28 C
Nha Trang
Thứ bảy, 2 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 132

Làm sao để học đại học tốt hơn?

Có thể tại THĐP không có nhiều bạn học lớp 12 trở xuống, nhưng mình vẫn muốn viết ra những suy nghĩ của bản thân.

Chúng ta nói về giáo dục Việt Nam thối nát, cũ kỹ, lạc hậu, v.v… Nhưng khi bạn muốn thay đổi nó, chắc chắn bạn không làm được. Và cũng chắc chắn Bộ giáo dục không bao giờ muốn cải cách nó. Họa chăng chừng nào toàn bộ hệ thống nhà nước thay đổi thì lúc đó giáo dục mới được cải cách. Dù nó lạc hậu thì nó cũng là cố định, dù 1 năm hay 10 năm, thì nó vẫn sẽ tác động rất nhiều. Các học sinh, thậm chí là sinh viên, thay vì ngồi đợi cái gì đó cố định được thay đổi, tại sao không thay đổi bản thân chính mình?

Mình thấy rất nhiều bạn học sinh kêu ca rằng bài tập quá nhiều, quá nhiều kiến thức, áp lực, quá nhiều kỳ thi, giáo viên quá dở, v.v…

Điều này có vẻ hơi cá nhân. Nhưng xin phép đánh giá thời gian theo kinh nghiệm mình đi học: Dậy từ 6h – Học đến 11h30 – Ngủ trưa nếu muốn – Sau đó tiếp tục từ 13h30 đến 17h. Tập thể dục tắm rửa ăn uống đến 19h. Tất nhiên, sẽ có những khi bạn nghỉ buổi chiều, ngày lễ, bạn phụ giúp gia đình hoặc chơi bời gì đó.

Nhìn chung, từ 19h đi, những người hay kêu ca thường không phải phụ giúp gia đình gì. Mà có phụ thì cứ cho là bạn làm đến 21h, rồi đi ngủ lúc 24h. Tức là, chúng ta còn 3h để học bài!

*Cắt mạch một chút: Cách mình học theo kiểu trên khi còn đi học ở năm 12. Còn lớp dưới thì học ít hơn nữa:

– Đến lớp đầy đủ (tất nhiên) – những trò quậy phá cấp cao như đánh nhau, hút chích thì mình không tham gia – Trong lớp khi cần thiết thì tập trung. Không thì nói chuyện, ăn vặt, v.v… Thời gian nghỉ trưa thường để chơi game. Hôm nào về sớm thì lại cùng chúng bạn đi bida, ra quán net.
– Ca chiều đi học. Về thể thao một chút. Sau đó bán hàng cho má. Thường 10h mới ngồi vào bàn học. Và 10h30 có mặt trên giường ngủ. Các bạn ạ, 30 phút đó không phải để mình làm bài tập hay là học bài cũ. Mình dùng để đọc trước bài ngày mai. Thường bài tập trong sách mình làm ngay khi đang học ở lớp. Thuộc bài luôn khi học xong (sẽ nói thêm về sau).
– Suốt 12 năm học, thật ra từ lớp 9, khi nhận thức được những cái mình học ra sao, để làm gì, mình chỉ học như vậy và mình dễ dàng được học sinh giỏi 12 năm liền (mình chỉ muốn chỉ ra là cách mình làm nó hiệu quả chứ không phải khoe nhé) và khá dư giả thời gian để chơi này chơi nọ. Cũng chẳng có gì là áp lực hay gánh nặng. Sau đó ôn tại nhà một thời gian, mình đậu vào ĐH CNTT với số điểm 21.5 – không cao, nhưng với những gì mình bỏ ra thì nó cao rồi đó.

Vậy, mình tự hỏi những các bạn đang gặp vấn đề gì tại ghế nhà trường? Ở đây, mình muốn nói đến những bạn hay kêu ca, đổ lỗi này giáo dục thế này thế nọ, thầy cô như này như kia nhé.

Đầu tiên mình xin phân tích tâm trạng của một người học hành nhẹ nhàng nhé.

  • Bạn đến trường mà không xem nó là gánh nặng, cảm giác đi học rất vui. Hơn cả đi chơi giải trí này nọ. Bạn bè, đùa giỡn, ôi bao nhiêu kỷ niệm.
  • Thầy cô: Bạn có để ý, mấy đứa học giỏi thầy cô thích lắm, lúc nào cũng vui vẻ nói chuyện thân thiết. Nếu cả lớp chả có ai yếu kém thì sao? Một mối quan hệ đẹp đẽ, cuối tuần đến nhà thầy cô chủ nhiệm nấu nướng, chơi bời – lại bao nhiêu là niềm vui kỷ niệm.
  • Thi cử: Một khi mọi thứ đã nắm bắt, kể cả môn mình không thích đi chăng nữa, thì việc kiểm tra như ăn kẹo ấy, 5đ. Dễ dàng.
  • Tốt nghiệp: Không phải suy nghĩ gì cả. Đậu chắc.
  • Đại học: Nếu bạn chọn một trường tầm trung như mình. Thì cũng không phải quá đau đầu này nọ đâu. Tự tin và vui vẻ.

Vậy điều gì làm một phần các bạn không được như trên?

Mình hiểu, cách dạy có vấn đề, sách vở có vấn đề… Nhưng như vậy là ta vứt bỏ? Nguyên nhân chính của việc khi lên lớp trên bạn chán môn học nào đó không phải là do bạn không thích nó đâu. Về cơ bản, bạn không thích không có nghĩa bạn không hiểu được nó. Mình nghĩ lý do ở chỗ bạn không hiểu nó, không hiểu vì chúng ta bị mất gốc từ những lớp thấp hơn (ở đây đừng lôi lý do này nọ ra nhé.) Mình chỉ muốn bạn tự hỏi khi nhận ra điều đó, ta có tìm hiểu lại?

Bạn có cố gắng để tìm lại gốc chưa? Hay chỉ là than vãn, đổ lỗi và.. rồi thôi. Phần lớn chúng ta ghét môn học là do ta mất gốc và không chịu tìm lại, không bỏ thời gian cho nó. Rồi từ từ ghét luôn giáo viên. Và bạn tự hiểu mọi chuyện sau đó sẽ như thế nào.

  • Trường hợp bạn không giỏi văn (mình cũng từng dở văn lắm): Không phải không cảm nhận được abc xyz này kia. Đúng, văn học áp đặt ghê gớm, bắt chúng ta hiểu như này, nghĩ như kia. Và nếu chúng ta không học như con vẹt thì không làm nổi. Vấn đề là do chúng ta không có vốn từ đấy các bạn ạ. Suy nghĩ ta có nhưng không thể hiện ra được vì không có từ trong não. Một khi có vốn từ, bạn chém gió cũng có điểm – 5đ. Hay lắm nhé. Bạn không giỏi về nó mà cứ đặt mục tiêu là 10đ.
  • Hãy đọc sách. Mình tin là trong muôn ngàn loại sách bạn sẽ thích một loại gì đó. Hãy đọc. Từ vựng sẽ có. Và nhớ là 5đ thôi nhé. Bạn sẽ thấy nó dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Các môn tính toán: Có những thứ rất khó. Đồng ý. Mình chẳng học nó luôn. Mình chỉ học những cái tư duy thông thường hiểu được, chứ nắm hết mệt lắm. 5đ. Nhẹ nhàng thôi nhé bạn. Thật lòng mà nói, những thứ dễ quá mà bạn cũng không hiểu thì nên xem lại chính mình.
  • Hãy tập trung. Không phải chỉ vì môn học, mình tập trung là thể hiện mình tôn trọng giáo viên. Tức là rèn cho bản thân tính tôn trọng người khác. Người khác nhận ra họ được tôn trọng, họ cũng sẽ tận tình hơn, nhiệt tình hơn. Nếu tập trung, bạn sẽ nắm bắt được. Bạn nên làm bài tập ở lớp luôn hoặc nhẩm lại lý thuyết luôn, về nhà không cần bận tâm nữa. Nếu không, bạn sẽ vụt mất một bài, tức là bài hôm sau bạn cũng sẽ không hiểu dù bạn đã tập trung. Dần dần, bạn sẽ không hiểu nó rồi ghét nó. Vì vậy hãy tập trung khi đang học nhé.
  • Tìm cách vượt qua kiểu bợm bợm: Thay vì ra tiệm chơi game, hãy tìm bài văn mẫu cho cái đề. Thay vì vẽ lại bản đồ Việt Nam, hãy dùng kính đồ nó, v.v….
  • Giáo viên dở: Thật sự mà nói, ít nhất họ sẽ dạy được những thứ trong sách. Hãy dẹp bỏ thái độ ghét bỏ, thờ ơ với họ. Bạn có bao giờ giơ tay đứng lên nói với họ rằng “thầy cô nên dạy như này, như kia” chưa hay chỉ suy nghĩ: “Ôi, nói ra ông bả ghét mình chết!” Mình vẫn nhớ đã từng chỉ trích một ông thầy dạy dở. Về sau, ổng lại thích mình lắm và còn tự thay đổi cách dạy nữa. Ai cũng có thiếu sót cả, hãy góp ý để đôi bên cùng hoàn thiện. Gặp trường hợp này thì nên góp ý và tự đọc lại bài nữa. Nắm cơ bản và đạt 5đ. Mọi thứ không quá khó đâu. Cũng có những giáo viên ích kỷ, xấu tính, không chịu tiếp thu ý kiến học sinh thậm chí là thù ghét học sinh. Cách tốt nhất là im lặng tôn trọng họ, tập trung nắm bắt cơ bản. 5đ.
  • Đừng ngủ nhiều: Khoảng 7h là đủ. Hãy tập tỉnh táo. Lên lớp gật gù, bạn sẽ mất tập trung và sẽ thành thói quen. Cái này tùy bạn thôi. Mình thích thức để chơi hơn.
  • Hãy học trường “làng” nếu bạn ở quê. Và đừng cố vào trường điểm làm gì : Bạn sẽ dễ thở hơn, vui vẻ hơn. Không quá nhiều bài tập để làm. Không cần đặt nặng quá nhiều. Cấp 3 với mình là những kỷ niệm, Và những đứa bạn thân.

Mình đang chia sẻ cách để đối phó phải không? Hoàn toàn không nhé. Nếu áp dụng cách học 5đ trên. Mình tin các bạn sẽ làm được một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Nhưng đầu tiên mình mong các bạn hiểu rằng bằng khen, điểm số khi đi học chẳng là cái gì cả. Đừng quan trọng nó. Và bạn nghĩ học kiểu này sao đậu đại học nổi? Trừ một số ngành như công an, v.v… Các bạn cần học giỏi và cũng chưa chắc giỏi là được. (Nhà nước thì mình không ham rồi). Bạn thấy một trung cấp nghề và đại học ai hơn ai?

Mình hiện là sinh viên năm 2. Trong 2 năm đại học đó, mình học lập trình C. Một bạn trung cấp CNTT cũng học lập trình C. Mình hơn cái gì? Mác Lê-nin, toán đại cương?

Mình muốn các bạn hiểu, đại học chẳng qua là danh nghĩa. Người ta bị suy nghĩ về danh nghĩa ăn sâu quá rồi. Nó chẳng hơn gì đâu. Hết cấp 3, người giỏi hơn sẽ là người tự cố gắng hơn, tự rèn luyện kỹ năng hơn. Bạn hãy yên tâm rằng không có công ty nào đánh giá bạn qua tấm bằng, chỉ bên anh nước quan trọng thế thôi. Hãy rèn luyện ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn. Rất nhiều công ty nước ngoài sẵn sàng thử sức bạn và chào đón bạn mà chẳng cần biết bạn có bằng hay không.

Vấn đề lớn nhất là: Gia đình. Khi bạn làm như vậy, bạn sẽ gặp phải rất nhiều ý kiến phản đối. Hãy dũng cảm bày tỏ ý kiến với cha mẹ. Nếu họ không lắng nghe bạn vì nghĩ bạn chưa trưởng thành, còn nông nổi, hãy dũng cảm chứng minh, hãy nói ra để mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Khi bạn đã có ước mơ, việc chấp nhận học thuộc những thứ bạn không thích để qua môn để đến với ước mơ có là gì đâu?

Nếu bạn xác định được ước mơ sớm hơn hãy nói ra suy nghĩ của mình với bố mẹ. Hoặc hành động để thực hiện nó. Từ bỏ việc học tại trường lớp đi. Còn nếu chưa, hãy xem cấp 3 là một thứ gì đó nhẹ nhàng. Đừng cố nhồi sọ và để bị nhồi sọ. Hãy cố gắng và quyết tâm. Thay vì than vãn, chán nản thì hãy quên những khó khăn tầm thường đó. Dù đây là những lý thuyết xàm xí, cũ rích. Nhưng vượt qua nó là bạn đến với ước mơ của mình. VẬY TẠI SAO KHÔNG LÀM?

Tác giả: Light03

*Featured Image: EvgeniT

Paul Auster và trò tung hứng với con chữ

“Quý vị là ai? Và nếu quý vị nghĩ quý vị biết thì tại sao quý vị lại vẫn cứ nói dối thế?”

“Người ta không những mất hết ý thức về mục đích, người ta còn mất cả ngôn ngữ để nói về nó.”

Paul Auster là một nhà văn gốc Do Thái, sinh sống ở Mỹ, văn phong của ông độc đáo, lạ lùng, khó hiểu và đôi lúc kỳ quặc nhưng hoàn toàn không giống với phong cách của nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami. Các tác phẩm của Paul Auster đa phần đều thấm đẫm tự sự nặng nề, đôi khi làm người đọc hoang mang vì không thể hiểu được ý định của tác giả (như trong cuốn Trần trụi với văn chương) hay mệt mỏi vì diễn biến tâm lý phức tạp, quái dị và trì trệ của nhân vật trong Moon Palace.

Dường như Phân tâm học là nền tảng chủ đạo trong hầu hết các tác phẩm của Paul Auster, đó là một nhánh rẽ của Phân tâm học cho rằng con người tiếp cận thế giới thông qua từ ngữ. Con người chiêm nghiệm thế giới bằng các giác quan của mình, cảm nhận, suy nghĩ và tương tác với nhau bằng từ ngữ. Do vậy, chỉ cần đọc bất kỳ một cuốn sách nào của ông, ta sẽ bắt gặp ông chơi trò tung hứng với con chữ ở một vài đoạn nhằm mục đích làm nổi bật ý định của mình.

Trong mê cung của ngôn ngữ, một từ không chỉ đơn giản được sáng tạo ra một cách độc lập mà thường sẽ có sự vay mượn giữa các dân tộc với nhau bởi chiến tranh hoặc giao thương. Bằng cách so sánh từ vay mượn với từ gốc, con người có thể hiểu sâu sắc hơn về một định nghĩa, hay về bản chất của tình cảm con người. Có một ví dụ như sau: “Động từ suy đoán “Speculate” có nguồn gốc từ chữ “Speculatus” trong tiếng Latinh, có nghĩa là tấm gương.” (Paul Auster, Trần trụi với văn chương)

Khi ta suy đoán về ai đó, thực ra ta chỉ đang nói về chính mình, cách dân tộc Việt Nam hay nói “suy bụng ta ra bụng người”, trong phân tâm học gọi là phóng chiếu (projection). Giải thích cho quan điểm này, trong Trần trụi với văn chương, Paul Auster nói rằng:

“Không ai có thể vượt qua rào cản để thâm nhập vào người khác, bởi một lẽ giản đơn rằng, chẳng ai có thể tới được chính bản thân mình.”

Ông cho rằng từ ngữ tồn tại có chức năng như một cây cầu nối liền những yếu tố đối lập, tương phản trong thế giới. Có một ví dụ rất dễ hiểu như sau, “breath” và “death”, hoặc những chữ cái trong từ “live” có thể sắp xếp thành “evil”, những điều đối lập tồn tại cùng nhau. Ta cũng thường hay phân tích những từ như “believe” trong đó đã ẩn chứa sẵn “lie”, từ “friend” cuối cùng là chữ “end”, “lover” tiềm tàng một sự kết thúc “Over”.

Tôi có thể đưa ra hàng tá ví dụ khác như, “Listen” đảo ngược lại ta có từ “Silent”, điều này quá hiển nhiên để hiểu, lắng nghe đòi hỏi sự im lặng. Hoặc một vài từ mà tôi tự nghĩ ra, “Leave a note” để lại điều dặn dò gì đấy. “Leave” nghĩa là “ra đi”, nhưng trong ngữ cảnh này lại có nghĩa là “để lại”, ta cũng có thể dễ dàng đoán được rằng chỉ có người đã “ra đi” mới “để lại” một điều gì đó cho người ở lại. Không có sự “ra đi” thì việc ta nói một vật (hoặc kỷ niệm) nào đó được “để lại” là rất vô lý, cả hai chỉ có thể xuất hiện đồng thời.

“Miss a chance” bỏ lỡ một cơ hội, “miss” có nghĩa là “bỏ lỡ” hoặc là “nhớ”, trong câu trên có nghĩa là “bỏ lỡ”. Người ta chỉ cảm thấy “nhớ” một điều gì đó khôn nguôi khi chính mình đã ngu ngốc “bỏ lỡ” nó. Giải thích theo cách đơn giản hơn, chúng ta thường suy nghĩ mãi về một điều mình không kịp hoàn thành. Một kiểu giải thích khác dân dã hơn như “con cá bị vuột mất là con cá to”, ta sẽ nhớ mãi về nó thôi.

Không chỉ có Paul Auster hay những nhà phân tâm mới chơi trò lắp ghép với ngôn ngữ, chính tâm trí của chúng ta cũng đang làm điều đó nhưng với một cách tinh tế hơn, những giấc mơ. Tôi nhớ có lần mình để vuột mất cơ hội về chuyện tình cảm, để tự an ủi mình tôi vẫn tự nhủ rằng chuyện đã qua sẽ mở đường cho cái mới đến. Không lâu sau đó tôi có một giấc mơ về ngọn Núi Tuyết, tôi chỉ thấy độc một hình ảnh của ngọn Núi Tuyết mà thôi, rồi tôi chợt hiểu ra rằng thực ra tôi đang cảm thấy “nuối tiếc” được đọc trại đi của từ “núi tuyết”.

Quay lại với tác giả Paul Auster, ông xem trọng ngôn ngữ một cách nghiêm túc đến mức đau buồn vì con người đã biến ngôn ngữ trở thành thoái hoá, giả tạo và “bị cắt đứt khỏi Thượng Đế”. Con người đi đến mức nói những lời giả dối và xuyên tạc chính điều mà họ muốn nói. Ông lấy ví dụ về cái ô, một cái ô sẽ được gọi là gì nếu nó không có vải che? Nó chỉ còn trơ mỗi khung xương sắt và không thể sử dụng với chức năng như là một cái ô bình thường nữa. Ta sẽ gọi nó là cái gì đây? Mọi người vẫn sẽ gọi nó là cái ô, nhưng với Paul Auster ông cho rằng cách diễn đạt như vậy là sai với thực tại, là bước đầu dẫn con người đi đến mất hết ý thức về mục đích sử dụng ngôn ngữ.

“Đừng bao giờ nói dối, vì ngay cả sự thật vẫn còn chưa đủ.”

Ông nói điều này với ngụ ý rằng ngay cả với tâm hồn trong sạch cũng có thể nói sai sự thật, không phải là nói dối mà là nói sai. Người này có thể có một ý định tốt nhưng khi từ ngữ tuôn ra ngoài bỗng trở nên méo mó vì anh ta không ý thức đầy đủ về từ mà mình lựa chọn để truyền đạt.

Chẳng hạn như từ “cố gắng”, ta có thể thấy mọi người sử dụng từ “cố gắng” khắp mọi nơi để muốn nói rằng tôi sẽ làm tốt hơn thế nữa. Nhưng họ không hiểu rằng từ “cố gắng” thực sự rất không tự nhiên, đó là một từ để chỉ bạn phải gắng sức bơi ngược dòng để đến đích. Điều đó làm bạn kiệt sức và tất nhiên là không thể kéo dài. Khi bạn dùng từ “cố gắng” điều đó có nghĩa rằng bạn đang dự định làm điều gì đó trái với tự nhiên hoặc với chính bản thân mình.

Một ví dụ như sau, một người sẽ không thể nói rằng mình đang rất cố gắng thở, rất vô lý. Bạn chỉ có thể nói rằng mình đang cố gắng nhịn thở thôi. Bạn không nên nói rằng tôi cố gắng sống, đúng ra là tôi phải sống hoặc tôi đang sống mà thôi. Nếu bạn đang cố gắng thở tức là bạn đang hấp hối, nếu bạn đang “cố gắng” sống tức là bạn đang không muốn sống nữa rồi.

Tương tự, một người tuyên bố rằng “tôi sẽ cố gắng hoàn thành công việc”, điều đó có nghĩa là anh ta đã chán ngán lắm rồi. Đáng lẽ, anh ta chỉ cần đơn giản nói rằng “tôi sẽ hoàn thành công việc”, anh ta tin rằng anh ta làm được. Nhưng rất nhiều người không còn nhìn ra được đặc điểm này nữa, vì họ nói lời của của người khác, họ được dạy phải nói như thế này nghe mới hay, phải nói như thế nọ nghe mới sang. Họ không có khả năng sử dụng ngôn ngữ của chính mình như một cách thể hiện sự độc đáo của bản thân, thay vào đó họ sử dụng trang sức và hình xăm.

Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng cách quay về với Paul Auster. Với ông, đỉnh cao của việc sử dụng ngôn từ là càng ít lời càng hay. Trong Người trong bóng tối ông có viết rằng:

“Đã biết nghề thì không cần phải nói nhiều.”

Rằng phim ảnh cũng đặc sắc ngang với sách vở, chỉ khác nhau ở cách truyền đạt, hay thậm chí còn diễn đạt chính xác, đi thẳng vào tim người hơn cả sách qua những cảnh quay, hình ảnh, cảm nhận không lời. Không có lời nói thì ý định có thể không thể hiểu được nhưng không thể hiểu sai.

Tác giả: Quyên Quyên

Phân tích khả năng lấy vợ còn trinh của người đàn ông Việt Nam

Đàn ông chúng tôi ngồi với nhau uống bia thường chỉ có 3 chủ đề để nói chuyện:

₋ Công việc
₋ Tình dục
₋ Cuộc sống & đam mê.

Trong những năm gần đây, trên mạng xuất hiện những bài báo như: “Là đàn ông, tôi phải lấy vợ còn trinh trắng” “Chồng bảo thà bị cắm sừng còn hơn là lấy vợ mất trinh” “Là trai tân tôi phải lấy vợ còn trinh” “Tôi sẽ không cưới một cô vợ mất trinh” “Một số đàn ông Việt bị ám ảnh bởi trinh tiết”… Các bạn nghĩ sao về hiện tượng này?

Cá nhân tôi thì tôi thuộc dạng người thích phân tích mọi chuyện theo quan điểm cá nhân của mình. Có thể, nó sẽ đúng hoặc sai, thậm chí nó sẽ làm các bạn khó chịu và bực mình. Nếu các bạn cho rằng mình đúng thì cứ giữ lấy quan điểm của bản thân.

Tôi luôn thắc mắc hỏi: “Tại sao phải lấy vợ còn trinh?” Mà không phải là lấy “chồng còn trinh”? Tôi nghĩ có thể phần lớn trong quan điểm tư tưởng vợ là một thứ gì đó phải tinh khiết, trong trắng, còn đàn ông là người sỡ hữu nó. Tôi xin phân tích 3 yếu tố để lấy vợ trinh.

1. Yếu tố dân số

Vì sao tôi phân tích như vậy? Điều này dựa trên thông tin những báo về dân số nói về tỷ lệ nam và nữ có sự chênh lệnh, có khả năng xảy ra trường hợp “ế vợ”. “Đến năm 2050 có 4,3 triệu đàn ông Việt Nam có khả năng ế vợ” “Tỷ lệ giới tính khi sinh tăng lên 114 trẻ trai/100 trẻ gái”… Điều này có nghĩa rằng trong tương lai, có khả năng giới đàn ông sẽ phải F.A không phải vì không muốn lấy vợ mất trinh mà không có vợ để lấy. Lúc đó, khả năng người phụ nữ sẽ quay lại chọn lựa các anh để lấy làm chồng. Họ sẽ bắt đầu lựa những người đàn ông tốt nhất, có những yếu tố như: Tài chính, nhan sắc, sự nghiệp, tính cách,… Và dĩ nhiên những người đàn ông đặt vấn đế trinh tiết trên hàng đầu sẽ bị loại ra đầu tiên, do chắc gì những người phụ nữ này còn trinh.

Người phụ nữ sẽ có giá hơn đàn ông vì họ ít về số lượng và cũng có khả năng một người phụ nữ cặp đến 3 -4 người đàn ông. Nếu họ không thích người đàn ông nào, họ hoàn toàn có quyền từ bỏ và không sợ ế. Còn đàn ông thì phải nỗ lực để cạnh tranh với những người đàn ông khác để có được vợ. Điều này là quy luật cung cầu của thị trường, nguồn cầu tăng, nguồn cung không đáp ứng đủ, hàng hóa sẽ tăng giá. Quy luật này hoàn toàn có khả năng xảy ra ở Việt Nam. Lúc đó tiêu chuẩn lấy chồng của người phụ nữ rất cao, vì người phụ nữ có nhiều sự chọn lựa hơn.

Vậy điều gì xảy ra? Nếu lúc này các anh vẫn muốn lấy vợ còn trinh thì có những giải pháp cho các anh nữa đó là sang nước khác lấy vợ hoặc trở thành kẻ “ấu dâm”. Nếu đàn ông đủ bản lĩnh và tài giỏi, họ hoàn toàn có thể sang nước khác lấy vợ, nhưng về vấn đề còn trinh thì không biết. Còn vấn đề “ấu dâm” thì chắc chắn sẽ có trinh tiết. Trừ khi các anh bị ám ảnh trinh tiết, các anh chỉ có thể trở thành những tên tội phạm tình dục thích quan hệ tình dục trẻ con hoặc nữ chưa vị thành niên. Tệ hơn, các anh kiếm một bé gái nuôi lớn lên rồi lấy nó làm vợ thì khả năng bé gái đó còn trinh tiết.

Nếu như các anh chấp nhận làm như vậy thì hẳn các anh là những kẻ cổ hủ bệnh hoạn bị ám ảnh nặng nề về trinh tiết. Các anh mang một tư tưởng bệnh hoạn, điên khùng, có thể nói là các anh bị bệnh về tâm trí. Lấy một người vợ ngoài mục đích “duy trì nòi giống” thì chúng ta có rất nhiều những giá trị khác như: Hạnh phúc, được quan tâm chăm sóc, xây dựng gia đình, nền tảng bền vững cho sự nghiệp… Vậy tại sao chúng ta lại quá chăm chú vào yếu tố trinh tiết để bỏ lỡ những giá trị khác. Rồi cuối cùng, chúng ta cảm thấy bất hạnh và đau khổ khi biết vợ không còn trinh.

2. Yếu tố quan niệm

Chúng ta thường có một quan niệm là phụ nữ trinh tiết đi cùng nghĩa với một người phụ nữ tiết hạnh. Tiết hạnh ở đây gồm 2 phần: Tính cách và Thân xác. Tiết hạnh về tính cách thì chúng ta sẽ không bàn nữa vì nó rất quan trọng nên tôi chỉ bàn về tiết hạnh ở thân xác thôi.

Đàn ông thường chỉ muốn lấy vợ còn trinh vì một trong những quan điểm là “vợ còn trinh trắng sẽ là người vợ tốt”. Điều gì xảy ra nếu phụ nữ trinh tiết về thể xác không phải là một người tiết hạnh về tính cách, và người phụ nữ không có trinh tiết thân xác là người phụ nữ tiết hạnh về tính cách? Chúng ta không thể chắc chắn 100% rằng người phụ nữ trinh tiết về thể xác sẽ và đang là người phụ nữ đức hạnh về tính cách. Vậy nếu trong trường hợp phụ nữ còn trinh về thể xác nhưng vì lý do “màng trinh để lấy chồng” nên quyết định cho người đàn ông khác quan hệ cửa sau hoặc có những mơn trớn khác. Liệu chúng ta cho rằng phụ nữ đó có trinh tiết không cho dù vẫn còn màng trinh?

Vậy từ đâu xuất phát quan niệm “trinh tiết”? Quan niệm về “trinh tiết” là quan niệm của ông bà ta ngày xưa về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhưng nguồn gốc nó xuất phát từ Trung Quốc. Đạo Khổng ngày xưa đã từng quan niệm về giá trị rẻ rúng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, mặc dù thời phong kiến đã không còn, nhưng quan niệm phong kiến về phụ nữ vẫn còn.

Chúng ta thường chê cười và chống đối những hủ tục, tục lệ phong kiến vậy mà chúng ta vẫn còn giữ quan niệm về “trinh tiết” thì liệu chúng ta có thật sự là một người có văn minh không? Chúng ta luôn có một niềm tự hào dân tộc “Chúng ta là người Việt Nam” vậy mà chúng ta còn lưu giữ những thứ qua niệm sai lầm trong khi quan niệm này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, một đất nước đã từng nhiều lần xâm lược và gây chiến tranh cho chúng ta. Quan niệm ấy đã gây đau khổ biết bao nhiêu cuộc đời phụ nữ, tan vỡ bao nhiêu gia đình. Như vậy có đáng không?

Tuy vậy, không phải tất cả quan niệm của Khổng Tử là sai lầm. Có những quan niệm rất đúng và hợp mọi thời đại. Nhưng không phải tất cả điều đúng. Chúng ta cũng không thể nào quy toàn bộ lỗi và trách nhiệm vào một mình Khổng Tử. Trách nhiệm chính là ở chúng ta. Chúng ta đã quá mù quáng tin vào quan niệm của người thầy Không Tử mà không bao giờ tự kiểm chứng và tự hỏi lý do “tại sao” và đặt những trường hợp ngược lại. Bản thân chúng ta cũng chỉ biết rằng Khổng Tử là người thầy vĩ đại. Nhưng chúng ta cũng chưa bao giờ biết cuộc sống thật sự của Khổng Tử, tất cả những gì chúng ta biết chỉ qua lời kể và những mẫu chuyện chưa được xác thực.

Cho dù, Khổng Tử còn sống thì ông ta chẳng chỉ là một con người bằng xương bằng thịt, có hỉ nộ ái ố ham sân si. Lời nói và quan niệm của một người chưa chắc đã đúng và phù hợp. Đôi khi, nó được thể hiện trong một trường hợp người đó bộc phát nói ra chứ không phải là đúng hoàn toàn. Vậy mà chúng ta chấp vào lời nói đó và tự mình tạo ra đau khổ cho cả một thế hệ. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã không còn hợp thời đại nữa.

Vì chân lý thật sự sẽ tạo ra hạnh phúc và phát triển, còn giá trị ảo nào dù là lời hay ý đẹp nhưng không phù hợp, chắc chắn sẽ tạo ra đau khổ và lạc hậu. Chúng ta luôn tự kiêu rằng chúng ta đang sống trong xã hội văn minh, phát triển, tự do. Nhưng chúng ta không biết rằng khi nào chúng ta còn giữ quan niệm “phải lấy vợ trinh” thì giá trị văn hóa của chúng ta còn trở nên hèn kém, lạc hậu.

3. Yếu tố Nhân – Quả

Bây giờ chúng ta sẽ bàn đến nhân quả gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quá chấp vào quan niệm “lấy vợ trinh”.

Điều gì xảy ra? Nếu trong gia đình của anh đang sống, cha của các anh là người đàn ông bạo lực, bị ám ảnh “trinh tiết” giống như anh. Nhưng thay vì tha thứ cho mẹ của anh, suốt ngày, cha anh đánh đập bà ấy của anh vì vấn đề “trinh tiết” Gia đình các anh có cuộc sống như địa ngục. Anh không bao giờ thấy mẹ anh được hạnh phúc cả. Dù các anh thương mẹ, liệu quan điểm “trinh tiết” có khiến cho anh sẵn sàng thông cảm cho mẹ không? Hay anh đồng tình với cha của anh, để trở thành kẻ bất hiếu vì vấn đề “trinh tiết” của mẹ mình.

Điều gì xảy ra? Nếu một ngày nọ, con gái hay em gái của các anh bị mất trinh do những người đàn ông đểu giả hay những kẻ giả tạo giống các anh chỉ thích chơi bời nhưng muốn lấy vợ trinh, và họ bị những người đàn ông và xã hội ruồng bỏ do không còn trinh tiết. Vậy các anh sẽ nghĩ ra sao. Các anh luôn tự nói là “lỗi do những người phụ nữ không biết giữ mình” vậy nếu con gái của các anh bị người ta làm vậy, các anh có thể trách ngược lại do các anh mất dạy không đủ khả năng dạy con gái giữ mình, dù anh hết sức dạy dỗ nó. Quan niệm lấy người phụ nữ còn trinh sẽ trở nên sai lầm cho dù bản thân các anh còn trinh hay mất trinh.

4. Lời kết

Dù phân tích ngược hay xuôi, lý lẽ đúng đến đâu. Vấn đề “trinh tiết” vẫn đang bàn cãi. Nhưng nguyên nhân thật sự nó xuất phát từ cái tâm xấu: Sự ích kỷ của đàn ông. Sự ích kỷ sẽ dẫn đến sự tụt hậu, chậm phát triển, bạo lực và đau khổ. Như vậy có đáng để chúng ta đánh đổi không? Cá nhân tôi nghĩ, chúng ta nên loại bỏ tư tưởng “trinh tiết” để có thể mở tự do cho những tư tưởng và giá trị thật sự về tình yêu và gia đình.

Điều tôi muốn nói không phải là bảo các bạn phải quan hệ lung tung, nhưng tôi muốn nói rằng nếu các bạn lấy vợ được đó là một sự may mắn và là một món quà. Nếu các bạn lấy được vợ còn trinh mà yêu các bạn, gia đình hạnh phúc thì các bạn là đàn ông tốt số nhất. Các bạn hãy yêu thương người phụ nữ của mình đừng có chấp nhặt chuyện ‘trinh tiết” vì bản thân khi làm phụ nữ cũng đã phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với đàn ông. Nếu các bạn vẫn chấp vào “trinh tiết” thì anh không phải là một thằng đàn ông. Vì đàn ông họ rất vị tha. Nhưng không có nghĩa các anh là “thằng đàn bà” mà các anh sẽ trở thành thứ còn tệ hơn thế nữa, vì đàn bà thường tha thứ việc đàn ông mất trinh.

Tác giả: tangkimlong1990

*Featured Image: jill111

[Exclusive] Thí nghiệm Công Viên Chuột đã chứng minh tất cả những gì bạn biết về nghiện ma túy đều sai

tumblr_inline_nv60jevO831s09z1b_1280

Chúng ta đã học về điều này ở lớp học Giáo Dục Ngăn Ngừa Lạm Dụng Thuốc (D.A.R.E). Về những con chuột thí nghiệm trong lồng, chúng tự ăn và nghiện morphine cho tới chết. Đây có vẻ là một lập luận quan trọng trong cuộc chiến chống lại thuốc phiện. Giáo sư Avram Goldstein, tác giả của nghiên cứu đó cho biết: “Một con chuột nghiện heroin không nổi loạn chống lại xã hội, không phải là một nạn nhân của hoàn cảnh kinh tế xã hội, không phải là sản phẩm của một gia đình bất thường, và không phải là một tên tội phạm. Hành vi của con chuột này đơn giản là bị kiểm soát bởi tác dụng của heroin (thực ra là morphine, khi heroin được chuyển hóa trong cơ thể) lên não của nó.” Vì vậy, nguyên nhân là do thuốc và sự gây nghiện của nó. Suy ra, chúng ta phải diệt trừ ma túy!

Nhưng còn có một mô hình khác của nhà nghiên cứu Bruce Alexander từ trường Đại học Simon Fraser năm 1978 gọi là Công Viên Chuột. Trích từ trang Wikipedia:

Học thuyết của Alexander cho rằng thuốc phiện không gây nghiện, và hiện tượng nghiện thuốc có chứa nha phiến thường được quan sát thấy ở những con chuột thí nghiệm thì không có liên quan gì đến tính chất gây nghiện của thuốc mà là do điều kiện sống của chúng.

Năm 2001, ông nói với Thượng viện Canada rằng trong các thí nghiệm trước, những con chuột trong phòng thí nghiệm đã bị cô lập trong lồng kim loại chật hẹp, buộc vào một bộ máy tự tiêm, điều này chỉ cho thấy rằng những con chuột này “trầm cảm trầm trọng, như những người mắc chức trầm cảm nặng, sẽ làm giảm sự đi tình trạng đó của chúng bằng thuốc nếu chúng có thể.”

Để kiểm tra giả thuyết của mình, ông đã dựng lên Công Viên Chuột, với diện tích 8.8 mét vuông, lớn hơn 200 lần so với lồng thí nghiệm tiêu chuẩn. Có 16-20 con chuột đực và cái, thực phẩm dồi dào, bóng và bánh xe để chơi, đủ không gian dể giao phối và nuôi con. Kết quả của cuộc thí nghiệm đã ủng hộ giả thuyết của ông. Những con chuột bị buộc tiêm morphine hydrochloride trong 57 ngày được đưa đến Công Viên Chuột và phải lựa chọn giữa nược sạch và nước tẩm morphine. Đa phần chúng chọn nước sạch. Ông Alexander đã viết: “Chúng tôi đã thử tất cả và thấy rằng việc nghiện thuốc ở chuột không xảy ra ở môi trường hợp lý bình thường.” Những nhóm chuột bị kiểm soát và cô lập trong lồng nhỏ tiêu thụ morphine nhiều hơn ở thí nghiệm này và những thí nghiệm tiếp theo.

Và do đó những con chuột được sinh ra trong điều kiện khắc nghiệt trong lồng nhỏ rõ ràng là có nhiều khả năng tự uống thuốc hơn. Tom Stafford của đài BBC viết:

Cái ý tưởng đơn giản rằng chỉ cần một lần dùng thuốc phiện thì người dùng sẽ khó dứt ra được đem lại kết quả thảm họa. Khi chuột của ông Alexander được cung cấp những thứ hay ho để làm hơn là ngồi trong một cái lồng trống, chúng từ chối morphine, bởi vì chúng thích cảm giác hưng phấn khi chơi đùa với bạn bè và khám phá môi trường xung quanh hơn là cảm giác phê thuốc.

Một thí nghiệm khác đã hỗ trợ thêm cho học thuyết của của ông về điều kiện sống, đội của ông đã buộc những con chuột được nuôi lớn trong những chiếc lồng bình thường tiêu thụ morphine 57 ngày liên tiếp. Nếu bất kỳ điều gì có thể tạo nên việc tái cấu trúc hóa học của não bộ thì chính là điều này. Nhưng một khi những con chuột này đã được chuyển đến Công viên Chuột, chúng chọn nước thay vì morphine, mặc dù chúng có biểu hiện một số triệu chứng cai nghiện nhẹ.

Bạn có thể đọc thêm về nghiên cứu này trong bài thông cáo khoa học gốcTruyện tranhcủa Stuart McMillen cũng là một bản tóm tắt khá hay.

Nếu thí nghiệm Công Viên Chuột là đáng tin thì nghiện ma túy chính là tình huống phát sinh từ điều kiện sống khó khăn, từ việc bị biến thành một con chuột bị nhốt trong lồng theo nghĩa đen. Nếu bạn là một con chuột trong công viên, bạn sẽ thà đi chơi với bạn bè của mình và khám phá thế giới xung quanh.

Có lẽ đã đến lúc cuộc chiến chống lại thuốc phiện ma túy trở thành cuộc chiến chống lại đói nghèo (không chỉ đơn thuần là nghèo về vật chất mà còn nghèo về các mối quan hệ với gia đình, cộng đồng và quốc gia. Như nhiều bình luận đã chỉ ra, nhiều người giàu rất có khả năng nghèo ở các khía cạnh khác.)

Thuốc men không phải là vấn đề. Vấn đề chính là môi trường xã hội chúng ta đang sống trong đó.

Bấm CC để hiện Vietsub

 

Tác giả: Garry Tan
Dịch: Băng Tâm
Review: Nguyễn Hoàng Huy

*Featured Image: Stuart McMillen 

Ý thức, tiềm thức và cách nó hoạt động trong thực tại đa tầng (Multi-layer reality)

Có vô số hiện thực cùng tồn tại giống như hiện thực của chúng ta, nhưng chồng lẫn lên nhau, cùng đồng thời có mặt, hoàn toàn tách biệt nhưng cũng có thể tương tác lẫn nhau. Kích thước, phạm vi ảnh hưởng, thời gian xuất hiện, tuổi thọ có thể khác nhau.

Vì mỗi thực tại được tạo ra bằng một dạng năng lượng riêng, nên chúng ta không thể nhìn thấy hay tương tác được với nó. Giống như cách mà sóng wifi đi xuyên qua người chúng ta, chúng ta và sóng wifi cùng xuất hiện ở một chỗ, chồng lấn lên nhau nhưng là hai hiện thực khác nhau.

Chúng ta được tạo ra bởi nhiều hạt, ở hiện thực khác, có thể có những thực thể sống khác được tạo ra ở dạng sóng.

Khi một hiện thực này có sự biến đổi, nó có thể gây ra sự ảnh hưởng ở hiện thực khác thông qua sự tương tác về năng lượng. Nếu một sự kiện xảy ra quá mạnh, nó có thể gây ra vết hằn ở các hiện thực khác. Mỗi hiện thực được xây dựng nên bởi một dạng năng lượng riêng, nhưng tất cả đều được tiến hóa từ một năng lượng gốc, hay gọi là năng lượng nguyên thủy. Giống như cách tế bào gốc hoạt động. Từ tế bào gốc, nó phát triển, biến đổi để biến thành từng dạng tế bào chức năng hoàn toàn khác nhau. Càng đi ngược về sơ khai, năng lượng càng gần với năng lượng nguyên thủy.

Ý thức, tiềm thức và cách nó hoạt động trong multi-layer

Ý thức, gắn kết với tiềm thức qua những “xúc tu” của nó. Gắn nhiều hay ít là do luyện tập hoặc do may mắn/tai nạn. Những kinh nghiệm, kiến thức, trải nghiệm, thông tin, cảm xúc v…v… được thu nhận trong quá trình học tập, quan sát hay được sản sinh ra trong quá trình suy nghĩ, tư duy, sẽ được chuyển đổi thành dạng năng lượng nén, và đưa vào tiềm thức. Năng lượng nén này hoàn toàn vô danh, tức là chỉ thuần túy thông tin.

Tiềm thức như một cái kho, chúng sẽ gói những viên nén đó để dùng khi thích hợp. Tiềm thức chịu ảnh hưởng từ ý thức nhưng cũng kiểm soát ý thức. Tiềm thức cũng tìm cách gắn kết với các hiện thực khác dựa trên những xúc tu riêng của nó. Việc này hoàn toàn tự động, chúng ta không kiểm soát được. Những vị tu hành, những bậc giác ngộ, những người thực hành sự cầu nguyện liên tục và thành tâm, có thể là những người có khả năng kiểm soát được những xúc tu này.

Tiềm thức lúc này hoạt động như một firmware trong máy tính, đóng vai trò giao tiếp giữa software-hiện thực khác với hardware – não bộ của chúng ta.

Hãy thử lý giải một số hiện tượng dựa trên lý thuyết này.

Vì sao uống thuốc an thần có thể tác động lên tâm trí chúng ta, khiến chúng ta vui tươi hơn?

Như các bạn đã biết, thuốc, bản chất nó là các chất hóa học, khi đưa vào cơ thể, sẽ gây ra các phản ứng sinh học, hóa học trong cơ thể. Các phản ứng này gây ra sự biến đổi năng lượng, hay nói cách khác, là ta gửi thông tin về thuốc, và cơ thể chúng ta sau khi uống thuốc, tới tiềm thức bằng cách chuyển đổi năng lượng.

Giải thích như thế nào về luân hồi?

Mỗi khi tiềm thức mất kết nối với ý thức ở hiện thực chính, lúc này ý thức và tiềm thức không khác biệt gì mấy, chúng có xu hướng nhập lại làm một, và đi tìm các hiện thực quen thuộc để kết nối lại. Tiềm thức cũng có thể được sinh ra, lớn lên và chết đi. Khi chết đi, chúng trở về dạng năng lượng sơ khai ban đầu.

Vì bên trong tiềm thức lưu giữ quá nhiều thông tin về hiện thực ta đang biết, nên chúng có xu hướng quay trở lại, tạo nên thứ gọi là luân hồi.

Một số vị giác ngộ, vì họ gạt bỏ được những thông tin không có lợi ở hiện thực này bằng cách sống thanh tịnh, và liên tục tiếp thu những thông tin ở tần số phù hợp với hiện thực khác, tạm xem là “cao hơn” hiện thực của ta, nên khi rời bỏ hiện thực này, tiềm thức của họ có nhiều cơ hội tiếp xúc và gắn kết với hiện thực kia hơn.

Với đại đa số người bình thường, những viên nén thông tin của hiện thực này được chất đầy trong tiềm thức vì họ không có nhiều cơ hội để dọn dẹp, nên trong khi lang thang để lựa chọn các hiện thực, tiềm thức sẽ lựa chọn hiện thực dễ tiếp cận nhất, là quay trở lại đây. Đôi khi vì một số tai nạn, tiềm thức không gói và nén các thông tin lại, dẫn đến tình trạng gợi nhớ được đời sống trước của người đó.

Giải thích về việc một số người được thay tim, nội tạng, có thể nhìn thấy hoặc có những thói quen của người hiến tặng nội tạng.

Các vị tu tập yoga tin rằng trong cơ thể con người tồn tại các luân xa, nơi tập trung các nguồn năng lượng. Mỗi một bộ phận trong cơ thể chúng ta cũng có thể tự tạo ra một hiện thực riêng của nó. Ví dụ như ta tạo ra hiện thực giấc mơ, giấc mơ là một hiện thực riêng.

Khi nạn nhân bị giết chết, sự ám ảnh quá mạnh đã tạo nên nguồn năng lượng rất lớn, gây ra vết hằn quá sâu nơi hiện thực khác. Ngay cả khi nạn nhân ở hiện thực này đã chết, mẩu năng lượng ở hiện thực khác đi kèm với quả tim vẫn còn lưu giữ vết hằn đó. Khi đưa vào cơ thể người nhận, tiềm thức cũng thu thập và liên kết với các hiện thực đó, đọc chúng và bằng một cách nào đó, giải nén các thông tin đó để phơi bày trong ý thức của người mang bộ phận hiến tặng.

(Còn tiếp)

Tác giả: Đặng Sang

Cách bạn nên nhìn mọi thứ xung quanh

Chào, chúng ta bay thẳng vào vấn đề.

Cơ bản cuộc sống không giống cuộc đời nên 2 cái khái niệm đó ai cũng có thể biết.
Nhưng quay ngược lại để hỏi: “Bạn muốn đời mình sẽ thế nào?” “Bạn muốn sống ra sao?” thì đám bạn cùng tuổi tôi bây giờ ngơ ngơ trả lời: “Tao không biết, cứ sống thôi!”

Đó, cái đáng nói là đó. Tụi nó và tôi được rập khuôn từ bé. Nhỏ phải đi học, lớn phải đi làm, tới tuổi thì cưới, cưới xong thì đẻ, đẻ xong nuôi, nuôi xong chết.

Đó là cuộc sống được lập trình đâu đó ở nơi thiên-đường-nào-đó. Ấy thế cho nên tụi nhỏ dần dần bị lu mờ đi. Tự tử vì điểm kém, tự tử vì quỹ lớp mất 500k,… Có vô vàn lý do nhảm nhí để tụi nhỏ tự tử trong dòng chảy cuộc đời này. Chẳng biết có đáng không?

Chúng ta, những con người, được sinh ra giống nhau, cấu tạo gần như giống nhau. Nhưng, chúng ta khác nhau rất nhiều, và ngay cả sinh đôi cũng khác nhau rất rất nhiều. Chúng ta khác nhau cả về vẻ ngoài, suy nghĩ và hành động. Vậy tại sao chúng ta phải sống một kiểu như nhau? Vì thế, bạn nên tôn trọng sự khác biệt của chính mình và những người xung quanh bạn. Khi tôn trọng được rồi, chúng ta hãy cũng nhau phát triển sự khác biệt đó.

Một nguyên liệu, có thể chế biến được nhiều món, miễn sao bạn ăn thấy ngon và bổ. Cùng một cuộc sống, bạn hãy sống theo cách của bạn mà bạn thấy đúng đắn và không hối tiếc.

Tôi xin trích dẫn một status của anh Đặng Sang:

Thông tin bên ngoài đi vào bạn qua 5 ngõ giác quan, vì bạn phán xét chúng, cơ thể bạn bắt buộc phải thu hẹp phạm vi thu nhận để tránh bị quá tải, dẫn tới việc thông tin đi vào bị chậm, và bạn thường chỉ nhận một góc nhỏ của nó.

Giống như trong đêm tối, bạn lo sợ, nhìn cọng dây hoá ra con rắn. Bạn phán xét và để trí óc quyết định ảo ảnh đó, không phải chính thông tin từ tai, mắt, mũi lưỡi hay còn gọi là bản chất thực sự của thông tin đó.

Trẻ em còn bé, chúng còn hồn nhiên, chưa có thói quen phán xét, nên phạm vi thông tin tràn vào chúng rất lớn, dẫn tới việc chúng khó tập trung, dễ xao nhãng, nhưng đây cũng là lý do chúng học rất nhanh so với người lớn.

Nếu bạn bắt đầu tập luyện nhìn nhận vấn đề với tâm rộng mở, không phán xét, bạn sẽ thấy bất ngờ với lượng thông tin ồ ạt tràn vài tâm trí bạn, nhưng không hề mệt nhọc.

Nó là cái thấy huyền diệu.

Nhìn nó không liên quan vậy thôi những theo tôi đó là cách bạn nên nhìn nhận mọi thứ xung quanh mình. Đừng để tâm hồn bạn là ao tù nước đọng, hãy cho nó là dòng suối nhỏ, rồi tới dòng sông, rồi tới biển cả. Mở lòng và bao dung, đừng phán xét, đừng vị kỷ. Nó sẽ giúp bạn nhẹ lòng và thoải mái hơn.

Xét cho cùng, cả cuộc đời này chỉ là những cuộc chơi, mà ta chơi hằng ngày nên gọi nó là cuộc sống. Cuộc chơi nào cũng có luật, chơi hay, chơi dở phụ thuộc vào bạn. Quan trọng, hãy fair-play.

Bạn có quyền tự do làm điều bạn muốn và bạn sẽ nhận đủ trách nhiệm cũng như hệ quả cân xứng cho sự tự do đó. Hãy cứ nghĩ đơn giản đi, nó cũng là con người, mình cũng là con người. Nó không cần không có nghĩa là mình cũng không cần. Các bạn và tôi đã tiến hóa lâu rồi, không còn là khỉ nữa đâu, nên đừng bắt chước nhau nhé.

Tận hưởng đi. Ai cũng có một câu chuyện để viết, và hãy viết theo cách của bạn, không ai tính tiền như anh Viettel đâu nên cứ thoải mái đi.

P.s: Gửi lời cảm ơn đến anh Nah, anh Huy, anh Sang, không nhờ các anh thì em vẫn còn đang đắm chìm và hối hả trong cái khuôn kia để cho tâm mình mãi chật hẹp trong cái suy nghĩ tiểu nông.

Tôi đã cố gắng tóm gọn ý, viết đại ý nhất mình muốn viết và dành cho những người cùng tần số. Hy vọng các bạn hiểu được những điều dài dòng ẩn sau những câu đại khái ấy.

Tóm tắt điều bạn hiểu cho tôi biết trong comment được không?

Tác giả:  ZJRO_INC

*Featured Image: Curriculum_Photografia

Thử chơi trò Cò Chẹp dưới cái nhìn Kinh Dịch

0

[Bài viết thân tặng bạn Vũ Thư]

Văn hiến nước Việt – trong quá trình dài chịu sự tàn sát của giặc Tàu, cùng với sự đào thải khắc nghiệt của xã hội đang Tây hoá từng ngày – đã tự mình mã hoá để tồn tại ở dạng tiềm sinh. Ngày nay, chúng ta phải lần giở lại từng dấu vết mong manh, dò dẫm từng bước một để làm nghĩa vụ truy tầm và giải mã những bí ẩn mà người xưa đã cài lại chờ hậu sinh khám phá. Bài viết này dành cho những người có ít nhiều lưu tâm tới Tinh thần Dân tộc và Chủ nghĩa Quốc gia trong nền minh triết Việt.

[Vài lưu ý trước khi vào bài cho những người chưa quen với các yếu tố triết Đông Á, quý vị thức giả xin bỏ qua phần này!]

Kinh Dịch: một quyển sách cổ đại, nói về mối tương quan của con người với trời đất với xã hội và với nhau. Quyển sách đặt trên nền tảng của Âm và Dương, biểu diễn bằng vạch đứt _ _ và vạch liền __ , mỗi vạch đó gọi là “hào”, hễ ba hào chồng lên nhau thì gọi là một quẻ, tượng trưng cho một thành tố cấu tạo của vũ trụ – theo vũ trụ quan của người Á Đông xưa. Ví dụ: ba hào Dương, là ba vạch liền, chồng lên nhau thì gọi là quẻ Càn, tượng trưng cho Trời. Có tám quẻ-ba-hào như vậy, tượng trưng cho: Trời, Đất, Nước, Lửa, Sấm, Đầm, Núi, Gió; tương ứng với tám quẻ lần lượt là: Càn, Khôn, Khảm, Ly, Chấn, Đoài, Cấn, Tốn (tám quẻ này quen gọi là Bát Quái, tuỳ theo cách sắp xếp thứ tự của chúng mà ta có bát quái Tiên thiên hoặc bát quái Hậu thiên). Ta gọi tám quẻ này là những quẻ đơn.

Cùng là các hào Âm và Dương nói trên, nhưng chồng lên thành sáu hào, thì ta được quẻ kép, nghĩa là hai trong tám quẻ sẵn có ở trên ghép lại với nhau. Ví dụ: hai quẻ Càn chồng lên, thì gọi là quẻ Thuần Càn; hoặc quẻ Cấn chồng lên quẻ Càn thì gọi là quẻ Sơn Thiên Đại Súc. Những quẻ kép này chính là nội dung kinh Dịch. Có tất cả sáu mươi bốn quẻ kinh Dịch cả thảy.

image

*64 quẻ Dịch

“Quẻ” là một thuật ngữ, là cách gọi triết học của một thành tố vũ trụ, không đánh đồng với “quẻ bói” theo cách nói thông tục, mặc dù chữ “quẻ” trong “quẻ bói” chính là xuất phát từ kinh Dịch, nhưng với người Việt đại trà hiện nay chữ “quẻ” đã mang một sắc thái ý nghĩa khác hoàn toàn và có phần hơi mỉa mai, khác với nghĩa gốc của nó. Nếu ai đó chưa quen và còn kỳ thị chữ “quẻ” thì khó mà thông suốt được tinh thần của Kinh Dịch.

Về bản thân cuốn Kinh Dịch, cả ba nước Korea, China và Việt Nam đều có các học giả lên tiếng khẳng định rằng chính dân tộc của mình là tác giả, với những bằng chứng hết sức hùng hồn và không thể chối cãi. Lập trường của tôi: Cả ba dân tộc đều có đóng góp cho cuốn Kinh Dịch, và Kinh Dịch đã từng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt, là một môn học chính khoá của Nho sinh tận đầu thế kỷ XX.

1) Trò chơi Cò Chẹp

[Đây là cách chơi của con nít ở vùng thôn quê các địa phương: Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang… và hầu hết các tỉnh Tây Nam bộ. Những vùng khác như ở Bắc bộ có thể lạ lẫm với cách chơi này!]

Trước hết, vẽ một hình cột có sáu hàng ngang bằng nhau dưới đất. Hàng ngang thứ tư và thứ sáu lại vẽ thêm một đường dọc ngay chính giữa, chia hai hàng này ra làm hai phần bằng nhau. Những ô trống gọi là ô Cò, tới ô này thì phải nhảy một chân; những ô có gạch giữa gọi là ô Chẹp, tới ô này thì được đứng xuống bằng hai chân ở hai bên. Tiếp nối của ô thứ sáu, lại vẽ một hình bán nguyệt có chiều ngang bằng chiều ngang các hàng, chỗ này gọi là Cung Trăng. Số lượng người chơi trò này từ hai đến sáu là vừa.

Khi chơi, cầm một miếng ngói nhỏ cỡ bốn năm phân, hình dạng tuỳ ý, gọi là “đồng tiền”, thảy lên ô Cung Trăng, gọi là “thi”. Nếu ai thi gần mức trên cùng của ô thứ sáu nhất thì được “đi” trước nhất, ai lỡ tay thảy xa nhất thì phải đợi đi sau cùng.

Người đi đầu tiên, thảy đồng tiền vô ô thứ nhất, phải thảy cho đồng tiền rời khỏi tay chứ không được đặt xuống, nếu đồng tiền nảy lên và cán lên các đường vạch thì gọi là “bị” và mất lượt chơi, tới phiên người khác chơi, mình ngồi chầu rìa cho tới khi tất cả các người chơi đều “bị” và trở lại phiên mình. Hoặc giả, người chơi lỡ đà giẫm lên các đường vạch cũng gọi là “bị”, và đương nhiên là mất lượt. Một cái “bị” nữa, là lỡ quên đứng hai chân ở ô Cò hoặc đứng một chân ở ô Chẹp.

Khi đứng bên ngoài thảy đồng tiền lọt vào ô Cò số một đạt yêu cầu, thì người chơi phải nhảy lên ô Cò số hai, nếu quên nhảy vào ô mà đang có đồng tiền của mình thì cũng coi là “bị”. Tiếp tục nhảy lò cò một chân lên ô Cò số ba, rồi đứng hai chân ở ô Chẹp số bốn, một chân ở ô Cò số năm, hai chân ở ô Chẹp số 6. Sau khi tới ô số sáu, phải nhảy lên kết hợp xoay người 180 độ để quay trở lại. Rồi tiếp tục cò-chẹp trở về đến tới ô số hai, thì vẫn đứng một chân, nhưng phải khom người xuống lượm đồng tiền, rồi nhảy ra. Lưu ý lượm đồng tiền mà để “trái chanh” (bắp cơ nhỏ dưới gốc ngón tay cái đến cổ tay) bị dính đất cát thì coi như “bị”.

Hoàn thành quá trình trên thì được lên mức hai, cũng phải đứng ngoài mà thảy, càng lên mức cao thì việc thảy đồng tiền càng khó. Khi thảy vào mức hai rồi thì tiếp tục nhảy cò chẹp ở các hàng như mức một, nhưng khi về tới mức ba thì lượm đồng xu rồi nhảy xuống mức một, nếu quên nhảy vào mức hai thì “bị”. Nếu bị mất lượt khi đang chơi mức nào thì đồng tiền vẫn nằm ngay mức đó chứ không bị chơi lại từ đầu.

Chơi lần lượt như vậy cho tới mức số bốn, thì phải thảy đồng tiền ở cả hai ô Chẹp trái phải. Nghĩa là, mức bốn và mức sáu, mỗi mức phải chơi hai lần. Đến khi chơi lên hết mức sáu trở về, thì về thảy đồng tiền lên Cung Trăng, rồi tiếp tục nhảy cò chẹp lên tới mức sáu, nhảy xoay người lại rồi ngồi xuống, lòn tay qua háng để lượm đồng tiền của mình, không được quay đầu lại nhìn. Nếu lỡ thảy xa quá không lượm được hoặc cố sức lượm mà “trái chanh” dính đất cát thì cũng “bị”, phải chịu mất lượt và chờ để thảy lại. Sau khi lượm được đồng tiền và nhảy trở về ra khỏi các mức. Thì người chơi có quyền “bói” để “cất nhà”. “Bói” là đứng xoay lưng lại rồi thảy bổng hoặc thảy lòn qua háng đồng tiền của mình vào trong các mức, đồng tiền rớt vào mức nào thì nguyên cái ô đó là “nhà” của người vừa bói, và người này có quyền chẹp ở ô đó. Ví dụ bói đồng tiền rớt vào ô Cò số ba, thì khi chơi tới đó, người chủ nhà sẽ chẹp vào ô đó, nếu rớt vào ô Chẹp số bốn, thì khi tới ô số bốn phải chẹp hai cái cả bên phải lẫn bên trái, chứ không được chẹp chàng hãng hai bên. Nếu đã có nhà và lỡ “bói” vào nhà của mình rồi thì coi như “cháy nhà”, ô đó không còn là nhà mình nữa và mình bị mất lượt. Nếu bói vào nhà người khác khì gọi là “ăn vụng”, không có nhà và mất lượt, đợi đến lượt mình sẽ được bói lại.

Sau khi có “nhà” thì tiếp tục thảy để chơi lại từ đầu để kiếm thêm “nhà” khác, tất cả người chơi được quyền bỏ qua không phải thảy vào những mức đã bị chiếm thành “nhà”, cũng không được phép nhảy vô “nhà” của người khác. Nếu lỡ nhảy vào “nhà” của người khác, hoặc không chẹp vào “nhà” mình, hoặc giẫm lên đồng tiền thì cũng là “bị” và mất lượt.

Trò chơi kết thúc khi tất cả các mức đều là nhà riêng của người chơi. Ai có nhiều nhà nhất là thắng. Trò này tuy kể phức tạp và nhiều quy định, nhưng khi chơi thì cực dễ và cực vui. Nhất là khi những ô ở gần liên tiếp bị chiếm hết, thì người nhà xa phải có những bước nhảy đến mức “tét háng” để không bị phạm qui là nhảy vô nhà người khác, hoặc có những trận cười bò lăn khi kẻ lòn háng lượm tiền lỡ thảy xa quá tầm tay, phải dạng chân hết mức, cắm mặt xuống đất, cố giãn tay ra hết cỡ để lượm đồng tiền của mình. Trò chơi còn bắt con nít phải vận động hết sức, chân cẳng linh hoạt, trí phán đoán tốt và đôi tay khéo léo.

Ngoài ra, trò này kích thích tinh thần phấn đấu để đạt được tư hữu, và còn dạy con nít sự ý thức không xâm phạm tài sản kẻ khác. Sự nghiêm ngặt của luật lệ trò chơi, hễ phạm qui thì mất lượt, làm liên tưởng tới một xã hội pháp trị, dù bạn to xác hay nhỏ bé thì bạn đều bình đẳng trước pháp luật, những thành quả bạn đạt được chính là do kỹ năng của bạn cộng với quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi và một chút yếu tố may mắn.

Trên thực tế, luật chơi Cò Chẹp giúp mọi người chơi có cùng một xuất phát điểm, không thể kéo bè cánh hoặc lạm dụng thành quả của ai khác, cũng không thể lợi dụng cơ bắp hay thế mạnh khác về dáng vóc. Tất cả yếu tố quyết định là ở cá nhân người chơi. Nếu một người không thượng tôn pháp luật, muốn ăn gian hoặc phạm luật chơi, thì sẽ không có bất cứ sự xí xoá nào, cả đám sẽ “nghỉ chơi” đứa đó, gạt nó ra khỏi cộng đồng. Nếu nó dùng sức mạnh vũ lực, cả đám sẽ mạnh ai nấy về, bỏ nó một mình. Mạnh yếu lớn nhỏ đều bình đẳng trước luật chơi, không bao giờ có đứa nào ưu tiên hơn.

Trò Cò Chẹp và trò chơi dân gian Việt nói chung, đều có những giá trị huấn giáo và giá trị nhân bản nhất định như vừa kể. Trẻ con ở mức độ nào đó, trong các trò chơi này được rèn giũa nhiều phẩm chất tốt đẹp. Nhưng ngoài những điều này, liệu có còn điều gì khác ẩn giấu đằng sau trò chơi dân gian, mà ở đây là trò Cò Chẹp?

2) Tính minh triết Đông Á hàm chứa trong trò chơi Cò Chẹp

Thử phân tích về Cò và Chẹp. Ta thấy “Cò” là trạng thái động, số lẻ (đứng một chân); “Cò” còn là một từ tượng hình chỉ một hình ảnh của cái gì đó chìa ra, mà ngày nay từ nguyên của nó còn thấy trong chữ: cò súng, cò kè, lò cò… Còn về “Chẹp”, là trạng thái tĩnh, số chẵn; “Chẹp” cũng là một từ tượng hình mô tả một cái gì đó không dày và mềm hoặc hai vật mỏng kết hợp và sóng đôi, mà dấu vết của nó còn thấy trong các từ gần âm như: bẹp, kẹp, xẹp, lép, tép, dẹp, dép, ghép, chem chép (một loài hai vỏ như con trai nước ngọt), chèm chẹp (tiếng chép của môi)…

Ta thấy rõ tính Dương của Cò và tính Âm của Chẹp.

Lại nữa, đồ hình để chơi Cò Chẹp chia ra hai phần, một bên là các mức đi nằm trong một hình chữ nhật, một bên là Cung Trăng. Cung Trăng chính là Thái Âm. Còn phần các mức đi, có bốn ô Cò, bốn ô Chẹp, một ô hình chữ nhật lớn bao bên ngoài, cộng tất cả lại ta có chín ô, kết quả bằng chín này là một huyền số, tượng trưng cho Thái Dương. Như vậy, đủ cơ sở để xác định, cái mà con nít miền Tây vẫn vẽ để chơi Cò Chẹp chính là một đồ hình thái cực với đủ lưỡng nghi: Thái Âm và Thái Dương. Ta biết rằng, số chín trong minh triết còn tượng trưng cho Trời – Tạo Hoá, Trời sinh nên vạn vật (Thiên giả vạn vật chi tổ!), nên phần Thái Dương trong trò Cò Chẹp chắc chắn hàm chứa nhiều ý nghĩa vi diệu khác.

Để khai thác nghi Thái Dương, ta trở về phân tích sáu mức Cò Chẹp trong trò chơi. Tại sao là sáu mà không phải là năm hay bảy? Thật khó để trả lời câu hỏi cắc cớ này, nhưng nếu ta nhìn nhận tính minh triết của trò Cò Chẹp, thì ta phải thấy ngay câu trả lời: sáu mức Cò Chẹp này chính là sáu hào Âm Dương chồng lên nhau để tạo thành một quẻ kép trong Kinh Dịch! Ba mức Cò đầu tiên, chính là ba vạch liền nét, hay ba hào Dương, tạo thành quẻ Càn ở dưới, tượng trương cho Trời (Thiên). Ba mức kế, một Cò giữa hai Chẹp, một vạch liền giữa hai vạch đứt, là một Dương bị kẹp giữa hai Âm, tương ứng với quẻ Khảm ở trên, tượng trưng cho Nước (Thuỷ). Càn dưới Khảm trên, chính là quẻ Thuỷ Thiên Nhu, quẻ thứ năm trong Kinh Dịch!

Tổ tiên chúng ta muốn nhắn nhủ gì cho hậu thế, hay ký thác tâm tình gì không thể nói ra, mà lại cài một quẻ Kinh Dịch vào trò chơi Cò Chẹp quê mùa dân dã này? Muốn biết, không thể không đi vào phân tích ý nghĩa của quẻ Nhu.

3) Quẻ Thuỷ Thiên Nhu

image

Người xưa, khi nan giải trước một vấn đề xử thế, thường lựa một quẻ trong Kinh Dịch có ý nghĩa tương tự để xem lời dạy của cổ nhân về tình huống đó. Cũng có thể chọn quẻ một cách ngẫu nhiên bằng cách thảy ba đồng tiền hoặc rút cỏ Thi. Đôi khi có sự trùng hợp lạ kỳ giữa việc trong lòng đang băn khoăn và ý nghĩa của quẻ ngẫu nhiên đó, nên rất nhiều người tin rằng quẻ Dịch có tính tâm linh và hiệu nghiệm để tiên tri việc gì đó. Ở đây chúng ta không lạm bàn về khía cạnh này. Nhưng hãy xem Kinh Dịch là “Đạo của người quân tử” như cách nghĩ của quốc phụ Phan Bội Châu ngày trước.

Quẻ Nhu là hình tượng mây đen (chứa nước) đã giăng kín trên trời, chắc chắn sẽ mưa, cho nên ý của quẻ nói về việc kiên tâm mà chờ đợi.
Lời quẻ cũng nói: Chỉ cần có lòng thành thực tin cậy, giữ lòng ngay thẳng, mọi việc rồi sẽ sáng sủa hanh thông cả.
Từng hào trong quẻ, có ý nghĩa mô tả một sự chờ đợi tịnh tiến và tích cực, có lời khuyên tương ứng cho từng hoàn cảnh.

Ở hào đầu, như chờ đợi một việc vẫn còn xa vời, lời khuyên là ta trong lúc chờ đợi phải tính toán đường đi nào cho chắc, đừng hấp tấp mà mắc lỗi; trong trò Cò Chẹp khi vừa thảy đồng tiền vô ô đầu tiên thì không thể nhanh nhẩu đoảng nhảy cò vào đó, sẽ bị phạm qui và mất lượt.

Đến hào số hai, như người chờ đợi trên bãi cát, nghĩa nói là đã gần với đích đến hơn một chút, bắt đầu có va chạm thị phi, ta cần phải giữ sự ung dung bình tĩnh, không nên tranh cãi hơn thua mất thời gian. Tương tự như khi chơi Chò Chẹp thảy đồng tiền lên được mức hai, thường người chơi rất dễ quen chân mà nhảy vào ô này và phạm qui, cần phải chú ý tỉnh táo, không làm theo bản năng mà mắc lỗi.

Đến hào số ba, lời hào nói: Đang đứng đợi trong chỗ lầy lội, mà giặc thì sát một bên, không thể vì tức khí mà nóng nảy làm càn cự nự với giặc, chỉ có thiệt thân mình, bởi ta đang ở chỗ thua sút thất thế.

Hào số bốn, đã qua quẻ Càn mà vào quẻ Khảm, bắt đầu vào sự nguy hiểm, có thể đổ máu, nhưng nhờ mềm mỏng nhu thuận, chắc chắn thoát ra được. Cũng như chơi Cò Chẹp tới mức bốn, mức chia ra làm đôi, vùng để thảy đồng tiền chỉ còn một nửa, rất dễ “bị” nếu đồng tiền lăn ra ngoài, cho nên cần khéo léo nhẹ nhàng, nếu không là mất lượt.

Hào năm nói: Chờ đợi ở chỗ ăn uống vui vẻ, giữ được sự công chính thì tốt. Qua được hào bốn, tức là qua được giai đoạn khốn khó hiểm nguy. Bĩ cực thái lai, hết hiểm nguy thì sẽ được yên vui, lời quẻ căn dặn phải biết giữ tiết tháo trong lúc yên ổn. Trong trò Cò Chẹp, mức năm là mức Cò, bị kẹp giữa hai mức Chẹp phía trên và phía dưới, nhắc cho ta nhớ giữa sự thoải mái cũng phải giữ được tỉnh táo tinh thần. Nếu vì quen thuộc sự yên hàn sung sướng, thì chí lớn sẽ thui chột, không còn biết mục đích chính của sự chờ đợi nữa.

Hào cuối cùng: Chờ đợi tới lúc cực điểm rồi, thì sẽ có nhiều người đủng đỉnh tới giúp. Chờ đợi có kết quả, chính là ở mình biết giữ bổn phận và khí tiết từ lúc khởi đầu, không phải tự nhiên mà được. Cũng như việc thảy đồng tiền lên Cung Trăng trong trò Cò Chẹp, khi lòn tay qua dưới trôn mà lấy lại đồng tiền, mặc dù có nhiều người đứng ngoài hướng dẫn, nhưng tự thân mình cũng phải tính toán việc thảy từ đầu để đồng tiền không ra ngoài tầm với, và trong quá trình chơi, phải giữ bàn chân ở giữa các ô để khỏi phạm qui mà mất lượt, chính là giữ đức trung dung giữa dòng đời vạn biến vậy.

Vừa vững tâm kiên nhẫn, mà vừa phải tỉnh táo phán đoán, vừa phải giữ được sự trung chính, ý thức tự lực tự cường, thì việc trông đợi chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp. Cả quẻ Nhu và trò Cò Chẹp đều có chung ý nghĩa này. Ta không biết được hoàn cảnh ra đời của trò Cò Chẹp là khi nào, nên không thể xâu chuỗi nội dung quẻ với hoàn cảnh khi đó. Nhưng ta có thể phỏng đoán tình hình xã hội lúc bấy giờ không êm đềm hạnh phúc, mà ngược lại là một thực tại bi đát, người dân chờ đợi một cuộc cách mạng để thay đổi mọi thứ, nhưng không ai dám nói ra, vì nói ra có thể chuốc lấy tai hoạ, nhẹ thì tù rạc, nặng thì diệt vong. Vì thế cho nên, người ta dùng quẻ Nhu, cài vào trò chơi, để khi người lớn nhìn vào đó, thì có một sự động viên nhau cùng chờ đợi, kiểu ‘sau cơn mưa trời lại sáng’, và mọi chuyện đã sắp diễn ra rồi.

Nếu có bị nhà cầm quyền bắt bẻ, người ta có thể chối bay, vì ngoài ý nghĩa chờ đợi, thì quẻ Nhu còn có ý nghĩa là “cho trẻ con ăn uống vui vẻ”, bởi trước quẻ Nhu là quẻ Mông, đại diện cho sự thơ ấu. Một hình quẻ nói về sự vui chơi ăn uống của trẻ nít trong một trò chơi dân gian cũng của trẻ nít, tưởng không có gì hợp lý hơn?!

Người Do Thái khi bị mất nước và cả dân tộc bị lưu đày sang Babylon, cũng dùng văn thơ chứa những hình ảnh bóng bảy và trừu tượng, để động viên nhau cùng tin tưởng, tín thành, vững tâm sống công chính và chờ đợi ơn cứu độ của Đức YHWH, ta quen gọi đó là lối văn Khải Huyền.

Thì đây, trò chơi Cò Chẹp chính là một lối Khải Huyền của người Việt. Và trò chơi này, đang cần được phổ biến trở lại và quan tâm hơn lúc nào hết. Con nít cần phải biết chơi cho đúng luật, người lớn cần phải hiểu giá trị nhân bản và minh triết của trò chơi này và nói với nhau về ý nghĩa sâu xa hàm chứa trong đó!

Tác giả: HaiLe

*Featured Image: Cò Chẹp

 

Lá thư tuổi 25 gửi cho tuổi 35

L thân mến.
Chào L là tôi đây, tôi chính là bản thân của anh đây. Tôi là người thân nhất của anh và là người đã đồng hành cùng với anh trong 25 năm qua. Trong 25 năm một khoảng thời gian dài, tôi đã cùng với anh từ lúc anh còn nhỏ đến lúc anh trưởng thành, bao nhiêu vui buồn, chúng ta đều trải qua.

Trước hết, tôi biết anh là một người tích cực luôn cố gắng và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ xảy đến với mình. Ngay từ nhỏ, anh luôn mang trong mình mong muốn thành công, mong muốn tự lập, mong muốn làm một điều gì đó thật to lớn và anh từng mơ ước sau này mình lớn lên mình sẽ trở thành một người thật tài giỏi và vĩ đại. Nhưng từ lúc nhỏ đến tận giờ, anh vẫn chưa đạt được thành tựu nào cả.

Trong 25 năm qua tôi nhận ra rằng nhiều lúc anh cố gắng đặt ra những mục tiêu cho mình nhưng anh lại mắc một vài vấn đề. Đó là anh rất cố gắng làm việc trong những ngày đầu nhưng sau đó anh lại trì hoãn vào những ngày tiếp theo và lại tiếp tục cố gắng rồi lại trì hoãn liên tục như vậy hết lần này đến lần khác. Khi gặp khó khăn, mệt mỏi anh luôn chán nản và từ bỏ. Chưa kể, anh hay chần chừ khi bắt đầu làm việc và luôn bị cuốn vào những thú tiêu khiển vô bổ rồi trì hoãn những kế hoạch quan trọng của mình từ năm này sang năm kia. Đôi khi anh ý thức được điều đó và cố gắng sửa chữa. Nhưng chứng nào tật nấy, anh vẫn sa vào những thói quen kia và vẫn bị những cảm xúc của mình điều khiển. Dù đã trải qua nhiều lần cố gắng nhưng đến tận giờ anh vẫn chưa thay đổi gì nhiều.

Tôi biết anh là người không chấp nhận thất bại, anh đã 3 lần giảm cân thất bại, 2 lần cố gắng thay đổi bản thân, không thành công và 4 lần học Tiếng Anh thất bại, 3 lần chọn ngành nghề không phù hợp, học qua 4 trường học mà bản thân anh chẳng biết phải như thế nào… nhưng anh vẫn không từ bỏ và vẫn cố gắng. Tuy nhiên điều đó cũng vô ích thôi. Vì sâu thẳm trong lòng anh. Anh cần hiểu thật rõ về bản thân mình và một lòng quyết tâm cao độ và ý chí sắt đá để thay đổi chính bản thân mình chứ không phải là một cảm xúc nhất thời.

Từ lúc nhỏ, anh đã được mẹ bao bọc và khuyên nhủ khi anh gặp thất bại vì sự lười biếng của mình. Nhưng anh có bao giờ nghĩ rằng 10 năm nữa khi anh 35 tuổi, mẹ anh đã già rồi và sau này, nếu mẹ anh không còn thì ai sẽ bên anh để che chở anh đây. Lúc đó, các anh em xung quanh đều sẽ trưởng thành và có một cuộc sống riêng. Anh không thể cứ sống trong sự bao bọc mãi đó được. Anh hãy tự lập và trưởng thành đi L ơi! Càng sớm càng tốt vì cái ngày đó có thể đến bất cứ lúc nào. Hãy tranh thủ hành động từng ngày và sớm thành công để không phải hối tiếc khi nhìn về quá khứ của mình.

L này, đôi lúc anh rất sợ hãi khi phải làm một điều gì đó có nhiều rủi ro, chẳng hạn khi anh sắp bắt đầu bán một món hàng cho một người khách, hay muốn chủ động làm quen một ai đó… Đôi lúc, anh sợ hãi vì nhiều lý do. Có thể, anh sợ bị mất mặt hay bị người khác khinh thường. Nhưng anh hãy nhớ lấy điều này: “Chính những lúc đó, anh đang trưởng thành hơn.” Dù anh có đọc thật nhiều sách vở hay học hỏi từ những người thành công nhưng anh không dám vượt qua nỗi sợ hãi hay sự thất bại thì anh mãi mãi không thay đổi. Đó là lý do tại sao trên đời có những người có nhiều kiến thức nhưng không thành công, trong khi có những người không giỏi giang chuyện trường lớp nhưng vẫn tạo nên cơ đồ. Sự khác biệt của họ là ở 2 từ “hành động”. Người thành công là con người của hành động.

Anh có nhớ câu nói của T.HarvEker không? Người đã truyền cho anh cảm hứng, câu nói để thay đổi:

“Người giàu hành động bất chấp nỗi sợ hãi, người nghèo để nỗi sợ hãi ngăn cản mình hành động.”

Có thể những lần đầu, anh sẽ bị từ chối hay bị người ta chửi vào mặt. Nhưng L ơi, nỗi đau đó sẽ qua nhanh thôi và anh sẽ quen với điều đó. Nó là một phần của sự trưởng thành. Vì thà rằng anh bị thất bại do làm sai còn hơn thất bại do chẳng làm gì cả. Có một sự thật rằng tất cả mọi người trên đời, đều sẽ chết. Thời gian trôi qua và anh đang chết dần chết mòn đấy. Anh càng để thời gian trôi qua do sự sợ hãi và trì hoãn của mình thì anh càng lãng phí cuộc đời. Hãy hành động đi vì nếu biết rằng mình sẽ chết thì anh sợ gì mà không dám làm.

Cuộc đời vô cùng ngắn ngủi và chúng ta không có nhiều thời gian để sợ hãi và nghĩ ngợi nhiều. Rồi sẽ có một ngày khi chúng ta mãi mãi ra đi thì điều chúng ta muốn mọi người biết đến nhất thì chính là ngay lúc này anh đang sống và hành động. Hành động là hạnh phúc và những việc ta sợ nhất là những việc ta cần phải làm nhất.

“Lãnh đạo là người buộc mình phải hành động khi mọi người đang sợ hãi.”

“Hành động” là tố chất thứ 3 sau sự quyết tâm và ý chí sắt đá. Ngay bây giờ anh hãy tự hứa với mình rằng: ”Tôi hành động vì tôi là người giàu.”

Khi một ngày mới đến, mặt trời lên và những tia nắng bình minh chiếu sáng vạn vật mang lại sức sống cho muôn loài sau một màn đêm lạnh lẽo. Nó báo hiệu một ngày mới và nó cũng là một món quà. Do đó, anh hãy dậy thật sớm và tranh thủ làm những gì cần làm tốt nhất cho bản thân của anh. Vì một ngày qua rất nhanh, đừng để những cám dỗ làm anh trì hoãn việc thực hiện ước mơ của mình. Vì cuộc đời ngắn lắm, nhiều người nói rằng tuổi trẻ còn dài. Không đâu L ơi! Vì chính suy nghĩ đó nên cuộc đời này thất bại rất nhiều mà thành công thì chẳng bao nhiêu.

Anh không thể nào để bản thân của mình tùy tiện như vậy được, nhưng anh cũng không nên quá vội vã, hấp tấp mà làm hỏng việc. Anh hãy làm những gì cần làm và làm nó bằng cả con tim mình, như thể anh chỉ sống được ngày hôm nay thôi. Vì nếu có qua một ngày, anh sẽ cảm thấy mình sống thật ý nghĩa.

Đừng bị ảnh hưởng bởi những cái bóng của người thành công hay tự so sánh mình với người khác. Điều quan trọng nhất của anh là chấp nhận và yêu quý chính mình. Anh hãy chấp nhận những yếu kém và những thế mạnh của bản thân. Đừng để lời nói của người khác làm anh chùn bước trên con đường tìm kiếm sự thành công. Anh đạt được mọi thứ, đó là sự khẳng định mạnh mẽ nhất. Điều đó sẽ khiến tất cả những ai đã từng chỉ trích anh im lặng.

Có một câu hỏi rằng: “Ngày nào quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn?” Thì câu trả lời đó là: ”Ngày hôm nay.” Vì ngày hôm nay đã từng là tương lai và nó sẽ là quá khứ. Ngày hôm nay sẽ làm nên lịch sử. Hãy trân trọng hiện tại. Anh trì hoãn công việc để ngày mai làm là anh đang khinh thường thời gian và bản thân mình đó. Anh có thể trì hoãn thời gian nhưng thời gian thì không trì hoãn anh. Khái niệm ngày mai tốt hơn ngày hôm nay là điều không có thật vì chính cách suy nghĩ và hành động lúc này quyết định cuộc đời anh.

“Truyền hình không phải là cuộc sống thật. Trong cuộc sống người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để làm việc.” – Bill Gates.

Bấy lâu nay, anh thường sa đà vào truyện tranh hay những bộ phim trên tivi. Nhưng tất cả chỉ là ảo vì cuộc đời mới chính là thật. Có thể nói, cuộc đời là một bộ phim hay hoặc dở đều tùy thuộc vào bản thân chúng ta đang sống như thế nào. Vậy nên đừng bị ảo tưởng vào những thứ phim ảnh đó. Thực tế khác hoàn toàn với phim và thực tế mới khiến chúng ta thành công chứ không phải những thứ trên truyện tranh và truyền hình.

Còn một lý do nữa khiến anh không nên xem truyền hình và đọc truyện tranh đó là nó sẽ làm tư tưởng của anh bị dao động và thay đổi. Tư tưởng bị thay đổi sẽ anh hưởng rất nhiều đến hành động sẽ làm anh chần chừ và suy nghĩ.

Do đó, anh không nên coi phim hay đọc truyện nữa. Đừng xem cuộc đời của người khác nữa. Hãy lo cho cuộc đời của chính anh. Đừng tin vào những bộ phim vì nó không có thật, tất cả chỉ là ảo. Nó sẽ làm anh đắn đo suy nghĩ mà ảnh hưởng đến con đường đi tìm chính bản thân mình. Do đó, ngay lúc này anh hãy chấm dứt ngay thói quen đó nếu như anh muốn tốt cho anh và muốn thông suốt trong tư tưởng của anh.

Anh còn nhớ U.T không. Cô gái anh đã yêu, anh đã yêu cô ấy rất nhiều từ nụ cười của cô ấy đến đôi má lúm duyên dáng đấy. Anh nhớ không, anh đã từng muốn tự tử vì cô ấy, đã từng khóc vì cô ấy, từng cười vì cô ấy. Mặc dù cuối cùng anh và cô ấy không bao giờ được bên nhau nữa. Thậm chí, anh đã từng hy vọng một ngày nào đó cô ấy sẽ là vợ của anh. Anh đã từng khát khao được chăm sóc cho cô ấy và mỗi buổi sáng khi anh thức dậy được bên cô ấy. Anh từng phát điên vì cô ấy, đã từng sống trong ảo mộng và tưởng tượng của mình. Nhưng cuối cùng tất cả chỉ là ảo cả, mọi việc đã trải qua 5 năm rồi nhưng sâu trong lòng anh vẫn còn yêu cô ấy. Cuối cùng, cô ấy đã đính hôn với người đàn ông khác lớn tuổi hơn và có sự nghiệp ổn định, người mà có thể chăm sóc cho cô ấy.

Mặc dù mối tình này đã làm anh đau khổ trong 2 năm, và làm anh có những lúc không còn tin tưởng vào tình yêu nữa. Nhưng L ơi! Anh hãy tin tưởng vào bản thân mình đi, anh hãy cố gắng, hãy thành công đi, rồi anh sẽ có được cô gái mà anh yêu. Có thể, cô ta hiện vẫn chưa xuất hiện đâu. Anh hãy tin rằng cô ta sẽ gặp anh khi anh đã thành công và sẵn sàng cho một gia đình. Lúc đó anh sẽ thật hạnh phúc bên cô ấy, anh hãy tin điều đó. Hãy biến nỗi đau thành sức mạnh. Vì tôi biết anh là người rất mạnh mẽ sau những nỗi đau, anh càng bị nỗi đau càng lớn anh lại càng mạnh mẽ.

Anh có nhớ Bill Gates đã từng nói:

“Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”

Do đó anh phải thành công L ơi. Anh phải thành công bằng mọi giá vì chính điều đó mới làm anh cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa. Trong xã hội này, mọi người điều rất quan trọng vật chất. Mặc dù luôn có quan niệm rằng “tiền không mua được hạnh phúc” nhưng nếu không có tiền cũng không có nghĩa sẽ hạnh phúc.

Bản thân L đã từng chứng kiến nhiều cô gái trong xã hội này luôn đi tìm một người đàn ông giàu có để lập gia đình và bên cạnh đó có nhiều câu chuyện gia đình tan vỡ xảy ra nhưng phần lớn đều xuất phát từ đồng tiền. Xã hội này không chấp nhận những người đàn ông không có tiền vì người đàn ông không có tiền đồng nghĩa với người đàn ông bất tài, vô dụng và lời nói của người đàn ông nghèo cho dù lời hay ý đẹp đi chăng nữa nhưng mãi mãi không có trọng lượng. Một người đàn ông giàu có và thành đạt thì mọi lời nói của họ đều có sức nặng và luôn được đem ra làm chân lý.

Một xã hội muốn phát triển, một gia đình muốn hạnh phúc thì cần có tiền. Cho dù mọi người có đề cao những giá trị khác ngoài đồng tiền. Nhưng sâu trong lòng họ, họ vẫn hiểu rằng tiền và bạc là nó cũng là nền tảng cở bản để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Đó lý do tại sao những cô gái đẹp luôn đi chung với những đại gia. Những kẻ vô dụng chỉ biết ghen tức và bình luận. Còn những kẻ đứng bên ngoài cho rằng họ luôn đúng với cách sống hiện thời nhưng đầy rẫy sự tiêu cực, bế tắc, túng quẫn và sĩ diện.

Nhưng sự thật, nếu bất kỳ ai trên đời bị dồn vào cuộc sống bần hàn đến cực độ, người thân bệnh nặng đến mức không có tiền để chữa trị hay phải chịu cái đói nghèo đến cùng cực bị dồn đến đáy của xã hội, liệu rằng những suy nghĩ của họ có như lúc đầu không. Do vậy tiền rất quan trọng và anh hãy chỉ tin vào điều đó vì nó cho anh sự thông suốt trong suy nghĩ và hành động. Mặc dù, có những gia đình giàu có nhưng không hạnh phúc. Nhưng không thể đổ lỗi do đồng tiền được, vì nghèo mà không hạnh phúc thì còn tệ hơn giàu mà không hạnh phúc. Trước tiên hãy có tiền đã.

Anh hãy nghĩ xem nếu khi 35 tuổi, anh vẫn nghèo khổ và vẫn đi chiếc xe mượn thì liệu có cô gái nào dám đến với anh đây, anh làm sao mà nuôi dạy con cái và xây dựng gia đình hạnh phúc đây, làm sao sống một cuộc sống mà mình mong ước đây. Anh nên nhớ đến câu nói này:

“Khi bạn nghèo, bạn có kêu gào chẳng ai thèm quan tâm đến bạn, nhưng khi bạn giàu có, dù bạn đã im lặng thì mọi người luôn soi mói đến bạn.”

Khác biệt chính là tiền đấy! Anh cũng đừng nghe lời những kẻ biện hộ hay cố gắng giải thích cho anh về thứ hạnh phúc không liên quan đến tiền. Vì phần lớn đó là những kẻ vô dụng đang cố gắng biện hộ cho sự yếu kém của bản thân. Anh tuyệt đối không chấp nhận nó. Cho dù có ai nói anh là kẻ tàn nhẫn, máu lạnh nhưng anh biết dùng tiền để giúp đỡ mọi người còn hơn những kẻ suốt ngày chỉ biết bình luận mà không biết làm gì.

Tôi cấm anh không được trở thành kẻ ngồi không bàn chuyện thiên hạ, tôi tuyệt đối cấm anh đấy. Hãy trở thành người giàu, người làm nên, người đóng góp, người cống hiến, người sống vì mọi người chứ không phải là một thằng vô dụng giỏi bình luận. Do đó, anh hãy ngậm mồm lại, lắng nghe nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn, cho đi nhiều hơn, biết ơn nhiều hơn và đừng đem chuyện thiên hạ ra nói nếu bản thân mình vẫn chẳng ra gì.

L nè! Có phải anh rất thích đọc sách và nghe Audiobook phải không, anh có thể nói về kinh doanh rất hay phải không. Nhưng L ơi “học luôn đi đôi với hành”, nếu anh chỉ học mà không hành thì làm sao anh có thể có thành quả được, và anh luôn có một suy nghĩ là học hết để không bị thiếu sót cái nào mới bắt tay vào hành động, như chính lúc đó anh đã bị nỗi sợ hãi cản trở rồi, vì để thành công thì cần hành động, nếu anh học một thì anh phải thực hành ít nhất mười lần. Vì kiến thức dễ có, thành quả thì khó.

Nhưng đôi lúc anh lại quá nghi ngờ vào bản thân của mình, anh hay luôn nôn nóng, đốt cháy giai đoạn và thành công sớm. Anh không thể nào làm vậy được. Vì anh cần sự trưởng thành và cần thời gian để trải nghiệm nó, không thể nào suốt ngày thay đổi cách suy nghĩ như vậy. Có những người có khả năng thành công rất nhanh vì trước đó học đã có nền tảng, hiểu được bản thân mình và có sự trải nghiệm nhiều.

Anh không thể nôn nóng được. Anh muốn thành công sớm thì đừng nhìn vào người khác mà hãy bắt đầu thay đổi bản thân mình. Hãy tự nhìn nhận vào bản thân để phát huy thế mạnh của mình, đừng bị ảnh hưởng bởi thành công của kẻ khác. Hãy tự trải nghiệm, thay đổi và học tập. Đừng quá nôn nóng, vì một sự nghiệp cần thời gian và trả giá. Không thể nào mong thành công sớm được nhưng cũng đừng lề mề và trì hoãn.

Nỗi đau và sự thất bại là một phần của sự trưởng thành. Kiến thức và kỹ năng cũng quan trọng, nhưng ý chí quan trọng nhất. Vì ý chí khiến một người bình thường trở nên vĩ đại. Ý chí khiến một người bán hàng rong bại liệt trở nên vĩ đại, khiến cho một người không tay chân trở nên không giới hạn, khiến một ông già 65 tuổi làm nên thương hiệu gà rán KFC… Ý chí khiến cho những điều không thể trở thành điều có thể.

Có rất nhiều từ định nghĩa bản lĩnh của một người, nhưng trước hết để có bản lĩnh tạo nên những điều lớn lao thì cần có ý chí. Ý chí càng lớn thì bản lĩnh càng lớn. Nhờ có ý chí chúng ta mới có thể vượt qua những giới hạn của bản thân, những khó khăn trở ngại trước mắt để hướng đến thành công.

Có những lúc chúng ta quyết tâm và cố gắng hết sức nhưng liên tục thất bại từ năm này sang năm khác. Tuy vậy, chúng ta đâu thể biết trước điều gì đang đợi chúng ta nếu chúng ta không từ bỏ. Một sự nghiệp vĩ đại luôn tỷ lệ thuận với thất bại. Sự nghiệp càng vĩ đại thì sự từ chối và thất bại càng lớn.

Có những lúc chúng ta làm một điều vô vọng và nó không thực tế. Nhưng đó chính là lý do khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại. Để có ý chí cần phải rèn luyện thông qua nghịch cảnh vì nghịch cảnh làm nên con người.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức.”

Bất kỳ người vĩ đại nào trên thế giới này trước khi thành công đều phải trải qua nghịch cảnh, thất bại. Họ phải chịu sự chê cười, khinh thường của người đời. Nhưng chính vì họ biết chiến thắng chính mình và vươn lên trong nghịch cảnh, họ trở nên vĩ đại.

Một ngày nào đó khi anh đã già, lúc đó con cháu sẽ quay quần bên anh để nghe anh kể câu chuyện của cuộc đời mình, vậy lúc đó anh sẽ kể điều gì? Hay chỉ biết nói điều “hối tiếc” hay “giá như”. Tại sao mọi người đều có thời gian như nhau mà anh lại để lãng phí nó đến cuối đời không thể đạt được ước mơ của mình? Anh còn nhớ Wanbi Tuấn Anh, Toàn Shinoda không? Họ là những người trẻ đã ra đi mãi mãi. Dù hơn anh 1, 2 tuổi nhưng họ đã sống mãi trong trái tim mọi người. Còn có những người đã sống cả trăm năm nhưng không ai biết đến họ cả.

Tôi muốn nhắc nhở anh rằng cuộc sống không quan trọng dài hay ngắn mà quan trọng là sống hết mình với niềm đam mê, sự cống hiến và hiểu được giá trị của mình khi sống. Bất kỳ ai trên đời đều có cơ hội để sống. Vậy anh hãy để cuộc sống thật ý nghĩa bằng việc theo đuổi những ước mơ, những mục tiêu. Để trước khi ra đi mãi mãi, anh sẽ không phải hối tiếc. Khi về già, anh sẽ kể lại câu chuyện của mình cho cho con cháu, và mãn nguyện với những gì mình đã sống.  Cuộc đời tuy đơn giản nhưng không dễ dàng, nó cần một nội tâm mạnh mẽ để nhận thức và thoát ra khỏi vòng xoáy của sự hỗn loạn.

Tóm lại, nếu mỗi lần rơi vào bế tắc, chán chường hay thất bại, anh hãy đọc lá thư này. Nó là tiếng nói trong sâu thẳm của nội tâm từ trái tim của anh. Mỗi ngày anh hãy làm theo nhưng điều này bằng lòng quyết tâm và một ý chí kiên cường của bản thân mình. Chắc chắn ước mơ của anh sẽ thành hiện thực:

  • Hạn chế những thú vui vô bổ gây lãng phí thời gian.
  • Hãy hành động ngay bây giờ như thể ngày mai mình sẽ chết.
  • Chấp nhận thất bại và nỗi đau là một phần của sự trưởng thành.
  • Hãy sống và làm việc từng ngày bằng cả con tim.
  • Hãy trân trọng bản thân vượt mọi giới hạn và tự khám phá chính mình.
  • Không ngừng học tập và rèn luyện mình.
  • Hãy cống hiến hết mình và biết ơn cuộc đời này khi anh được sống.

Đây chính là những điều tôi muốn gửi đến cho anh. Ta chỉ sống một lần nên hãy để cuộc đời thật ý nghĩa. Tôi hy vọng rằng 10 năm sau khi 35 tuổi, anh đã đạt được ít nhiều thành công mình đã đặt mục tiêu lúc ở tuổi 25.

Tác giả: Tăng Kim Long

*Featured Image: kangbch

[Exclusive] Shaman (Pháp sư) giải thích về cách chất thức thần ayahuasca tạo điều kiện cho sự thức tỉnh tâm linh

chỉ có tại thđp

Có nhiều điều cần biết về hoạt chất thức thần mạnh mẽ đang trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ. Ayahuasca đã được dùng trong các nghi lễ tôn giáo suốt nhiều thế kỉ. Được gọi là “cây leo của linh hồn,” ayahuasca là một hợp chất tiêu biểu được làm từ cây leo Banisteriopsis caapi và lá của cây Psychotria viridis sinh trưởng chủ yếu ở Brazil, Peru và một số vùng lãnh thổ ở Nam Mỹ. Loại trà thành phẩm này chứa DMT, chất bị Cục Phòng chống Ma túy (Mỹ) phân loại là chất tạo ảo giác bất hợp pháp, bất chấp lịch sử sử dụng lâu dài của nó trong các nghi lễ tôn giáo.

Ayahuasca thường xuyên được xem là “dược phẩm” và đã được dùng bởi các shaman ở Nam Mỹ suốt nhiều thế kỉ, cho dù nó chỉ mới thu hút được sự chú ý ở Bắc Mỹ trong những thập niên gần đây. Vào ngày 25 tháng Chín, hàng tá bác sĩ, nhà nghiên cứu, giáo viên về tôn giáo và nghệ sĩ sẽ tập trung tại Los Angeles để tham dự một cuộc hội thảo dài ba ngày để thảo luận về công dụng của ayahuasca và những cây thức thần khác với mục đích chữa trị tâm linh và phát triển bản thân.

image

Hội Tụ Tầm Nhìn, như cái tên của sự kiện, nhắm đến việc đem lại nhận thức đúng đắn cho mọi người về các loại “cây hướng linh” đang ngày càng được nhiều người quan tâm, được định nghĩa theo từ điển Oxford như “một hóa chất, thường có nguồn gốc từ cây, được hấp thụ qua đường ăn uống để tạo ra một trạng thái khác thường của lên nhận thức cho những mục đích tôn giáo hoặc tâm linh.”

Mối quan tâm này đang bắt đầu có những hiệu ứng về pháp lý, văn hóa và học thuật tại nước Mỹ. Vào năm 2006 Tòa án Tối cao đã ra phán quyết rằng Uniao do Vegetal hoặc nhà thờ UDV được quyền tồn tại – và được dùng ayahuasca trong các nghi lễ. Ayahuasca cũng đang là một chủ đề thảo luận tại Viện Tôn giáo Thế giới, một buổi hội thảo quốc tế về tín ngưỡng quan trọng diễn ra tại thành phố Salt Lake tháng mười này.

Cuộc hội thảo tại Los Angeles sẽ nói về những điều này và những tác động khác của mối quan tâm về ayahuasca đang tăng cao ở vùng Bắc Mỹ. Sitarama, còn được biết là Sita, là người tổ chức buổi hội thảo Hội tụ Tầm nhìn đã chia sẻ với The Huffington Post về trải nghiệm của bà với hợp chất thức thần mạnh mẽ này. Là một shaman ở Los Angeles được huấn luyện dưới truyền thống Peruvian Shipibo, Sita cũng là giám đốc của Dự án Capital Case, tổ chức bào chữa cho những người bị án tử hình.

Ghi chú: Ayahuasca có thể gây ra những kết quả nguy hiểm và thậm chí gây tử vong nếu không được điều chế một cách chính xác hoặc được sử dụng mà không được theo dõi đúng cách. Sita nhấn mạnh nó là một chất thức thần mạnh mẽ mà những người sử dụng chỉ nên dùng trong một nghi lễ được sắp xếp dưới sự hướng dẫn kĩ lưỡng của shaman.

HP: Bà đã tiếp cận ayahuasca lần đầu tiên ra sao và những hiệu ứng của nó xảy ra với bà là gì?

Sita: Tôi đã cai ma túy và rượu từ năm tôi 25 tuổi và bắt đầu tập yoga lúc đó. Tôi đã được giới thiệu về ayahuasca bởi thầy dạy yoga vào năm 1996, và tôi đã rất kiên quyết cai nghiện ma túy. Nhưng tôi có cảm giác đồng cảm với thầy dạy yoga của tôi,  và khi tôi chứng kiến thầy yoga của tôi tôi đã nghĩ rằng, “Wow, ông thầy này làm được những gì ổng nói.” Đã có sự mất kết nối giữa những gì tôi nghĩ về ma túy với những điều tôi được chứng kiến và những điều tôi được học về nó.

Tôi phải dành thời gian suy nghĩ trong vòng một năm. Tôi tập luyện và dành thời gian suy nghĩ về nó và sau đó tôi nghĩ rằng, “Tôi cảm thấy hoàn toàn bị nó hấp dẫn.”  Sau đó là thêm một năm nữa trước khi tôi có cơ hội, và tôi đã sử dụng nó. Nghi lễ đầu tiên của tôi là vào năm 1998. Cuộc đời tôi đã thay đổi sau đó. Ayahuasca không thay đổi cuộc đời tôi nhưng cuộc đời tôi thay đổi như một hệ quả của trải nghiệm ban đầu đó.

Những mô tả về hiệu ứng của ayahuasca trải rộng từ “một đại dương cảm giác của sự kết nối” đến “cảm giác như đang chết đi.” Bà sẽ miêu tả về loài cây này như thế nào và trải nghiệm của việc uống nó?

Từ ngữ đã thất bại ở đây. Nó giống như việc cố để hiểu những bài giảng bí truyền, nhưng nó chỉ là một sự ước chừng vì nó không phải là một thứ có thể biết rõ được. Ayahuasca là một trả nghiệm sâu sắc mang tính cá nhân, riêng tư và, rất thường xuyên, mang tính tâm linh. Rất nhiều những cách ta trải nghiệm việc uống ayahuasca bị ảnh hưởng bởi môi trường trong lúc ta uống, ta là ai và ta như thế nào về mặt vật lý, cảm xúc, tâm hồn, tâm linh và trí tuệ khi ta uống. Tôi có thể nói cho những người quan sát và những trải nghiệm của việc uống ayahuasca trong dòng dõi của Peruvian Shipibo rằng ayahuasca gợi lên ở bên trong chúng ta những điều chúng ta cần hoặc mong muốn được làm sạch, gột rửa, chữa lành, sắp xếp, chuyển hóa hoặc mở rộng ra.

Trải nghiệm này là một trong các sự thay đổi trong quan điểm và nhận thức. Nó có thể là hồi tưởng, nội tâm. Nó có thể là trải nghiệm thách thức nhất mà bạn trải qua hoặc là một niềm hạnh phúc thiêng liêng. Nó được miêu tả như nằm mơ giữa lúc đang thức và tôi đồng ý với quan điểm đó.

Cá nhân bà có xem nghi lễ ayahuasca như là một trải nghiệm tâm linh?

Đối với tôi đó là một quá trình tâm linh sâu sắc. Việc cố gắng nắm bắt được sự bất khả tư nghị thật lố bịch nhưng đối với nhiều người trong chúng ta điều đó là không thể cưỡng lại. Động lực của tôi trong sự cố gắng này chính là sự tìm kiếm ý nghĩa và cũng là sự đầu hàng trước những điều chúng ta không thể biết. Phần mang tính chất tâm linh của trải nghiệm này chính là nó mở ra một số các nguồn gốc của sự sáng tạo và sau đó ta biết được có những thứ hiện hữu cái chúng ta không thể biết.

Bà có thể chia sẻ một số ví dụ về những nghi lễ ông đã tham dự không?

Có lần tôi đã trải nghiệm một nghi lễ ayahuasca có những tấm màn ánh sáng được hé mở liên tục. Nó giống như là trong mỗi sợi chỉ của từng tấm màn điều là ánh sáng, nhưng sau đó chúng lại gập lại. Tôi đã đến được nơi của sự thông hiểu – chúng ta có thể đi tiếp nhưng không có gì đằng sau bức màn đó. Bạn có thể kéo tấm màn xuống nhưng đằng sau nó sẽ lại là một tấm khác. Nó không bao giờ kết thúc. Chúng ta là như vậy, được sinh ra dưới hình dạng con người. Tôi tin đó là linh hồn của chúng ta dưới dạng thể chất để biết được sự thiêng liêng bên trong.

Một trải nghiệm khác tôi có được nhhiều năm về trước ở Brazil đã diễn ra sau khi tôi thực hiện dieta trong 28 ngày (một quá trình phát triển và nuôi dưỡng mối quan hệ với một loại cây riêng biệt trong khi hạn chế ăn uống và những chất khác.) Trong giữa quãng đường đó tôi có gặp ảo giác về một cung điện bằng thủy tinh trên đỉnh núi với nhiều tầng dẫn lên đó. Các tầng đó thể hiện cho những nỗi thống khổ của vũ trụ: lửa, ngập lụt, các cơ quan cơ thể bị cắt lìa. Tôi đã khóc và khóc và khóc với sự kết nối sâu sắc này tôi đã cảm nhận được tất cả những nỗi đau. Cung điện đại diên cho những điều thiêng liêng. Chúng ta đều sẽ đến được cung điện đó nhưng một số chúng ta sẽ đến đó với một chi bị cụt rời khỏi người. Điều đó thật sự rất cảm động. Tôi đã cảm thấy thương xót và kết nối một cách sâu sắc, và đối với tôi nó mang đậm tính chất tâm linh.

Bà nhắm đến điều gì ở sự kiện Hội Tụ Tầm Nhìn?

Từ một sự tiếp cận có tính phân bố rộng rãi nó sẽ giúp trau dồi nhận thức về trải nghiệm hướng linh (enthogenic). “Entheo” có nghĩa là “của Thượng Đế”, nên “entheogenic” có nghĩa là những thứ cho phép chúng ta hiểu về Thượng Đế thông qua bản thân mình. Rất nhiều người tin, cũng như tôi, rằng nững loài thực vật nhất định có khả năng làm điều đó. Hi vọng của chúng tôi là trau dồi nhận thức và thực sự nghĩ về cách chúng ta định nghĩa về y dượng trong thế kỉ 21 và thực vật thức thần sẽ là một phần trong đó. Chúng tôi đang đem đến cho mọi người từ những ngành nghề khác nhau để có thể mở ra cuộc đối thoại này. Điều tôi hi vọng là chúng tôi sẽ gợi ra được nhiều câu hỏi hơn là những câu trả lời.

(Bài phỏng vấn này đã được chỉnh sửa cho phù hợp với độ dài và đối tượng độc giả)

Tác giả: Antonia Bumberg – The Huffington Post
Dịch: Hà Huy Dương
Review: Nguyễn Hoàng Huy

*Featured Image: Orangefox

[THĐP Review] Ngày xưa có một con bò, Camilo Cruz – Diệt bò chưa diệt tận gốc

0

tumblr_inline_nuze9zT0k21s09z1b_1280

Tôi đã khấp khởi vui mừng khi đọc tựa đề Ngày xưa có một con bò vì cảm giác rằng cuốn sách này sẽ trình diễn hàng đống những truyện ngụ ngôn cười ra nước mắt. Nếu xét về độ “thâm nho” của nội dung sau đó, độc giả sẽ phải ngậm ngay mồm lại để tập trung suy ngẫm. Nhưng tôi đã nhầm to! Vì cuốn sách ngập tràn những câu chuyện hoàn toàn không ẩn dụ kèm theo những màn diễn thuyết về vấn đề phát triển cá nhân – thứ tôi đã không còn hứng thú tìm đọc từ 3 năm trước. Vậy đấy! Ở đây có một anh vồ (ếch)!

Nội dung cơ bản của cuốn sách đào sâu vào việc phát triển thái độ sống tích cực của con người khi sống trong hoàn cảnh có rất nhiều bê bò vây hãm – đó là những lý lẽ biện bạch, thói quen xấu, “đức tính” bào chữa và niềm tin sai lầm trong cuộc sống. Và với những lý luận tích cực đáp trả lại thì dường như mớ trâu bò cồm cộm kia đã được xua đi đáng kể.

Tất cả đều được hé mở thông qua một câu chuyện ngụ ngôn. Nó kể về một gia đình nghèo xơ xác mãi chịu cảnh xác xơ ấy vì họ có một con bò đủ sức nuôi sống tám miệng ăn dặt dẹo qua ngày. Cho tới một ngày, hai thầy trò nọ qua đường nghỉ chân và đã giết béng con bò quý báu ấy. Để rồi sau một năm quay lại, anh học trò đã không còn thấy cảnh dẹo dặt nữa mà là một cuộc đời đầy sung túc và sức sống ngập tràn của gia đình kia.

Nếu bạn là một người đang mới tập ý thức về bản thân và bắt đầu có một bộ óc phân định về tốt – xấu, phải – trái muốn tìm thấy một giải pháp cụ thể cho những mắc kẹt hiện tại hay hơn thế là hướng tới một tương lai sáng lạn với khả năng khống chế mọi suy nghĩ tiêu cực thì cuốn sách này có thể phù hợp với bạn. Nó nêu lên dấu hiệu nhận biết những con bò ngáng đường trong tư tưởng, những hậu quả chúng để lại nếu bạn không sớm dẹp cả lũ đi mà lại chăn nuôi chúng theo kiểu mô hình trang trại, và cuối cùng là cách tiêu diệt đàn bò không mong muốn ấy. Hãy tìm đến và đọc cuốn sách này, vì nó sẽ chỉ cho bạn từng đường đi nước bước để đạt tới sự thành công nào đó mà bạn đang khao khát.

Mới ban đầu, nghe có vẻ những thể loại sách rao giảng về giá trị sống, tư duy tích cực thật là hữu ích và thực tế. Nhưng khi đào sâu hơn và quan sát cơ chế hình thành của chúng thì ta có thể nhận ra rằng tất cả chỉ là một nhánh nào đó của con sông Cửu Long, hay chỉ là phần phơn phớt ngọn của một cây đại thụ. Nếu cứ tiếp tục như thế này, tác giả có thể viết nốt tám cuốn sách nữa với các tựa đề kiểu như: Đừng để con gà băng qua đường, Ngóc đầu ra khỏi đống cát đi lũ đà điểu, hay Đàn cừu có nên diện áo lông sói.

Vì sao lại thế ư? Vì tác phẩm này chưa chỉ ra được đích xác cha sinh mẹ đẻ của những con bò to lù lù đó là ai. Nó mới chỉ nêu ra rằng “Bò đấy. Xấu lắm. Diệt thôi!” Tất cả phạm vi hoạt động của nội dung cuốn sách đều nằm trong mạng nhện tâm trí bao gồm sự chia rẽ với đối tượng quan sát, sự phán xét dựa trên hệ quy chiếu cá nhân và nỗ lực dẹp bỏ một thứ gì đó hệ quy chiếu ấy nhận định rằng là gây ngứa mắt cho chủ nhân, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của nhân loại.

Cá nhân tôi không phủ nhận rằng những tư tưởng gốc tiêu cực là thứ thao túng và dẫn dắt con người ta đến những trải nghiệm tương đương. Nhưng tôi hoàn toàn không đồng tình với cách tác giả ứng xử với chúng, đặc biệt là về thái độ. Dường như ngài Cruz đó không nhận ra rằng chính việc phán xét và cố gắng chỉnh sửa những gì cho là xấu xa, tầm thường trong bản thân mình sẽ dẫn đến việc phán xét và chỉnh sửa người khác. Truyền cảm hứng ư? Không đâu. Đó là xâm phạm tự do ý chỉ mới phải. Và sự xâm phạm ấy đã ngồi ngay ngay trong câu chuyện ngụ ngôn mở đầu cho toàn bộ tác phẩm, khi ông giáo nọ đã giết con bò của nhà chủ với ý định rằng sẽ giúp được gia đình đó khá khẩm lên khi loại bỏ được thứ họ đang ỷ lại.

Cuốn sách khiến người ta càng sa đà vào cái bẫy của tâm trí – chính là “thế hệ xuất phát” của những đàn bò, đàn cừu hay bất kể đàn gì đi chăng nữa, khi thái độ phán xét, phân tích, chống cự, đâm chém diễn ra khắp lượt. Ngài Cruz không chỉ ra được cha mẹ của những con bò – thứ đứng đằng sau tất cả đang giật dây cho điều mà ông ta gọi là khốn khổ, bao biện, sai lầm, thậm chí cả những gì là sung sướng, quyết đoán và đúng đắn nữa. Tôi không thấy khả năng soi sáng khi đọc cuốn sách này, tôi chỉ thấy một mớ bầy nhầy rối ren khi không được chỉ ra đâu là đầu sợi dây thừng.

Ngày xưa có một con bò không đi được vào bản chất của vấn đề mà chỉ chộp chỗ này một ít chỗ kia một xíu và tạo nên một bức tường đầy những lỗ hổng. Nó chưa đào tới tận đáy nên cảm giác chưng hửng và thiếu thốn một điều gì đó trong cách giải quyết vấn đề gợn lên rất rõ. Cũng không trách được tác giả vì có lẽ chủ đích của ông ta là lang thang ở vùng trên mặt nước. Chính vì việc chưa đi đến nơi đến chốn nên Ngày xưa có một con bò nêu ra những giải pháp không triệt để. Dù có lý luận cỡ nào chăng nữa thì nó vẫn là những luận điểm lung lay. Ví dụ: Thay thế các hệ thống niềm tin tiêu cực bằng tích cực trong khi vẫn không nhận ra rằng chúng cũng chỉ là một biểu lộ khác của việc bị tâm trí điều khiển, nhận diện và tiêu diệt bò khi chúng xuất hiện cũng giống như phạt cỏ phần ngọn vì không giải quyết được kẻ đã sinh ra bò.

Tuy nhiên, cuốn sách này có đề cập tới một số điểm quan trọng trong việc ý thức về bản thân của mỗi người. Đó chính là đối diện và nhận diện những tư tưởng tiêu cực khi nó xuất hiện. Nói đến đây tôi không thể không chia sẻ một phương pháp tôi đã từng thử nghiệm để hỗ trợ thông suốt tâm trí và tình cảm, đó là viết lách.

Với những người chưa đủ sức để bắt kịp những tư tưởng khi nó xuất hiện trước khi nó gây nên đau đớn cho bản thân tại một địa hạt nào đó, thì việc ngồi xuống và viết ra mọi thứ đang xuất hiện trong đầu là cách “chậm hóa” tâm trí rất hiệu quả. Cuốn sách đã đề cập đến giải pháp viết lách, nhưng ở đó đề ra nội dung cụ thể cần hướng tới, có thể coi là một sự viết có chọn lọc. Còn tôi đơn giản là “Hãy xả hết chúng ra”.

Xả bằng cách viết ra mọi thứ xuất hiện trong đầu đã mang lại hiệu quả không tưởng. Vì những suy nghĩ ẩn đằng sau suy nghĩ cũng được phát hiện và lôi ra ánh sáng. Chỉ cần nhận diện chính xác chúng thì dù là trâu, bò hay voi, kiến cũng đều tự tan đi hết thảy. Tôi không cần phải dùng những bước như là “Xác định niềm tin sai lầm” hay “Nhớ rằng mình đang trả giá đắt cho mỗi con bò bạn bao che” hay “Thiết lập khuôn mẫu hành vi mới” như trong cuốn sách gợi ý ngay sau đó. Tôi chỉ làm một việc duy nhất là viết ra hết mọi thứ, nhìn tất cả tự động sắp xếp đâu vào đấy và feel like a boss!

Thứ làm nên sự tắc nghẽn trong cuộc đời của một người đó chính là tâm trí của kẻ đó, nó sinh ra đủ các loại lý lẽ chất chứa nỗi sợ hãi khiến hắn không thể hành động được. Nếu như suy nghĩ là đầu vào thì hành động chính là đầu ra. Một khi không hành động thì mọi thứ không được luân chuyển và thông suốt. Kẻ đó sẽ dần trở nên giống như một cái ao tù và sớm muộn sẽ chết trong sự cô độc, bần tiện, bẩn thỉu và vô dụng. Nên làm bất kì việc gì từ quét nhà, rửa bát, trồng cây, nói chuyện, nhảy múa, viết lách, nó sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ và ý thức về bản thân mình hơn rất nhiều. Vì mọi thứ sẽ được lưu thông khi những tháng ngày đắm chìm trong tâm trí đã khiến cuộc sống trở nên quá đỗi ỳ trệ, khủng hoảng và đổ vỡ.

Tôi cho rằng sách về giá trị sống sẽ dần dần bị lép vế khi nhận thức của con người càng lúc càng nâng cao. Người ta khao khát trải nghiệm và đào sâu vào tận gốc rễ của sự việc hơn là những giải pháp bề mặt. Họ không cần giải pháp. Họ cần căn nguyên. Và nhược điểm của các thể loại sách này đó là đóng vai “những con bò nhai hộ” cho người đọc khi mọi dẫn chứng và lý lẽ được phơi bày ra tất cả. Có lẽ, chúng chỉ phù hợp cho những người còn non yếu về tinh thần hay lười biếng trải nghiệm, chỉ mong một chút gì đó vớt vát, một ai đó cứu rỗi cuộc đời mình. Ngày xưa có một con bò là một tô mì ăn liền, không còn thời gian để ngẫm nghĩ nữa đâu, khỏi cần pha nước sôi nữa, cứ thế mà nhai thôi.

Khỏi bàn thêm về nội dung nữa vì cuốn sách này cũng không khác gì tất cả những loại sách rao giảng về giá trị sống hay các phiên bản răn đời chưa chạm tới được phần gốc rễ khác. Còn về hình thức, nó cũng nhang nhác như chủng loại của mình, duy chỉ khác là ở đây có những con bò xuất hiện với tần suất cao từ đầu chí cuối. Xin lỗi nhưng tôi phải nói rằng mình đang được chứng kiến một đại hội bò, một cơn bội thực bò và là một màn tự kỷ ám thị bò. Có Chúa mới biết được màn tự kỷ ám thị đó là gì nhưng nói chung là kiểu gì nó cũng có bò. Từ “bò” ấy làm tôi thấy nhàm chán và hoang mang phần nào. Khi xét trên quan điểm nghệ thuật, một phép ẩn dụ được nhắc đi nhắc lại quá nhiều trong một tác phẩm là một thảm họa. Cũng chẳng thể trách được tác giả khi ông ấy đã lỡ đặt tên tựa đề cuốn sách là Ngày xưa có một con bò mất rồi và tuyệt nhiên gán mọi dạng bao biện của tâm trí đi cùng con bò đó, như: Con bò của sự cầu toàn, con bò “đâu phải tại tôi”, con bò “tôi có sao đâu”, con bò của sự tầm thường, v.v… Chúng mang đến cho tôi cảm giác về sự đơn điệu, gượng ép và tẻ nhạt. Nếu như tựa đề là Ngày xưa có một sở thú thì có lẽ mọi chuyện sẽ khác đi hẳn.

Phong cách viết của cuốn sách cũng không để lại ấn tượng đặc biệt vì nó không có gì đột phá và hơn cả là thiếu hẳn đi khiếu hài hước. Tôi đã luôn luôn tìm kiếm sự hài hước ở tất cả những gì mà tôi đọc dù nó có là một giáo trình dạy tiếng anh đi chăng nữa, hay thậm chí là cuốn sách có tựa Một lít nước mắt. Tuy nhiên ở đây, việc thiếu hụt đi một bầu không khí vui tươi trong quá trình truyền đạt tư tưởng đến người đọc là một nhược điểm lớn. Cầm lên một cuốn sách chỉ thuần là phân tích và đưa ra kết luận như một bài thuyết trình chỉ có tác dụng như một liều thuốc ngủ.

6,5/10 là điểm tôi dành cho cho tác phẩm này. Vĩnh biệt đàn bò mồ côi tội nghiệp!

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

*Featured Image: NeiFo