29 C
Nha Trang
Thứ bảy, 12 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Nói về Huyền Trang Tam Tạng trong Tây Du Ký

Lịch sử Trung quốc có đoạn nhắc tới nhà sư Phật giáo Trần Huyền Trang đời Đường ,phụng chỉ vua Đường Thái Tôn lặn lội sang Tây Trúc (Ấn Độ ) mang về được 3 kho kinh sách Phật gọi là Tam Tạng : Kinh Tạng Luật Tạng và Luận Tạng do đó góp phần rộng rãi vào sự nghiên cứu phổ biến và phát triển đạo Phật ở Trung Quốc. Với công lao này nhà sư được tôn xưng là Huyền Trang Tam Tạng.

Dưới đây tôi không nói về tu sĩ Phật giáo có thể có thật đó, về nhà sư bằng xương bằng thịt đó mà về Tam Tạng như là một sáng tạo văn học và nhân vật chính của một tác phẩm hư cấu nổi tiếng với nhan đề Tây du kí mà điện ảnh Trung quốc đã dựng thành phim truyền hình một phim tràng giang đại hải mà công chúng rất ưa thích, nhất là trẻ em.

Nhưng, cũng như mọi người trên thế giới đều biết, đạo Phật không cơ sở trên một giáo đường, mà một triết lý sâu sa đến mức không chắc người ta có thể thật sự hiểu biết và Phật không dạy chúng ta phải tin vào một điều thần linh một thần khải nào cả, mà vào chúng ta, và quan năng của chúng ta có thể phân biệt được thiện và ác chính và tà.

Còn nhân vật Tam Tạng của truyện và phim ngoài chiếc cà sa vàng và câu niệm “Nam Vô A Di Đà Phật “sẵn sàng trên của miệng,thì không có gì giống như Phật giáo và đạo lý mà Phật Thích Ca Mâu Ni dạy cả.Từ đầu chí nhân vật hư cấu hoàn toàn này cho thấy mình không hiểu gì về cuộc sống trần gian,trước những vấn đề khó khăn mà hoàn cảnh đặt ra, Ngài không biết giải quyết làm sao và chỉ luôn miệng “Nam Mô A Di Đà Phật “. Không phân biệt được người ngay kẻ gian, ngài coi ai cũng như ai,đối xử với hộ như nhau và không chịu nghe sự can gián và lời khuyên của đồ đệ nhất là của Ngộ Không, người khôn ngoan nhất trong số họ. Do đó không biết bao lần, vị Đường tăng suýt mất mạng và không hoàn thành được sứ mệnh của mình nếu không được các đồ đệ tài ba tận tụy và trung thành và cứu nguy.

Trong chuyến đi mạo hiểm và gian khổ này bốn thầy trò Tam Tạng nghiễm nhiên tượng trưng cho một xã hội thu nhỏ với vị Đường tăng là đại diện cho giai cấp thống trị và bi trị,trong đó :

  1. Giới tri thức ưu tú mà tượng trưng là Ngộ Không Tề thiền đại thánh vừa tài ba vừa hiểu rộng.
  2. Các tầng lớp bậc trung do Bát giới thể hiện mà vai trò chính như là bảo đảm kinh tế và hậu cần của xã hội nhưng do không làm chủ được tính láu ăn và mê gái nên bị xem oan là xấu xa và hèn hạ .
  3. Quần chúng lao động mà đại diện là Sa tăng vô địch khi chiến đấu dưới nước,kẻ phải còng lưng gánh vác từ những việc lặt vặt đến những công tác chân tay nặng nề nhất trong lúc đó thì con ngựa có khả năng chở hàng tạ hành lý,trang bị thì chỉ độc hành cho lãnh đạo cưỡi .

Trong một xã hội mà sống dưới ách của chủ nghĩa giáo điều và độc đoán như vậy thì những lực lượng chống đối đáng sợ nhất không phải là quần chúng mặc dù họ là đa số vì từ lâu bị nhốt trong vòng ngu dân nên cuối cùng họ đã phải bảo sao làm vậy.

Chỉ đáng cảnh giác là giới tri thức mà đứng đầu là Ngộ Không với cá tính rắn rỏi, sự hiểu biết sâu rộng và thái độ không quan nhượng trước cái chính cái tà cái thiện cái ác. Các thần linh trên trời mà bê bối thì chú khỉ “Tề thiên đại thánh” này dám bay lên tận đó để gây đại náo thiên cung chứ chẳng chơi .Nhưng Tam Tạng không sợ vì được Phật Bà Quan Âm ban cho một số công cụ đàn áp khủng khiếp . Đó không phải là còng số 8 hay lựu đạn cay mà là chiếc vòng quỷ quái kim cô . Mỗi khi Ngộ không nói hay làm một điều trái ý ngài  hoặc ngài không thể hiểu được ngài chỉ cần niệm chú tức khắc chiếc vòng kia sẽ siết chặt những tế bào tư duy của nó khiến nó kêu la một cách thảm thiết ,nhưng chẳng có một cực hình nào làm cho nó chừa được.

Cuối cùng Tam Tạng buộc phải tự tay kí quyết định thải hồi và trả con khỉ về vườn hay đúng hơn về rừng. Nhưng khi sư phụ lại lâm nạn ,thập tử nhất sinh buộc lòng ngài phải cho những đồ đệ còn lại đi tìm tên đã bị thất sủng và phục quyền cho nó để nó đi cầu cứu Phật Tổ hay Phật Bà Quan Âm vì luôn luôn vẫn phải cần người có một liều lượng chất xám khá đủ trong đầu mới có thể làm được. Xét cho kĩ trong xã hội non bộ này chỉ có 3 con vật là mang tính người nhiều nhất : con khỉ Ngọ không, con heo Bát giới, con cá mập Sa tăng. Còn con người trong đó thì,trái lại do tự nhốt mình trong chủ nghĩa giáo điều lâu ngày nên mất hẳn nhân tính.

Và cũng không lạ gì trong số các nhân vật của phim Tây du kí vai Tam Tạng mặc dù là chính nhưng lại dễ đóng nhất.Và người đóng càng khờ khạo bao nhiêu càng đạt bao nhiêu.

Nhưng dù sao dụng ý của tác giả truyện cũng như nhà thực hiện phim Tây du kí hình như điều muốn khẳng định “Có tài mà không có đức,thì có  linh hồn cũng bằng không “. Chắc không ai phủ nhận chân lý này nhưng người đọc truyện cũng như xem phim không khỏi tự hỏi: “Nhưng cuối cùng, ‘đức’ mà người ta muốn nói ở đây là gì?” Đó là khả năng của con người phân biệt được cái thiện với cái ác. Phật giáo lôi cuốn chúng ta vì đó là một tôn giáo cơ sở trước hết trên lý lẽ của con người. Nguyên lý tư tưởng của Phật giáo là không có vấn đề gia nhập mù quáng, mà ngay để hiểu phần cơ bản của Đạo cũng đã phải vận dụng vừa lý luận vừa trực giác tức là phương pháp rất gần với phương pháp toán học.

Lê Trịnh Minh Anh

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Mình có cảm giác rằng góc nhìn của bạn hơi "thiếu đa góc cạnh"! Bạn thử đọc cuốn "Tây du @ ký" có thể bạn sẽ có một góc nhìn khác về bốn nhân vật này!
    Mình rất thích câu của bạn :"đạo Phật không cơ sở trên một giáo đường, mà một triết lý sâu sa đến mức không chắc người ta có thể thật sự hiểu biết và Phật không dạy chúng ta phải tin vào một điều thần linh một thần khải nào cả, mà vào chúng ta, và quan năng của chúng ta có thể phân biệt được thiện và ác chính và tà."!
    Cám ơn bạn về bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,850Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI