không biết phải làm gì khi có người ăn xin trước mắt. Ngay cả chính tôi còn đau xót hơn khi người dân thờ ơ, hờ hững với hoàn cảnh người kia phải chịu. Con người sợ chia sẻ – vì sợ bị mất, sợ bị tổn thương, thậm chí coi đây là một hành động ngu xuẩn nhất họ từng làm. Đây chính là mặt hại khi thiếu đi sẻ chia: vô cảm, hám lợi, vòi vĩnh. Và khi trong tay có quá nhiều của cần phải giữ, họ lo sợ rằng một ngày nào đó mọi thứ sẽ mất đi. Từ ấy, đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại cuộc sống theo một chiều hướng thực tế hơn.

Chia sẻ nên bắt đầu từ đâu? Bản thân tôi còn chẳng biết nói với các bạn khởi đầu như thế nào. Trong tay tôi giờ đây có những nỗi niềm không thể nói ra với ai (kể cả bố mẹ tôi). Sự chia sẻ trở thành một chủ đề tôi tổng quát qua nhiều khía cạnh, nhưng tổng hợp lại, nó giống như ta hít thở một bầu không khí trong lành ban mai. Tôi đã để nước mắt tuôn trào ra giữa công viên ban trưa, và tôi hiểu được làm sao để mở lòng. Đầu tiên, ta để mọi bộn bề lo toan thoát ra tâm trí. Đừng nghĩ quá nhiều đến cách chia sẻ. Chia sẻ là hành động, là tiếng âm thanh hơi thở bên trong chúng ta. Nó luôn ở ngay trong nội tâm ta chứ không ở bên ngoài.

Sự chia sẻ luôn là luồng khí đi vào trong. Chúng ta không nhất thiết phải hiểu là cho người khác mà quên đi chính mình. Thực ra, chia sẻ là cho đi, cho đi là nhận lại. Nên ta chẳng cần lo rằng cái gì sẽ biến mất khỏi tay ta trong phút chốc. Với cả khi ta trút bầu không khí tâm sự lắng nghe với một người, ta không phải lo lắng quá nhiều về chuyện giữ thể diện hay phép tắc. Chúng ta quên đi định kiến về người ăn xin khi chúng ta ngồi bên họ cùng nhâm nháp bánh mì hoặc vài quả quýt. Chúng ta cảm thấy vui sướng khi chia sẻ với nhau những ngày bị bắt nạt ở trường. Đơn giản, sẻ chia là tạo ra niềm vui. Và niềm vui tạo ra sự ấm áp thanh thản trong con tim. Chúng ta không cần phải cố gắng giấu giếm vì những gì trong tay, chúng ta hãy tự nhiên cho đi như cho bản thân nhận lấy một điều gì quý giá.

Cuộc sống quanh ta luôn tràn ngập sự sẻ chia. Vì đây là cốt lõi để vận hành bánh xe cuộc sống. Để được sống, để được yêu thương. Để nhìn sâu bản chất trần trụi tuyệt vời của ta giữa tình thương bao la.

Tác giả: Ally Yuu

Edit: THĐP

Ảnh: Becca Tapert  Unplash

💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

[Bài dịch] Brahmacharya: Trung đạo của sự Tiết độ

0

Bạn có từng bắt gặp mình lướt web, đọc blog của một người lạ hay tìm kiếm những người quen cũ trên Facebook đến tận đêm khuya? Bạn không yên giấc khi bị quấy nhiễu bởi những cơn ác mộng có nguyên do từ một bộ phim hành động bạo lực mà bạn đã xem dạo gần đây? Hay là việc uống tới hai tách cà phê sáng nay khiến bạn đang cảm thấy bồn chồn?

Khi các giác quan của chúng ta kết nối với những khoái lạc của thế giới, chúng mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui thích, nhưng chúng cũng có thể khiến chúng ta phung phí năng lượng và mất cân bằng. Duy trì sự điềm tĩnh trong khi sống trong thế giới của các giác quan là một nhiệm vụ tối quan trọng đối với những người tập yoga. Nó giúp chúng ta khôi phục sự hài hòa cho cơ thể và tâm trí.

Brahmacharya—sự điều độ của các giác quan—là một trong những thực hành cơ bản mà yoga đề xuất để kiểm soát những ham muốn giác quan. Đây là nguyên tắc thứ tư trong 5 Yama, những tiết chế, thứ giúp chúng ta trau dồi ý thức về bản thân và chuyển hóa những thói quen không đồng bộ với những nguyện vọng tinh thần của chúng ta.

Theo nghĩa đen, Brahmacharya dịch ra là “bước đi trong tâm thức Thượng Đế”. Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là Brahmacharya hướng tâm trí vào trong, cân bằng các giác quan và dẫn đến sự tự do để thoát khỏi những phụ thuộc và thèm muốn. Các Yogi cho chúng ta biết rằng khi tâm trí được giải thoát khỏi sự thống trị của các giác quan, những khoái lạc giác quan sẽ được thay thế bởi hạnh phúc nội tâm.

Thuật ngữ Brahmacharya đôi khi được gắn liền với sự tuyệt dục (celibacy), tuy việc bảo tồn năng lượng sống thiết yếu thông qua điều độ trong hoạt động tình dục là một phần của brahmacharya, nhưng đây là một góc nhìn hạn hẹp. Trong văn hóa Vệ-đà, từ “brahmacharya” nói tới giai đoạn đầu tiên trong 4 giai đoạn của cuộc đời, của một học viên. Trong giai đoạn này, học viên tầm Đạo dành toàn bộ thời gian của mình với một vị thầy tâm linh, và đó là điều hoàn toàn tự nhiên, một thời gian độc thân tuyệt dục. Từ này cũng đề cập đến lời thề tuyệt dục của một sannyasi (một người từ bỏ). Tuy nhiên, trong bối cảnh của các yama, brahmacharya đề cập đến một con đường trung đạo của sự tiết chế. Cả hưởng thụ thái quá hay kìm nén đều có thể làm cạn kiệt năng lượng sống thiết yếu của bạn [ND: bạn chỉ kìm nén khi bạn không biết cách chuyển hóa]; cả hai đều có thể khiến bạn bất an và bồn chồn. Con đường trung đạo cho phép bạn tận hưởng sự kiểm soát các giác quan của mình thay vì để chúng mất kiểm soát và làm hỏng việc tận hưởng cuộc sống của bạn.

Thực hành Brahmacharya trải rộng từ mức rất có cấu trúc cho đến cực kỳ trực giác. Một người thèm ăn các thanh kẹo có thể cần phải áp đặt giới hạn chỉ một cái mỗi ngày. Tuy nhiên, bánh phô mai socola hai tầng có thể phù hợp cho một dịp đặc biệt. Trong một thế giới tràn ngập các kích thích, việc đưa ra những lựa chọn sáng suốt về những cuốn sách và tạp chí chúng ta đọc, những bộ phim chúng ta xem và bạn bè chúng ta giữ cạnh bên sẽ giúp chúng ta bảo tồn năng lượng và giữ cho tâm trí của chúng ta tập trung và linh động. Tiết độ trong các hoạt động của giác quan để chúng ta không chìm đắm vào chúng, luôn cam kết và trung thành với một đối tác trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau – đó là con đường trung đạo của Brahmacharya.

ĐIỀU ĐỘ LÀ GÌ?

Bước đầu tiên trong chiến lược đơn giản và thanh nhã của brahmacharya để quản lý ham muốn là trau dồi ý thức về những cảm giác thèm muốn của bạn và cách bạn thể hiện chúng. Khi các giác quan tỉnh táo và hoạt động, hãy quan sát chúng, cho phép chúng hoạt động điều độ và sẵn sàng đặt ra giới hạn. Thay vì kìm hãm các giác quan, việc quan sát chúng một cách có ý thức mang đến cho tâm trí một cơ hội để hành động theo một cách có thể đo lường được. Nó đòi hỏi một sự chuyên tâm ghi nhớ về tiết độ khi bạn đang tham gia một bữa tiệc kem hay một đợt cày phim, song nguyên tắc này có hiệu quả đáng kinh ngạc. Khi tâm trí của bạn nói với bạn rằng mình đang hành động một cách vô độ, hãy lưu ý, có lẽ đã đến lúc thay đổi hành vi của bản thân.

Tuy nhiên, vấn đề là cùng một tâm trí đã quen với việc thỏa thê tận hưởng những trải nghiệm của cảm giác, lại đang được yêu cầu phải tự phải điều chỉnh chính nó. Đôi khi tâm trí bị mê hoặc bởi các giác quan đến nỗi nó mất hết cảm giác về tỷ lệ như thế nào là điều độ.

Thước đo chân thực của sự điều độ với bất kỳ trải nghiệm cảm giác nào là ảnh hưởng của nó đến suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng và năng lượng của bạn. Khi những khoái lạc có thể được trải nghiệm mà không có cảm giác tội lỗi hay khó chịu, và nếu nó không làm bạn bận tâm, thì nó không phiền nhiễu đến trạng thái cân bằng của bạn. Nhưng nếu tâm trí bị xao nhãng, rối loạn quá mức bởi một trải nghiệm lạc thú, thì nguyên nhân của sự xáo trộn đó cần phải được xác định thông qua việc quan sát bản thân kỹ lưỡng và được giải quyết thông qua brahmacharya.

Một phương pháp hữu ích để đánh giá chất lượng của trải nghiệm giác quan là kiểm tra mức độ bạn có thể “tiêu hóa” nó. Trong cuốn sách Prakriti: Your Ayurvedic Constitution (TD: Prakriti: Hiến pháp Ayurvedic của bạn) (Ayurveda là một hệ thống y học truyền thống của Ấn giáo), Robert Svoboda chỉ ra rằng các vấn đề tiêu hóa không chỉ giới hạn ở dạ dày hoặc ruột non. Chúng ta cũng “tiêu hóa” những trải nghiệm trong tâm trí. Dưới đây là những dấu hiệu mà Svoboda gợi ý cho thấy khả năng “tiêu hóa” tinh thần kém:

  • Bạn thiếu sự an lạc tinh thần sau khi hấp thụ những khao khát giác quan.
  • Trong quá trình “tiêu hóa”, tâm trí của bạn cảm thấy mệt mỏi và đầy ứ.
  • Trải nghiệm của bạn kéo theo những cảm xúc không mong đợi
  • Bạn cố kìm nén hoặc cố tình che giấu trải nghiệm; nó không thể được hồi tưởng một cách dễ dàng từ ký ức hay bạn không sẵn lòng truyền đạt cho người khác.
  • Giấc ngủ hay giấc mơ bị quấy nhiễu bởi trải nghiệm của bạn.

Những dấu hiệu này cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về cách tâm trí có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những lạc thú giác quan. Ví dụ, sự khó chịu thường đi kèm với việc tiếp xúc quá nhiều các hình ảnh bạo lực trên truyền hình. Ngay cả một mẩu tin đồn về người nổi tiếng cũng có thể khiến tâm trí cảm thấy mệt mỏi. Và bạn có thể ngập ngừng thừa nhận rằng bạn đã dành ba giờ liên tục để chơi video game. Quan sát tinh thần của bản thân là chìa khóa để nhận ra những thực tế trong trải nghiệm của chúng ta.

NHỮNG CÔNG CỤ CHO SỰ CHUYỂN HÓA VỚI BRAHMACHARYA

Một khi bạn đã phát triển ý thức về những trải nghiệm cảm giác nào là có hại hay quá độ, bạn sẽ cần một số kỹ thuật thực tế để quản lý chúng một cách khôn ngoan hơn. Một trong những chiến lược mạnh mẽ nhất để phát triển khả năng kiểm soát là thỉnh thoảng để cho các giác quan của bạn được nghỉ ngơi. Ví dụ: Chủ động nhịn ăn và chỉ uống nước trái cây, quán sát sự tĩnh lặng hay kiêng quan hệ tình dục. Những thực hành như vậy không chỉ làm tươi trẻ cả cơ thể và tâm trí, chúng còn cho chúng ta cơ hội để tăng cường ý thức tâm linh.

Thực hành yoga cũng có thể giúp bạn quản lý những ham muốn, cho dù bạn đang hồi phục sau giai đoạn nuông chiều bản thân (dopamine detox) hoặc chỉ đơn giản là cố gắng trau dồi ý thức về bản thân cao hơn. Hít thở thư giãn sẽ làm dịu lại hệ thống thần kinh của bạn và mang lại một sự tập trung trung tính khác với trải nghiệm giác quan. Một người bạn gần đây đã kể cho tôi cách cô ấy hạn chế chứng nghiện đồ ăn, mỗi lần cô ấy đối diện cơn thèm ăn, cô ấy tự nhủ rằng mình sẽ thuận lòng để thưởng thức, với điều kiện là chỉ ăn sau khi đã thực hiện 10 phút hít thở cơ hoành. Thông thường, vào cuối bài hít thở, cơn thèm muốn của cô đã thuyên giảm; từng chút một, cơn nghiện của cô mất dần.

Thực hiện các tư thế yoga cũng là một công cụ mạnh mẽ để chuyển hướng sự chú ý và năng lượng. Kết hợp với hít thở có ý thức, chúng tụ hội sự tập trung vào bên trong thay vì hướng tới kích thích giác quan bên ngoài. Nhưng có lẽ cách thực hành hiệu quả nhất để khôi phục sự cân bằng bên trong là japa (lặp lại một câu mật chú trong đầu). Trong lúc hành thiền, tất cả các giác quan đều được nghỉ ngơi. Trải nghiệm thiền định với một câu mật chú dần dần biến đổi các năng lượng cảm xúc được tiêu thụ bởi các giác quan và thay thế chúng bằng phúc lạc của sự tập trung và khả năng kiểm soát giác quan. Sau đó, bất kể có sự thu hút của các đối tượng giác quan, tâm trí vẫn tìm thấy sự viên mãn trong chính nó.

Brahmacharya, do đó, đem tới chúng ta những chiến lược tích cực và thực tế để quản lý các giác quan. Brahmacharya dạy chúng ta tự tiết chế, kìm hãm khuynh hướng nuông chiều, tận hưởng cùng cực, đắm chìm trong cảm giác của bất kỳ giác quan nào mà thiếu vắng các biện pháp kiểm soát. Phương pháp này thay thế khoái lạc giác quan bằng một cảm giác lan tỏa của sự hiện diện thiêng liêng, một cơ hội để bước đi trong ý thức Thượng Đế. Bằng cách này, chúng ta có thể thỏa mãn khao khát vĩ đại và thanh cao nhất trong tất cả mọi khao khát: tìm kiếm thực tại vĩnh hằng, nguồn gốc của phúc lạc vô biên.

YAMAS

Là bước đầu tiên trong 8 bậc của raja yoga được nêu trong Yoga Sutras của Patanjali, các yama (giới luật) giúp chúng ta quản lý mối quan hệ của chúng ta với bản thân, những người khác và thế giới xung quanh.

  1. Ahimsa – Không gây hại
  2. Satya – Thành thật
  3. Asteya – Không trộm cắp
  4. Brahmacharya – Tiết độ các giác quan
  5. Aparigraha – Không chiếm hữu

GIỮ CÁC GIÁC QUAN CỦA BẠN

Trong Katha Upanishad, Tử thần Yamaraja, hướng dẫn người học trò vượt trội Nachiketa của mình về cách tìm kiếm phúc lạc chân thực. Ông nói:

“Hãy biết rằng Chân ngã (Atman / Soul) chính là chủ xe, và thân xác là cỗ xe. Cũng hãy biết rằng lý trí (Buddhi) chính là tài xế và tâm trí (mind) là dây cương. Các giác quan là những con ngựa, đối tượng của giác quan là những con đường.”

Một người hợp nhất với chân ngã, giác quan và tâm trí được gọi là “Người thưởng thức”. Một người có tâm trí vô kỷ luật phải chịu đựng các hoạt động từ các giác quan mất kiểm soát của mình, giống như một người đánh xe ngựa phải chịu đựng những con ngựa không được huấn luyện. Một người có hiểu biết đúng đắn về brahmacharya và có tâm trí kỷ luật sẽ hưởng thụ các giác quan được kiểm soát, giống như một người đánh xe ngựa thưởng thức cái thú điều khiển những con ngựa đã được huấn luyện.

Bằng cách kiểm soát các giác quan – bằng cách thực hành Brahmacharya – một người bước đi trong ý thức Thượng Đế thay vì lang thang vô định trên con đường của các đối tượng giác quan.

• • •

Tác giả: Rolf Sovik
Dịch giả: Red Peace@FloatVietnam
Hiệu đính: Prana

lyc-rolf1

Về tác giả Rolf Sovik: Chủ tịch và Giám đốc Tinh thần của Viện Himalaya và một nhà tâm lý học lâm sàng trong thực hành tư nhân, Rolf Sovik đã nghiên cứu yoga ở Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nepal. Ông có bằng về triết học, âm nhạc, nghiên cứu phương Đông và tâm lý học lâm sàng. Cựu đồng giám đốc của Viện Himalaya Buffalo, NY, ông bắt đầu thực hành yoga vào năm 1972 và bắt đầu con đường là một học giả Himalaya truyền thống vào năm 1987. Ông là tác giả của quyển sách Moving Inward, đồng tác giả của tác phẩm đã được trao giải “Yoga: Mastering the Basics”, và là người đóng góp cho Yoga Quốc tế.

>>> [THĐP Translation™] Brahmacharya là gì + Nofap quotes từ những bậc thầy tâm linh Ấn Độ

[THĐP Translation™] Tìm hiểu về Ketamine (“Ke”) qua lăng kính khoa học — Ketamine có thể chữa trầm cảm

0

Annotation 2020-07-31 130219

Nếu bạn có một chút hiểu biết về thế giới các loại thuốc của các “dân chơi đồ”, có lẽ bạn đã từng nghe nói tới Ketamine, trong tiếng Anh nhiều người còn gọi nó là “Special K”, [trong tiếng Việt nó còn thường được gọi là “Ke”]. Các nhà nghiên cứu thuốc tin rằng ketamine có thể còn có những tác dụng bên cạnh việc gây mê [phẫu thuật] (anesthesia) hay trên sàn nhảy. Bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật thông tin nhanh hơn nhịp tim của một đứa nhóc câu lạc bộ.

Ketamine là cái gì nữa đây?

Được tổng hợp lần đầu tiên năm 1962, ketamine ban đầu được tạo ra với mục đích làm thuốc mê cho con người và động vật, Bác sĩ John Krystal nói, Trưởng ban tâm thần học và Giáo sư tại Yale Medical School.

Nói về thuốc gây mê, nó được cho là khá an toàn, với mức độ sai sót cho phép khá rộng (nên nhớ, “sola dosis facit venenum” (TD: Chỉ có liều lượng tạo ra chất độc) và một hiệu ứng suy giảm hô hấp và huyết áp thấp hơn các thuốc gây mê và an thần khác. Vì những lý do này, nó đã được sử dụng trên chiến trường và thậm chí trẻ em.

Ketamine cũng được dùng cho các cơn đau thần kinh, từ các dây thần kinh bị tổn thương. Nhưng với những hiệu ứng thần kinh mạnh và khác thường ở liều thấp, nó còn được sử dụng để “tiêu khiển”.

Hiện tại, nó đang nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, nhưng vào năm 1999, Cơ quan Phòng chống Ma túy Hoa Kỳ (DEA) đã liệt kê nó vào Hạng mục III (Schedule III) các chất được kiểm soát, với mô tả “hiện được chấp nhận sử dụng trong y khoa nhưng có khả năng gây nghiện.” [Hiện có 5 Hạng mục tất cả.]

Tại sao người ta lại chơi “Ke” để phê?

Ketamine được sử dụng bên ngoài bệnh viện bắt đầu từ thập niên 60 và những thập kỷ sau đó bởi các du thần gia (psychonauts), những người thích khám phá tâm trí. Tuy nhiên, có lẽ bạn đã biết tới nó từ các vũ trường, quán bar với ánh đèn chớp nháy, tiếng nhạc xập xình của các dân chơi xa hoa.

Những hiệu ứng của ketamine bao gồm ảo giác và một cảm giác phân ly, tách rời (dissociation), thuộc một nhóm riêng trong các loại thuốc thần kinh (psychoactive), gọi là “disscociatives” (danh từ – TD: Thuốc tách ly). Dissociatives là một nhóm các loại thuốc gây ra cảm giác tách ly, tách biệt khỏi bản thân và thực tại; PCP và DXM (một thành phần trong Robitussin) là những ví dụ khác của các loại thuốc trong nhóm này.

Nhưng nhiều người thì thích dùng Ketamine hơn LSD hay PCP bởi vì “chuyến” trip ảo giác ngắn hơn rất nhiều (30-60 phút) và đòi hỏi một liều thấp hơn.

Nghiên cứu y học hiện đại nói gì?

Có tin tức mới gì về nó không? Hóa ra, Ketamine có nhiều hứa hẹn cho những người mắc bệnh trầm cảm đang chống lại điều trị [điều trị không hiệu quả]. Đây là một hiệu ứng lần đầu tiên được khám phá trong phòng lab của BS Krystal tại Yale năm 2000. Khi các loại thuốc khác không có mấy tác dụng, ketamine có thể. Thú vị hơn nữa, hiệu ứng có tác dụng cực kỳ nhanh.

“Tốc độ và cường độ của khả năng chống trầm cảm của nó thật mãnh liệt,” BS Krystal nói. “Chúng ta đã quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm mà phải mất nhiều tuần hay nhiều tháng để thấy tác dụng.”

Tốc độ ảnh hưởng của ketamine là rất khác thường, BS Krystal nói, nó đã mất nhiều năm để các nhà nghiên cứu chấp nhận khả năng chữa trị trầm cảm nhanh chóng của nó.

Ketamine hoạt động như thế nào để đạt được hiệu ứng này? Khá thẳng thắn mà nói, chúng ta không thật sự biết.

“Tôi nghĩ người ta sẽ ngạc nhiên nếu biết được có bao nhiêu loại thuốc chúng ta không thật sự hiểu được cơ chế hoạt động,” Lisa Monteggia nói, một giáo sư khoa dược lý, và là giám đốc của Vanderbilt Brain Institute, Monteggia nghiên cứu khoa học cơ bản của ketamine, tìm hiểu xem các phân tử của nó hoạt động như thế nào.

Monteggia tin rằng ketamine đặc biệt bởi vì hiệu ứng nhanh chóng của nó. “Bạn có thể dùng nó làm một dạng kiểu như tiêu chuẩn cho các loại thuốc chống trầm cảm khác không?”

Có lẽ một hit ketamine có thể chặn đứng dòng cảm xúc thất thường đang bị cuốn vào tuyệt vọng hay ngăn chặn những ý tưởng tự sát đủ lâu để người bệnh đi tìm hỗ trợ.

Ngoài trầm cảm, ketamine còn đang được nghiên cứu về khả năng chữ trị OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế), PTSD (Rối loạn căng thẳng sau chấn thương), và BPD (Rối loạn nhân cách ranh giới). Một số nhà nghiên cứu đang xem nó như một liệu pháp khả thi cho chứng bệnh schizophrenia (tâm thần phân liệt, nhưng BS Krystal từ Yale thì không đồng ý, nên nhớ là những nghiên cứu này còn rất mới. (Thậm chí còn có một bằng chứng rất, rất, rất mới về việc ketamine đang được sử dụng để giúp cai nghiện bia rượu.)

“Tôi nghĩ rằng chúng ta đã hiểu đủ về ketamine và Esketamine (một loại thuốc có chứa ketamine mới được FDA xét duyệt, dạng xịt mũi) để kê toa chúng cho việc chữa trầm cảm, khi những phương pháp khác không hiệu quả,” BS Krystal nói. “Quan điểm của tôi là tất cả những ứng dụng khác của ketamine đều đang trong giai đoạn nghiên cứu rất sớm.”

>>> Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ cho phép sử dụng Ketamine (Esketamine) để điều trị trầm cảm (5/3/2019)

Hứa hẹn và nguy hiểm tiềm ẩn

Tóm lại, nghiên cứu về ketamine nằm ngoài thuốc gây mê vẫn còn đang trong những giai đoạn sớm, với nhiều nghiên cứu nhất về khả năng chữa trầm cảm của nó.

Bác sĩ Krystal đã tận mắt chứng kiến những tính chất chống trầm cảm nhanh chóng của ketamine trong những bệnh nhân OCD của ông. Nhiều bệnh nhân bên ngoài phòng lab Yale của ông đã viết thư kể về những trải nghiệm tích cực của họ với loại thuốc này. “Tôi rất cảm động khi nghe được những câu chuyện của họ,” BS Krystal nói.

Ở bờ biển bên kia, giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Stanford, Alan Schatzberg, nghĩ rằng vấn đề này nên được thận trọng.

“Thống kê tích cực về ketamine không nhiều, chỉ với 1 trong 3 nghiên cứu cho thấy nó mạnh hơn placebo,” Schatzberg đã nói với ban tin tức của Stanford Medicine. “Sự khác biệt là nhỏ, và nó khó để làm giả, bởi vì nó gây ra một trạng thái tách ly, people wig out [họ bấn loạn?], nên khi một người được tiếp ketamine và một người được tiếp placebo, hai trường hợp khác nhau rõ rệt.”

Bác sĩ Krystal lập luận rằng phân tích-meta cho ketamine, nhìn vào tất cả thống kê trong nhiều nghiên cứu, có cho thấy một hiệu ứng tích cực cho trầm cảm. Nhưng thiếu đi yếu tố placebo khiến họ khó nói rằng hiệu ứng của ketamine chính là điều đang giúp giảm trầm cảm.

>>> [THĐP Vietsub] Sức mạnh của hiệu ứng giả dược (placebo effect)

Schatzberg cũng quan ngại về sự thiếu vắng thông tin về ảnh hưởng lâu dài của ketamine; lộ trình điều trị với ketamine nên kéo dài bao lâu?

Những câu hỏi cơ bản này là điều mà Monteggia và các nhà nghiên cứu khác đang cố gắng trả lời. Những gì mà phòng lab của Monteggia đang làm là rất quan trọng cho tương lai của các loại thuốc.

“Nếu chúng ta hiểu được cách ketamine hoạt động, hy vọng rằng chúng ta có thể xây dựng trên nó để tạo ra những trị liệu tốt hơn và có được một tác động rộng lớn hơn,” Monteggia nói.

2/1/2020
Tác giả: B. David Zarley
Biên dịch: Prana Yogi

Photo: Pcess609 / Adobe Stock, Vadim / Adobe Stock

💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Tình yêu và sự hoàn hảo

Thế giới thật kỳ lạ làm sao! Kẹo ngọt lịm bây giờ ăn thấy đắng, kẹo đắng nào giờ cũng có vị ngọt. Một nghịch lý khác thường đã ăn sâu vào suy nghĩ giản đơn của chúng ta về cuộc sống, về tình yêu. Chúng ta thường liên tưởng socola chỉ ngọt, cafe chỉ đắng do bản chất, mà chúng ta chưa nhìn kỹ cách thưởng thức ra sao để thoả mãn nhâm nhi tận hưởng. Hoá ra đâu phải chỉ dựa vào cảm tính hoặc mỗi lý trí để ngậm một ngụm cafe ngon. Cafe ngon cần cả sự kết hợp hài hoà giữa tình và lý, và tình yêu cũng vậy.

Con người hay chọn người yêu theo một tiêu chuẩn: thấy hợp thì phụ thuộc vào cảm xúc, không hợp thì tại lý trí. Để rồi yêu nhau chưa được vài năm thì mau nản nhanh chán, rồi tiếp tục một mối tình hời hợt, và rồi vòng tròn cứ quay đi quay lại luẩn quẩn. Không lạ gì khi con người lạm dụng tình yêu như một chất kích thích ngọt ngào, sử dụng lãng phí như một trò chơi vô bổ. Họ đi tìm những người khác. Mới yêu nhau con người cứ ngỡ mọi thứ thật hoàn hảo, nhưng do chỉ dựa dẫm vào cảm xúc. Đến khi thấy được bản chất của nhau, cảm xúc bỗng dưng bị bốc hơi, rồi không hợp trong mắt người ấy nữa, thế là mối quan hệ tồn tại chỉ trong lý trí mà thôi. Không tìm được người ưng ý với mình là lý do thường được làm cái ngụy biện cho những đau khổ trong tình yêu.

Con người sợ rằng tình yêu thực sự ở xa hơn nửa vòng Trái Đất, hoặc người đó không thể cho mình một sự thỏa hiệp bền vững, nên họ chấp nhận mối quan hệ tạm thời để khoả lấp chỗ trống. Nhu cầu được yêu giống như nhu cầu ăn uống của mỗi người, tuy vậy, họ chỉ chú tâm vào những thứ họ muốn ăn mà quên đi cách ăn chậm rãi như thế nào. Con người quên mất rằng tình yêu không phải là máy bán hàng tự động, không phải cứ muốn gì thì được nấy.

Trước khi nói về quy luật bù trừ của hai thái cực, tôi sẽ tổng quát những điều cần nhớ về hai chữ “hoàn hảo”. Ai ai cũng phát ra câu nói “Không ai hoàn hảo cả”, nhưng chỉ thực sự hiếm người sống đúng với điều này. Bởi vì con người luôn muốn mọi thứ phải đúng như kế hoạch có sẵn họ tạo ra, kể cả loại bỏ những tiêu chuẩn vô lý (phải có xe hơi, phải tươi cười), sự hoàn hảo vẫn không hề mất đi. Khuôn mẫu bóp méo tâm hồn họ, giẫm nát lòng bao dung trong họ, từ đó con người nảy sinh sự ghen ghét đầy tức tối, khó chịu.

Sự hoàn hảo căn bản làm ta quên mất ta là ai. Thật vậy, nó tạo ra cảm giác sợ hãi khi chúng ta không biết làm gì sau khi đánh mất một thứ cho rằng cần thiết với ta. Ta không biết phải làm gì khi ta cố gắng giảm cân nhưng không hiệu quả. Ta không biết cảm thông ra sao khi nhìn thấy một khuôn mặt băng bó vì bị tai nạn. Ta không biết an ủi ra sao khi người khác biệt bị bắt nạt. Quy chung lại, sự hoàn hảo biến ta thành người nghèo cả về tinh thần lẫn đức hạnh. Sự hoàn hảo trói buộc ta làm nô lệ của khuôn mẫu.

Một khi ý chí và tâm hồn bị trói quá chặt, con người sẽ không thể yêu thương trọn vẹn. Họ bắt đầu phòng thủ bản thân trong vỏ bọc. Họ sẵn sàng cào xé nhau để có được thứ họ muốn, kể cả tình yêu, và khi mọi việc diễn ra theo hướng ngược chiều, họ đâm đầu than đời trách phận. Điều cần thiết chúng ta cần nhớ là: HOÀN HẢO GÂY XÓI MÒN NHÂN CÁCH.

Quy luật bù trừ, được coi giống như luật nhân quả, nhưng mang tính chất quy mô hơn. Nhân quả nói rằng cố gắng lao động mua xe thì có xe, nhưng bù trừ chỉ rõ những rủi ro trước và sau khi mua xe (thậm chí có khi không mua được). Bù trừ luôn nói rõ hai mặt của nhân cách con người giống hai mặt đồng xu: bạn thẳng thắn, nhưng người khác sẽ mất lòng nếu bạn làm quá. Mỗi người đều có ít nhất một nhân cách trái ngược với một nhân cách không có. Bạn không thể đòi hỏi mình phải vừa trầm tính vừa vui tính. Cho nên, khi bạn bắt đầu làm quen một ai đó, bạn đừng chú tâm quá nặng xem tính cách người này như nào. Không có tính cách nào gây khó chịu, chỉ có thể là bổ trợ cho nhau qua chúng. Chúng ta đều được ban những thiếu sót để nhìn ra đứa trẻ bên trong ta, để đi tới một quá trình hoàn thiện chân-thiện-mỹ.

Tôi muốn nói với các bạn rằng: từ bỏ tiến tới hoàn hảo đi! Hoàn hảo mãi mãi là một khái niệm không có thật. Tôi nhớ có một câu châm ngôn thế này.

“CUỘC ĐỜI KHÔNG CHO BẠN NHỮNG THỨ BẠN MUỐN, CUỘC ĐỜI CHO BẠN NHỮNG THỨ BẠN CẦN.”

Bạn thử nghĩ xem, bạn có nhà, có xe… bạn có được hầu hết thứ mà người khác mong muốn. Bạn còn có một người yêu mẫu mực đúng lý tưởng. Đời sống của bạn đến đây quá hoàn hảo rồi. Nhưng sớm muộn gì bạn cũng phải trải nếm đắng cay. Danh dự, tiền của, thậm chí mạng sống rồi cũng phải thoái trào. Một khi bạn không nhận ra rằng hoàn hảo chỉ là kết quả, bạn sẽ không nhận ra giá trị bên trong bạn. Sau đó bạn sẽ trở thành một kẻ ăn bám. Bạn nghèo nàn cả vật chất lẫn tinh thần.

Về tình yêu, bạn đã hiểu ra tại sao người yêu bạn không phải là tiêu chuẩn bạn có chưa? Bạn hiểu được tại sao bạn thất vọng với những món quà bạn được ban tặng chưa? Sự thật là, người yêu không nằm trong chuẩn mực thì sẽ kích thích sự tò mò khám phá sâu sắc về con người đối phương. Thậm chí bạn còn có thể học hỏi những điều tốt đẹp từ người ấy và rút ra bài học về chính bản thân bạn. Bạn có thể mua ngay một bộ váy xịn hoặc đồ ăn ngon, nhưng bạn hay quên mất điều bạn cần: bạn cần có nhận thức vững vàng về sự hài hòa.

Yêu một người hoàn hảo khác nhau hoàn toàn với yêu một người thủy chung hài hòa. Hoàn hảo đem lại đau khổ, hài hòa đem lại hạnh phúc. Cũng như chúng ta được sinh ra với một cơ thể tật nguyền, nhưng không vì thế chúng ta mặc định tâm hồn cũng dị dạng như thân thể. Khi ta khiếm khuyết một bộ phận, các bộ phận còn lại được phát huy sức mạnh tối đa hiệu quả hơn để giúp ta bước chân trải qua sóng đời.

Nhắc về chủ đề sự hoàn hảo, tôi lại muốn viết thêm vài dòng trang để minh chứng về mặt trái của nó. Hoàn hảo có thể được coi là đích đến trong quá trình bạn nỗ lực học tập tốt, bạn cố gắng làm việc chăm chỉ để được thăng tiến trong công ty… Nhưng hơn hết, bạn phải nhận ra nỗ lực đạt được kết quả có ý nghĩa bước ngoặt gì cho bạn sau này. Và hãy làm việc để vẽ ra hành trình, không phải để chỉ kết thúc.

Tác giả: Ally Yuu

Edit: THĐP

Ảnh: Felix Tchverkin| Unplash

💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

 

Đừng chỉ cố yêu, hãy trải nghiệm cảm giác được yêu!

Bạn có tin vào điều này không: hầu hết nhiều người quên mất định nghĩa cảm giác được yêu ra sao? Họ muốn được trải nghiệm cảm xúc sung sướng tột bậc qua ngày xuyên đêm, xong rồi đường ai nấy đi. Được yêu không có nghĩa là phải trải qua sự ngắn ngủi buồn tủi như vậy.

Tôi từng trải qua một hồi suy ngẫm về ý nghĩa cao đẹp của tình yêu và đúc kết những giá trị trường tồn trong trái tim. Giống như tôi đi sâu vào hành trình tìm hiểu đôi nét về con người tôi. Hành trình khám phá trái tim suốt bao năm tôi sống đã để lại cho tôi những sự thật quý giá. Một trong số những điều đó chính là tình yêu gọi thầm tiếng nói nội tâm ở ngay giữa chính mình. Tôi nhận ra rằng, quan trọng không phải là tôi yêu nhằm kết thúc một điều gì đó, mà là tôi yêu để vẽ ra một khởi đầu mới.

Sau một mối tình ba năm đen tối bởi sự tra tấn mệt mỏi, tôi cứ ngỡ tôi không bao giờ yêu một ai nữa. Tôi tự cho là mình thất bại, và không bao giờ chiếm được trái tim người ấy dù cho tôi cố gắng lắng nghe đến đâu. Lần đầu, tôi nếm ngửi mùi tuyệt vọng chua xót lẫn vị mặn của dòng nước mắt tủi hờn vì bị bỏ rơi. Tôi cũng ghét chính mình vì tôi cho đi quá nhiều, cho đi để nhận lại cái tát tỉnh ngộ. Tôi bắt đầu đi đến kết luận bài học cuối cùng rằng, hoá ra mối tình kia không phải là tình yêu đích thực một chút nào. Tôi chỉ cố gắng giữ lấy người ấy vì tôi không biết phải sống ra sao nếu tôi chỉ có một mình. Tôi quá chú tâm yêu người đó mà không chậm lại tận hưởng cảm giác được yêu.

Chúng ta không thể bắt mãi một con bướm đang bay ở vườn hoa. Chú bướm thật xinh đẹp khi nó hoà mình vào thiên nhiên, nên là không cần cố bắt. Bướm bay lên là để vẽ nên một bức tranh đẹp hiếm có – sự bình yên đầy kỳ diệu. Bướm vẫn bay cao tự do giữa khoảng không rộng lớn, âm thầm vẫy cánh nhận lại tình yêu mê đắm trong sáng từ con người dưới trần thế. Con người cũng vậy, chỉ ngắm bươm bướm thôi cũng đủ yên bình đến nhẹ nhõm. Từ đó chúng ta thấy được sự giao hoà giữa thiên nhiên và loài người. Chúng ta dễ dàng minh chứng hiện tượng đó cho sự đồng điệu giữa người yêu và người được yêu. Hai bên nắm bắt rõ tín hiệu của nhau và dần dần tiến tới gần hơn.

Khi được yêu, ta không phải lo lắng mình sẽ bị thiệt thòi hay sợ rằng mình phải chịu đánh mất thứ mình yêu. Những nỗi trống vắng cùng những ham muốn bình thường sẽ được thay thế bằng sự an lành yên tĩnh trong tâm hồn. Thêm nữa, ta càng thấy vui tươi hơn vì ta được sưởi ấm bởi sự đồng cảm gắn bó từ phía người yêu. Người yêu bạn luôn luôn là người chấp nhận bạn và hạnh phúc âm thầm vì thành thật với tình cảm của mình dành cho bạn (dù có thể bạn không đáp lại). Chỉ là vấn đề thời gian khi ta tự hỏi ta rằng “cảm xúc mình có với người ấy mãnh liệt như thế nào?” Kể cả ban đầu ta từ chối tình cảm đó, nhưng sớm muộn gì, ta đều không thể phủ nhận rằng chỉ có người ấy yêu ta thật lòng. Vì theo tôi, người yêu mình thực sự chỉ có một.

Tôi không thúc các bạn phải yêu ai, tôi chỉ muốn cho các bạn biết rằng đừng để cảm giác được yêu bị chìm trong quên lãng và hối hận. Bạn sẽ không tìm được người thứ hai nào có thể đem lại sự bình tâm thoải mái vào một ngày đẹp trời đâu. Có thể bạn không thích thú nó vì nó nhàm chán, nhưng bạn có thấy nó thư giãn hơn nhiều sau những mối tình khoái lạc chóng vánh hay không?

Con người thời nay yêu để nhận lại mà không biết cách cho đi. Những người tình chung thủy luôn mệt mỏi vì không biết làm sao để bên kia thực sự hài lòng khi những đòi hỏi vô lý cứ đổ ập lên đầu. Chúng ta không thể đòi được một tình yêu hoàn hảo. Yêu cầu như thế là vô lý, không những đó là trò dàn dựng tầm thường mà còn đánh mất nhịp thở vốn có của ta. Nếu muốn được sống trong một tình yêu đẹp, đầu tiên, ta cần dẹp bỏ hai chữ “hoàn hảo”. Sau đó, ta cần hiểu rằng bản chất của tình yêu là thư giãn và xoa dịu vết sẹo trái tim mang phải. Được yêu không phải là để gây tổn thương cho mình và người khác, được yêu là để cởi bỏ lớp áo giáp nặng trịch vết sẹo qua những biến cố quá khứ. Được yêu là để lắng nghe trái tim ta hướng về đâu.

Không có gì phải hối lỗi khi ta được một người trao trái tim cho ta giữ gìn. Không cần phải tiếc nuối. Hãy cảm nhận tình yêu mạnh mẽ từ người ấy cùng hồi âm bên trong mình. Hãy nhìn vào hình bóng được ánh nắng rọi trên bước chân ta đi dạo ở công viên, từ đó ta thấy chính ta có sức hút cá tính đặc biệt ảnh hưởng chấn động tới cuộc sống đến mức nào.

Tác giả: Ally Yuu

Edit: THĐP

Ảnh: Mayur Gala| Unplash

💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

 

 

[THĐP Translation™] 10 thông điệp cuộc đời từ thiên tài Leonardo da Vinci

  1. “Một họa sĩ nên bắt đầu trên mỗi tấm canvas được nhuộm đen, bởi vì mọi thứ trong tự nhiên đều tối trừ những nơi đã được phơi bày dưới ánh sáng.”
  2. “Hội họa là văn thơ được nhìn hơn được cảm, và văn thơ là hội họa được cảm hơn được nhìn.”
  3. “Học tập mà thiếu ham thích làm hư trí nhớ, và nó sẽ không giữ được những gì nó tiếp thu.”
  4. “Giản đơn là sự tinh tế tột cùng.”
  5. “Người họa sĩ có cả vũ trụ trong đầu và trong tay hắn.”
  6. “Từ lâu tôi đã để ý thấy rằng những con người thành công không ngồi chơi và để mọi thứ ảnh hưởng đến họ. Họ hoạt động và ảnh hưởng đến mọi thứ.”
  7. “Cuộc đời khá là đơn giản: Bạn làm một số chuyện. Đa số là hỏng. Một số thành công. Bạn tiếp tục làm những gì đã thành công. Nếu nó thành công lớn, người khác sẽ nhanh chóng bắt chước nó. Sau đó bạn làm những chuyện khác. Cái mẹo ở đây là làm những chuyện khác.”
  8. “Tôi tỉnh dậy, chỉ để thấy rằng cả thế giới này vẫn đang ngáy ngủ.”
  9. “Khi tôi nghĩ rằng tôi đang học cách sống, tôi thật sự đang học cách chết.”
  10. “Thiên nhiên là cội nguồn của mọi tri thức đích thực.”

Biên dịch: Huy Nguyen

Photo: Larisa-K / Pixabay

Bài viết liên quan


💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

 

Đừng bao giờ giã biệt đam mê!

Có bao giờ bạn muốn hát vang hay đặt bút viết một câu chuyện chưa? Nếu có, bạn sẽ làm ngay hay đợi mấy ngày nữa chỉ để hoàn thành nốt những công việc không cần thiết khác? 90% con người đều đợi việc muốn làm tới ngày mai. Nhưng rất tiếc, điều bạn muốn đôi khi chỉ xảy ra trong chốc lát, nếu không nắm bắt luôn, bạn sẽ bỏ lỡ cảm hứng từ nó.

Từ khi sinh ra, con người vốn bị đặt lên vai gồng gánh trách nhiệm để sống sao cho là một người bình thường đúng nghĩa. Nếu họ không hoàn thành thì bị nhận xét là yếu đuối, nhu nhược, trốn tránh. Nền tảng cơ bản tồn tại của xã hội là chúng ta có thể trở thành bất kỳ ai, siêu nhân hoặc Tổng thống cũng được, trừ là chính mình. Điều này vô hình tạo mối ngăn cách giữa tình yêu của con người với cuộc sống – với những giá trị đích thực trong nó.

Ra ngoài đường tôi nói với họ những câu chuyện về vẻ đẹp của biển cả hoặc niềm vui khi ở một mình, nhưng họ không quan tâm. Đối với họ, chúng chỉ là những chuyện viển vông. Họ đang tồn tại để lảng tránh thất bại. Họ không được mở lòng với cái tôi của chính họ.

Chí ít, tôi hiểu được mình phải diễn đạt thực tế hơn để họ thắp lên động lực dám hết mình vì hoài bão. Dám vượt qua thời tiết khắc nghiệt để cùng hiến dâng cho nhân loại, dám bỏ qua chấn thương thể xác để chữa lành tinh thần. Người ta hiểu nhầm rằng đam mê làm hao phí vật chất (hoặc những gì họ đang có). Nhưng không phải vậy. Đam mê làm cho ta sống hoang dã, hít vào bầu không khí tự do, tự tin thử thách giới hạn chính mình đặt ra. Nếu bạn bỏ ra một năm để chăm chỉ tập hít thở ngồi thiền và say mê nghệ thuật (vẽ nên bối cảnh kiến trúc, sáng tác thi ca…), đời sống tinh thần bạn sẽ bước ngưỡng cửa của tự do và hy vọng. Cảm xúc đi đến một trạng thái cân bằng kiên định, linh hồn tựa như độc lập và kết nối với thân thể. Chúng ta không cần phải tốn thời gian ngờ vực hoặc cố gắng tin vào công hiệu của nó. Nó luôn đến với ta một cách tự nhiên không ngờ.

Quả thật, trước khi bước vào thế giới xứ sở đam mê kỳ diệu, chúng ta ít nhất đã từng trải qua cuộc sống bộn bề ra sao. Lo toan tiền bạc, quan hệ, công việc… tất cả những thứ này đều là những ảo ảnh được phát triển bởi nỗi nghi ngờ được gieo rắc truyền miệng qua tai nhau. Con người dễ dàng mắc một cái bẫy – họ trở thành những con robot nô lệ khi họ không đủ niềm tin phản biện với một chính kiến riêng. Thế nên, nỗi lo bị người đời xa lánh không đáng sợ bằng nỗi lo phí mất tuổi trẻ chúng ta được Trời ban tặng.

Phần lớn chúng ta đều mắc kẹt ở giai đoạn hai (giai đoạn trưởng thành) dù cho có rất nhiều người bước qua tuổi xế chiều. Họ vẫn cứ khư khư những khuôn phép xuống cấp. Thời gian rất nhiều nhưng cũng trôi rất nhanh. Quan điểm của đám đông dù chống lại bạn quá mạnh, nhưng hãy nhớ, có những sức mạnh ban đầu tưởng chừng khủng khiếp nhưng sau đó nó yếu đi (VD: dư luận). Còn sức mạnh chúng ta làm chủ cuộc đời không thể yếu đi được. Chúng ta không cần phải cố gắng tỏ ra mình làm chủ được, chúng ta hãy cứ hít thở thoải mái, như thể thong dong đi trên con đường bờ suối.

Hãy nhớ lại lần nữa, khi bạn băn khoăn nên chọn nghề theo mong muốn của bố mẹ hoặc bạn đam mê, hãy mặc định chọn đam mê! Ban đầu sẽ hơi khó khăn nhưng tôi tin, về sau bạn sẽ không phải hối hận gì.  Cơ sở để hình thành nền đam mê chính là bạn tin vững chắc vào sự thật và chân lý trong góc nhìn bạn quan sát sự vật, sự việc. Đam mê của bạn, bạn thấy rõ cả bề nổi và bề sâu trong nó, trong khi người ngoài chỉ nhìn thấy bề nổi.

Người ta nhìn tôi say mê viết văn, họ bảo theo con đường đó thì tôi không kiếm được nhiều tiền. Tôi bỏ ngoài tai! Mục đích chính để viết văn là viết những cái mình trải nghiệm và đúc kết sự thật qua những gì mình viết. Nói cách khác là viết để đi sâu vào cốt lõi bên trong vẻ đẹp cuộc sống. Nên đó là lý do tôi viết một đoạn ngắn về hành trình định nghĩa niềm đam mê. Và tôi muốn truyền tải thông điệp cho các bạn rằng, luôn có một người đứng sau ủng hộ con đường các bạn lựa chọn. Đam mê là niềm động lực vĩnh hằng giúp ta thêm yêu đời yêu sống, vậy nên, đến khoảnh khắc cuối cùng, đừng bao giờ chính thức giã biệt nó!

Hãy hết mình làm điều bạn thích. Thời gian không muốn nhìn bạn nằm chờ sung rụng đâu. Thời gian và cơ hội luôn song hành cùng bạn để bạn tiến tới từng bước ngoặt tuyệt vời hơn.

Tác giả: Ally Yuu

Edit: THĐP

Ảnh: Jordan Whitt | Unplash

💥 THĐP DEEP CLUB ➡️ https://bit.ly/THDP-DEEPCLUB
🎯 Đặt mua tạp chí Aloha ➡️ http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục TẤT CẢ nội dung volume 1-27 (Google Sheet) ➡️ http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP