28 C
Nha Trang
Thứ bảy, 23 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Học thuyết Karl Marx – Lenin đã không còn giá trị gì nữa

Karl Marx

 

Sau khi áp dụng hoàn toàn thất bại trong gần 2/3 thế kỷ, tại những nước được coi là cái nôi của nó như Đông Đức, quê của Karl Marx, như ở Nga Sô, quê của Lénine, chủ thuyết Mác Lê theo nguyên tắc là không còn giá trị gì nữa. Tuy nhiên vẫn còn có những người mù quáng bám vào chủ thuyết này, cho rằng nó vẫn còn có giá trị hiện đại, chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn cắt nghĩa rõ hơn rằng lý thuyết của Marx đã bị các nước Tây Âu chối bỏ từ đầu, lý thuyết của Lénine chủ trương độc tài, độc đảng đã bị ngay những người bạn của mình chỉ trích khi Lénine lập lên nhà nước cộng sản đầu tiên, để cho những người còn mù quáng trên từ từ mở mắt ra.

Lý thuyết của Marx bị giai tầng sĩ phu, trí thức Tây Âu chối bỏ, tiêu biểu là quê hương của Marx, vùng Trèves, bị bạn của Marx chỉ trích, tiêu biểu là ông J. Pierre Joseph Proudhon

Chủ thuyết hay chủ nghĩa là những tư tưởng về xã hội, lịch sử, chính trị, tôn giáo, dựa trên một nền tảng lý thuyết có tính cách hợp lý, nhưng không nhất thiết là đúng.

Chữ Pháp chủ nghĩa có nghĩa là “doctrine” , là toàn thể những ý niệm, ý tưởng, tư tưởng, mà người ta cho rằng, giả thuyết rằng là đúng, nhưng đối với người khác chưa chắc đã đúng, để hướng dẫn hành động và cắt nghĩa những sự kiện lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, triết học.

Định nghĩa như vậy, thì lý thuyết Mác Lê được coi như một chủ thuyết, một chủ nghĩa. Tuy nhiên nó không nhất thiết là đúng; vì lý thuyết của Marx đã bị những người cùng thời chỉ trích nặng nề, chẳng hạn như Proudhon, Lassalle, Bernstein và ngay cả những người cùng quê quán của ông chối bỏ.

Thật vậy, Marx sinh trưởng trong một gia đình trí thức Do Thái, ở vùng Trèves, Đức, gần biên giới với Pháp. Ông cố, ông kỉnh của Marx đã bao đời làm mục sư Do Thái giáo. Ngay ở vùng này, người ta thấy có tượng của Marx, với hàng chữ ở dưới : “Marx sinh trưởng ở đây, nhưng ở đây không chấp nhận tư tưởng của Marx.” Thật vậy dân Đức nói chung không tôn thờ Marx, như những nước Nga Sô, trước đây và Trung Cộng, Việt Nam hiện nay, mà họ tôn thờ những người như Kant, Goethe. Chúng ta thấy ở Đức có 13 và khắp nơi trên thế giới có gần 100 trường dạy sinh ngữ đức mang tên cuả Goethe (Goethe Institut), Viện Goeth, chứ không có Viện Marx.

Pierre Joseph Proudhon (1809-1865), nhà xã hội Pháp, có thể nói là cùng thời với Karl Marx (1818-1883), đã được Marx khen là người có những chỉ trích về kinh tế và chủ nghĩa tư bản rất là sắc bén, đã cùng bút chiến với Marx, khi ông viết quyển La Philosophie de la Misère ou Système des Contradictions économiques (Triết lý về sự Nghèo khổ hay Hệ thống của sự Mâu thuẫn kinh tế), xuất bản năm 1846; và Marx đã trả lời thẳng lại bằng cách viết bằng tiếng Pháp quyển Misère de la Philosophie (Sự Nghèo nàn của Triết học). Điều này chứng tỏ hai người rất hiểu tư tưởng của nhau. Nhưng sau đó cuối đời Proudhon có nói về lý thuyết của Marx : “Nếu lý thuyết này được thực hiện, thì nó sẽ trở thành con sán lãi (le ténia) của xã hội.”

Ai cũng biết bệnh sán lãi là bệnh có những con giun ở trong bao tử và ruột, chúng hút hết chất bổ của người bị bệnh, làm cho bệnh nhân to bụng, da vàng, không tăng trưởng được. Không cần đi vào sâu xa, chi tiết, người ta chỉ cần quan sát ở những nước cộng sản, áp dụng lý thuyết của Marx và Lénine, chúng ta thấy có 2 chính quyền ăn lương, từ thuế của dân, một chính thức, một là đảng cộng sản. Điều này chứng tỏ lời tiên đoán của Proudhon là đúng.

Không nói đâu xa, ngay chính một người con gái của Marx, ngày xưa đi theo tư tưởng của cha, nhưng sau thấy không tưởng, sai lầm, nên đã bỏ và trở về đạo Do Thái giáo, đạo gốc của gia đình.

Paul Lafargue, con rể của Marx, người đã giúp ông rất nhiều trong việc quảng bá tư tưởng của ông tại Pháp, sau đó cũng bỏ đi theo chủ nghĩa vô trị (l’anarchisme), làm cho Marx phải than : “Tôi hy vọng rằng Lafargue là người cuối cùng trên thế giới này đi theo chủ nghĩa vô trị.” Đây cũng là lý do làm cho Marx chuyển trụ sở của của Đệ Nhất Quốc Tế Cộng sản, lúc đầu ở Luân Đôn, về Thụy Sĩ, sau đó chuyển sang Hoa kỳ, rồi bị giải tán, vì tổ chức này bị ảnh hưởng mạnh bởi những người theo chủ nghĩa Vô trị của Proudhon, Pháp, và của Bakounine (1814-1876), Nga.

Ngay cả đồ đệ của Marx, và chính Engels (1820-1895),

“Vào cuối đời, năm 1895, nhận thấy tình trạng trưởng thành của những phong trào thợ thuyền và xã hội, đã đưa ra giả thuyết, theo đó một chế độ cộng hòa và một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự tự do, chính là con đường tốt nhất để giúp những người lao động, trong công cuộc đấu tranh của mình đi đến chỗ thoát khỏi sự áp bức của tư bản.” (Manifeste du Parti Communiste – dẫn nhập bởi Lire le Manifeste của Claude Mazairic – trang 9 – nhà xuất bản www.Librio.net)

Tuy nhiên lý thuyết không tưởng, thiếu thực tế này, 34 năm sau khi Marx chết và chỉ có 22 năm sau khi Engels chết, lại được Lénine lượm về, dùng quyền lực chính trị áp dụng, cộng thêm tư tưởng độc đảng, độc tài của Lénine.

Quan niệm độc đảng, độc tài của Lénine bị bạn của mình là bà Rosa Luxembourg và những người như Kautski, Bernstein chỉ trích

Khi Lénine được Bộ Tham Mưu Đức đưa từ Thụy Sĩ về Nga, giúp đỡ, cướp chính quyền, thì những người trong Đệ Nhị Quốc Tế Cộng sản như Bernstein, Kautski, bạn của Lénine, đã cho rằng cuộc cách mạng do Lénine làm là cuộc “Cách mạng đẻ non, sớm muộn sẽ hoài thai”, vì nước Nga chưa đủ điều kiện để làm cách mạng cộng sản.

Bà Rosa Luxemboug, cũng là bạn của Lénine, mặc dầu ngồi trong tù, nhưng theo dõi rất kỹ những hành động bên ngoài, trước khi chết, có viết thư cho Lénine trong nhật ký của bà:

“Cái đảng và nhà nước độc tài mà anh xây dựng lên, anh bảo là nó phục vụ cho thợ thuyền và nhân dân. Nhưng trên thực tế nó chẳng phục vị một ai cả, vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội đó là tôn trọng tự do và dân chủ.”

Hậu quả của 2/3 thế kỷ áp dụng chủ thuyết Mác-Lê: hơn 100 triệu người chết, tất cả những nước cộng sản đều tụt hậu về đủ mọi mặt, là những nước vô cùng bất công, hoàn toàn đi ngược lại chủ đích ban đầu. Bởi lẽ đó chủ thuyết Mác-Lê không còn một chút gì là giá trị hiện tại.

Lý thuyết Mác Lê ngày hôm nay không có một tý gì là giá trị thực tiễn, thời đại. Ngay cả những đảng cộng sản ở những nước tân tiến như Ý, Pháp, Nhật cũng đã bỏ ba nguyên tắc chính của lý thuyết này là bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và độc tài vô sản. Đảng cộng sản Nhật vừa mới họp Đại hội vừa qua đi đến chỗ chấp nhận cả Nhật hoàng.

 

 

Xem thêm:

 

Chu Chi Nam

Edit: Triết Học Đường Phố

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

39 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả không hiểu gì về chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Marx-Lenin, chủ nghĩa xã hội và các nhánh của nó. Không vận dụng chính xác về các thuật ngữ chính trị cũng như lịch sử, các chính trị gia trong thế kỷ 19 và 20.

  2. Bài viết chủ yếu chỉ xoay quanh mấy mối qh của Mác với những người khác. Không phân tích đủ sâu về những điều tác giả cho là ko có giá trị. Nói chung là vớ vẩn :3

  3. Hiện nay, đánh CHỦ NGHĨA Marx thường dùng mấy công cụ sau:
    – Đời tư
    của Marx và những người tự nhận mình theo chủ nghĩa Marx. Đánh kiểu này
    thì không đúng đối tượng cho nên cách này vô giá trị. Ai nói không quan trọng lắm, quan trọng hơn là cái được nói đúng hay sai, khi nào đúng, khi nào sai.
    – Tuyên bố rằng thực tiễn chứng tỏ chủ nghĩa Marx sai rồi: nghèo đói, chết mấy triệu người, độc tài, sự từ bỏ của những người một thời theo CN Marx v.v…
    Tôi xin đặt ra những câu hỏi sau:
    1) Cho là CN Marx gồm 3 bộ phận, bộ phận nào chính và quan trọng hơn cả? Trong những bộ phận đó, Marx nói gì về việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa? Xin trích dẫn đầy đủ từ chính những dòng Marx và Engels viết, đừng lấy diễn giải của những người khác. Và xin lấy đầy đủ từ lúc hai ông bắt đầu viết cho đến khi chết đi. Có thế mới giúp người đọc luyện suy nghĩ độc lập được.
    2) Những sự kiện thực tế trên là xác nhận hay bác bỏ CN Marx? Lắm khi, xác nhận lại chính là bác bỏ và bác bỏ lại thực ra là xác nhận. Muốn trả lời câu này, cần trả lời hoàn chỉnh câu hỏi trên đây.
    3)a) Những quan điểm của Marx có du nhập vào những quyết sách, học thuyết, chủ nghĩa khác không? Nếu có, cụ thể là chỗ nào? Đem lại hiệu quả hay hậu quả gì?
    b) Tôi không đánh đồng CN Marx với CN Lenin. Ắt hẳn CN Lenin, nếu có thể gọi như vậy, đã lấy từ CN Marx nhiều thứ. Vậy xin chỉ ra, CN Lenin có lấy đúng hoàn toàn các quan điểm của CN Marx không?
    4) Liệu rằng có thể xảy ra trường hợp hiện nay, không thể thực hiện CN Marx, nhưng tương lai có thể thực hiện phần nào không?
    5) Vậy giá trị của CN Marx còn lại bao nhiêu?

  4. toàn bài viết chỉ nêu người này phản bác, người kia phản bác cơ bản ko nêu được chỗ nào sai chỗ nào đúng. Nếu dựa trên tinh thần khách quan phải dùng từ * Nguỵ biện*. Một học thuyết có giá trị đúng và sai nếu người viết bài này có thể dùng logic tư duy biện chứng mà phản bác.

  5. Nếu tác giả chỉ viết chơi, kiểu chém gió quán nhậu thì không bàn. Nhưng nếu tác giả chủ đích viết dưới dạng một nghiên cứu, đánh giá mang tính học thuật thì mình xin thưa: đây là cả một sự thất bại. nó gây thất vọng nặng nề cho những ai trót đọc tiêu đề và mong chờ những ý kiến chỉ trích xác đáng đối với “cái cỗ xe cũ kỹ ì ạch lăn bánh kéo theo đoàn người lầm lũi không biết đi về đâu” này.

    Thậm chí, dù không thích, nhưng phải nói là cái bài phản biện của bài này (cũng trên THĐP) còn có tính thuyết phục hơn.

  6. Minh Thành Xin lỗi bạn, mình không nói dối được, theo kiểu nói trắng thành đen để mình có lợi. Những người trí tín thuộc vào nhóm mềm dẻo nhất rồi đó, bạn muốn thay đổi quan điềm của họ, hãy dùng lý lẽ. Còn những kẻ mê tín không dùng lý lẽ nên rất khó thay đổi được quan điểm của họ. Mà vĩ nhân gì ở đây, nói gì nghe cao siêu vậy.

  7. Rau Muống Xào Tỏi Nếu thực sự như vậy thì Galileo Galilei đã không phải chối bỏ nghiên cứu của mình trước nhà thờ, Cù Huy Hà Vũ cũng không phải đi tị nạn, và con rất nhiều các trường hợp khác nữa. Theo tôi, chân lý là niểm tin của con người về một thứ giúp họ chống lại được thế lực đối địch mà thôi.
    Ý nghĩa thực sự tôi muốn gửi đến bạn là: Sự mềm dẻo trong tư tưởng và tính tương đối của đúng sai. Hãy nói điều sai là đúng khi mà điều đó làm mình có lợi thế hơn. Bạn có thể không chấp nhận điều đó và sau này vươn lên thành một vĩ nhân, hoặc bạn sẽ ở trong hoàn cảnh tồi tệ chỉ vì chân lý. Nếu là tôi, tôi sẽ không chọn thành 1 vĩ nhân.

  8. Minh Thành Thì tới lúc có ai chứng minh được lập luận của tui sai thì tui chấp nhận, chứ kiểu lúc nào cũng sợ sệt là logic của mình chắc chắn sẽ sai do quy chuẩn tương đối gì gì đó thì sẽ dẫn tới không cần xài logic nữa, dẫn tới tin bừa, tin đại.

    Thì dĩ nhiên là số đông có tiếng nói áp đảo rồi, nhưng số đông đâu quyết định được chân lý.

  9. Rau Muống Xào Tỏi Bạn có định nghĩa mê tín cũng khá đúng đắn, nhưng áp dụng sai trường hợp. Bạn có một cái đầu suy luận logic, đơn giản là vì môi trường xung quanh bạn xây dựng nên cho bản quy chuẩn đó, chứ không phải vì quy chuẩn đó là đúng và chính xác tuyệt đối và bạn đang (tự cho là) mình hướng tới cái đúng đó.
    – Con người, là một loài sinh vật trên Trái Đất, hay rộng hơn là vũ trụ, tự cho mình là trung tâm của vạn vật, tự đề ra các quy chuẩn, các học thuyết, … Tất cả những điều đó – đúng sai – cũng chỉ nằm trong văn minh tâm trí của con người – cái mà được xây dựng trong suốt thời kì phát triển của giống loài. Bạn có bao giờ nghĩ tới vũ trụ này tồn tại những thực thể có suy nghĩ và khác loài người (không phải Chúa hay Thượng Đế – đó chỉ là cái ví dụ của tôi mà thôi) và quy chuẩn của họ khác hẳn với loài người?
    – Chắc bạn cũng đã từng biết học thuyết tương đối của Einstein, có thể bạn sẽ hiểu được điều này: trong thời gian và không gian mà con người hiểu được thì mọi định luật vật lí đều chính xác. Vậy nếu trong thời gian và không gian con người không hiểu được thì liệu quy chuẩn của không gian và thời gian đó sẽ như thế nào.
    – Một ví dụ nữa: Giả sử tôi đang sống trong 1 không gian 2 chiều – là một cái mặt phẳng. Tất cả những gì tôi có thể làm và cảm nhận về không gian xung quanh đó là những hình vuông, hình tròn, đường thẳng, điểm, … Một ngày kia có một hình cầu chạm vào không gian tôi đang sống, và theo quy chuẩn của không gian tôi sống, hình cầu đó sẽ là 1 điểm (hình cầu tiếp xúc mặt phẳng) hoặc là 1 hình tròn (mặt phẳng cắt hình cầu). Vậy nếu có 1 người nói đó là hình cầu – 1 thứ tôi chưa từng được hiểu biết về – tôi sẽ bảo người đó chứng minh liền và ngay; hay tôi sẽ dùng tất cả các lí luận về đúng – sai trong 1 mặt phẳng ra để phủ nhận hoàn toàn hình cầu đó. Nếu như là bạn, bạn sẽ chọn cái nào?
    – Mơ ước của con người là tìm hiểu và khám phá, con người luôn hoạt động để tìm hiểu về thế giới xung quanh, vậy nên quy chuẩn về đúng sai cũng sẽ thay đổi theo dòng thời gian con người khám phá thế giới xung quanh. Và trong thời điểm hiện tại tôi khẳng định: Số đông luôn có tiếng nói áp đảo trong mọi trường hợp.

  10. Minh Thành Đọc wiki làm gì ? Chữ mê tín nó quá rõ rồi. Mê tín là tin mà không có bằng chứng rõ ràng, tin do đầu óc mê muội vì tham lam, hay vì vô minh. Như vậy các dựa vào đạo đức tin để thờ thiên chúa là đạo mê tín hết.

    Nói vậy thì bạn vẫn cho là số đông có tính quyết định đúng sai, phải không ? Theo mình thì bằng chứng và lý lẽ mới quyết định được tính đúng sai của một giả thuyết, hay quy luật.

  11. Rau Muống Xào Tỏi Nếu chứng minh không đủ sức thuyết phục đa số trong thời điểm hiện tại thì chứng minh đó sẽ bị bác bỏ. Vậy nên đúng sai chỉ mang tính tương đối trong một không gian và thời gian nhất định. Rất nhiều các giả thuyết về khoa học đã được đưa ra và không được công nhận vì đơn giả nó không phù hợp với các giả thuyết đang thống trị trong thời điểm đó. Bạn tin vào logic của bạn trong thời điểm hiện tại là đúng nên bạn yêu cầu người khác chứng minh logic đối ngược của họ ngay lập tức trong thời điểm hiện tại hoặc bác bỏ logic đó. Vậy điều gì quy chuẩn cách thức chứng minh của bạn? Chỉ có thể là số đông đồng nhất. Nếu không phải như vậy, hãy để tôi hỏi bạn: Chứng minh logic của tôi là sai trong thời điểm hiện tại mà không cần căn cứ vào quy chuẩn bạn vừa đề ra.
    P/s: bạn nên đọc wiki về định nghĩa "mê tín".

  12. Minh Thành đừng đánh đồng mê tín với khoa học. Các nhà khoa học thời kỳ tâm tối bằng quan sát thực nghiệm các vì sao đã nhìn ra là trái đất không thể là trung tâm vũ trụ như công ty Vatican dạy. Khoa học không phải là thứ đạo đóan mò, tưởng tượng là mình biết hết mọi thứ rồi bắt ép con người ta phải chết vì người ta tìm ra chân lý ngược với sự tưởng tượng của mình. Nếu anh nêu ra là có thượng đế thì anh phải chứng minh liền và ngay, còn không thì thượng đế sẽ không tồn tại. Đừng đánh lận con đen là khoa học chưa thể chứng minh điều ngược lại để bấu víu vô cái sự mê tín của mình.

  13. Minh Thành Giordano Bruno bảo trái đất xoay quanh mặt trời, hầu như lúc bấy giờ chả ai tin và ủng hộ ông. Kết cục: chết trên giàn hỏa bởi tội nói ra điều trái với kinh "thánh". Sự thật là sự thật bất chấp số đông có ủng hộ hay bác bỏ.

  14. Chưa bàn luận về giá trị của học thuyết Mác, người đọc có thể dễ dàng nhận ra bài viết này chỉ dựa vào mối quan hệ giữa Mác và các học giả xung quanh ông để đánh giá, không hề có dẫn chứng về quan điểm nghiên cứu của Mác, vì vậy bài viết không có giá trị học thuật mà nghiêng về công kích cá nhân hơn

  15. Cơ bản là phải hiểu rõ và đúng về học thuyết Mác-Lênin thì mới có quyền phán xét về học thuyết này. Cái mà bài viết này mang lại chỉ là cách mà người viết hiểu vô cùng siêu hình, không nắm nội dung học thuyết!!! Xin lỗi người viết mình không ném đá mình chỉ nhận xét thôi! 🙂

  16. à quên, còn vấn đề lượng biến dẫn đến chất biến cũng có phạm vi áp dụng tương đối hạn hẹp thôi, có đôi khi chất là chất, lượng là lượng, con cái voi có lượng hơn hẳn con người nhưng cái "chất người" thì cá voi ko bao giờ có đc cả

  17. ec vậy mà suy thoai kinh tế toàn mua sách của ông,thế giới chọn ông là nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất trong 100 nhà khoa học tiêu biểu thì phải,nói chung thì có thể có cái ko phu2ho7p5 nhưng chân lý vẫn là chân lý

  18. nếu đã đọc bài 50 kiểu ngụy biện thì thấy bài viết này toàn "ngụy biện" không à. tác giả ko đi bàn luận sự đúng sai của lý lẽ mà đi dẫn chứng lung tung, nào là quê nhà, bạn thân, con gái, con rễ đã không đồng ý với Marx. Bài này chỉ là câu chuyện kể nghe cho biết thôi

  19. Mình thích cái tiêu đề của bài viết, và hi vọng sẽ được đọc 1 bài với những lập luận chặt chẽ, thông minh và logic :), nhưng những gì bạn viết trong bài thì không thuyết phục. Hi vọng bạn sẽ có bài viết khác thực sự đúng với tiêu đề trên. 🙂

  20. giá trị thì nó vẫn còn chỉ có điều là giá trị với ai và giá trị như thế nào ! Không còn giá trị tức là vô giá trị nó có thể ko đáng 1 xu với nhiều người nhưng ko có giá nào mua đc đối với vài người .Những ai thấm thía qua mưa boom lửa đạn qua khổ đau chuyển giao giữa 2 xiềng xích phong kiến qua chủ nghĩa tư bản đều hiểu đc cái giá của nó là vô giá !!! hiện tại bây giờ những nhà nước mang hình thái xã hội chủ nghĩa cũng chỉ là 1 cái vỏ !!! Chưa từng có cái nhà nước nào gọi là do dân và vì dân 100% vì sao ??? Vì chính mỗi người công tâm và khách quan là thứ cốt lõi lại ko thể áp dụng toàn dân đc …. Cái ngày mà thật đạt đc hình thái cuối cùng của chủ nghĩa xã hội còn xa vời lắm

  21. Nên nêu ra đọan nào, câu nào của học thuyết mà mình cho là sai và vì sao sai. Như vậy mới đúng tính học thuật. Chứ nêu ra tên những người không tin để đánh lận con đen và dìm hàng một học thuyết như vậy là không nên. nên nhớ cái đạo mê tín thiên chúa giáo rất nhiều người theo nhưng vẫn là đạo mê tín nhé. Số lượng người tin theo học thuyết không quyết định tính đúng sai của nó, logic mới quyết định.

  22. Thật buồn cười từ cái tiêu đề bài viết. Giả sử như CNXH không đúng nhưng nó là mặt trái dấu cho CNTB tự hoàn thiện và phát triển. Bằng chứng rõ nhất là ngay tại Mĩ, các trường đại học vẫn nghiên cứu về triết học Marx.
    Điều buồn cười thứ hai là tác giả lấy các sự kiện mang tính cá nhân để quy kết cho một học thuyết, thứ mang đậm chất lý thuyết và tư tưởng. Nói như bác này, cái ngày Galileo bị treo cổ thì hiền nhiên trái đất sẽ chẳng bao giờ là hình tròn nhỉ?
    Nếu tác giả muốn khẳng định triết học Marx vô giá trị, thì vui lòng phân tích dựa trên chính những tác phẩm của ông, đừng có ngồi quy kết và chụp mũ ngớ ngẩn như vậy. Sợ rằng ngay cả cuốn tư bản tròn méo ra sao tác giả cũng chưa rõ, nói chi là nghiên cứu hệ tư tưởng của Marx. Chưa kể, nếu một người có sự triết học bài bản, họ cũng không mắc những lỗi tôi đã nêu ra và mang nặng tính cực đoan, chụp mũ nhiều như vậy.
    Chủ nghĩa xã hội tồn tại. Nhưng nó tồn tại một cách chập chờn, không rõ nét. Chỉ khi con người cùng phải đối mặt với vấn đề khó khăn, họ sẽ bỏ lại cái tư lợi cá nhân để làm theo sức (ở mức tối đa) và sẵn sàng hưởng theo nhu cầu (ở mức tối thiểu). Còn khi khó khăn đi qua, thì tinh thần ấy hiển nhiên sẽ sụp đổ. Chủ nghĩa xã hội sẽ tồn tại. Nhưng là khi toàn bộ nhân loại phải đối phó với một vấn đề sồng còn (thiên tai, vũ trụ …)

  23. Những gì quá lý tưởng sẽ trở thành điều không tưởng.

    Triết học Mác chỉ có 2 điểm đáng chú ý:

    1/ Sự thay đổi về lượng và về chất.
    2/ Vật chất quyết định ý thức.

    Còn nói về một xã hội chủ nghĩa chuẩn thì đúng là gần như không tưởng…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI