Ảnh: National Geographic
Chỉ là tàn dư của lịch sử
Học Viện Khổng Tử được khai trương ngay trong trường Đại Học Hà Nội là chuyện đã rồi. Nó được sử dụng làm gì (ngoài dạy ngôn ngữ) thì ai cũng biết, tiếng xấu đã đồn khắp từ những trường ĐH McMaster, ĐH Waterloo đến cả ĐH Chicago. Ngoài cái tên Học Viện Khổng Tử gợi nhớ đến bộ quy tắc sống của một người dân điển hình trong chế độ Phong kiến gồm “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” vốn không còn hợp thời bởi có khả năng gợi mở, kích động tính hiếu chiến trong một thế giới đề cao hoà bình, tự do hiện tại. Cái tên Học Viện Khổng Tử không mang nhiều mục đích hơn là giúp phân biệt tổ chức này giữa hàng trăm triệu cái tên khác loài người có thể nghĩ ra.
Những gì Khổng Tử đã làm và đúc kết được sinh ra trong thời loạn lạc, cùng cố gắng biểu dương tư tưởng của ông trong hơn nửa cuộc đời đi thuyết phục các đế vương sử dụng nó làm phương tiện cai trị mang lại lợi ích nhiều nhất cho các đế vương. Thời của các đế vương đã qua và thế giới hướng đến mô hình quản lý quyền lực phân bổ đồng đều – tam quyền phân lập, giá trị nó mang lại vì thế, chỉ giới hạn trong thời kỳ Phong kiến quân chủ độc quyền.
Hiện nay dù Khổng giáo là chủ đề để nghiên cứu học thuật, không nhà nước nào đem đi áp dụng vào xã hội hiện tại. Khổng Tử có gì và các sản phẩm của ông giờ là lịch sử. Chuyện chỉ trích Học Viện Khổng Tử ở Việt Nam phần nhiều chuyển hướng thành chỉ trích Khổng Tử và Khổng giáo không làm mọi việc tốt đẹp hơn, vì thế không làm giới hạn hoặc giảm thiểu nỗi lo Trung Quốc mưu đồ thống trị Việt Nam thành hiện thực nếu họ thực sự muốn sử dụng Khổng giáo như một công cụ.
Chiêu bài của nước lớn
Học Viện Khổng Tử mọc lên ngay tại trường đại học mang tên thủ đô và được ông Du Chính Thanh cắt băng khánh thành trong một chuyến công tác chóng vánh. Tại sao là Du Chính Thanh và điều đó có ý nghĩa gì thì cần xem xét vai trò của người cắt băng ở nước sở tại. Vai trò cuả nhân vật này có thể nói lên khá nhiều điều dù vẫn chỉ giới hạn ở sự hoài nghi:
Trong quan hệ ngoại giao, mỗi cá nhân đại diện và chức vụ cá nhân đó đang nắm giữ đều có một hàm ý đi kèm giúp làm rõ hay nhấn mạnh mục đích hành động mà cá đó thực hiện trong quan hệ giữa các quốc gia. Khác với Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và là đảng phái duy nhất được công nhận, Trung Quốc là quốc gia có “bề ngoài” đa đảng – thông qua Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp), Đảng Cộng Sản Trung Quốc công nhận và lãnh đạo tất cả các đảng phái còn lại theo một mô mình có thể hiểu là “đảng trên đảng”.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc vì thế có quyền lực hơn với các đảng phái còn lại và xuất phát điểm của quyền lực mang ít nhiều tính chất áp đặt. Ông Du Chính Thanh với vai trò chủ tịch Chính Hiệp xuất hiện tại Việt Nam để mở cửa Học Viện Khổng Tử – Cơ quan được thế giới coi như là nơi thể hiện tinh thần của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vì vậy dấy lên hoài nghi cho rằng Trung Quốc đang tìm kiếm một sự áp đặt mới lên Việt Nam.
Đây chính là những gì Trung Quốc đã làm hàng nghìn năm trước và dù gánh xiềng xích đã bị người Việt đập tan năm 938, mục tiêu chính trị của người bạn phương Bắc chưa bao giờ có dấu hiệu từ bỏ. Dù ngoại giao hai nước chưa có xuất hiện căng thẳng không thể hoà giải, Trung Quốc chưa bao giờ thống nhất những gì họ nói và những gì họ làm bởi họ xử sự theo kiểu miệng nói hoà bình, tay cầm súng. Đến lúc nào biết Trung Quốc thật sự muốn gì vẫn chỉ là những câu hỏi. Theo lẽ thường, khi những câu hỏi mọc lên xung quanh nỗi sợ hãi, nỗi sợ hãi lập tức được nhân lên nhiều lần – Trung Quốc dường như đang thực hiện chiến lược xâm lược mềm Việt Nam từ bên trong hơn là sử dụng vũ lực.
Những tổ chức đều sống bởi con người nên mấu chốt sự tồn tại Học Viện Khổng Tử sẽ vô nghĩa nếu như không có những con người làm nên nó và những người chịu ảnh hưởng nó hướng đến. Người Việt có lẽ đã chịu thừa ảnh hưởng của Khổng giáo để phải cần thêm một tổ chức khuếch trương những điều đã có sẵn trong tư tưởng như bất bình đẳng nam nữ hay chữ “trinh” đứng ngang hàng nhân phẩm. Cổ vũ những điều đó cứ như bơm thêm không khí vào không khí vậy.
Thời điểm Học Viện Khổng Tử hoạt động đồng nghĩa sẽ có nhiều người Trung Quốc đến Việt Nam làm việc. Tất cả chúng ta đều không biết họ nuôi ý định gì trong đầu ngoài việc biết họ có một nền tảng văn hoá chung, nếp nghĩ của giới lãnh đạo và họ vì vậy sẽ có nhiều điểm trùng khớp. Dưới góc độ âm mưu mà nói sẽ chẳng có vỏ bọc nào hoàn hảo hơn một cơ quan văn hoá để làm nhiệm vụ tình báo vì điều kiện nghề tình báo là hoà nhập vào văn hoá của mục tiêu. Mặc nhiên, khi đã là người Trung Quốc được cử đến, mọi quyết định lựa chọn đều sẽ đưa về lợi ích quốc gia.
Không phải ngẫu nhiên mà Cơ quan tình báo Canada (CSIS) thực hiện các cuộc điều tra phản gián nhằm vào Học Viện Khổng Tử, nếu họ nghi ngờ ta cũng phải có tâm lý đề phòng. Nhưng điều đó không đáng sợ bởi tất cả các cơ quan giao lưu văn hoá dù từ quốc gia nào đều sẽ quan tâm đến lợi ích quốc gia trước nhất, dù đó là Le’space của Pháp, Viện Geothe của Đức hay Japan Foundation của Nhật Bản. Tất cả đều đã được chào đón bởi người Việt, không lý do gì chúng ta bỏ mặc một cơ hội nếu nó mang lại hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc, tình bạn và tri thức. Vậy mà chúng ta chỉ không chào đón Học Viện Khổng Tử. Hoặc có lẽ chúng ta không chào đón những gì Trung Quốc tìm kiếm?
Họ đã xâm lăng nơi khác
Người Trung Quốc muôn đời vẫn sẽ là người Trung Quốc, họ sẽ luôn ở đó và toan tính những điều khó đoán biết; nhưng người Việt bây giờ và người Việt mai sau nỗi lo lắng mang tên Trung Quốc có thể sẽ thể hiện rất khác. Khi đã trải qua một cuộc chiến tranh biên giới 1989 và mang trong mình một mảnh đạn của kẻ thù, người ta sẽ không bao giờ quên được cảm giác đau nhói khi nhắc về kẻ thù. Một số sẽ thù ghét suốt phần đời còn lại và không tha thứ – điều này không hề tốt nhưng ít nhất là một lý do hợp lý để liên kết bản thân con người với nỗi đau dân tộc.
Những người trẻ lại thiếu đi chính sự thấu cảm ấy, niềm tự hào dân tộc là một thứ vô hình thiêng liêng nhưng nó đang được dùng để ghét, người ta ghét chỉ vì ghét. Không hề có một lý lẽ nào biện hộ nổi việc xuống đường đập phá hàng trăm doanh nghiệp chỉ vì tên nhìn “giống như là Trung Quốc” khi dàn khoản HD-981 xâm phạm chủ quyền. Bộ phận rất lớn chúng ta quá thiếu khả năng suy xét và hành động còn cảm tính. Không ai muốn thờ ơ nhưng đập phá hay thù ghét là vị kỷ, chỉ biết thoả mãn cảm xúc riêng, nó thể hiện sự bất lực không có được một suy nghĩ thông tuệ để giải quyết vấn đề. Mọi vấn đề, chúng ta để nhà nước giải quyết bằng cái đầu lạnh của họ còn chúng ta hành động bằng cái đầu nóng. Những gì chúng ta có thật là sự đoàn kết lỏng lẻo.
Trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, chúng ta đang trở thành những người “nhập siêu” và họ quả thực đang “xuất siêu” vào Việt Nam rất nhiều (nhưng không phải tất cả) những thứ xấu xí. Chúng ta đề phòng thế nào? Nếu ở Mỹ họ có tư tưởng tự do ngôn luận khiến thời điểm Học Viện Khổng Tử cấm nói về Tây Tạng họ tẩy chay và đóng cửa Học Viện Khổng Tử thì ở Việt Nam chúng ta có gì ngoài sự thù ghét sinh ra từ cảm xúc?
Những điều định nghĩa người Việt giờ đây cần phải kèm thêm yếu tố nước ngoài: Một người Việt sẽ đi xe máy HONDA, thích uống nước ngọt Coca-Cola, ghét Trung Quốc nhưng sẽ chọn đồ Trung Quốc giá rẻ nếu có nhu cầu mua sắm. Ở thời hiện đại mà chúng ta nghèo khổ vì quá thiếu đặc sản của riêng mình. Những gía trị người Việt sản sinh ra bằng chất xám rất thấp – ngay trong khối ASEAN thôi người ta chỉ ra Việt Nam duy nhất hơn được Campuchia; trong cùng khoảng thời gian chúng ta chỉ tạo ra bằng 50% giá trị những gì Philippines (xếp trên một bậc) làm được. Thế nhưng chúng ta chi trả để mua sắm lại đứng hàng đầu khu vực. Khi việc tiêu thụ nhiều và kiến tạo thấp đã thành một thứ thói quen, những gì của người Việt lựa chọn sẽ thật mong manh và chẳng bền vững. Những ảnh hưởng đó như thế nào chúng ta thấy rõ ngoài xã hội qua những vụ tai nạn, sập hầm, lở đường bất ngờ và yếu tố Trung Quốc cứ như một bóng ma.
Họ thậm chí đã thuê một phần rất lớn trong gần 200,000 héc-ta rừng đầu nguồn ở Việt Nam (10 tỉnh quản lý số diện tích rừng đều là tỉnh biên giới) để sử dụng thời hạn 50 năm. Phần độc hại của văn hoá Trung Quốc đã xâm lăng ngay vào chính cách chúng ta cư xử với đồng bào mình mà chúng ta mặc nhiên thừa nhận chúng tồn tại, chỉ tìm cách né đi chứ không tìm cách loại trừ: Kinh doanh gian trá, đầu độc thực phẩm, sùng bái cá nhân…
Tôi – người Viết bài này có lúc đã tâm niệm rằng hình như ngoài đất là của Việt Nam, những gì có trên mặt đất đều có dấu ấn Trung Quốc. Một cách khá ngọt ngào mà nói, về cơ bản, chúng ta đã bị xâm lăng. Chúng ta đang thật sự gặp nguy hiểm!
Hung Phan
Bai viet hay, tuy nhiên co the đổi tiêu de khac
Đối với tôi, với 9 chữ ” Tu thân, Tề gia , Trị quốc, Bình thiên hạ” ngay cả Khổng tử vẫn chưa thực hiện nổi, có chăng chỉ mới đạt được 4 chữ đầu
Đọc bài này thấy buồn và chán! Buồn vì cái sự mê muội bạc nhược đảo điên của người Việt! Ngán ngẩm vì cái lòng tham không đáy của người Tàu!!! Chán chả muốn nghĩ đến bọn Khựa nữa nhưng không nghĩ không được vì hiện trạng nó cứ lù lù ra đấy!!! 🙁
Bạn đừng buồn và chán, nếu bạn buồn chán mình sẽ xuống tinh thần mất 😉
Chúng ta có thể theo đuổi lao động và học tập cho những mục tiêu tốt đẹp như là cách để chiến đấu nhe bạn.
Tác giả nói rất đúng. Bạn đừng buồn va chán, mà hãy coi đó là động lực để phấn đấu học tập và làm việc để góp phần xây dựng đất nước.
Ra đường đừng thấy tất cả mọi người vượt đèn vàng thì mình cũng vượt, mà hãy dừng lại. 1 mình bạn không thay đổi được thế giới nhưng bạn có thể thay đổi được những người thân của bạn. 2 đứa con sẽ nhìn cha chúng mà làm gương, và 4 đứa cháu sẽ nhìn ông chúng, và 8 đứa…..
Xin bạn đừng buồn và chán mà hãy tiếp tục chiến đấu, chiến thắng chính bản thân mình trước hết.
Bài viết văn ngữ hay, nhưng các vấn đề (luận điểm_) không liên quan đến nhau nhiều, có chăng cũng chỉ là liên quan đến Trung Quốc. Bạn chưa làm rõ tiêu đề. Chưa có mục tiêu rõ ràng hướng tới người đọc.
Mình rất vui khi bạn thấy được luận điểm liên quan đến Trung Quốc vì đó là những gì mình muốn hướng tới người đọc. Sự ngọt ngào ở tiêu đề có thể chưa đủ ngọt ngào để đọc nên mình hy vọng tặng bạn một thanh sô-cô-la để dễ hiểu nhau hơn 😉
Ông KHỔNG TỬ thực chất chỉ là một nhà giáo xuất sắc thôi(vì chỉ có danh hiệu duy nhất là VẠN THẾ SƯ BIỂU).Theo tôi câu TU THÂN,TỀ GIA,TRỊ QUỐC,BÌNH THIÊN HẠ không cần hiểu sâu xa,cao siêu làm gì cho phức tạp.Chúng ta chỉ cần hiểu đó là bốn cấp học thôi(tương tự như bốn cấp từ tiểu học lên đến đại học bây giờ)là đủ rồi.Mọi lời nói,việc làm của ông ấy chỉ nên hiểu và áp dụng theo cách đơn giản như vậy thôi.
Vì ông ấy là nhà giáo nổi tiếng quá,nên thiên hạ sau này thường mượn danh ông ta để xử lý mọi vấn đề của xã hội(làm ông ấy bị mang tiếng xấu).
Còn vấn đề quan hệ giữa ta và Trung Quốc hiện nay có làm chúng ta thua thiệt,thì đó lại là lỗi của đất nước ta,con người chúng ta chứ không phải lỗi của ông ấy(người Trung Quốc họ cũng học mà họ phát triển được tốt như vậy còn mình thì yếu kém).
nói về chuyện học viện khổng tử và xâm lăng văn hóa, thì yên tâm là không phải lo. ngay trên quê hương mình thì khổng tử đã đọ không lại với doraemon, naruto, dbsk, bigbang hay one direction, harry potter các kiểu thì sang đây thêm đủ những đối thủ như các em hot girl khoe mông khoe dzú hay cả kenny sang, lệ rơi các kiểu thì bạn nghĩ nó có cái cửa gì không, lol.
còn về chuyện TQ có ý muốn áp đặt với VN (?!) thì phải hiểu TQ là nước lớn, VN là nước nhỏ. thằng lớn bắt nạt thằng nhỏ là chuyện đương nhiên và nếu nó không bắt nạt thì mới là vấn đề phải bàn. còn luật lệ hả, luật không phải ở trên trời rơi xuống, luật do thằng mạnh đề ra, luật là bố, bố là luật. muốn bật lại nó thì phải xét vào thời điểm, chưa bật được thì cứ ngoan đi còn muốn phát triển gì để bật thì im lặng mà làm. giống như bị cướp bị hiếp giữa đường vậy, bạn có 2 lựa chọn: 1 là im lặng cho nó hiếp rồi đi báo công an, 2 là bật lại rồi mai lên báo thành dũng sĩ nhưng khả năng cao là bị xiên chết =)) lựa chọn 1 thì chỉ đau lồn, còn lựa chọn 2 thì chỗ lồn nào cũng đau =)) mời bạn chọn =))
Làm thế nào để không dùng hàng trung quốc đây vì mình nghèo quá, giá của nó thì lại rẻ quá?
Liên ơi, dùng hay không là do bạn quyết định cơ mà. Mình không cho tiền bạn được để giúp bạn hết “nghèo quá” nhưng mình tin là nếu bạn cố gắng làm giàu chân chính và có tâm thiện cuộc sống sẽ không bạc đãi bạn đâu.
Những gì Khổng Tử đã làm và đúc kết được sinh ra trong thời loạn lạc, cùng cố gắng biểu dương tư tưởng của ông trong hơn nửa cuộc đời đi thuyết phục các đế vương sử dụng nó làm phương tiện cai trị mang lại lợi ích nhiều nhất cho các đế vương.
Người viết nên đọc lại tài liệu và phân biệt giữa Khổng tử và Nho giáo. Cả cuộc đời Khổng Tử đi du thuyết các nước dùng “vương đạo” để bảo vệ hòa bình và quay về với xu hướng “lễ giáo”. Cho nên đâu thể nói như người viết được.
Tôi nghĩ bạn nên phân tích rõ điểm khác nhau giữ Khổng tử và Nho giáo hoặc ít ra cũng đưa ra đường link hoặc tài liệu tham khảo để tác giả cùng đọc giả tiện nghiên cứu chứ không nên nói khơi khơi rằng: “Người viết nên đọc lại tài liệu và phân biệt giữa Khổng tử và Nho giáo.” mà không biết liệu tài liệu nói về vấn đề đó có tồn tại hay không nữa. Nếu được vậy thì rất hay còn không thì những ý kiến đó thực kém giá trị.
Cảm ơn gợi ý của bạn tuy nhiên chúng ta không thể bàn luận nếu không có một sự đồng ý chung về ý nghĩa và lý do bàn luận.
Như bạn Cát Tường nói về phân biệt, tại sao phải phân biệt hai thực thể và sự phân biệt có giá trị gì với câu văn ban đầu của người viết? Hay như “vương đạo” và “lễ giáo” theo mình bạn nên nói rõ ra vì có thể hiểu “vương đạo” là một đạo làm vua nào đó; “lễ giáo” là khuôn phép thì khuôn phép đó bao gồm những gì vì tập hợp nghĩa rất rộng dễ gây ra sự mập mờ, muốn hiểu sao cũng được.
trong tài liệu về nền văn minh trung hoa của lịch sử các nền văn minh có nói đến những điều bạn tiêu sầu nói và đó hoàn toàn chính xác
Chào bạn, nếu có cơ hội bạn chia sẻ giúp mình địa chỉ đến tài liệu đó để mọi người ở đây cùng tham khảo nhé. Mình hy vọng nó sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức có ích cho mọi người.
Mình cũng có phần đồng ý với bình luận của bạn Tiêu Sâu là nên phân biệt rõ giữa Khổng Tử và Nho giáo. Những điều Khổng tử dạy rất hữu ích và có giá trị xuyên suốt đến ngày nay. Ông đề cao “nhân, lễ, nghĩa, trí,tín”, và dạy đạo làm người. Còn điều bạn nói “Khổng Tử đã làm và đúc kết được sinh ra trong thời loạn lạc, cùng cố gắng biểu dương tư tưởng của ông trong hơn nửa cuộc đời đi thuyết phục các đế vương sử dụng nó làm phương tiện cai trị mang lại lợi ích nhiều nhất cho các đế vương” là chưa chính xác. Khổng tử chưa từng cố gắng thuyết phục các bậc đế vương dùng tư tưởng của ông để cai trị, mà ngược lại mới đúng. Còn nói tại sao ngược lại, là vì Khổng Tử là một nhà hiền triết bậc nhất của Trung Hoa, vì vậy còn chiêu bài nào để các bậc đế vương cai trị tốt hơn chiêu bài “nhân danh tư tưởng của Khổng Tử”.
Những điều bạn đọc được về chế độ phong kiến, về nho giáo như “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” chỉ là sản phẩm của những bậc Đế Vương chế biến lại mà thôi, chứ Khổng Tử chưa bao giờ dạy điều này (ít nhất là với những tìm hiểu của mình về Đạo Khổng, về Nho giáo).
Còn những điều bạn viết về cái Học Viện Khổng Tử là hoàn toàn chính xác. Mình hoàn toàn đồng ý.
bạn có thể tìm giáo trình lịch sử các nền văn minh thế giới. ngoài ra mỗi nền văn minh còn có rất nhiều sách viết chuyên sâu nhưng thường thì được viết bằng tiếng anh, có bản tiếng việt song rất khó tìm vì là tài liệu chuyên nghành và số lượng hạn chế
Bài viết rất hay và mình thích nhất đoạn “Một người Việt sẽ đi xe máy HONDA, thích uống nước ngọt Coca-Cola, ghét Trung Quốc nhưng sẽ chọn đồ Trung Quốc giá rẻ nếu có nhu cầu mua sắm. Ở thời hiện đại mà chúng ta nghèo khổ vì quá thiếu đặc sản của riêng mình”. Thật ra mình chỉ có sự băn khoăn ở vấn đề bạn nói về Khổng Tử và Nho GIÁO thôi. Bản thân tín ngưỡng này qua lịch sử từ một tư tưởng rất tốt đẹp thành một thứ “tín ngưỡng”, một thứ công cụ của tập đoàn phong kiến cầm quyền. Và tất nhiên nó làm trì trệ cả Đông Á. Đặc biệt là Tống Nho đã tạo ra rất nhiều những tệ hại do sự bảo thủ cứng nhắc của mình . Nhưng nếu bạn đọc sơ ( chỉ sơ thôi về lịch sử của Khổng tử) bạn cũng thấy ông bị các nước chư hầu ruồng rẫy không dùng, chỉ đãi ông để lấy tiếng trọng hiền mà thôi. Bởi vì tư tưởng Khổng Tử không phải vì kẻ cầm quyền, mà là vì “thiên hạ”. Mình xin trích lược một đoạn trong Wikipedia.org (Tiếng Việt- dù Wiki không phải là tài liệu chính xác nhất nhưng nó tương đối là đáng để trích dẫn):
“Vì thế Khổng Tử thường được coi là người đã đề xướng chủ nghĩa bảo thủ, nhưng khi xem xét kỹ những đề xuất của ông ta thấy ông đã sử dụng (và có thể cố ý bóp méo) những định chế và lễ nghi trong quá khứ nhằm đặt ra một hệ thống chính trị mới của riêng mình. Ông mơ ước về sự khôi phục một vương quốc thống nhất mà những vị vua phải được lựa chọn xứng đáng theo đạo đức (như vua Nghiêu, vua Thuấn) chứ không phải theo dòng họ. Những người cai trị phải hành động vì nhân dân, và họ phải đạt tới mức hoàn thiện. Một vị vua như vậy có thể dùng đạo đức của mình giáo hóa nhân dân thay vì áp đặt mọi người bằng pháp luật và quy định. Ngược lại, một vị vua hoang dâm bạo ngược thì không còn tư cách ngồi trên ngai vàng, và người dân có quyền lật đổ vị vua đó.”-Wikipedia.org (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD)
Và một lần nữa mình muốn khẳng định lại là bài viết rất hay, nhưng ý kiến của mình là sẽ thuyết phục hơn nếu bài viết trên tránh được sự nhập nhằng giữa Khổng Tử và Nho GIÁO- cũng như VIỆN KHỔNG TỬ. Khái quát lại mình nghĩ là Khổng tử chỉ là cái bao, chứ không phải bản chất, cho nên chúng ta nên tách lập luận. Vì như chiếc bao thư bản thân nó là phát minh rất hay,… bạn hiểu ý mình mà ;)) ở Việt Nam mình nó ra sao đấy. Tất nhiên đó chỉ là ý kiến chủ quan của mình, mình rất tôn trọng ý của bạn. Cảm ơn bạn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã góp ý, mình rất thích các ý kiến đóng góp như thế này để bài viết có ý nghĩa hơn. Về bản chất và sự thể hiện của Khổng Tử cũng như Khổng giáo mình nhắc đến nó với hàm ý: nó đã là quá khứ và nên cho qua, người Việt vốn đã bị ảnh hưởng rất nhiều để cần phải gây ảnh hưởng thêm nữa.
Tất nhiên ở thời Khổng Tử những gì ông theo đuổi là tốt đẹp và vì nhân dân (theo như cách ông tin mà người đời sau như chúng ta nhận xét) nhưng dù có như thế chăng nữa nó vẫn không phải là xu hướng tiến bộ nếu ở thời hiện đại chúng ta nhìn lại. Đó là lý do mình nhận xét giá trị lợi ích của tư tưởng Khổng Tử trao cho các bậc đế vương là cao nhất, bởi lẽ mình tin vào xã hội người dân tự quyết định số phận từ điều nhỏ nhất mà những gì ở thời điểm ông sống họ không được như vậy.
Còn về sự phân biệt các khái niệm có thể trong bài viết này mục đích chính của mình là trải ra cho chúng ta một góc khác những gì truyền thông thường nhắc đến (như tranh chấp biển đảo) trong mối quan hệ Việt – Trung và chúng ta thật sự lép vế trước những quyền lực mềm Trung Quốc đang có trên đất Việt. Mình dùng Học Viện Khổng Tử và các định nghĩa xung quanh nó như một sự khơi gợi vì nó mang tính thời sự dễ cho người đọc có cảm hứng để quan tâm. Dù ít dù nhiều mọi sự quan tâm dù sau đó lãng quên hay không đều có khả năng dẫn đến sự chú tâm sâu sắc hơn vào những vấn đề mang tính sống còn của dân tộc.
Mình đã cân nhắc rất nhiều khi viết để dễ hiểu nên không tránh khỏi sự thiếu rạch ròi về định nghĩa nếu có khi đào sâu. Ở trong chừng mực cho phép, mình chấp nhận làm lu mờ các định nghĩa hàn lâm để thay vào đó thực tế và giải thích gần gũi với mong muốn người đọc hiểu đủ sự phức tạp những gì đang xảy ra hơn là đúng những gì khoa học định nghĩa. Cảm ơn bạn!
Điều đáng tiếc là chúng ta quá yếu để chống lại!
Mình không hy vọng sẽ có sự chống lại, mình viết với mong muốn cảnh tỉnh vì nếu tỉnh tự người ta sẽ biết điều gì là tốt cho mình.
Bạn cảnh tỉnh điều gì? Tẩy chay hàng Trung Quốc chăng.
Chào bạn, Trong giới hạn bài viết này mình không kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Mình mong muốn cho mọi người thấy yếu tố Trung Quốc đã hiện diện ở những phần cuộc sống ảnh hưởng trực tiếp lên người Việt mà chúng ta thường bỏ qua và trong mắt mình đó là một nguy cơ xâm lấn.