28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Không có động lực hay chỉ là lười biếng? Có một cách khác nữa để giải thích

*Featured Image: Thụy Du Photo

 

Tôi muốn bắt đầu với sự lười biếng vì nó thường xuyên là lí do người ta bấu víu vào để đánh giá ai đó. Bạn không muốn học, có người sẽ suy ra rằng bạn là đồ lười biếng. Bạn không thích chơi thể thao, có người sẽ suy ra rằng bạn chỉ biện minh. Bạn không muốn đi làm, người nào đó sẽ suy ra rằng bạn thích ăn không ngồi rồi. Ngay cả khi bạn không muốn ra ngoài vui chơi cũng sẽ có ai đó suy ra rằng bạn lười đến nỗi không muốn vác xác đi đâu…

Chung quy, chỉ cần bạn không làm điều gì đó mà người khác muốn bạn làm, bạn đương nhiên sẽ bị gọi là đồ lười. Nguyên nhân vì sao thì có khi bạn biết, có khi bạn cũng không biết nốt. Đôi khi tôi cũng hay tự hỏi mình làm sao vậy nhỉ, không muốn làm gì cả, chán hết thảy, chỉ muốn lẻn về phòng ngồi ngây người ra nhìn vào kệ sách rồi cứ để mặc cho đầu óc mơ mơ màng màng muốn trôi đi đâu thì đi. Đôi khi tôi lại muốn viết, viết thật nhanh, thật nhiều cho thỏa cơn điên trong lòng nhưng đến khi mở laptop ra thì không biết bắt đầu từ đâu, cứ ngây ngây ngồi nhìn cái màn hình thật lâu rồi tắt máy đi ngủ.

Đôi khi tôi bải hoải đến mức chỉ muốn tiêm một liều cafein vào người để tinh thần phấn chấn lên, tôi nghiện cafe nhẹ thôi nhưng có lúc uống cũng thấy nhạt thếch, ngoài cách tiêm thẳng vào người ra thì đâu còn đường nào khác nữa. Rồi tôi tự hỏi điều gì khiến cho tôi rơi vào trạng thái tê liệt như thế này? Tôi cố gắng vỗ về giấc ngủ cho qua cái cảm giác chơi vơi, cảm giác bạn thiếu thiếu điều gì trong lòng nhưng hoàn toàn “đủ rồi” cho tất cả các hoạt động thường ngày khác, nhưng ngủ đẫy giấc rồi nó cũng vẫn còn chình ình tại chỗ quyết thắng không bỏ đi. Không phải tôi rảnh rang quá mức mà ngồi nghiệm suy ra đủ thứ, nhưng cái cảm giác đó đeo bám lấy tôi, nặng trình trịch, tôi có thể làm điều gì khác được ngoài việc nghĩ xem có chuyện gì xảy ra với mình rồi?

Tôi nghĩ có một phần dân số trong chúng ta thường cảm thấy mắc kẹt như tôi. Từ những chuyện to tát như lập nghiệp, xây dựng gia đình, xây dựng mối quan hệ đến những chuyện thường ngày ở huyện như tập thể dục, học hành đến những chuyện be bé như tốn mớ tiền mua cái gì đó về nhà chưng chơi cho vui chứ không có hứng thú xài. Hoặc cũng có khi chúng ta cứ ngủ trầy trật đến trưa mới dậy vì đơn giản là dậy sớm để làm cái giống gì chớ? Khi ai đó hỏi chúng ta có làm cái này không? Có đi chỗ kia không? chúng ta trả lời ngay “lười quá”.

Có lẽ, “đã có gì đó xảy ra với chúng ta rồi”. Có điều gì đó từng làm cho chúng ta đau, sợ hãi, chán ghét, mệt mỏi… Và những điều đó không mất đi, nó tồn tại âm ỉ như tro than đợi đến lúc bùng cháy mạnh mẽ trở lại. Có điều gì đó khiến chúng ta sợ hãi nếu phải đưa ra quyết định cuối cùng, chọn bên này không được, bên kia cũng không xong, vùng vằng lửng lơ con cá vàng. Có điều gì đó mà ta cố quên, vờ như nó không tồn tại, vờ như ta không nhìn thấy, không cảm thấy. Có điều gì đó khiến ta mệt mỏi , chán ghét nên ta phải cố lập luận tự an ủi rằng mình đã làm hết khả năng…

Có rất rất nhiều thứ trong đời ta mơ ước nhưng chưa từng được bắt đầu, có những thứ trong đời ta căm ghét nhưng ta phải hợp tác, có nhiều thứ trong đời ta hăm hở vô cùng nhưng vẫn còn dở dang… Có nhiều thứ khiến ta đau đớn như bị xé toạc làm hai vì sự đối đầu của trái tim và khối óc.

Rất nhiều. Một phần không ít trong chúng ta đến một lúc nào đó bỗng dưng sẽ ngồi xuống và tự hỏi ta đang làm gì, ta là ai, ta muốn trở thành người như thế nào, đã muộn màng quá hay chưa… Tin buồn là không phải ai cũng làm như vậy vì họ quá bận rộn từ chối tiếng nói từ bên trong. Mỗi khi nó định cất tiếng lên thì họ nhét đầy mồm nó nào là nhạc pop, nào là truyện tranh, nào là game show, nào là tám chuyện tào lao, nào là nói xấu kẻ khác… Có đôi khi họ cũng đọc sách, như tôi chẳng hạn. Họ sẽ làm tất cả mọi thứ chỉ để chạy trốn vấn đề thật sự của mình.

Và vì thế mà tôi thấy mình chơi vơi, tôi cảm thấy thiếu điều gì đó từ bên trong nhưng đã “đủ rồi” từ các hoạt động thường ngày khác ở bên ngoài. Tôi không lười biếng và tôi hoàn toàn có động lực về việc làm đẹp, nhưng có rất nhiều những khi tôi thức dậy, chỉ muốn ngồi vào nhìn kệ sách của mình, nhìn màn hình laptop, nhìn ra cửa sổ trong khi còn chưa đánh răng. Ai đó, trong số chúng ta, nếu rơi vào trạng thái tương tự thì hãy tự hỏi mình rằng: “Đã có chuyện gì xảy ra với tôi rồi?”

Bài viết của tôi dĩ nhiên không khuyến khích những phần tử lười biếng vì sự ích kỉ muốn thỏa mãn cái sung sướng của bản thân. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của tôi thì cũng đã có chuyện gì xảy ra với họ rồi và trong bản chất con người ta không ai lười biếng hay không có động lực để thúc đẩy, vì việc tự hoàn thiện chính mình đã là một thứ động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhất rồi. Tôi nhấn mạnh là trong suy nghĩ của tôi nhé (và tôi không đưa nó vào bài viết này vì tôi chả thích gây chuyện lùm xùm vô ích).

Ừ, tôi đang kết thúc bài viết với động lực thúc đẩy, tôi nghe ai đó nói rằng chỉ khi nào bạn dám đấu tranh cho chính mình đó mới là lúc bạn mạnh nhất (truyện Naruto thì phải).

 

Quyên Quyên

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

18 BÌNH LUẬN

  1. Bạn có thể chấm dứt tất cả những điều đó bằng cách đọc cuốn sách ” Thay đổi cuộc sống của bạn trong 7 ngày” và suy ngẫm về cuốn sách “Thức tỉnh mục đích sống”. Câu hỏi hay nhất mà tôi được biết nằm trong cuốn sách đầu, nó như thế này: “Bạn sẽ làm gì nếu thế giới kết thúc trong 1 tuần?”, câu hỏi mà tôi đặt ra như thế này: “Động lực thực sự của mọi người trong cuộc sống là gì?” và tôi đã trả lời được câu hỏi này. Hi vọng bạn đọc những cuốn sách này và trả lời được câu hỏi như tôi. Tôi không đưa ra những phân tích và câu trả lời ở đây bởi vì chính bạn phải là người trả lời chúng, và khi làm được rồi bạn sẽ biết được mình sống để làm gì.

  2. Mình đang trong tình trạng này, từ năm 2 ĐH mình đả bắt đầu đi làm, với mức lương nhiều bạn vừa ra trường mơ ước, suốt 2 năm trời đi làm mình cứ như 1 cổ máy mà ngày tháng cứ lặp đi lặp lại 1 vòng xoáy cứ như ko bao giờ thoát ra, rồi 1 ngày nhận ra mình đang phung phí tuổi trẻ, mình bắt đầu đọc nhiều sách, nhiều bài viết, nhửng thứ về thành công. Bắt đầu tin vào nó, 1 thứ thành công như 1 liều thuốc đặc trị cho tình trạng chán nản này. vừa ra trường là mình nghỉ làm và bắt đầu khởi nghiệp, đả hơn nửa năm, thành công ko thấy nhưng mất thì rất nhiều, mất đứa con mà ba mẹ tự hào, mất đi cái cần câu cơm cho cả gia đình và bây giờ là người yêu. Ngay lúc này đây thì mình củng chẳng biết thành công có giúp cho mình cảm thấy hạnh phúc nửa ko. Chỉ còn chán nản và không muốn làm gì hết. thứ mình cần bây giờ có lẻ là 1 liều thuốc, 1 liệu pháp tâm lý nào đó trong cái đống sách vở mà người ta hay nói đó là thứ làm ta hạnh phúc.

    Nếu 1 ai đó đang thấy hạnh phúc, hảy cho mình biết nó là thứ gì ? Liệu thành công có bảo đảm cho hạnh phúc ? hay như mình bây giờ đả là hạnh phúc ? và mình chả cần phải tìm kiếm nửa.

    • Có một người thầy mình rất ngưỡng mộ đã nói cho mình rằng:” Nó chỉ là nó khi có cái đối lập với nó”. Thoạt đầu nghe có vẻ khó hiểu nhưng ngẫm lại mình mới thấy câu nói đó chứa đựng nhiều triết lí sâu sắc. Hạnh phúc ư? Có thể ta sẽ rất khó để hiểu được nó là gì. Đối với 1 người từ nhỏ đã sinh ra trong một gia đình đầy đủ, “mưa không tới mặt nắng không tới đầu”, cơm no áo ấm thì liệu họ có cảm thấy hạnh phúc không? Câu trả lời đó là họ sẽ không cảm nhận được điều đó cho đến khi họ chịu những đau khổ, hay không có cái ăn, chỗ ở. Hoặc họ thấy rằng xung quanh họ còn tồn tại những mảnh đời thiếu thốn hơn họ, không có 1 gia đình đầy đủ như họ…Khi đó ta mới thực sự cảm nhận được cái gọi là hạnh phúc một cách rõ rệt. Ý mình nói ở đây là hạnh phúc nói cho cùng chỉ là cảm giác hài lòng với những gì mình có, và tất nhiên nó sẽ không tồn tại nếu không có bất hạnh, đau khổ. Việc mình cần làm là có những suy nghĩ tích cực hơn để tìm hạnh phúc lâu dài. 😀 theo mình nghĩ là v

      • “Nó chỉ là nó khi có cái đối lập với nó”, mình công nhận câu này đúng, như 1 sự thật phủ phàng 🙂 , nó phủ phàng cứ như thuyết tiến hóa vậy. Có lẻ 1 ai đó chưa bước qua cả 2 cái đối lập đó thì khó mà hiểu và cảm nhận được cái mình đang có. Từ nói đến làm là 1 chặng đường dài 😀

  3. Mình đang trong tình trạng này, từ năm 2 ĐH mình đả bắt đầu đi làm, với mức lương nhiều bạn vừa ra trường mơ ước, suốt 2 năm trời đi làm mình cứ như 1 cổ máy mà ngày tháng cứ lặp đi lặp lại 1 vòng xoáy cứ như ko bao giờ thoát ra, rồi 1 ngày nhận ra mình đang phung phí tuổi trẻ, mình bắt đầu đọc nhiều sách, nhiều bài viết, nhửng thứ về thành công.Bắt đầu tin vào nó, 1 thứ thành công như 1 liều thuốc đặc trị cho tình trạng chán nản này. vừa ra trường là mình nghỉ làm và bắt đầu khởi nghiệp, đả hơn nửa năm, thành công ko thấy nhưng mất thì rất nhiều, mất đứa con mà ba mẹ tự hào, mất đi cái cần câu cơm cho cả gia đình và bây giờ là người yêu

  4. Các bạn đọc xong bài viết cảm thấy đúng và các bạn đang vào một cảm giác là Quyên quyên có thể hiểu được thực trạng của các bạn nên các bạn nghĩ QQ sẽ là một người vợ tốt…. Điều đó không sai vì bạn cảm thấy đúng với hiện tại nhưng khi đối diện thực tế các bạn có cảm xúc thế không? Bạn không chắc phải không? Ngưỡng mộ 1 bài viết thì dễ, ngưỡng mộ 1 người rất khó nhưng chấp nhận thực tế còn khó hơn vì vậy các bạn đọc, cảm nhận và quan sát thực tế nữa rồi hãy nói. Đừng nói những gì thiếu thực tế khi các bạn chưa dấn thân vào….. như thế người khác tổn thương hơn chứ không phải yêu quý hơn đâu các bạn Nam

  5. Tớ nghĩ do con người đều có những mâu thuẫn. Mâu thuẫn hút cạn năng lượng và đưa con người vào cảm giác buồn chán, thiếu năng lượng, động lực. Nếu cuộc sống là một con đường có ba khúc: quá khứ hiện tại và tương lai thì khi nghĩ về tương lai thì ngầm ý là mong ước cái gì đó mà bản thân tớ không có, khi nghĩ về quá khứ thì ngầm ý là tiếc nuối hoặc hồi tưởng cũng là dạng mong muốn tái hiện hoặc thay đổi những hình ảnh đã chết, cảm giác từ trong quá khứ vào hiện tại.

    Mâu thuẫn nó chẳng bao giờ mất đi. Nó lẩn trốn như tên kẻ trộm trong bóng đêm, dưới sự che chở của vô thức len lỏi vào tâm trí và thình lình vồ lấy tớ. Khi bị vồ thì chán chường mệt mỏi trống rỗng, cảm thấy vô tích sự, muốn tìm lối thoát nhưng càng muốn thì mâu thuẫn càng mạnh và càng hết năng lượng. Có những hôm tớ đi làm mà chán chết, ngó trân trân cái máy mà không muốn gì, ngày nào cũng hết task này đến task nọ, loay hoay như một thứ được lập trình. Không thể chạy thoát được nó. Nó bám riết lấy tớ khi tớ nằm dài thườn thượt ngó trân trân trần nhà, khi tớ ra ngoài đường uống cafe, nghe nhạc xem phim. Và một ngày nó nhòa dần. Nó không biến mất chỉ nhòa đi thôi. Nó trốn vào đâu đó chờ ngày lại chộp lấy tớ.

    – Một cuộc sống mơ màng –

    • Cuộc sống được tạo ra từ mâu thuẫn, đáng tiếc là như vậy đó. Như mình cũng đã từng nói ” con người ta không thể sống phiến diện được đâu”, cái xấu làm nền cho cái tốt, màu đen làm màu trắng nổi bật. Chỉ có thể tự hỏi, điều gì đã xảy ra với chinh mình để hiểu rõ bản thân hơn, chấp nhận và yêu thương, nếu có khả năng thay đổi thì liền thay đổi ngay.
      Một người sống trong tương lai hay quá khứ đều có khuynh hướng phủ nhận hiện tại, tại sao lại phủ nhận hiện tại? Có lẽ nó đang tồn tại sự thật phũ phàng ta không dám nghĩ về nó.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI