28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Học tiếng Anh sớm: Nên hay không?

 

 

Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu. Hiện giờ nó rất phổ biến và cũng vô cùng quan trọng trong cuộc sống, công việc,… Bởi lẽ đó, người người nhà nhà đều học tiếng Anh.  Chỉ với từ khóa “học tiếng Anh”, chúng ta có được 57100000 kết quả trong 0.19 giây (theo Google.com). Đó là những bài viết: Lợi ích của việc học tiếng Anh, làm sao để học tiếng Anh hiệu quả,… Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và những rất nhiều bài viết tư vấn việc học tiếng Anh. Thế nhưng chúng ta đã bỏ sót một  câu hỏi: Thời điểm nào thích hợp để học tiếng Anh?

Thực trạng hiện nay…

Nhiều bậc phụ huynh có tư tưởng tiến bộ, nhận ra được tầm quan trọng của tiếng Anh nên đã cho con học tiếng Anh từ khi còn rất nhỏ. Tôi biết nhiều em bé mới chỉ khoảng 4-5 tuổi đã được gửi tới các trường mẫu giáo quốc tế-một môi trường hoàn toàn sử dụng tiếng Anh. Các trường theo khung chương trình giáo dục Việt Nam cũng đã bắt đầu dạy trẻ môn tiếng Anh từ lớp 1 cho đến đại học và sau nữa. Nền giáo dục Việt Nam rất quan tâm chú trọng đến việc dạy tiếng Anh cho trẻ em. Nhà nước đầu tư hàng nghìn tỷ vào các dự án dạy và học tiếng Anh cho học sinh các cấp, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên được tiếp xúc với người bản xứ để cải thiện trình độ tiếng Anh. Vấn đề đặt ra ở đây là: Cho trẻ học tiếng Anh từ sớm có phải là tốt?

Không nói đâu xa, chỉ nhìn vào nền giáo dục nước nhà, bước vào học kì II của lớp 1, các em đã được giảng dạy môn tiếng Anh. Chương trình học lớp 1 là chương trình dạy các em nhận mặt chứ, tập đọc, tập viết và tiếng Việt. hết lớp 1, trẻ cơ bản biết đọc viết tiếng Việt. Thế nhưng vốn từ vựng còn khá  hạn chế. Liệu lúc này trẻ đã nên học tiếng Anh?

Không chỉ đơn thuần là học tiếng Anh

Các bạn đọc thân mến, tin chắc là các bạn ít nhật cũng đã qua cấp 1, các bạn có thể, à, thậm chí là còn học lên rất cao rồi. Thế nhưng các bạn ai dám khẳng định rằng vốn từ tiếng Việt của mình đủ rộng, đủ sâu? Vậy với những em nhỏ mà vốn từ còn hạn chế thì việc học tiếng Anh từ sớm có ảnh hưởng đến ngôn ngữ Mẹ đẻ?

Hẳn là có! Nhiều người tưởng rất tân tiến trong suy nghĩ khi cho con tiếp xúc với tiếng Anh từ lúc còn rất nhỏ, nhưng đó đâu chỉ đơn thuần là cho trẻ học thêm ngôn ngữ quốc tế, đó còn là làm ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ mẹ đẻ của mình

Đến tiếng mẹ đẻ mình còn nói chưa sõi thì việc học thêm ngôn ngữ thứ 2 thứ 3 là không nên. Thậm chí là với người lớn chúng ta, nhiều khi còn xảy ra hiện tượng nhầm lẫn giữa các ngôn ngữ, nói chi là trẻ nhỏ.

Được tiếp xúc với nhiều ngôi ngữ là tốt nhưng nếu không học đến nơi đến chốn, đó lại là thảm họa. Đang nói chuyện bằng tiếng Việt, thi thoảng lại “bắn” vài từ tiếng Anh là cách giao tiếp của nhiều thanh niên ngày nay. Thực sự, cách giao tiếp này gây khó chịu cho người đối diện. Bạn có cảm thấy vậy? Nhiều người cho rằng đây là “sành điệu”. Nhưng với tôi, sành điệu đâu chả thấy, chỉ thấy sự khoe mẽ ta đây biết tiếng Anh. Vâng, biết tiếng Anh thì hãy nói hoàn toàn bằng tiếng Anh chứ không phải kiểu ngôn ngữ lai căng tây ta tàu. (tất nhiên là không tính đến những Việt kiều sống ở nước ngoài từ nhỏ và ít vốn tiếng Việt)

Có người nói rằng:

Tiếng Việt còn, nước ta còn.

Và chính vì vậy, việc bảo vệ ngôn ngữ mẹ đẻ là điều cần thiết và rất quan trọng. Mỗi người cần có ý thức về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác. Có lẽ bởi vì chúng ta đang sống trong một môi trường hoàn toàn tiếng Việt, quá quen thuộc với nó nên đôi khi chũng ta không còn cảm nhận được cái hay của nó nữa. Chỉ đến khi phải đi xa xứ, xung quanh không còn ai nói tiếng Việt nữa nên chúng ta nhớ da diết tiềng mẹ đẻ này.

Thời điểm nào thích hợp để học tiếng Anh?

Cá nhân tôi rất không đồng tình với việc học tiếng Anh từ rất sớm như vậy. Chí ít cũng nên đợi các em bước vào cấp 2- cấp trung học cơ sở mới nên bắt đầu việc giảng dạy tiếng Anh. Cả 5 năm cấp 1 và những khoảng thời gian trước đó, hãy để các em trau dồi tiếng Việt để tạo dựng nền tảng vững chắc

Tôi không cho rằng cấp 2 là muộn. Sang cấp 2,  các em đã cứng cáp hơn trước trong suy nghĩ và nhận thức. Hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh cũng như tìm thấy sự mới lạ ở một nền văn hóa khác, các em sẽ quyết tâm học. Và nếu thực sự yêu thích, có mong muốn học tiếng Anh thì cấp 2 không hề là muộn. Thậm chí ở xã hội ngoài kia, có nhiều bạn sinh viên lên đại học cũng mới bắt đầu học tiếng Anh thực sự và chỉ sua một thời gian ngắn, trình độ tiếng Anh của các bạn cũng đã cải thiện đáng kể. Vậy mới nói, thành công của việc học không nằm ở việc bắt đầu sớm hay muộn mà là ở thái độ và quyết tâm của người học.

Thay cho lời kết

Mong các bạn có cái nhìn đúng đắn về việc học thêm ngoại ngữ, chứ không riêng gì tiếng Anh. các bạn dù đang hay sẽ làm phụ huynh cũng nên xem xét thật kỹ việc cho con học tiếng Anh khi nào phù hợp nhất! Không nên vì chạy theo thời thế mà làm ảnh hưởng đến giá trị văn học lâu dài -tiếng Việt!

Chỉ Vậy Thôi

07/06/2014

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

10 BÌNH LUẬN

  1. mình thi nghĩ nếu có điều kiện thì trẻ có thể học tiếng Anh sớm từ lúc còn bé xíu, sự pha trộn văn hóa cũng bình thường nếu phụ huynh đủ sức hướng con em mình. Còn nếu 1 gia đình thuần Việt không có tư tưởng đổi mới thì tốt nhất cứ xây dựng cho bé nền tảng Việt Nam vững chắc, khi lớn 1 chút tầm lớp 8,9 thì có thể bắt đầu học dc.

  2. Học sớm tiếng Anh đâu phải là vấn đề. Vấn đề là cách dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam đang tồn tại quá nhiều khuyết điểm. Học không theo kiểu tự nhiên và kích thích học trò học ngôn ngữ. Cách dạy chỉ toàn đọc viết xong mới chuyển sang nghe nói, điều này liệu có ổn khi mục đích chính của ngôn ngữ là giao tiếp thông thường (văn bản cũng là công cụ giao tiếp, nhưng liệu có thể thay thế được nghe nói hằng ngày?)
    Bạn lấy ví dụ về một bộ phận học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ sau khi đến ngưỡng đại học, và họ thành công. Nhưng con số này, theo tôi, là quá nhỏ và không đủ sức thuyết phục. Bao nhiêu người thành công được như thế? Bao nhiêu người học ngoại ngữ 12 năm trời ròng rã để rồi lên đại học không biết đọc viết một câu đơn giản? Bao nhiêu học sinh chọn tiếng anh làm môn thi tốt nghiệp? Bao nhiêu giáo viên ngoại ngữ đủ tự tin nói chuyện với người nước ngoài?
    Có thể những điều tôi nêu trên hơi xa đề. Nhưng, với tôi, trước khi đặt vấn đề về việc “Học tiếng Anh sớm: nên hay không?” tôi nghĩ nên trả lời câu hỏi “Học tiếng Anh để làm gì?”. Một khi bạn có câu trả lời cho mục đích của việc học tiếng Anh, nên học sớm hay không – tùy bạn.

  3. Cá nhân tôi thấy Singapore dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, tất cả mọi đứa trẻ đến tuổi đi học đều học tiếng Anh, nhưng chúng vẫn dc học ngôn ngữ riêng của dân tộc chúng Ấn Độ, Hoa, Mã Lai… Vấn đề là do nền giáo dục của chúng ta sai, loay hoay mãi vẫn chưa ra được ngô khoai gì.

  4. Cá nhân mình thấy việc học TA ntn tùy thuộc vào ba mẹ. Mình quen một gia đình :Ba người Pháp, Mẹ người Nhật. Họ tập cho con họ nói Tiếng pháp với Ba, Tiếng Nhật với Mẹ và nói tiếng Anh với những người xung quanh. Đứa lớn nhất đang học lớp 2 tại Vn có thể nói được tiếng việt với bạn bè cùng lớp, Tiếng Anh với các GV nước ngoài và Tiếng Nhật, Pháp với ba mẹ của nó. Mới nhỏ thôi nhưng k bao giờ nó có việc lẫn lộn các ngôn ngữ với nhau khi nói. Thế nên việc rèn luyện ngôn ngữ cho con tùy thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ là điều quan trọng nhất. Xã hội chỉ đứng sau thôi.

  5. Đến tận cấp 2 thì trẻ đã mất khá nhiều bản năng học ngôn ngữ tự nhiên, nhận định từ bài viết mang nhiều tính chủ quan và thiếu khoa học. Các nhà ngôn ngữ và giáo dục học nghiên cứu không ít về vấn đề này rồi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI