- Có tiền, em sẽ đi Thái Lan.
- Để cắt gọt một số thứ hả?
- Không! Anh hâm à. Em đã, đang và sẽ mãi mãi là đàn ông.
- Haha. Một người đàn ông bé xíu xiu???
- Đàn ông bé xíu xiu thì vẫn là đàn ông.
- Ừ, thì đúng vậy mà. Thế em qua đó làm gì?
- Xem nền giải trí của họ phát triển như thế nào và về áp dụng với nước mình. Anh muốn đĩa của anh bán được chứ?
Thì ra con người bản chất vẫn là ích kỷ, vẫn sợ đau như thế. Thế mà cứ ngỡ, từng ngỡ trong tình yêu mình có thể làm tất cả. Trước đây em nghĩ, chỉ cần để em tiếp tục lặng lẽ quan sát Anh...thế sẽ đủ. Nhưng rồi trái tim em cảm thấy nhói khi lặng lẽ nhìn Anh cùng người con gái khác. Hóa ra con người ta không rộng rãi như mình nghĩ. Cơ bản thì con người cũng sợ nhất cảm giác đau, người khác làm mình đau là một chuyện nhưng tự làm mình đau lại là một chuyện khác. Con người thì tốt nhất vẫn là nên yêu bản thân mình trước, vậy mà nhiều khi hoặc đa phần cố chấp tự làm tổn thương chính bản thân mình.
Chưa bao giờ Việt Nam có một không gian trao đổi, thảo luận và cả cãi nhau, mỉa nhau, chửi nhau rộng mở đến thế. Từ các diễn đàn như VOZ, Webtretho cho tới các mạng xã hội như Facebook, Tầm Tay hay cả dưới chân các bài báo như của VietnamNet, Dân Trí. Từ ngày ra đời, các đơn vị tổng hợp tin tức đã thúc đẩy và tạo ra thói quen comment mạnh mẽ dưới mỗi tin tức mà ví dụ điển hình trước đây là linkhay và nay là Tạp Chí Chim Lợn.
Cá nhân tôi cho rằng đây là một xu hướng chung của xã hội, nơi những nhu cầu được thể hiện bản thân, bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mỗi cá nhân là rất lớn. Thật sự khó có sự tiến bộ và phát triển nơi những ý kiến của vạn người lại “giống y như một”, hay nếu chỉ có sự phát ngôn một chiều từ một hay một nhóm thế lực thì cũng thật nguy hại cho sự tiến bộ của xã hội.
Có một câu nói rất nổi tiếng “Bạn theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.” Nhưng nhiều người vẫn hoài nghi về cái sự thành công này, họ cho rằng cuộc sống này còn có nhiều vấn đề cơm áo gạo tiền mà họ cần theo đuổi hơn là cái đam mê chôn cất bên sâu trong tâm họ. Họ nghi ngờ những câu nói “Hãy làm những gì từ trái tim bạn muốn.” Thực chất những người này đang ngụy biện cho chính bản thân mình, một sự ngụy biện tưởng chừng như rất hợp lý để che dấu đi rất nhiều vấn đề tồn tại ngay chính trong bản thân họ.
Hãy thôi chơi cái trò chơi so sánh các bạn ạ, bất luận bạn là con người như thế nào bạn sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc trong sự ganh tị với những thứ người khác có được, bởi vì lòng ganh tị luôn là người bạn tri kỉ của sự bất hạnh. Ngưỡng mộ may mắn của ai đó quá nhiều đến mức trở nên bất mãn với chính mình thì cũng chả có giá trị gì. Việc so sánh địa vị của bạn với người khác có thể dẫn đến sự bực tức và tâm trạng vỡ mộng. Bạn sẽ kết thúc trong cảnh suy nghĩ bất công, đó là ngưỡng mộ người khác mà chán ghét bản thân mình.
Ừ thì tiền quan trọng thật đấy, nhưng tiền không phải là tất cả và càng không phải thước đo để đánh giá một con người. Đừng bị tiền mê hoặc bởi nó cũng chỉ là thứ vật chất, rồi cũng sẽ tan biến đi. Bạn sẽ bảo tôi mơ mộng thậm chí điên rồ nhưng nếu bạn có tiền, hãy đầu tư một cách thông minh, đừng lãng phí tiền vào những thứ phù phiếm mà hãy mua hạnh phúc nhé - Hạnh phúc cho chính mình vào cho người khác...
Người ta bảo có tiền không mua được hạnh phúc, thật vậy sao? Có chăng bạn chưa biết hạnh phúc nên mua ở đâu thôi!.
Trong cuộc đời này, bỏ cuộc là điều dễ làm nhất, và ai cũng làm được. Chỉ cần buông lỏng tay một chút, thì đấy chẳng phải đã gọi là bỏ cuộc hay sao? Nhưng nếu để nắm chặt tay và tiếp tục đi tiếp. Dù bão táp mưa sa cũng vẫn nắm chắc sợi dây, bám chặt lấy con đường mà đi tiếp, đấy mới gọi là không dễ dàng. Nhưng được sinh ra trên đời, mỗi con người lại có những suy nghĩ khác nhau, người thì muốn cuộc đời an nhàn, người lại muốn tranh đua, người thì muốn được xa hoa phú quý, có người lại muốn được luôn chân luôn tay. Mỗi người, đều có những chọn lựa cho riêng mình, chẳng ai bảo ai, nhưng tới lúc nhắm mắt xuôi tay, người ta mới nghiệm ra hai chữ " cuộc đời".
Càng lớn dường như nỗi sợ càng rõ nét. Cứ như trẻ con chỉ sợ mẹ mắng, ba la, ông bà không cho kẹo bánh. Đi học thì sợ thầy cô la mắng, sợ bạn bè nghỉ chơi, sợ người mình thầm thương tay trong tay người khác, sợ điểm kém hay đơn giản là sợ con sâu con chuột. Lớn lên, nỗi sợ hãi được định hình khi ta bắt đầu sợ nỗi buồn, sợ chia ly, sợ mất mác, cô đơn hay sợ cha buồn mẹ khổ.
Rồi dòng thời gian trôi qua, tuổi già kéo đến đẩy những ngày tháng nông nổi vào dĩ vãng thì sợ hãi chỉ còn gói gọn trong hai chữ “ bệnh tật”, ước mơ của cả cuộc đời quy về hai chữ “ mạnh khỏe” và đánh đổi cả một đời chỉ mong được an nhiên.
Tôi cho rằng có lẽ chính tư duy lo sợ này của người Việt Nam ta đã dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, chúng ta có đầy những khiếm khuyết trong tự do giáo dục: học sinh ngồi trên ghế nhà trường được dạy A với B cũng chỉ biết A với B, chúng ta tin rằng mình là học sinh yếu kém chỉ vì chúng ta chẳng quan tâm nhiều tới việc mài quần trên ghế nhà trường, hay hiện trạng là hàng nghìn ca nạo phá thai mà những bà mẹ còn đang mặc áo đồng phục phát sinh ro sự kém chất lượng trong việc giáo dục giới tính.
Tại sao không công nhận những gì cô gái đó đã làm được mà lại cố gắng đi phán xét và bắt lỗi. Dường như, khi một ai đó không làm được những gì người khác làm thì họ thường có xu hướng chê bai hay chỉ trích và hơn hết mang tính mỉa mai, bới móc. Giới trẻ Việt Nam còn mang nặng trong mình tư duy thắng thua "Nếu tôi thắng thì anh sẽ là người thua" và điều đó hình thành do chúng ta trải qua quá nhiều kì thi mang tính chất thắng thua. Kể cả những chương trình giải trí đều mang tính chất thắng thua trong đó. Vậy tại sao không phải là tư duy thắng thắng (Win-Win) để cùng nhau chiến thắng. Tại sao không ủng hộ Huyền Chíp, từ đó giới trẻ có niềm tin rằng họ có thể làm những điều tương tự, thậm chí còn lớn lao hơn. Và cũng không cần đi ra nước ngoài, chỉ cần giới trẻ có niềm tin họ có thể đi khám phá xuyên Việt, trải nghiệm trọn vẻ đẹp tiềm ẩn của đất nước Việt Nam.