27 C
Nha Trang
Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Hàn Quốc “cool” từ bao giờ?

Featured image: Gangnam Style

 

Khoảng vài tháng trở lại đây, mình thường xuyên share một số nội dung trong quốc sách The Birth of Korean Cool: How one nation is conquering the world through pop culture (Euny Hong, 2014), thậm chí cưỡng ép bạn bè đọc bằng cách gửi ebook dù chẳng ai đòi. Đây là một trong số ít những cuốn sách gần đây mình cầm lên đọc một mạch tới dòng cuối cùng không đặt xuống. Đây cũng là một trong số rất ít những cuốn sách mà vừa đọc vừa nghĩ phải dịch nó ra tiếng Việt càng sớm càng tốt vì nhiều lý do. Trong quá trình đọc, mình cũng rất khó tránh khỏi liên tục liên nối nội dung của cuốn sách tới Việt Nam.

Như đã được đề cập rõ ràng trong tên sách, văn hoá phổ thông (popular culture) và sức mạnh mềm (soft power) là cái khung nội dung chung của cuốn sách với nhiều ca cụ thể và đặc trưng Hàn Quốc. Cuốn sách phần nào lý giải cái cách mà chính phủ Hàn Quốc đã tận dụng vị trí của mình trong toàn bộ chiến lược “rebranding” cho một quốc gia.

Dù còn những chi tiết mang tính chủ quan của tác giả, The Birth of Korean Cool cung cấp nhiều dữ liệu về Hàn Quốc và quá trình nước này chuyển hoá từ một nước thuộc thế giới thứ ba thành một con rồng châu Á, và hiện nay đã đứng thứ 15 trên thế giới về tăng trưởng kinh tế vỏn vẹn trong vòng vài thập kỷ. Trong khi đó, Việt Nam cùng có xuất phát điểm tương đương với Hàn Quốc sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II, thậm chí còn cao hơn một chút, lại đang được cho là tụt hậu so với nước này khéo phải gần nửa thế kỷ.

Một khác biệt rất dễ dàng nhận thấy giữa Việt Nam và Hàn Quốc là bộ máy chính phủ cùng những hoạch định chính sách của họ và đặc biệt là những người công dân. Sở dĩ dùng từ công dân chứ không phải người dân là vì người Hàn họ đã thực hành cái gọi là citizenship của họ quá là nghiêm chỉnh. Chưa bao giờ mình nghĩ lại có thể cảm động vì thực hành công dân của một xã hội như vậy.

Dưới đây là phần mình trích dịch chương Mở đầu của cuốn sách, phần nào đưa ra tổng quan chung về chiến lược phát triển đất nước thông qua văn hoá phổ thông của Hàn Quốc.

Còn trong link này là đoạn trích dịch chương 4, một chương cũng cực kỳ hay, nói về tính cách làm nên số phận của người Hàn Quốc, do PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh (ĐH Ngoại Thương) chia sẻ.

Mục lục:

1. Before Cool
2. The birth of Irony
3. The Dying Art of School Thrashings
4. Character is Destiny: The Wrath of Han
5. Kimchi and the Cabbage Inferiority Complex
6. Why Pop Culture? Or, Failure is the breakfast of champions
7. When Korean banned Rock ’n’ Roll
8. The Lean, Mean, Star-making K-pop Machine
9. Northern Girls, Southern Boys
10. K-Drama: Television and the Origin of Hallyu
11. K-Cinema: The Journey from Crap to Cannes
12. Haley: The shot heard round the world
13. Korea’s Secret Weapon: Video Games
14. Samsung: The Company formerly known as Samsuck
15. The Ministry of Future Creation

American Beauty vs. Korean Beauty

MỞ ĐẦU

Trước năm 1985, Hàn Quốc không hề cool.

Tất nhiên, giờ đây, Hàn Quốc đã giàu có và có một tương lai rộng mở. Quá dễ để một ai đó quên mất rằng, vừa mới năm 1965, GDP của Hàn Quốc còn kém cả Ghana, thậm chí thấp hơn Bắc Triều Tiên. Ngay cả vào những năm 1970s, Bắc và Nam Triều Tiên vẫn còn đang chạy đua kiểu kẻ tám lạng, người nửa cân.

Ngày nay, Hàn Quốc đã đứng thứ 15 trên thế giới về kinh tế và Seoul thì giống một thành phố công nghệ mà Arthur C. Clarke đã vẽ ra trong cuốn tiểu thuyết 2001: A Space Odyssey. Họ còn đang lên kế hoạch xây dựng một toà nhà chọc trời vô hình bằng cách sử dụng camera và đèn led để tạo ra hiệu ứng ảo ảnh khiến mọi người tưởng toà nhà không nằm ở đó. Mỗi toa tàu điện ngầm đều có hai máy phát wifi và người dân có thể xem chương trình ti vi buổi sáng trên chiếc Samsung Galaxy của họ, nhờ vào đường truyền internet cực cao không bao giờ bị nhiễu sóng cho dù đi qua đường hầm xuyên núi hay dưới nước. Hàn Quốc đang được cho là một trong những câu chuyện thần kỳ về kinh tế trong thời hiện đại.

Điều mà hầu hết cả thế giới đều chưa biết – hay biết mà đã quên đi – là thời kỳ đau đớn giữa những ngày đói nghèo với những ngày giàu sang. Trong vòng chỉ một vài thập kỷ, Hàn Quốc đã trải qua nhiều sự thay đổi mà hầu hết một đất nước thịnh vượng nào cũng mất ít nhất vài trăm năm để đạt được: xã hội ngày càng cấp tiến như được trải qua cuộc cách mạng Pháp và kinh tế thay đổi như thể có được nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp.

Cầu, nhà cao tầng và đường xa lộ như từ hư không hiện ra, nó gần giống như xem một đoạn video đứt quãng. Trong khi đó, mọi người cũng bắt đầu lớn tiếng đòi quyền lợi cho mình: phụ nữ, sinh viên, nhóm người mới giàu, nhóm quý tộc cũ, người lao động, viên chức cổ trắng. Đó là một thời điểm hỗn loạn và chối tai để sống ở Seoul, nhưng cũng đồng thời là một dấu mốc kỳ diệu. Một số người, trong đó có tôi, thậm chí còn có thể tự kiêu mà nói rằng họ nhìn thấy Rome được xây nên chỉ sau một ngày.

Nhiều quốc gia khác đã đi từ những nghèo nàn rẻ rách đến sự giàu có trong thế kỷ trước. Tuy nhiên trong số ấy, chỉ có Hàn Quốc là dám tính toán để trở thành nước xuất khẩu văn hoá phổ thông (popular culture) hàng đầu thế giới.

Phim truyền hình, nhạc, phim, trò chơi điện tử và đồ ăn nhanh Hàn Quốc đã kịp thống trị toàn bộ diện mạo văn hoá châu Á. Trên thực tế, họ đã trở thành người tạo xu hướng, kẻ quyết định thị hiếu cho châu Á trong hơn mười năm qua, và sự bành trướng sang các nước phương Tây của Hàn Quốc là khó thể chối cãi. Có thể bạn không nhận ra, nhưng đó là điều có thực.

Ví dụ, nếu bạn dùng điện thoại iPhone, thì chính microchip của nó lại được sản xuất bởi đối thủ mạnh nhất của Apple – công ty điện tử Hàn Quốc Samsung.

Làn sóng văn hoá phổ thông Hàn Quốc được gọi tên là “Hallyu”. Bạn nên nhớ lấy nó, bởi rồi đây bạn sẽ nhìn thấy nó rất nhiều. Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã nhắc tới làn sóng này trong một chuyến viếng thăm Hàn Quốc vào tháng 3/2012 khi đề cập tới các đổi mới về văn hoá phổ thông và cải tiến kĩ thuật của quốc gia. Ông nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, rất nhiều người trên thế giới đã bắt nhịp với làn sóng Hàn Quốc – Hallyu”.

Không hề là nói quá khi bảo rằng Hallyu là hệ hình văn hoá lớn và nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Làm thế nào mà Hàn Quốc có thể tiến lên nhanh như vậy?

Vào năm 1994, khi Mỹ và Anh còn đang đấm đá, hò hét trong cuộc đấu tranh chống lại việc chuyển đổi từ TV analog sang truyền hình kỹ thuật số thì Hàn Quốc đã bận rộn thiết lập kết nối internet băng thông rộng trên toàn quốc từ ngân sách nhà nước, coi nó giống như những dự án xây dựng hệ thống đường cao tốc hay đường tàu quốc gia. Phương tiện truyền thông mới này đem đến cho Hàn Quốc tất cả những gì mà trước đây họ không có: tự do, đa ngôn ngữ, bỏ qua trật tự đẳng cấp tôn ti, không đóng hộp trong ba mặt nước biển và một mặt đất liền phía Bắc hung hăng toàn trị, và sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho các ấn phẩm không kiểm duyệt và rất có thể mang nhiều màu sắc nổi loạn. Cởi mở và phóng khoáng không phải là đức tính truyền đời của người Hàn Quốc: những nhà thám hiểm phương Tây từ thời thế kỷ 19 đã gọi vùng đất này là Vương quốc của những kẻ tu hành khổ hạnh. Tuy nhiên, thứ hấp dẫn quốc gia này không phải là những “kiện hàng” ngoại đó mà là điều quan trọng là Hàn Quốc sẽ đem thứ gì ra thế giới.

Liệu lúc đó người Hàn Quốc có biết rằng Gangnam Style rồi sẽ trở thành bài hát đưa Hàn Quốc lên bản đồ thế giới? Tất nhiên là không. Nhưng họ biết ngày này rồi sẽ đến. Họ đã chuẩn bị và bố trí cả một cơ chế thống trị bằng văn hoá phổ thông kể từ thuở khai sinh của World Wide Web vào thập kỷ 1990s.

Ai đó có thể đặt câu hỏi, vì sao lại tập trung vào văn hoá phổ thông khi mà lĩnh vực này gần như là lãnh địa của nước Mỹ suốt cả một thế kỷ qua. Bởi vì Hàn Quốc đang phát triển sức mạnh mềm của mình.

“Sức mạnh mềm”, một thuật ngữ do Joseph Nye, một nhà khoa học chính trị Havard, đưa ra vào thập niên 1990s, là sức mạnh vô hình được xây dựng nên từ hình ảnh của một quốc gia thay vì từ vũ lực. Khác với sức mạnh cứng là tiềm lực quân đội hay áp đặt kinh tế, sức mạnh mềm là cách mà Hoa Kỳ đã từng sử dụng để thuyết phục cả thế giới mua thuốc lá Marlboro Reds hay quần bò Levi’s: bằng cách gieo rắc những hình ảnh đáng khao khát. Bằng cách gieo rắc sự cool của mình.

Không phải công nghệ xe tăng Mỹ hay buổi biểu diễn cơ bắp hoành tráng chiếm đóng đảo Grenada khiến cho bọn trẻ ở vùng cộng sản Yugoslavia muốn dành dụm hai tháng tiền tiêu cho một cái quần bò Levi’s 501 ngoài chợ đen. Mà đó chính là [nam diễn viên] James Dean.[1]

Giờ đây, Hàn Quốc đang muốn có được thứ dấu ấn văn hoá này – thậm chí là ở cả phương Tây – nhưng nó không phụ thuộc vào Gangnam Style hay K-pop. Tôi không nghĩ rằng người Hàn Quốc, nếu họ thực sự thành thật, tin rằng âm nhạc của họ sẽ thống lĩnh thị trường của Mỹ hay Tây Âu. Thay vào đó, kế hoạch là khiến cho thị trường thế giới thứ ba, dù vẫn còn ngái ngủ nhưng lại cực kỳ quan trọng như Đông Âu, các quốc gia Ả Rập và sắp tới là châu Phi, quắc câu vào văn hoá phổ thông Hàn Quốc. Cơn nghiện đã bắt đầu. Tại Iran, bộ phim truyền hình cổ trang Báu vật hoàng cung phổ biến tới nỗi người Iran bắt đầu sắp xếp giờ ăn của mình để không ảnh hưởng tới lịch phim phát sóng.

Giờ đây, những nước thuộc thế giới thứ ba còn quá nghèo để nhận được sự quan tâm của các quốc gia phương Tây. Đây là nơi mà Hàn Quốc có đặc quyền và lợi thế duy nhất: không có một quốc gia thống trị văn hoá toàn cầu nào cũng từng là một nước thuộc thế giới thứ ba. Vì thế, Hàn Quốc hiểu rõ từng giai đoạn phát triển của những thị trường này; họ đã cẩn thận nghiên cứu văn hoá từng nơi để xác định rõ thể loại văn hoá Hàn Quốc nào sẽ được ưa chuộng nhất ở đó. Và các nhà kinh tế Hàn Quốc đã làm việc cật lực để đo đếm điểm rơi mà một quốc gia bắt đầu có tiền và tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá. Bạn có thể cá rằng một khi công dân các nước này có đủ khả năng mua điện thoại di động và máy giặt, họ sẽ mua các nhãn hiệu của Hàn Quốc. Vì sao? Bởi vì họ đã bị quắc cần câu vào thương hiệu Hàn Quốc từ trước đó rồi.

Nếu điều này nghe hơi giống một chiến dịch quốc gia, thì đó là bởi nó thực sự là một chiến dịch như vậy. Chính phủ Hàn Quốc đã đặt làn sóng Hàn Quốc ở vị trí số một trong ưu tiên quốc gia.

Hàn Quốc có rất nhiều kế hoạch năm năm, thứ mà các nước dân chủ và tư bản hầu như không nhìn thấy bao giờ. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng việc truyền bá văn hoá Hàn Quốc trên toàn cầu phụ thuộc vào độ phủ sóng của Internet, vì thế Internet được nhà nước Hàn Quốc trợ cấp tới cả những hộ dân nghèo nhất, tới người già và nhóm khuyết tật. Gần đây, chính phủ cũng tiến hành lắp đặt hệ thống kết nối tốc độ 1Gb/giây cho tất cả hộ gia đình – cao hơn 200 lần so với tốc độ trung bình ở Mỹ. Hàn Quốc đã học được một bài học từ cuộc tái thiết sau cuộc chiến tranh với Bắc Triều Tiên (1950-1953) rằng nếu bạn định thay đổi thì cần phải thay đổi thật mạnh mẽ, thật nhanh và phải hướng đến tất cả mọi người. Email chẳng có giá trị gì nếu chỉ có một số người sở hữu nó.

Và không phải chỉ có mỗi chính phủ Hàn Quốc mới có kế hoạch năm năm; các công ty tư nhân nước này cũng có. Một hãng thu âm Hàn Quốc sẽ dành năm tới bảy năm để chăm chút chuẩn bị cho một ngôi sao K-pop tương lai. Đây là lý do vì sao một số nghệ sỹ Hàn Quốc kí những bản giao kèo 13 năm ràng buộc họ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nửa đầu dành cho đào tạo tập luyện, và công ty không thể thu lại được những gì họ bỏ ra trừ phi người nghệ sỹ tiếp tục phát triển sau thời kỳ trứng nước.

Nền kinh tế Hàn Quốc là một nghịch lý: nó chắc chắn là nền kinh tế tư bản, tuy nhiên cùng lúc, theo một cách nào đó, lại vẫn là mô hình kinh tế mệnh lệnh. Từ những ngày đầu độc lập khỏi nhà cầm quyền Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ II, chính phủ Hàn Quốc đã can thiệp vào khu vực tư nhân.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống internet chất lượng cao, Hàn Quốc còn là một trong những nước có nguồn tiền chính phủ dồi dào đầu tư cho các nhóm khởi nghiệp (start-ups). Năm 2012, nguồn quỹ từ chính phủ chiếm 25% tổng vốn đầu tư ở Hàn Quốc. Một phần ba vốn đầu tư ở nước này dành cho ngành công nghiệp giải trí – nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.

Một kế hoạch năm năm khác là năm 2009. hi ngành công nghiệp thu âm Hàn Quốc bị sụt giảm doanh thu do hiện tượng download không bản quyền, chính phủ đã chi 91 tỷ USD để cứu lấy K-pop. Kế hoạch bao gồm xây dựng một trung tâm K-pop với rạp hát 3000 chỗ và chỉnh đốn các dịch vụ karaoke (noraebangs) để đảm bảo họ trả tiền bản quyền cho các bài hát trong hệ thống. Hầu hết các quốc gia khác sẽ không bao giờ chấp nhận dùng tiền công để thanh tra [bản quyền] các phòng karaoke. Ý tưởng nực cười này có lẽ chỉ có thể tồn tại ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc đã quyết định thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Hàn Quốc, giống như thế kỷ 20 là của nước Mỹ. Sẽ không bao giờ là đủ nếu Hàn Quốc chỉ sản xuất ô tô và dụng cụ bán dẫn, nó cần phải cool nữa. Tất nhiên, Hàn Quốc đang làm thay đổi quan niệm phổ biến cho rằng càng nỗ lực để cool chỉ làm bạn uncool mà thôi.

Có lẽ người thể hiện rõ nhất được tham vọng và sự to gan lớn mật của Hàn Quốc là ông trùm âm nhạc Jin-young Park (giám đốc hãng thu âm JYP). Khi một nhà sản xuất âm nhạc phương Tây hỏi “Anh đến từ đâu?”, anh ta trả lời đầy khó hiểu: “Tôi đến từ tương lai”.

CHÀO MỪNG TỚI HÀN QUỐC. CHÀO MỪNG TỚI TƯƠNG LAI.


 

[1] James Byron Dean (1931 – 1955) là nam diễn viên người Mỹ, biểu tượng văn hoá của thanh thiếu niên nước này với những hình ảnh đập tan ảo mộng và sự ly gián xã hội. Một trong những bộ phim thể hiện rõ nhất tư tưởng này của James Dean là Rebel Without a Cause (1955).

 

Bùi Trà My

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

37 BÌNH LUẬN

  1. Trường thiên tiểu thuyết Tất Thành truyện
    Tư Tịnh

    Thời trẻ, Tất Thành tên tục “Tém Thúi”. Tém Thúi tuổi trẻ thiếu thốn tình thương, tính tình trời thần, tâm tính thiếu thành thật, thường tụ tập tụi “trộm trâu” trong thôn.

    Tụi trộm trâu thấy Tém Thúi tí tí thông thái, tôn Tém Thúi, tức Tất Thành thành thủ trưởng. Thường, trong thôn thừa tối trời, thủ trưởng Tém Thúi thường “trỏ” tụi ”trộm trâu” tới thôn trộm tứ tung. Thôn trưởng trong thôn tức tối, tức tốc truy tìm tụi trộm. Tụi trộm từng thằng, từng thằng trưởng thôn tóm trọn. Trưởng thôn tra tấn tụi thủ túc Tất Thành te tua. Túng thế, tụi thủ túc “trỏ” Tém Thúi, tức Tất Thành: thằng thủ trưởng. Thủ trưởng Tém Thúi thiếu thủ túc, thất thế, trốn tới tỉnh Thiết (Phan Thiết) thay tên Tất Thành.

    Tất Thành tới tỉnh Thiết thiếu thốn tứ tung. Thiếu thủ túc, thiếu tiền trọ, thiếu thuốc, thiếu tất tất trông thật thê thảm. Trọ thế tới tháng thứ tư, Tất Thành tìm tới trường tiểu trong tỉnh than thân. Thầy Trưởng Trường tưởng Tất Thành “Thứ Tốt” tặng Thất Thành tí tiền. Thỉnh thoảng Thất Thành thăm thầy Trưởng Trường, thăm thầy, Tất Thành thật thâm “tán” thầy tới tấp. Thầy Trưởng Trường tưởng thật tặng Tất Thành trật Thầy Thị tại trường. Trật thầy thị tại trường tiểu tháng tháng thầy trưởng trường tặng Tất Thành tiền.

    Tại tỉnh Thiết, tàu Tây thường tới thăm tỉnh Thiết. Tất Thành thỉnh thoảng tìm tới tụi Tây thân thiết trà trộn. Tới tết ta, tàu Tây tới thăm tỉnh Thiết, thừa tối trời, Tất Thành trốn trên tàu tây, toạ tại thùng than, tàu Tây thẳng tuốt tới Tây.

    Tại trời Tây, Thầy Trinh (Phan Châu Trinh), Thầy Trường (Phan Văn Trường), Thầy Thế Truyền (Nguyễn Thế Truyền) thấy Tất Thành thất tha thất thểu, túi tiền thủng, thân thể tàn tạ trông thật thảm thương. Thầy Trinh, Thầy Thế Truyền, Thầy Trường thấy thế thương tình trú tạm Tất Thành tại tư thất thầy Thế Truyền. Thỉnh thoảng thầy Trinh, thầy Trường tới thăm thầy Thế Truyền, thăm tất Thành tặng Tất Thành tí tí tiền tiêu. Tất Thành trú thế tại tư thất thầy Thế Truyền tròm trèm tám tháng. Thầy Truyền thấy Tất Thành tính tình thiếu thành thật, thất tín, tin theo tụi tà thần, thông thuộc toàn tà thuyết, tính toán toàn thứ tà tâm. Thầy Truyền tường trình tới thầy Trường, thầy Trinh. Thầy Trường, Thầy Trinh tức tốc tống tuốt Tất Thành theo tụi tà thần. Theo tụi tà thần Tây, Tất Thành tức tối thề trả thù thầy Trinh, thầy Trường tới tận thầy Thế Truyền.

    Tất Thành theo tụi tà thần. Tụi tà thần Tây thay tên Tất Thành thành Thuỵ, truyền trao trọng trách tới Tàu tuyên truyền tà thuyết. Tại Tàu, “Thuỵ ta” tụ tập tụi tiện, tụi te tua, tụi thiếu tiền, tụi thiếu thực, tụi thiếu tri thức tuyên truyền tà thuyết. Tụi thiếu tứ tung tin theo thỉnh thoảng tìm tới thanh toán tụi thành thị, tụi trí thức, tụi tiền thật tợn. Tin thanh toán trên tới tai Tàu Tưởng (Tưởng Giới Thạch). Tàu Tưởng truyền truy tìm tên trưởng toán tuyên truyền tà thuyết. Tất Thành tự thay tên trốn thoát. Tàu Tưởng tức tối trách tụi thủ túc thật tệ. Tụi thủ túc Tàu Tưởng thâm thù Tất Thành tới tận tuỷ thề tóm trúng Tất Thành thẻo Tất Thành từng thớ thịt.

    Thấm thoát tới Tiết Trung Thu tháng tám. Thường, Tết Trung Thu tụi tàu thường thưởng trăng. Thủ túc Tàu Tưởng từng tốp, từng tốp tà tà thưởng trăng thì thấy Tất Thành tụ tập tụi tiện tuyên truyền tà thuyết. Tụi thủ túc Tàu Tưởng tràn tới tóm trúng Tất Thành tại trận. Tóm trúng Tất Thành, Tất Thành thất thế, thất tận tâm thần, thất tới tóc tai, thất tràng tới thận, thất tới tiểu tiện. Tụi thủ túc trình tới Tàu Tưởng, Tàu Tưởng tức tốc truyền tống tù Tất Thành tù tới tàn thân. Tại tù Tất Thành than thân. Tại ta! Tại ta!.

    Trước Tết Ta, Thầy Thần (Nguyễn Hải Thần), Thầy Tường Tam (Nguyễn Tường Tam) trốn tụi Tây tới Tàu tạm trú. Tin trên tới tai Tất Thành. Tất Thành thư tới Thầy Thần, Thầy Tường Tam than thân trách thế, trách tấm thân tù tội thề thốt từ tạ thuyết tà thần. Thầy Thần, Thầy Tường Tam thương tình tổ tông từ từ tìm thế tha tù Tất Thành.

    Tàu Tưởng, Thầy Thần, Thầy Tường Tam từng thân thiết. Thầy Thần, thầy Tường Tam tới tìm Tàu Tưởng tường trình thân thế tù tội Tất Thành. Tàu Tưởng trọng tình thâm truyền tha tù Tất Thành. Thoát thân tù tội, Tất Thành tiếp tục thề thốt, thề thực tâm từ tạ thuyết tà thần. Thầy Thần, thầy Tường Tam tưởng thật! Tới Tết Tị (năm 1941), Thầy Thần, Thầy Tam trao Tất Thành trọng trách tuyên truyền “tả” Tây trong tỉnh Thái Tuyên (Thái Nguyên & Tuyên Quang). Tới tỉnh Thái Tuyên Tất Thành “trở tính”, tiếp tục tụ tập tụi thủ túc tà thần từng tin theo tà thuyết tại Tàu. Tụi thằng Trinh, thằng thụ, thằng Thọ, thằng Tập, thằng Thuỷ, thằng Thắng, thằng …T..T..T…T.. Từ Tàu tới tỉnh Thái Tuyên “Tổ tuyên truyền” thường trong thế tam tam. Tất Thành trỏ tụi thủ túc tà thần, thỉnh thoảng trỏ tụi thám Tây thủ tiêu “Tụi Ta” (Đảng phái Quốc gia không cộng sản), thủ túc thầy Thần te tua tan tác, tốp tử, tốp tù thật thê thảm. Tin tức Tất Thành tráo trở tới tai thầy Thần, Thầy thương thủ túc, tức tối Tất Thành tới thổ tiết tử tất thì.

    Tới Tết Tuất (1946) Tất Thành thương thảo tụi Tây (hiệp ước sơ bộ Pháp Việt 6/3/1946). Tụi Tây trực tiếp tiếp tay. Tụi thủ túc Tất Thành tả “Tụi Ta” (quốc gia) te tua. Thắng thế, Tất Thành tả tuốt tụi Tây, từ từ, tụi tà thần, thủ túc Tất Thành tóm thu toàn thể từ thành thị tới tỉnh thôn. Tức tốc Tất Thành truyền truy tìm “Tụi Ta”, thủ túc Thầy Thần thanh toán tiệt. Trước thanh toán tụi thủ túc Thầy Thần (QDĐ), từ từ tới Tụi Trí Thức, Tụi Tiền Tài Thật To, tới tận Tụi Thờ Tổ Tiên Thần Thánh thành thử trò thanh toán trở thành trò thích thú tang thương trong tay tụi thú tính thủ túc Tất Thành. Tình trạng thanh toán trên thật thê thảm, tử tuất trùng trùng trông thật thảm thương. Tình thế tiệt, “Tụi Ta”, Tụi Thầy Tu, Tụi Trí Thức, Tụi Tiền Thật Tợn, Tụi Thờ Tổ Tiên Thần Thánh trốn tuốt tới Trong theo Thánh Thượng Thuỵ, theo Thủ Tướng Thầy tu.

    Thủ Tướng Thầy Tu thân thế tại tỉnh Thừa Thiên. Thân thể thiếu thước tấc, tính tình thành thật, từng thối từ Trật Thượng Thư. Thời Thủ tướng Thầy Tu tình thế thật tứ tung. Trên thì tụi theo Tà Thuyết. Trong thì “Tụi Tướng Tá Trời Thần” (giáo phái) tìm thế thanh toán. Thuỵ Thánh Thượng thì thiếu trí tuệ, tính tình thì thích thưởng thụ. Thấy thế Thủ tướng Thầy Tu truyền toàn thể tổng tuyển. Toàn thể tuyển trúng Thầy Tu, Thầy Tu trở thành Tổng Thống. Thầy Tu trở thành Tổng Thống, Tổng Thống từ từ thương thảo Tụi Tướng Tá, Tụi Tướng Tá Trời Thần tin theo thế thì trở thành thủ túc. Thuỵ Thánh Thượng thua tuyển từ tạ tổ tiên thẳng tuốt tới Tây trú tạm tới tuổi tạ thế.

    Thời Tổng Thống Thầy Tu tụi tà thần thỉnh thoảng “tạch tạch tè tè”. tuy thế tình trạng tạm tốt. Tiếc thay thân thuộc Tổng Thống Thầy Tu toàn thứ tham tiền, thao túng thị trường, thứ thứ thâu tóm. Tiếng than tiếng trách tới trời. Tại tỉnh Thừa Thiên từng tốp từng tốp tràn tới tư thất thân thuộc Tổng Thống thanh toán. Thủ túc thân thuộc Tổng Thống trả thù thẳng tay. Tốp thì thẩy tù, tốp thì thủ tiêu. Tại thành thị thầy tu tên Thích tự thiêu. Thầy Tường Tam trong toán tù, Thầy trao “tuyệt thơ” tới Tổng Thống Thầy Tu trước thời thầy tự tử. Trong thơ Thầy thốt:

    Ta thật tội? Tổ tiên ta trừng trị

    Tụi tham tàn tránh tránh trừng trị ta.

    Tức thời Thầy tọng tới tám tuýp thuốc tây thanh thản tiến theo Thầy Thần tìm tới tổ tên. Tiếc thay! Tiếc thay!

    Từ thành tới tỉnh trở thành thiếu trật tự. Tụi thủ túc từng thề thốt “trung thành” tới Tổng Thống thấy trình trạng thế thẳng tay “truất tuốt”. Tổng thống Thầy Tu tự thấy tình thế thế trốn thoát. Tụi “tướng tá tráo trở” tức tối tung thủ túc truy tìm tung tích Tổng Thống tứ tung. Tiếc thay! Tại tư thất Thầy Tu Tam, Tổng Thống tiếp tục thương tưởng tình thầy trò tới tụi tướng tá từng thề thốt trung thành thưở trước thông tin Tổng Thống trú tại tư thất thầy tu Tam. Tụi tướng tá tráo trở tức tốc truyền thủ túc tìm tới thanh toán Tổng Thống. Tổng Thống Thầy Tu tử tuất tại trận tuyền.

    Trào Tổng Thống Thầy Tu tụi tà thần thỉnh thoảng tạch tạch tè tè tuy thế tình trạng tạm tốt. Truất Tổng Thống Thầy Tu thì tình trạng trở thành tồi tệ. Tụi tướng tá tráo trở tự thăng tự thưởng tứ tung. Tên “Thích Tót Thối” từ Trung tá trở thành Thiếu Tướng. Tám Thẹo từ Tá trở thành Trung Tướng. Thăng thăng – thưởng thưởng thiếu thể thống trông thật thối tha! Tình trạng tự thăng tự thưởng trở thành “trăn thiếu thủ”. Tụi tà thần thấy tình thế thế trình tấu tới Tất Thành. Tất Thành tức tốc triệu tập thằng Thọ, thằng Thảo, thằng Trà, Thằng Tảng, Thằng Thanh tìm thế thanh toán Tụi Ta. Tới tết Tị. Tháng tám, tướng tá ta truyền tổng tuyển. Toàn thể tuyển Tám Thẹo thành Tổng Thống, tên “Thích Tót Thối” trở thành Thứ, Tướng Trần Thiện Tham trở thành Thủ Tướng. Thắm thoát tới tết Thân (Mậu Thâm 1968). Thường, tới Tết Ta thường thưởng tết. Tất Thành theo thưở trước tổ tiên ta từng thắng tụi Tàu Thanh truyền trò tổng tấn. Tụi tà thần, thủ túc Tất Thành tấn ta từ thành tới tỉnh. Trước ta thất thế thủ túc Tất Thành tóm tỉnh Thừa Thiên. Từ từ ta tấn trả, từ thua tới thắng, từ thắng tới toàn thắng, toàn thể tụi tà thần, thủ túc Tất Thành ta thanh toán tiệt. Tin tức thua to truyền tới tai Tất Thành. Tất Thành tức tối thổ tiết tử tức thì. Tụi thủ túc Tất Thành trông thấy thế thề “tru tới tam tộc” từ tướng tá tới tận tụi tiểu tốt ta. Tới trung tuần tháng tư tết Tí (Mùa hè đỏ lửa 1972) tụi thủ túc Tất Thành tung toàn thể tụi tà thần tổng tấn ta trả thù. Trước ta thất thủ tỉnh Trị Thiên. Tổng thống Thẹo triệu tập Tướng Trưởng, trao Tướng Trưởng trọng trách tái tiếp thu tỉnh Trị Thiên thay thế Thiếu tướng “thất tài” thua trận. Tin Tướng Trưởng tới trấn thủ Trị Thiên thì tinh thần tiểu tốt ta thăng tiến. Thừa thắng tiến tới tướng Trưởng truyền toàn thể tấn trả. Trong tám tuần ta tả tụi tà thần te tua tan tác. Tốp tử, tốp tù, tốp tự thú, tử thi trùng trùng tứ tung trông thật thảm. Tái thiết tỉnh Trị Thiên thiệt tốt, Tướng Trưởng thông tin thắng trận tới Tổng thống Thẹo. Tổng Thẹo tới trận tiền thăng thưởng từ tướng tá tới tận tụi tiểu tốt. Tổng Thẹo thăng Tướng Trưởng từ Thiếu tướng tới Trung tướng tại trận.
    Tụi tà thần thú tính, thích thanh toán trả thù. Trước trả thù thì thua trước, tiếp tục trả thù thì thua tuốt. Túng thế tụi tà thần tìm tới tụi Thái Thú Tàu trình tấu tình trạng trả thù thua thiệt. Thái Thú Tàu truyền: Thôi thì tạm thời thương thảo trước từ từ tính tới trả thù. Tụi thủ túc Tất Thành tuân theo tức thời thông tin tới Tổng Thẹo. Tổng Thẹo tưởng tụi tà thần thực tâm thương thảo truyền thôi triệt tiêu tiếp tục. Thực tế thì Thái Thú Tàu tiếp tế tụi tà thần tới tấp, tiếp tế từ thực tới thuốc, tới tăng, tới tàu thật to. Tổng Thẹo thì thiếu trí tuệ. Tụi tà thần thì thập thập thò thò tìm thế triệt tiêu ta. Tổng Thống ta thì thích thú tự thưởng, thiếu tính tự thủ.

    Trước Tháng Tư, tụi thủ túc Tất Thành tung toàn thể tổng tấn ta tại tỉnh Thuột. Tỉnh trưởng tỉnh Thuột tử thủ tới trọn tuần, tiếc thay thiếu tiếp tế ta thất thủ tỉnh Thuột. Tại trận Trị Thiên. Tướng Trưởng tấn trả tụi tà thần te tua, thiếu tiếp tế Tướng Trưởng trình Tổng Thẹo, Tổng Thẹo thôi tiếp tế. Thiếu tiếp tế tương tợ trói tay Tướng Trưởng. Ta thất thủ trận Trị Thiên. Trị Thiên thất thủ tổng Thẹo truyền tất tất tỉnh tại Trung triệt thoái. Tới tháng tư. Tổng Thẹo thấy tình thế thua thiệt, tráo trở tìm thế thoái thân trao trọng trách tới Thứ Tổng Thống Trần. Trao trọng trách Tổng Thẹo thề trước toàn thể: “Tui trở thành tiểu tốt tử thủ tả tụi tà thần tới tắt thở…” Thoáng. Thu tóm tiền tài thê tử thủ túc trốn tuốt. Tên “Thiếu Tướng Thích Tót Thối” trách Tổng Thẹo thối tha thề tả tụi tụi tà thần tới tắt thở…” Thoáng, thu tóm tiền tài thê tử tiếp tục trốn tuốt. Thiệt toàn thứ tráo trở!

    Tổng Thẹo trao trọng trách tới Thầy Trần (Trần Văn Hương) thì tình thế Ta thật tối tăm thê thảm. Tụi tà thần thì tấn tới trong tầm tay. Tụi tiểu tốt thì tứ tán, thiếu thốn tới trăm thứ. Tuổi thọ trên thất tuần, thân thể tinh thần trở thành thơ thẩn. Túng thế Thầy truyền trao trật Tổng Thống tới “Trung Tướng Tráo Trở”. Trao trật Tổng Thống thầy than: Thằng Thẹo trao trọng trách tới tui tương tợ trao thuyền thủng, thuỷ thủ tiêu tùng thuyền thủng thật to. Tiếp theo Thầy than trời trong thật tủi!

    Tiệm trật Tổng Thống, “Trung Tướng Tráo Trở” tìm thế thương thảo tụi tà thần “thương tình tổ tông” thôi tấn Ta. Tụi thủ túc Tất Thành thấy thế tất thắng tiếp tục tấn ta tới tấp. Tổng Thống “Ta” thấy thế tất thua, ta tiếp tục tấn trả thì tử thi trở thành trùng trùng. Tiệt thế. Tổng Thống tới ty truyền thanh truyền từ tướng tá tới tận tiểu tốt ta trói tay trao tụi tà thần. Tướng Tá ta tốp thì trốn thoát, tốp thì tức tối tuẩn tiết trong thật thương tâm.

    Tụi thủ túc Tất Thành từng thề thốt: tru tới “tam tộc” từ tướng tá ta tới tận tụi tiểu tốt ta. Thực thi thề thốt: tóm ta từng thằng từng thằng thảy tù tất thảy. Trước tướng tá, tiểu tốt, từ từ tới trí thức, tụi tiền thật to, tụi thờ tổ tiên thần thánh trở thành tù tuốt. Tiếng than tiếng trách tới tận trời! Túng thế Tụi Ta tốp trốn tới Thái, tốp tẩu tới Tây, tốp tìm tới Mỹ. Xin lỗi, nước Mỹ không ở trong vần “T” thôi thì cho tui mượn tạm: tốp tìm tới “Thằng Thủ Túc Tráo Trở” trú tạm.

    Tờ trình thân thế Tất Thành tư tui thời tạm tóp. Thỉnh thoảng tường trình tiếp tục.

    Tư Tịnh

  2. Cảm ơn bạn đã chia sẻ cuốn sách hay. Mình rất muốn đọc những phần còn lại. Nếu có thể thì gửi ebook cho mình với nhé! email:chinhnv49k@gmail.com

  3. Điều hàn quốc làm được là họ chịu tiếp thu, chịu thay đổi, nền giáo dục hàn quốc thua xa nhật bản, họ không xấu hổ mà bê nguyên giáo dục của nhật bản tích lũy hàng trăm tất nhiên là trừ những môn xã hội lịch sử, họ đưa người của họ sang hollywood học cách làm phim từ những năm 1990, đưa người sang học kinh nghiệm nền âm nhạc nhật bản để tạo lên tầm ảnh hưởng của K-pop, phim hàn quốc khắp thế giới nhưng chẳng là gì so với nền âm nhạc hàng đầu thế giới là nhật bản, chả mấy nhóm nhạc hàn quốc được phép hát ở nhật bản . Với nhật bản, điều đáng tiếc nhất với họ là họ có một nền văn hóa quá bảo thủ quá cứng nhắc, luôn tự tin rằng mình là nhất châu á để rồi dẫn đến sự nép vế của sony, panasonic… trước các ông lớn như samsung luôn đổi mới, sự sụp giảm dân số và cái nhìn kỳ thị với người nước ngoài sẽ khiến họ lụi tàn.
    Phiền bạn share mình ebook :manhdo92@gmail.com
    Cảm ơn bạn

  4. Văn hóa Hàn chỉ CỐ TỎ RA cool chứ thực chất không cool! Nhạc Hàn PHẦN LỚN ầm ầm không có tiết điệu, nhất là các nhóm nhạc nữ, chỉ hấp dẫn được những người xem nhạc bằng mắt!

    Cool là từ tâm hồn, phong cách sống chứ không phải cứ chất một đống hàng hiệu lên người, PTTM cho thật sang chảnh là thành cool!

    Khi người ta làm việc như điên, tốc độ sống quá nhanh, sống quá thiên về vật dục thì chả thể nào cool được! Ít nhất là trong quan niệm của mình!

    Tóm lại dị ứng với cái thể loại kênh kiệu hãnh tiến này!!! Xem phim, nghe nhạc Hàn cứ thấy có gì đó thật mù quáng và ngoan cố! Giàu nhanh quá văn hóa không theo kịp nên trong cách cư xử của họ có cái gì đó vừa gia trưởng phong kiến lại vừa trọc phú hợm tiền!!!

    https://www.youtube.com/watch?v=xF3MC8PWgJE

    Tổng thống mà nông cạn hung hăng thế này thì thế giới còn lầm lạc đến bao giờ không biết??!!!

    … chỉ người mù mới có cái tự tin lạ lùng ấy. Kỳ lạ là cái triết học mò ấy lại lấy những dáng điệu kiêu ngạo, trịch thượng và thương hại người ta khi đứng trước cái triết học nhìn thấy Chúa. Người ta tưởng như nghe thấy con chuột chũi kêu to: “Ôi! Thương hại thay bọn họ với cái mặt trời của họ”. (233 – Những người khốn khổ – tập 2 – Victor Hugo)

    Trong mắt mình đây mới là COOL, ít nhất là phần hình ảnh và giai điệu!

    https://www.youtube.com/watch?v=-CmadmM5cOk

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI