22.6 C
Da Lat
Thứ Sáu, 9 Tháng 5, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 318

Có hay không – Lý lẽ của một con đĩ

Trước khi trả lời câu “có hay không _ lý lẽ của một con đĩ”??

Hãy tự đặt cho mình câu hỏi “khác chỗ nào _ đứa ngoan hiền với một con điếm”..

 

Đĩ _ theo quan niệm dân gian là loại gái bán thân vì tiền, bán thể xác vì danh, đổi trinh trắng để lấy về một màu đen của sự trượt ngã.

Đĩ _ theo cái nhìn của xã hội, là loại đứng đường vẫy gọi, là thứ mồi chài đàn ông, là kẻ chuyên bán giấc ngủ êm đềm vì ma lực đồng tiền.

Đĩ _ trong mắt đàn ông là sự giải khoay.

Đĩ _ trong mắt đàn bà là sự đe dọa, là hiểm họa, là vết nhơ của trang giấy trắng hay còn là mặt trái của những mối quan hệ chính đáng bị tan vỡ.

Nhưng, ĐĨ trong mắt của một người không đặt thân vào hoàn cảnh để hiểu, không dùng mắt để phán xét , không dùng tai để định đoạt mà trong sựi đồng cảm với sự  đời đen bạc thì có lẽ còn rất nhiều điều cần phải cảm..

 

Phải chăng sự khác biệt duy nhất giữa gái ngoan và một con đĩ chính là cái màn trinh mỏng manh..

Nó mỏng cũng phải nhỉ? mỏng bởi ranh giới giữa ngoan và hư, giữa vững vàng với trượt ngã, giữa tương lai với con đường mịt tối cũng mỏng manh như vậy đấy. Nhưng _ một chữ nhưng chưa được xã hội công nhận: “con gái không còn màn trinh không hẳn đã là một người suy thoái đạo đức, trượt dốc nhân phẩm, đáng để tước đi quyền hạnh phúc và quyền được yêu”.

Con trai có thể bỏ tiền để được một con gái mà họ cho là – đĩ phục vụ ..

Họ khinh miệt những người con gái đó, họ dày xéo, họ cay nghiến và họ thề thà ế chứ không bào giờ đón một con đĩ về làm vợ. Vậy mà họ vẫn có hứng thú khi lên giường với những cô gái như vậy sao? Suy ra cho cùng, công cụ thỏa mãn nhục dục cho con trai chỉ là một công cụ mua về xài hết hạn rồi vứt xó sao.

Có bao nhiêu người đứng đắn đủ thời gian ngừng lại và suy ngẫm về cuộc đời của những bóng hồng đó. Họ bán thân xác nhưng chỉ có những – con – đĩ – rẻ – tiền mới bán cả nhân phẩm trong những cuộc chơi.

Ai ai trong đời cũng có một thân xác để trân trọng nhưng vì mưa lũ cuộc đời, họ không thể yêu thương bản thân nhưng điều đó không có nghĩa họ không hề chăm chút cho tâm hồn mình.

Tôi đã nín lặng, vai rung lên bần bật khi đứng cạnh một người phụ nữ xa lạ. Cô ấy khóc, những giọt nước mắt ứ nghẹn bởi câu nói “chị vừa phải dứt lòng cho đi đứa con vừa sinh, lỡ có bầu nhưng không dám phá vì thú dữ còn không ăn thịt con, giờ sinh ra rồi, không phải là không đủ tiền nhưng chị không có đủ nhân cách để nuôi dưỡng nó em à.”.. Vậy đấy, đó có phải là con – đĩ đạo đức hơn khối kẻ phá thai, khối con thú dữ sinh con rồi vứt bờ vứt bụi hay dìm vào thùng rác cướp đi mạng sống của một sinh linh không?

Tôi đã lặng đi rất lâu khi bắt gặp một người phụ nữ ngồi ở góc đường trước nhà. Tóc tai bơ phờ, miệng rít điếu thuốc và câu chuyện bắt đầu với lờ mờ khói thuốc “làm đĩ, phải đánh đổi thứ đáng giá nhất cuộc đời này chính là giấc ngủ em ak, ngủ trong thấp thỏm, chầu chực người nằm cạnh tỉnh giấc để lấy tiền và sống trong lo lắng những căn bệnh truyền nhiễm. Không có bất hạnh nào bất hạnh hơn phải sống trong biển lo lắng cả”. Không phải con đĩ thao thức vì miếng cơm manh áo này đáng trân trọng hơn bao đứa con gái ngoan tự tử vì tình, khóc lóc vì chia tay, trắng đêm vì đau khổ chuyện tình vẩn vơ sao.

Đàn ông yêu gì ở phụ nữ? Vẻ bề ngoài bắt mắt sao hay học thức sâu rộng, nói chuyện duyên dáng hay nụ cười tỏa nắng, dáng chuẩn hay da trắng… Và xin thưa rằng, dù vì bất cứ điều gì đi nữa thì đàn ông cũng chưa bao giờ yêu tâm hồn người phụ nữ của họ cả.

Góc lặng trong tâm hồn một con người có thể bị đánh thức bởi những chân tình và những điều đến từ đáy sâu con tim. Hãy yêu một người phụ nữ làm bạn hạnh phúc khi ở cạnh, ấm áp khi cầm tay và dùng tình yêu đánh thức lương can họ trở về. Họ là phụ nữ _ hãy yêu một người phụ nữ và cho họ cơ hội được làm một phụ nữ. Đừng nhìn họ bằng ánh mắt của một con đĩ và tước đi quyền làm – người của một người – từng – là – đĩ.

Thân xác là đĩ nhưng chỉ đúng là đĩ khi sở hữu cả một tâm hồn của một con điếm.

 

Yến Mèo

 *Featured image: bygone

Hãy cho nhau những dấu cộng trong cuộc đời mỗi người (Phần 4)

Sau trận giựt cô hồn “oanh liệt”, con Dồ “được” Má nó thưởng cho ba lằn roi mây. Bà Ngoại tỉ tê “Mày có bị bỏ đói đâu mà làm vậy hả cháu?”. Mợ xoa đầu cho nó thêm cái kẹo. Ba ân cần giải thích “Đó chỉ là một phong tục xưa, chỉ tại con làm rách áo nên Má giận”. Thò tay xoắn cái đuôi tóc, nó tự hỏi, hồi đó Bà, Mợ, Ba và Má nó giựt được gì vào tháng cô hồn? Vì Mợ nó nói hồi nhỏ ai cũng vậy mà.

Mới tắt đèn đi ngủ đã nghe tiếng sột soạt. Bật đèn đến lần thứ ba vì sợ lũ chuột cắn đồ,vẫn thấy con Dồ thiêm thiếp nhắm mắt. Dường như đêm nay giấc ngủ đến với nó sớm hơn bình thường. Thế là Ba nó lay nó dậy. Ôi chao, cả một thế giới ngọt ngào lúng búng trong cái miệng bé tẹo. Lắc đầu, Ba nghiêm túc: “ăn xong súc miệng rồi ngủ”. Mẹ hỏi liên hồi. Nó giả vờ bận nhai, ngó xuống hai ngón chân cái. Đời nào dám khai là cây kẹo cô hồn chia với thằng Đen !!!

Bắt gặp con Dồ cầm cuốn sách đi lon ton. Tụi thằng Mập con Lê nhao nhao cả góc đường.

– Ê con khùng lại đi làm cô giáo kìa tụi bây ơi!

Con Dồ thản nhiên:

– Tao khùng kệ tao, mắc mớ gì tụi mày.

Vậy mà thằng Còi nghe hai chữ “tụi mày” thành ra hai chữ “mất dạy”, nó sửng cồ:

– Ai cho mày nói tụi tao mất dạy?

Con Dồ cứ bước:

Tao không nói.

Có đứa nào đó nắm gấu áo nó giật giật. Mím môi lấy hết sức lực, con Dồ vung tay quay hẳn người ra sau, thế là con Lê lãnh trọn cuốn sách vào đầu. Cuốn sách nhỏ thôi, nhưng con Dồ nổi loạn là điều không tưởng. Cả lũ há mồm nhìn hai đứa vặc nhau. Đến khi con Dồ túm được tóc con Lê đè giật xuống, lũ nó mới hoảng hồn nhảy vào can.

Con Dồ tưởng như nghe tiếng trống trường đánh tùng tùng trong ngực mình, to,rõ, dồn dập. Bây giờ mà cúi xuống lượm sách thì sợ chúng nhảy vào đè đầu. Nhưng không lượm thì hèn quá, lại mất cuốn sách nữa chứ. Thế là nó ngang nhiên lượm cuốn sách và ngẩng cao đầu bước đi. Lũ trẻ con nhìn như hỏi nhau “có phải đó là con Dồ hông?”. Mà không biết con Dồ vừa bước đi vừa bắt chước Ngoại nó lẩm bẩm “hú hồn”.

Cái yên tĩnh và trầm mặc vốn có của nơi này trong những ngày mưa khiến gã tưởng chừng mọi thứ như dừng lại, như chưa có gì đổi khác, như những ngày hè sáng nắng chiều mưa, như những ngày thu trời khóc dầm dề suốt bảy ngày trong tuần.

Gã biết mình không bao giờ dám gặp lại con Dồ. À không. Là cô gái Dồ. Nghe ngộ quá chứ. Cô gái Dồ. Và gã bật cười với ba chữ đó. Sao lại không? Chẳng phải gã đã không còn là thằng Đen rồi đó sao. Con Dồ phải có một cái tên chứ. Và gã, đã chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Thật nực cười. Vậy thì, ngồi bên này với ly đen rệu rã, đặc quánh, nhìn màn mưa nhạt nhòa, gã mong điều gì? Bóng tối nhầy nhầy đã không còn nhìn rõ mặt người. Mưa cũng nặng hạt hơn, gõ long tong lên khối ký ức của gã. Khối ký ức chưa bao giờ là ký ức.

– Ê Mập!

Thằng Mập ngó con Dồ, nhướng mắt. Từ bữa lũ nó oánh lộn nhau, thằng Mập nhìn con Dồ khác hơn một chút, tuy rằng không thân thiện nhưng nó cũng kiềng con Dồ ra, không chọc ghẹo nữa, dù rằng cỡ như nó, con Dồ phải sợ mới đúng.

Con Dồ ngập ngừng nhưng rành rọt:

– Mày…phụ tao…đỡ thằng Đen dô hè đi…mưa rồi.

Mập chu mỏ lên định vặc lại, nhưng nghĩ sao, nó lặng lẽ gật đầu. Mắt con Dồ sáng rỡ, nắm tay lôi thằng Mập chạy về chỗ thằng Đen. Thằng Mập hể hả, bỗng thấy mình thành anh hùng. Lũ trẻ chạy theo, xúm xít, lao xao, cũng thấy mình trở nên quan trọng.

Mưa ào ạt. Trút bao nhiêu nước xuống con dốc dài, nhưng quanh chúng nó là một buổi sáng ngập nắng miền quê với ông Cậu của thằng Mập và lũ rắn đồng, dễ sợ nhưng vô cùng hấp dẫn…

Phố đã lên đèn, nhưng với chúng, ngày hãy còn dài lắm, và đời, vẫn còn rộng lắm, rộng lắm…

 

*Featured image: Nguyễn Khương Thiện

Tại sao Phương Mỹ Chi bị loại?

Tôi là một sinh viên về ngành tâm lý học, hiện tôi đang sống và học tập tại UK, vì đã xa VN từ nhỏ nên tiếng Việt của tôi không được chuẩn cho lắm mong rằng các bạn thông cảm. Tôi xin trình bày các bạn rõ vì sao PMC thua cuộc: Với kinh nghiệm là 1 nhà tâm lý, đã học và làm việc thực tập cho nhiều người tư vấn cho nhiều công ty, khi xem chương trình The voice kids, tôi đã nhanh chóng nhận ra những ý đồ của nhà tổ chức để kiếm lợi nhuận khủng cho mình. Đây là những chiêu trò mà tôi đã từng thấy rất nhiều lần.

Một chương trình không công bằng, một chương trình được dàn dựng từ đầu tới cuối để lừa gạt khán giả. Sau khi bài Quê Em Nước Lũ và vòng đối đầu hầu như 99% ý kiền điều cho rằng quán quân năm nay là Mỹ Chi và chương trình có thể kết thúc tại đây. Điều này mất đi sự hấp dẫn và tính cạnh tranh của chương trình, 90% xem The Voice Kids chỉ đón chờ xem Mỹ Chi hát. Chính vì vậy tiết mục của bé luôn là tiết mục cuối. Nếu một chương trình thi hát mất đi tính cạnh tranh giữa các thí sinh thì độ hấp dẫn của chương trình sẽ thấp đi, Chương trình sẽ mất đi một số lượng lớn khán giả, nếu cho Mỹ Chi hát trước sẽ có rất nhiều người chuyển Kênh khác xem, VTV3 không thu được nhiều lợi nhuận từ quảng cáo.

Chính vì vậy nhà tổ chức đã sử dụng cách sau:Thứ nhất cho bé Mỹ Chi hát sau cùng để khán giả theo dõi chương trình đến cuối tăng lợi nhuận bán quảng cáo, tiếp đến dùng kĩ thuật công nghệ cao dìm hàng tiếng hát của Mỹ Chi. (Có người cho rằng do đường truyền không ổn định như đó không phải là sự thật. Bằng cách chỉnh nhỏ tiếng hát của Mỹ Chi lại, và tiếng nhạc lớn lên, các bạn nghe kĩ sẽ thấy). Sau đó khán giả sẽ nghỉ rằng Mỹ Chi hát không hay giọng còn yếu và nhắn tin bình chọn cho những thí sinh khác, giúp chương trình có lại sự cạnh tranh giữa các thí sinh, và quán quân sẽ là một ẩn số, chương trình sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

Bước tiếp theo tìm ra được 1 đối thủ, qua các buổi tập diễn, giám đốc âm thanh được VTV3 hoặc cty Cát Tiên Sa yêu cầu phải tìm ra 1 đối thủ cho PMC, qua các buổi tập diễn QA là người hát tốt nhất đủ yếu tố là đối thủ của PMC, lý do vì sao từ đây về cuối chương trình QA điều được ra cuối chương trình, phần trình diễn của e luôn được xây dựng cực kì công phu những bài hát của em luôn được chọn lựa thông minh giúp mọi người thấy rõ hết tài năng của QA. Từ đây cuộc chiến bắt đầu, chương trình đã trở nên hấp dẫn căng thẳng, các fan của 2 bên công kích nhau và người mở đầu công kích rất có thể là người của ban tổ chức.

Tôi cảm thấy thật tội nghiệp cho 2 bé bị các fan của 2 bên công kích nhau như thế, cũng chỉ vì mưu đồ của người lớn, thật không đáng. Các bạn thấy vì sao em Duy ko bị ai công kích vì e ko nằm trong mục tiêu của họ. Nếu như PMC hát thành công bài Lòng Mẹ thì sẽ khác, nhưng e đã biểu diễn không thành công, nói đúng hơn là do âm thanh quá tệ, các fan hâm mộ nhắn tin cho e càng nhiều vì lo lắng e bị loại, cùng lúc tạo scandal để chương trình có nhiều tiếng vang hơn.

Chương trình lộ diện mặt thật (lừa gạt khán giả để thu lợi nhuận tin nhắn). Vì là 1 người học về tâm lý tôi thấy rõ và sock khi lần đầu tiên thấy 1 chương trình cho phép nhắn bình chọn trong vòng 1 tuần, đặc biệt một người muốn nhắn bao nhiêu thì nhắn với giới hạn 300 tin 1 ngày, đây là 1 chương trình kiếm lợi nhuận từ tin nhắn lớn nhất từ trước đến nay. Đặc biệt em Cao Khánh hát không hay lắm nhưng ai bình chọn cho em với con số khá cao? kết quả những vòng bình chọn trước cho thấy kết quả đã được dàn dựng.

Đêm Chung Kết Dàn Dựng 100%

Các bạn thích ai thì thích, nhưng chủ yếu là người đứng đầu công ty Cát Tiên Sa hoặc VTV3 thích ai thắng mới là quan trọng, nó là kết quả không cần thiết phải nhắn tin gì cả. Vì họ cũng là con người, họ cũng có thí sinh mà mình yêu thích và muốn thí sinh đó thắng. Hoặc vì nhân đạo, vì PMC vừa được 1 học bổng trị giá 1 tỉ, còn hoàn cảnh QA quá nghèo. Những bài hát của PMC được chọn trong chung kết dù hợp với giọng hát của em nhưng ko hợp để thi chung kết, vd e hát bài Còn thương rau đắng mọc sau hè thì có lẽ đã khác.

Chương trình muốn em thua, mà khán giả không phàn nàn; nên chọn cho em những bài hát ko phù hợp, mà người chọn bài cho e là ai, huấn luyện viên và giám đốc âm nhạc, nói chung các bạn cũng biết giám đốc âm nhạc quá nổi tiếng ở vụ Scandal trước, ở phiên bản The Voice người lớn, khi xem tv các bản nghĩ rằng do huấn luyện viên chọn bài, nhưng sau scandal của giám đốc âm nhạc, các bạn cũng biết người tư vấn cho huấn luyên viên chọn bài là ai, nói tư vấn nhưng thật ra ở đây là áp đặt hát. Các vòng trước còn cho tự do 1 xíu theo sở thích của bé PMC nhưng chung kết là 1 sự áp đặt các bạn có thể hỏi PMC xem e có được sự lựa chọn thoải mái bài hát ở chung kết như những vòng trước ko nhé.

Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Giàu ra hát trước PMC hát sau, để chi vậy để mọi người thấy phần trình diễn của e mở nhạc và PMC chỉ là 1 hiện tượng, e hát dân ca bình thường thôi mà. Tại sao 1 bài ca để dự thi mà được 1 ca sĩ ưu tú hát trước rồi e hát lại, gây chán cho khán giả và họ đã thành công mục đích gây chán đó. Để dù PMC thua cũng ko ai phải phàn nàn. Thứ tự hát bài của QA cũng khác 2 thi sinh còn lại, đơn ca, với huấn luyên viên, song ca.

Lúc trấn Thành chuẩn bị giới thiệu QA hát bài đầu tiên, anh xuống sân khẩu hỏi 2 vị khán giả là ca sĩ nhạc sĩ, và họ điều trả lời thích QA, sau đó là QA ra hát. Tôi nghỉ rằng 2 người này được hỏi trước thích ai và cho ngồi kế bên để tiện việc dàn dựng. Khi xem tới đây tôi đã biết người thắng là QA 100%. Nhưng bao lần QA hát được dàn dựng rất công phu. Mục đích để người xem tv bớt bức xúc và đồng ý khi QA đoạt giải vì đã được nhạc sĩ, ca sĩ khen ngợi. Gương mặt của QA ko hề căng thẳng lúc đợi kết quả, khác với Duy va PMC, điều này cho thấy e đã được ai đó nói úp mở cho nghe kết quả. Tuy ko nói ra là e sẽ thắng nhưng cũng dc bật mí.

QA vào thay đồ đẹp để ra nhận giải, ngóng tai lên chờ gọi tên mình. Số lượng tin nhắn bầu chọn quá ít, là fake 100% nhưng rất thiếu khôn ngoan. Nhà tổ chức chỉ muốn giấu số tiền lời khủng của mình qua việc lừa khán giả nhắn tin, con số thực sự phải trên vài triệu tin nhắn. Duy: 77218 , PMC: 204652, QA: 215903. Tổng cộng: 497773 tin nhắn.

Vì sao phải che giấu? vì số tiền giải nhất chỉ 500 triệu, trong khi lợi nhuận từ tin nhắn hơn gấp vài chục lần sẽ làm một người sock nên con số họ đưa ra cho thấy nó hợp lý với 500 triệu. Mỹ Chi bị bỏ mất 1 số 0? nếu đây là chương trình bình chọn qua lượt view trên Zing thì PMC đã thắng xa 2 bạn còn lại. Hoặc nếu đây là 1 cuộc thi công bằng thì MC đã thắng. Mặc dù bài thi của em ko là bài hay nhất đêm nay, nhưng là vì số lượng fan khủng của em, thì e không thể nào thua kém quá xa QA như vạy. Nếu thua 1000, 2000 tin nhắn còn có thể chứ thua xa như vậy thì thật vô lý. Nếu như lượt view của PMC luôn trên 1 triệu thì số lượt tin nhắn cũng sẽ ích nhất là bằng hoặc có thể hơn thế gấp 2, 3 lần, vì rất ít ai nhắn 1 tin cho PMC, bởi rất nhiều người cuồng em và số lượng tin nhắn có giới hạn là 300 tin/ngày.

Cuối cùng đêm nay là đêm hát không thành công của PMC, tôi thích nhất đội Thanh Bùi, đêm nay họ trên cả tuyệt vời, và QA đạt giải hoàn toàn xứng đáng, tôi ủng hộ em, hy vọng e luôn hát hay nhưng xin em sau này nổi tiếng đừng tự cao hay chảnh như những ông hoàng nhạc Việt để ko phụ lòng mọi người ủng hộ em, em hoàng toàn xứng đáng để đoạt giải. Và PMC là người thành công nhất vì em mà nhiều người thích nhạc dân ca, e đã làm được 1 điều mà không ca sĩ nào làm được.

Cảm thấy tội nghiệp cho PMC vì nhờ e mà chương trình thành công nhưng sau đó thì thay vì biết ơn mà đem em ra làm đủ chiêu trò để họ kiếm lợi nhuận, và tất cả các thí sinh khác cũng vậy. Anh tin chắc e là thí sinh được nhiều người yêu mến nhất từ trước đến nay. Chúc cả 3 em sẽ thành công trên con đường mình chọn.

Cuối cùng lý do mà tôi nói ra những lời này, thật sự tôi ko phải fan của ai cả, cả 3 e tôi điều thích. Nhưng tôi nói ra để các bạn hiểu và không nên bị lừa gạt bởi các chương trình truyền hình nữa, thay vì truyền hình để phục vụ người dân, kiếm lợi nhuận từ việc bán quảng cáo đủ rồi, nhưng lừa gạt và kiếm tiền từ người dân như vậy, thật sự là rất quá đáng, các fan nên bình tĩnh lại mà suy nghĩ; đừng đem các bé ra mà chửi mắng nhau, mình là người lớn cả. Dù các em có như thế nào (hư hay ngoan) chúng ta là người lớn nên giúp các em pháp triển thành người 1 cách tốt đẹp nhất. Ước mong VN có 1 chương trình thực sự vì người dân, vì các em nhỏ, vì tương lai VN, nhưng không vì tham lợi nhuận. Thay vì các bạn nhắn 2000k 1 tin nhắn để hơn thắng thua với nhau thì hãy để số tiền đó cho các em có lẽ giờ đây PMC QA đã có đủ tiền xay nhà cho ba mẹ các em, thực hiện được ước mơ của các em, điều đó còn hơn là lấy tiền cho nhà tổ chức và bị họ lừa gạt. Mong rằng các bạn hay chia sẽ bài viết này cho nhiều người để từ nay chúng ta không còn bị lừa gạt nữa. Nếu có trang báo nào muốn đăng bài này của mình thì càng tốt.

 

Thân, DR NGUYEN

London 07/09/2013

Sửa lỗi: Triết Học Đường Phố

Có những thứ mang tên…

Có một cơn gió mang tên “tình yêu”. 

Tôi chẳng dám gọi tình yêu bằng một cái tên vĩnh cửu mà với tôi, tình yêu chỉ là một cơn gió. Nó bắt nguồn từ một trái tim nào đó, thổi qua miền yêu thương, bay tới vùng hạnh phúc, lướt ngang vườn quan tâm, sà về đồi nhung nhớ rồi cuốn theo tiếng cười đi về miền đau khổ. Cuộc đời ai cũng có cho mình ít nhất là một mỗi tình, ai cũng từng trải qua ít nhất là một lần hạnh phúc, ai cũng sẽ biết nhớ ít nhất là một lần trong đời và ai cũng sẽ đau, ít nhất là dai dẳng đến cả nửa đời người. Không tin ư? Hãy thử yêu nếu bạn muốn biết thế nào là cảm giác “ sau tình yêu, nỗi đau thường ngự trị và lấn át niềm vui”.

Có một nụ cười mang tên chua chát.

Tôi không phủ nhận nụ cười là đại sứ của niềm vui, là biểu hiện của hạnh phúc, là sự đúc kết của hân hoan nhưng theo cái nhìn của tôi, nụ cười còn là sự thể hiện vụng về của nỗi đau. Lẫn trong cái vị đời đắng chát này, con người chẳng còn trong trẻo sau tiếng cười của họ nữa nhỉ? Họ cười để xã giao, họ cười để mát lòng người khác hay họ cười để vụ lợi cho riêng mình. Còn đâu nữa cái nụ cười xả láng không toan tính, còn đâu nữa nụ cười hạnh phúc trong tình yêu khi tình đến rồi tình đi nhanh đến con tim còn chưa kịp cảm nhận.

 

Có một địa danh mang tên góc tâm hồn. 

Ta có thể ngao du đến những miền đất xa lạ, khám phá những địa danh bí ẩn của thế giới, có thể thưởng thức cảnh đẹp ở mọi nơi nhưng sẽ chẳng ai chạm được vào tâm hồn của người khác dù nó có ở trước mắt ta. Sở dĩ tôi coi “tâm hồn” là một địa danh vì nó cũng là một cảnh đẹp, đẹp bởi nơi đó chất chứa bao hạnh phúc, ước mơ, khao khát và những điều tuyệt vời của một con người. Là địa danh bởi bên cạnh cái đẹp nó còn có những bí ẩn, nó còn có những vết thương chẳng bao giờ lành, còn những vết sẹo chẳng thể phai dấu theo thời gian, còn những nỗi u buồn không thể tỏ lòng cùng ai, còn những giọt nước mắt tích tụ lâu ngày vì giả vờ mạnh mẽ và còn cả những mối quan hệ đã đi vào dĩ vãng. Xin cho tôi 1 vé về “góc tâm hồn” để tôi nhìn, tôi ngắm, tôi chạm và tôi xoa vào những dấu lặng đầy đau thương ấy.

Có những tình yêu mang tên vật chất.

Người xưa vẫn nói, “Tình yêu là vĩnh cửu còn vật chất chỉ là thứ hư vô”, văn chương nói, “Tình yêu ta  làm nên tất cả, từ nghèo đói cũng sẽ thành đại gia.” Có bọn yêu nhau thì nói “Cứ yêu đi cho hết đời tuổi trẻ rồi sau này lặng lẽ nuôi con.” Nhưng với tôi, cuộc sống trần trụi lắm, ở cái thế kỉ 21 này không có tiền, không địa vị cũng chẳng công danh thì sẽ chẳng có gì cả. Trần tục thật đấy nhưng mà thực tế, không khí không thể thay cơm để cưới nhau rồi ôm nhau hít khí trời, lãng mạn không thể qui ra tiền để trả các khoản phí như điện, nước, cơm, gạo bởi vậy tình yêu chỉ thực sự bền vững nếu nó có một nền tảng vật chất đủ đầy. Bạn đừng vội nghĩ tôi đã kẻ háo danh mà hãy thực tế hơn khi nghĩ đến góc lặng nhạy cảm của tình yêu đôi lứa mang tên VẬT CHẤT. 

Và có những chữ có hóa chữ không.

Có những yêu thương sẽ tan biến theo thời gian để lại một khoảng không vô định hình trong lòng ta. Vật chất cũng là thứ có rồi lại hết, hết rôi lại có mà không có thì coi như mất hết.  Có những quan tâm nếu có sẽ làm ấm lòng người đến khi không có sẽ làm lòng chao đảo rồi lại bình yêu bên một sự quan tâm khác. Chẳng có gì trên cõi đời trần trụi này được coi là CÓ MÃI MÃI. Hãy học chấp nhận chữ KHÔNG như một chân lý. Không tâm, không tài sẽ không sự nghiệp, không sắc không hương sẽ không hạnh phúc, không vui không cười sẽ không bình yên và không tiền, không địa vị sẽ không có tình yêu.

 

*Featured image: Cubagallerry

Thế hệ trẻ em Indigo và vai trò của họ

Bạn đã từng nghe nói về khái niệm phân loại trẻ em thuộc lớp trẻ “Indigo”, “Crystal” , “Rainbow” chưa? Chắc đa phần là chưa phải không? Đó là những người đa số thuộc thế hệ 8x, 9x, 10x. Những người này sinh ra tại thời điểm này có mục đích làm thay đổi nhận thức, quan niệm mới cho xã hội để phù hợp cho kỉ nguyên mới hay còn gọi là Thời đại Vàng (The golden age), một kỉ nguyên hòa bình, và hợp nhất. Vậy tính cách và vai trò của lớp trẻ “Indigo” 8x thông thường biểu lộ như thế nào ? Bài viết này sẽ nói rõ về họ (Cũng có thể là bản thân chúng ta).

Bản thân người viết cũng là một trong những người thuộc thế hệ trẻ Indigo

Chúng ta đang sống ở giữa thời kì của giai đoạn tiến hóa. Giai đoạn tiến hóa này được dẫn dắt bởi thế hệ những đứa trẻ của “Thời đại mới” (New Age). Thế hệ trẻ mới đầu tiên của thời đại này gọi là những đứa trẻ “Indigo” (Tím Chàm). Với thế hệ Indigo này, thì cánh cửa tâm thức vũ trụ luôn luôn rộng mở và dễ dàng tiếp cận. Họ là cầu nối dẫn tới cấp độ kế tiếp của nhân loại. Nếu chúng ta tiếp nhận dòng năng lượng mới này với họ, cùng với những gì mà thế hệ trẻ sau này mang đến và cho phép nó biến đổi chúng ta, thì chúng sẽ dẫn dắt chúng ta vương tới sự tiến bộ mới của xã hội và thế giới của chúng ta.

Chia tay tình đầu

Giữa những cơn mưa đầu mùa cuốn trôi màu bằng lăng, phai nhạt sắc thủy chung, tôi chia tay tình đầu.

Không phải là cô bé mười tám đầy nhựa sống với đời để sống hết mình cho tình yêu, cũng không phải là cô gái đôi mươi nếm trải đủ mùi đời để yêu thương nhuốm màu cuộc sống, giữa cái chênh vênh ấy, tôi nếm trải tình đầu.

Người ta nói tình đầu khó phai. Là lẽ dĩ nhiên thôi, bởi người ta bỏ ra nhiều yêu thương hơn, kì vọng hơn, chăm chút hơn cho tình đầu, nên kí ức ngọt ngào, cũng đong đầy trái tim tự nhiên như thế.

Đã từng bị tiếng chuông điện thoại đánh thức mỗi sáng, đã từng chìm vào mộng đẹp trong những lời cằn nhằn đầy quan tâm, đã từng muốn bóp cổ ai đó cho những lời chê bai đừng có tuôn ra, giờ còn là kí ức.

Cũng từng hứa sẽ mạnh mẽ khi không anh bên cạnh, vì trái tim em, ngoài tình yêu, còn mảnh đất gieo hạt giống yêu thương của tình bạn, của tình thân, và của riêng em – cô bé luôn cười mà anh biết.

Sống chung với kỉ niệm

Đã yêu thương thì không thể quên, nên thay vì tìm mọi cách quên, tôi giữ gìn từng chút kỉ niệm. Ngẩn ngơ vài phút trước con đường tay trong tay những chiều quyến luyến dù mai lại gặp nhau. Lắng nghe bản nhạc ngày vu vơ anh hát tôi nghe. Đọc lại cuốn sách anh tặng, mân mê theo từng nét chữ anh viết, cảm nhận cái ấm vòng tay anh từ con mèo cùng anh chăm chút. Ừ, hạnh phúc giản dị tới nao lòng.

Chăm chút bản thân hơn

Không còn được đặt câu hỏi giờ anh ấy ăn chưa? Hôm nay mưa anh có mang ô không nhỉ? Anh ấy có đang nhớ mình không? … Tôi sẽ chăm chút chính mình. Tự vào bếp nấu một món mới, thay một kiểu tóc khác, mua một món đồ mới, hay đơn giản là dọn lại phòng cẩn thận. Tôi đủ bận rộn để anh không còn là thói quen duy nhất.

Trân trọng những người quanh mình

Khi yêu anh, tôi học được cách yêu thương một ai đó, vui niềm vui của anh, buồn nỗi buồn của anh. Khi xa anh, tôi biết cách yêu thương người xung quanh. Là đứa bạn thân từng lo lắng cho tình cảm của tôi, sợ tôi phải chịu đau khổ. Là bố mẹ chỉ với những câu hỏi thường nhật: Con ăn cơm chưa? Mẹ nghe nói hôm nay có bão đó, đừng ra ngoài con nhé!… Là một cậu bạn luôn quan tâm nhưng ánh mắt đầy ngượng ngập, giấu tình cảm trong veo nơi đáy mắt. Yêu thương, mãi mãi không rời xa.

Học được cách lắng nghe

Biết anh, là món quà thượng đế ban tặng cho tuổi 21 của tôi.

Bởi trước anh, cái tư duy cố chấp rằng khi yêu phải như thế nào, chia tay rồi có gì mà phải quỵ lụy,… đã ăn sâu vào trong suy nghĩ tôi.

Và sau anh, tôi biết mình nên cho phép trái tim có những giây phút yếu đuối, nhớ thương tới đớn lòng. Bởi từng dắt nhau qua yêu thương, đâu dễ gì buông được. Vậy nên, tôi học được cách kiên nhẫn ngồi nghe cô bạn cằn nhằn những chuyện lặt vặt trong ngày, em học được cách đưa vai cho bạn tựa lúc yếu mềm, để nghe tiếng nức nở trong đêm khuya mà không mắng nó ngu ngốc. Chắc tình cảm, là sự đồng điệu cùng một tần số. Và nhờ anh, tôi đã đổi tần số chăng?

Trưởng thành hơn

Tôi vẫn là tôi, vẫn ồn ào náo nhiệt. Nhưng sau những niềm vui ấy, là những phút nhớ thương xao lòng. Là những trầm lắng cho một sự lớn lên, hiểu biết hơn, người lớn hơn. Ngày bé, mẹ xoa đầu nói “con còn bé, chưa hiểu được đâu” khi tôi ngây thơ hỏi sao bố mẹ cãi nhau mà không ly hôn, tôi lén bĩu môi “Thế mà con hiểu hết đấy, người ta chán nhau thì ly hôn thôi.”

Tôi và anh, chưa đủ yêu thương để kết hôn, hẳn là rung động đi. Thế nên, tôi hiểu bố mẹ phải yêu thương biết nhường nào, để mấy chục năm, cãi nhau có đôi lần, để mấy chục năm, yêu thương vẫn luôn đong đầy khóe mắt, nụ cười.

Là tôi và anh, chưa đủ trưởng thành để trân trọng nhau, hay thật sự không thuộc về nhau để yêu thương đến mấy cũng đến lúc xa nhau thì mong anh, mãi mãi hạnh phúc nhé!

Tạm biệt anh, tình đầu khó phai!

 Cảm ơn anh, đã trao em hạnh phúc, dạy em yêu thương, đau khổ và đứng dậy sau tất cả những ngổn ngang ngày anh đi.

 

Hoon Zuco

*Featured image: Ulf Bodin

Hãy cho nhau những dấu cộng trong cuộc đời mỗi người – Phần 3

Cái nắng oi nồng giữa trưa của một ngày gần cuối hạ, càng làm cồn cào cơn đói của thằng Đen. Nó hoa cả mắt rồi. Ngả người dựa vào cột điện, thằng Đen thiêm thiếp, mong dỗ dành cái bụng đang réo ầm ĩ.

Lơ mơ trong màu nắng chói chang, nó nghe thấy tiếng loạt soạt, nó ngửi được một mùi gì đấy quen quen nhưng tâm thức nó không phân tách được. Rồi nó thấy lơ lửng trước mắt nó một cái túi xốp, bên trong có một cái hộp không rõ hình thù, và một món gì đó mà trực giác cho nó biết cái món đó ăn được. Thế là nó vói tay lấy. Nhưng cái túi đã vụt bay mất. Chao ôi, đến cả giấc mơ cũng biết đánh lừa cái thằng Đen tội nghiệp.

Có gì đó đánh sượt qua vai làm nó cũng bị giật chồm ra phía trước. Nghe cái “uỵch” và một tiếng “ui da” quen thuộc khiến nó tỉnh hẳn. Ô, con Dồ. Đúng là con Dồ. Con Dồ lại ra chơi với nó. Hai đứa nhìn nhau cười tít cả mắt. Thì ra, con Dồ đứng phía sau, thò cái túi đung đưa trước mặt thằng Đen để chọc vui, ai dè nó bị mất đà, chỉ vì cái tay quá ngắn lại cố đưa cái túi cho xa.

Nhìn hai bàn tay bé tẹo lui cui mở cái gút túi, thằng Đen tự dưng thấy rộn ràng một niềm vui. Niềm vui được định dạng bằng một hộp sữa ngọt ngào, bằng cái bánh ú gói lá nhỏ nhắn có nhiều góc nhọn nhọn xinh xinh, ngon ngon mùi gạo nếp, bùi bùi vị nhân đậu xanh, ngậy ngậy thỏa mãn bởi miếng thịt heo bóng bẩy …

Gã bâng khuâng ngả người vào nệm ghế taxi, quay ô cửa xuống để tận hưởng bầu không khí ngọt ngào. Gã thấy rõ những tia nắng vàng óng đang lung linh trên những tán cây. Gió sớm se se lạnh, mơn man, xa xa gần gần như thầm thì nhắn nhủ. Một cảm giác thật mới mẻ mà không mất đi sự gần gũi thân thiết.

– Về đâu đây em ?

Câu hỏi của người lái taxi tự dưng làm gã bối rối. Ừ, mình về đâu ? Trong hình dung của gã chỉ là một rạp hát và một con dốc. Cũng may, thành phố nhỏ bé, rạp hát thì ít nên người tài xế không cần chỉ dẫn nhiều. Có điều, quanh rạp hát có năm con dốc. Thế là bác tài đổ hết cả năm con dốc lần lượt mười bốn lần, thì gã mới nhận ra nơi gã cần tìm.

Nhịp tay gõ đốm tàn của điếu thuốc, gã giấu đôi mắt sau cặp kính đen như không muốn ai bóc trần con người mình. Ghé vào một quán cafe bên này đường, gã lơ đãng như một khách nhàn du nhìn khắp phố xá, nhưng thật ra đang cố liếc vào căn nhà cổ bên kia đường. Dù lớp vôi sạch sẽ, chắc là vẫn được tô quét mỗi năm, nhưng mái ngói đỏ đã rêu phong một màu nâu xỉn cũ kỹ, thâm trầm.

Những giọt đen đã thôi tí tách rơi xuống ly cafe nguội lạnh từ lúc nào. Phố xá cũng đã nhộn nhịp lắm rồi, mà sao căn nhà vẫn im lìm, chỉ cánh cửa sắt bên ngoài đã mở sẵn từ lúc gã chưa đến là báo hiệu căn nhà vẫn có một sự sống.

Buổi sáng trôi qua trong mòn mỏi kiệt cùng. Đến khi nắng hanh đã quá đỉnh đầu, gã mới thấy bóng dáng một cô gái bước vào ngôi nhà ấy. Chỉ kịp thoáng một tà áo dài.

Con gấu bông bị tù túng trong cái ba lô của gã đang ngọ nguậy. Ừ nhỉ. Sao gã lại nghĩ là sẽ thấy hình ảnh của con Dồ tám tuổi ???

Tụi thằng Mập làm gì mà kéo nhau cả lũ chạy rần rật, làm hai đứa thắc mắc quá chừng. Con Dồ tơn tớt chạy theo. Thì ra, ở chợ người ta cúng cô hồn tháng bảy.
Tháng bảy năm nào, Mợ cũng dọn cỗ ra tận ngoài đường để cúng cô hồn. Trẻ con giành nhau nhộn lắm. Vậy mà chẳng bao giờ con Dồ tham gia. Nó không thích. Chỉ vậy thôi. Nhưng Mợ hay lấy lại cho nó vài hạt đậu, cái bánh, bảo “ăn làm phép cho dễ nuôi”. Má nó lại giật ra vứt đi, bảo rằng “ăn vậy dễ bị mắc đàng dưới”. Con Dồ không hiểu gì hết. Nhưng Mợ đã thương đem về cho, nên nó cất đi, đợi lúc Má đi chợ thì ăn.

Sau tiếng hô “Giật đi con”, lũ nhóc ào vào như chợ vỡ. Con Dồ bị hất té lăn nhưng vẫn kịp túm được một trái bắp và nắm kẹo. Nó hí hửng chạy về chỗ thằng Đen. Tóc tai lù xù. Cái bàn tay bé tẹo lại lắc lia lắc lịa “ăn làm phép cho dễ nuôi”.

 

Gold

*Featured image: Huy2k2

5 điều tôi đã học được…

Tôi đã học được rằng, tận cùng của ngu dốt .. là đối tốt với quá nhiều người.

Có đôi khi bài học về sự cho và nhận khiến ta nghĩ rằng, cuộc sống công bằng, có cho sẽ có nhận, hoặc đôi khi cho đi cũng chính là cách mua về cho mình một món quà của sự thanh thản. Nhưng thực tế không vậy, cho đi nhiều và cái nhận lại được đôi khi chỉ là những cái phủi tay đầy bạc bẽo, những cái nhìn sáo rỗng và cả những lời nói như gươm đao. Cái bạn cho đi của hôm nay có thể là món quà của hiện tại nhưng tương lai nó có thể trở thành thứ để người đời mang ra làm tấm bia cho sự giả tạo và cho rằng nó là cái vỏ bọc cho những đê tiện của bạn khi bạn vô tình mắc lỗi.

 

Tôi đã học được rằng, Bình yên nhất không phải khi nằm trong vòng tay người yêu dấu .. mà là ngay trong bữa cơm của gia đình..

Dù muốn dù không thì vẫn có 1 sự thật ta không thể chối từ là cha mẹ rồi cũng sẽ qua đời. Ta có quá nhiều thời gian để chăm chút cho bản thân, nhưng khi ta khôn lớn, ta sẽ dành được bao nhiêu trong quĩ thời gian ấy để dành cho ba mẹ. Họ sinh ra ta khi họ đã đi qua nữa phần đời tức là họ sẽ mất đi khi ta còn nửa phần đời phải sống ở lại. Khi đó ta có vô khối thời gian mà yêu thương, vậy mà bây giờ, ta dành buổi sáng cafe đàn đúm, dành buổi trưa cho giấc ngủ, buổi chiều cho công việc và buổi tối cho người yêu, bạn bè. Chẳng mấy ai trong số chúng ta muổn chở mẹ đi dạo, muốn rủ bố đi làm tách cafe hay đơn giản chỉ là mời ba mẹ một bữa ăn sáng đầm ấm. Ta chỉ về và ta ăn cơm gia đình như một phận sự, như 1 nhu cầu ” đói phải ăn” và bữa cơm gia đình trở thành “thói quen” chứ không còn hiện hữu giá trị của hai chữ “iu thương”

 

Tôi đã học được rằng, 3 từ khó nói nhất không phải là Anh yêu em hay em yêu anh mà là con yêu bố mẹ.

Như một thói quen, sáng dậy, quờ qua điện thoại để kịp chúc ai đó một buổi sáng tốt lành, kèm theo là một cái icon tươi rói. Trong ngày có chuyện gì vui lại lập tức rút điện thoại ra nhắn cho ai đó và mỉm cười khi niềm vui được chia sẻ. Tối lại chúc ai đó ngủ ngon và k quên kèm theo lời yêu thương da diết. Vậy đấy, cái tình iu nó dễ thổ lộ. Còn mấy ai bước qua một cô lao động mồ hôi nhễ nhại mà nhớ về cha mẹ đang còng lưng kiếm tiền, mấy ai bước qua một không gian quen thuộc mà trong lòng chợt nhớ bóng mẹ hiền. Có chứ, sẽ có những người như vậy, nhưng chẳng có mấy ai ngay lúc ấy gọi điện hay nhắn tin chỉ để nói “con nhớ mẹ, con yêu ba hay con đang nghĩ về gia đình mình”. Trớ trêu thật _ những hiện thân của tình iu thầm lặng.

 

Tôi đã học được rằng, Bình yên không phải nơi không có tiếng ồn .. mà là chốn đầy xô bồ, nhớp nhúa nhưng trong tâm ta tĩnh lặng..

Đã có một thời tôi từng nghĩ, chắc sẽ chẳng có điểm kết cho một cuộc sống phiêu lưu, lang bạt đầy thích thú và tự do. Tôi yêu cuộc sống của mình, dẫu cho nó có bấp bênh hay túng thiếu thì đó vẫn là thứ tôi yêu. Tôi có mặt ở những nơi bạn tôi cần, tôi đi đến những nơi tôi muốn, tôi ghé qua những chốn tôi thích và cứ như vậy, xách ba lô lên và thỏa nguyện với rất nhiều thích thú. Nhưng bỗng một ngày tôi nhận ra, bước chân ra khỏi nhà thì có ở đâu ta cũng là khách trọ, anh em bạn hữu có thân tình thì cũng là người lạ chợt đến rồi chợt đi mà ta sẽ mãi mãi chẳng bao giờ tìm kiếm được hai chữ ” bình yên ” trong những cuộc chơi đầy ấp tiếng cười đó. Cuộc vui nào cũng tan, xum họp nào rồi cũng tàn và chỉ có hai chữ ” gia đình ” là giá trị vĩnh hằng duy nhất còn tồn lại trong ta.

 

Tôi đã học được rằng, Hãy đi đi cho thỏa sức, vui đi cho thỏa đời, cười đi cho thỏa người rồi lặng lẽ cảm nhận cuộc sống qua hai chữ “bình yên”..

Sống vui vẻ

Chơi hết mình

Yêu hết lòng

Đi hết sức

Lao động hết khả năng

Và bình tâm nhìn cuộc sống.

 

Hãy bất biến giữa dòng đời vạn biến và cách đối phó tốt nhất với bụi đời là quay về với gia đình _ nơi có thể cho ta sự bình yên vững chắc nhất và cũng là nơi mà dẫu thế giới thay đổi thì tình iu bắt nguồn từ đó cũng mãi không đổi thay.

 

Yến Mèo

*Featured image: Ines Perković

Câu nói dân gian – Nồi nào úp vung đó

Tôi thấy mấy câu nói dân gian của Việt Nam rất hay, như câu: Nồi nào úp vung nấy chẳng hạn.

Rõ ràng là, nhìn thật kỹ, các đôi vợ chồng luôn có điểm chung gì đó – mà điểm chung này là điểm chung lớn, đôi lúc nó ở dạng “chìm”…Dù bề mặt có vẻ hay đối lập, nhưng thực ra là không có nhiều đối lập bằng những điểm chung.

Tin tôi đi !

Khi cái vung chê cái nồi xấu, nồi sắt thô thiển, nồi lùn, nồi mập, nồi không sắc xảo, nồi không đắt tiền, nồi dơ bẩn, blah blah, blah…KHÔNG SAO. Chúng ta không cần một cái vung bằng vàng hay kim cương khi chúng ta chỉ là cái nồi sắt bám đầy khói của bao làn khói củi. Chúng ta không cần phải để cái nắp bằng bạch kim “lên bàn thờ” (nghĩa là lên trên đầu chúng ta, mặc dù cái nắp thực sự nằm ở vị trí trên đầu chúng ta!), cuộc sống đã quá chật vật, mệt mỏi và lắm rắc rối với cái nồi, ngày nào cũng phải leo lên ngọn lửa ngồi… Chúng ta chỉ cần một cái nắp đơn giản là “không ngồi trên đầu” chúng ta khi nó thực sự “ngồi trên đầu”, hiểu không?!?

Ai đó không chịu được chúng ta, ai đó nên làm bạn, ai đó đã làm ta đau khổ và mất lòng tìn, ai đó nên chia tay, hãy làm điều đó. Và cái nồi sẽ tìm được cái vung khác vừa vặn hơn, đẹp hơn, phù hợp hơn…Việc thay nắp vung chẳng có gì đáng buồn hay kinh khủng khiếp, chúng ta chỉ đơn giản là kiếm cái nắp cho cuộc đời mình, chúng ta chỉ “thử” thôi mà. Và đừng có vội ầm ừ khi nó chưa thực sự vừa khít đấy nhé, như thế cái vung sẽ không thể che nắng che mưa, không thể giúp cái nồi nấu đồ ăn được đâu, bay hơi hết!

Nhớ nhé!

Chúng ta chỉ đơn giản trao đổi với nhau một chút thời gian để xem có hợp với nhau không. Nếu không, chúng ta lại đi tìm cái khác hợp hơn. Đôi khi chúng ta tìm được cái nắp vừa vặn, nhưng nó lại không đẹp như ta muốn thì sao? Còn sao nữa? Hỏi xem vung có thích chơi với nồi không? Thích à? Xúc luôn đi chứ chừa làm gì nữa!! Chúng ta không nên đòi hỏi quá, một cái vung vừa vặn và thích chơi với mình, quá ổn rồi còn gì. Còn nếu bạn “dư hơi” thì cứ tiếp tục tìm kiếm, tôi không chắc là bạn có đủ “hơi sức” để tiếp tục tìm thêm cái khác tốt hơn, khi mà cái có thể gọi là phù hợp đã nằm sát bên cạnh.

Sẽ ra sao nếu các cái nồi và vung trên thế giới đều khít với nhau? Thật hữu dụng đúng không? Vấn đề là người dùng sẽ đậy nó một cách rất dễ dàng và ưng ý. Càng được người ta dùng nhiều, cái nồi và cái vung ngày càng “mòn” và trở nên “rơ” (khớp) với nhau hơn nữa. Sẽ thật mượt mà hơn theo thời gian thôi…

Vấn đề là bọn chúng thích nhau! Bọn chúng không kêu ca, không nhìn qua cái nồi bằng bạc, nồi vàng hay kim cương bên cạnh để xỉ vã cái nồi nhà mình hay lép nhép suốt ngày, thậm chí đôi khi buồn bực lại sướng điều đó lên một lần. Bọn “cái nồi” cũng không đòi hỏi cái nắp nồi phải được điêu khắc hoa văn gì tỉ mỷ, sắc xảo chi cho mệt óc. Bọn chúng cần một cái nắp có tay cầm, có thể đậy thật kín, để cùng nhau nấu đồ ăn ngon, che nước mưa cho nó, vậy thôi!

Bọn chúng thật mộc mạc, bọn chúng đơn giản thích những gì bên kia sẵn có. Nồi không đòi hỏi vung, vung không chê bai nồi, bọn chúng thích chơi với nhau.

Một cái bộ nồi vừa vặn cầm tay, nắp đậy khít, dùng để nấu đồ ăn rất ngon. Bọn chúng thích nhau, và hữu dụng cho thế giới 🙂

 

Featured image: photoinpixel

-Lục Phong-

 

Làm Chủ Cơn Giận

Khi người khác nổi giận với bạn, bạn làm thế nào? Nổi giận lại?  Đó là cách mà chúng ta thường làm, vì chúng ta cảm thấy khó chịu, bức bối, và chúng ta phản ứng lại.

Tuy nhiên, có cách để làm giảm cơn giận của người kia, đó là bạn hãy học cách im lặng. Mặc cho người kia muốn nói gì thì nói, trước hết hãy im lặng. Im lặng không phải là hèn nhát, nó có nghĩa rằng bạn ý thức được người kia đang giận và không muốn làm nó bùng phát thêm.

Nếu bạn thấy mình cũng đang sắp sửa nổi cơn giận với người kia, hãy đi đến một nơi yên tĩnh, thả lỏng toàn thân, theo dõi hơi thở của mình. Cơn giận sẽ nhanh chóng tan biến.

Việc quan trọng là làm sao thoát khỏi cơn giận chứ không phải ai đúng, ai sai. Mỗi phút bạn giận dữ, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc.

Khi người đó hết nổi nóng, hãy ân cần tìm hiểu nguồn cơn, tại sao người ấy giận. Và bạn khám phá ra rằng, toàn những lý do không đáng để nổi nóng. Người kia cũng đáng thương, đáng được chăm sóc, vỗ về, an ủi.

Bạn muốn diệt trừ tận gốc cơn giận ? Hãy sống giản dị, biết đủ và vui với cái đủ của mình. Sở dĩ ta dễ giận là bởi ta tham. Ta muốn sở hữu cái này, cái kia, ta muốn đạt được danh vọng. Khi ta ý thức được ta không thực sự cần những thứ ấy, thì cơn giận cũng hoàn toàn biến mất. Trong ta chỉ còn Thương yêu.

Có một lý do nữa mà chúng ta hay nổi giận, đó là chúng ta mong chờ ở người khác quá nhiều. Ta muốn người đó phải dịu dàng, phải thương yêu ta hết lòng. Khi không nhận được sự quan tâm, thương yêu, ta cảm thấy khó chịu. Có một vĩ nhân đã nói, “ hãy yêu thương, quan tâm đến chính mình thật nhiều, rồi tình yêu đó sẽ lan tràn ra xung quanh.”. Khi bạn quan tâm đến những nhu cầu thực sự của bản thân, và thoả mãn nó, thì bạn sẽ không còn trông chờ sự quan tâm đến từ bên ngoài. Lúc đó, bạn thực sự hạnh phúc, và cũng sẽ hết nổi nóng với những điều không như ý. Và như vậy, sự dịu dàng từ phía bạn sẽ hoá giải được những cơn giận từ những người xung quanh.

 

Minh Tâm Cư Sĩ

*Featured image: live.love.laught.