Ảnh: Huyền Chip
Hành trình của cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” có lẽ đã tốn quá nhiều giấy mực và thời gian của mọi người. Ngay từ đầu câu chuyện đối với mình chỉ là trò đùa châm biếm để vui vẻ trong ngày, thì giờ đây mọi thứ đã được đẩy đi quá xa. Vì thế, nó buộc lòng mình phải lên tiếng và chia sẻ cách nhìn của mình với một đam đông đang điên dại vì cô bé.
Bằng trí tưởng tượng của trẻ thơ, mình hình dung tới một cô bé yêu thích và đam mê du lịch, đã dấn thân vào tìm một con đường để phiêu lưu, khám phá thế giới. Cô bé đã sử dụng các mối quan hệ thiết lập được và đã may mắn tìm được một công ty tài trợ, đồng thời, còn có 1 êkip đứng sau hổ trợ. Hợp đồng được soạn sẳn với bài toàn là đi 25 nước với 25 000$. Kết thúc chuyến đi, cô bé phải giao lại bên công ty một cuốn nhật ký hành trình về 25 nước đó. Tuy nhiên, với chừng đó số tiền, cô bé đã chỉ đến được 15 nước. Câu hỏi đặt ra bây giờ thì làm sao để có câu chuyện cho 10 nước còn lại? Và trí tưởng tượng là chìa khóa cuối cùng cho câu hỏi đó. Có nhiều người đòi hỏi sự thật cho công chúng, thì mình chỉ đòi hỏi sự thật cho chính cuộc sống của Huyền. Một hợp đồng đã ký mà tất cả điều khoản trong đó chỉ có Huyền biết cùng với công ty tài trợ. Có ai đủ thông minh để cầm bản hợp đồng đó ra để mong muốn tìm sự cảm thông của công chúng, khi mà số tiền tối thiểu phải bồi thường lại là 25 000$? Khi một vở kịch đã diễn, thì các diễn viên cũng chỉ hoàn thành vai diễn cho tới giây phút cuối cùng. Chỉ có khán giả là người được quyền quyết định coi tiếp hay là xách mông lên và ra về mà thôi. Vậy thì sách hay thì mua, sách dở thì cho nó ế để chất đầy vào kho. Thế là xong, làm gì phải chửi người viết đến thế? Có cuốn sách nào mà ko có hoa, ko có lá, ko có cành đâu nhỉ? Mà cuốn sách có một người đứng tên chỉ để tạo cảm hứng, còn nguyên 1 đội ngũ đứng sau kia mà. Nếu muốn chê, muốn trách, hay thậm chí chửi thì mình nghĩ nên nói chung cho cả một đội ngũ và công ty đó. Việc đem cô bé ra làm trò chơi cho thiên hạ chỉ cho thấy một xã hội thiếu tôn trọng người phụ nữ.
Quay lại nội dung chính của cuốn sách, các bạn có thể bắt đầu từ đâu các bạn thích. Mình thì bắt đầu bằng một cách nhìn của một tờ báo. Mình đã đọc cách đây tầm 1 tuần nhưng mình không tìm lại được (nếu bạn nào tìm được thì comment giúp mình nhé). Điều lạ là trước khi những lùm xùm không có thật của những chuyến đi này nổi lên, thì nội dung bài báo chỉ xoay quanh việc chê bai những mạo hiểm và dạy cho người khác đừng dấn thân vào những nơi nguy hiểm. Mình thật nực cười khi một báo có thể coi là chính thống của một nền báo chí lại đi phê phán một con bé đi lang thang thế giới. Bổng chốc, trong đầu mình lóe lên một suy nghĩ rằng: cô bé chính là một hiện thân của một lớp trẻ dám mơ ước và dám dấn thân mình vào hiểm nguy của cuộc đời. Chính những con người này sẽ tạo nên một thế hệ đòi hỏi tự do về tư tưởng. Điều gì sẽ xảy ra thì mình hi vọng các bạn có thể sẽ đoán được. Và hơn hết, hình ảnh một thiếu nữ bao giờ cũng đẹp và lay động lòng người hơn bao giờ hết. Chúng ta thử nhìn vào người phụ nữ Aung San Suu Kyi đã thay đổi một nước Myanmar đang ngày càng tươi đẹp hơn, hay một thiếu nữ áo trắng kiên định và hiên ngang. Những hình ảnh đó, nó in sâu vào trong tâm hồn mỗi người dễ dàng hơn nếu so với một người đàn ông , hay một cậu thanh niên thì rất dễ bị quy kết là một loại trẻ trâu nào đó. Giờ đây, mọi thành quả chiến đấu trên mặt trận thông tin chống Chíp ngày hôm nay có lẽ sẽ được tuyên dương xuất sắc.
Mình đã có đọc một bài viết có trích dẫn nội dung cuốn sách của anh Giáo Hoàng, sau đó nó làm mình hồi tưởng lại cách đây 10 năm. Khi đó, các báo thi nhau viết bài rồi tìm cách tổng hợp để mong ra đời cuốn sách “Người Việt xấu xí”. Giờ đây, một cô bé dũng cảm đi ra thế giới và về tường thuật lại chặng hành trình với những gì trung thực nhất có thể thì nhận lại gạch đá. Bây giờ có người lại cho rằng cuốn sách “tuyên truyền cho vượt biên trái phép, cư trú bất hợp pháp, lao động bất hợp pháp, làm giả giấy tờ, trốn vé.” và đòi cấm phát hành cuốn sách. Có người còn đùa cợt nói rằng, cô bé có đi bán dâm còn không có nổi chừng đó tiền nữa, chứ huống gì đi làm thêm. Mình cảm thấy tiếc là cô bé ko đi làm cái nghề đó nữa thui. Nếu không thì tất cả những đặc điểm này là những cái tiêu biểu mà người dân nước khác nhìn vào một dân tộc đáng tự hào này. Chỉ cần tổng kết từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu, thì đây là những góc cạnh thật nhất của những con người luôn nhận mình là anh hùng. Chính những đặc điểm chân thực này, mình nghĩ là cần thiết vì có những cái cần phải nhìn thấy mà biết xấu hổ, để từ đó chúng ta bớt đi những tự hào hoang tưởng còn hay hơn nhiều. Nói thì phải có bằng chứng nhỉ, mình quên mất? Vượt biên trái phép thì chỉ cần hỏi anh bạn Úc của chúng ta trong năm nay; cư trú bất hợp pháp thì chỉ cần hỏi Anh với Pháp là đủ; lao động bất hợp pháp thì tin vừa từ Nga về phải; giấy tờ giả thì chỉ cần ngồi nhà coi tivi cũng có khối chuyện hay để bàn; còn riêng chuyện trốn vé thì mình kể bạn mình vậy: mình có anh bạn làm tiến sĩ rất sung trên các diễn đàn VOZ và TCCL để chửi bé Chíp, nhưng anh này thì trùm trốn vé tàu và xe, có hôm lại tự hào up lên FB cả vé phạt nữa kia chứ. Mình chỉ cảm thấy khá hài hước khi con người này lên án bé Chíp mà thôi.
Thậm chí nếu bán dâm thì hãy nghĩ đến bài báo về những cô gái VN ở Malaysia. Còn nếu Chíp có trộm cắp hình ảnh hay nội dung cho các chương của mình, thì mình mong các bạn nhớ đến các biển báo về trộm cắp bằng tiếng việt ở những siêu thị không có nhân viên ở Nhật. Nếu ai đó nói cuốn sách hủy hoại hình ảnh của người Việt trong mắt người nước ngoài, thì hãy làm ơn chứng minh giúp mình vẻ đẹp đó nằm ở đâu? Ở hoa sen hay ở trong bùn lầy?
Cuối cùng và quan trọng nhất là đám đông, mình cũng thấy đây là cách mà chúng ta có thể nhìn thấy lại một đám đông luôn tự hào ngàn năm văn hiến, nhưng cách hành xử thì nó đủ thể hiện dân tộc đó có văn hóa hay ko. Chúng ta bắt đầu với từng cá thể trong cái đám đông đó. Như một người bạn trên FB mình đã nói:” Con người trong cuộc sống thường chỉ chú tâm vào những gì có ý nghĩa với bản thân”, từ đó, “mỗi người có quyền lựa chọn những gì họ thích làm, và một việc vô bổ với người này hoàn toàn có thể có ý nghĩa với người kia”, do đó, “thật khó để có thể phê phán con người vì những gì mà họ theo đuổi”. Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn Khoi Tran. Theo cách nhìn của bạn thì “Việc tranh cãi cỏn con về Huyền ngày hôm nay hoàn toàn có thể là tiền đề cho một nền dân chủ sau này (chỉ có tính chất ví dụ)”. Còn theo cách nhìn của mình thì điểm yếu của một xã hội dân chủ là sự nhân bản, và điểm mạnh của một thể chế độc tài là bất nhân. Khi nhìn vào đám đông, nhiều người chỉ thấy 2 phe: Chống Chíp và Bảo Vệ Huyền. Còn mình thấy thêm có 2 tuyến ở mỗi phe: một tuyến là những người tri thức, còn tuyến còn lại là những con lừa và con cừu. Theo bạn Khoi Tran, trong đám đông thì “phần đông vẫn là những trí thức”, còn theo mình thì cho rằng phần đông là những con lừa và con cừu nhiều hơn. Để bắt đầu đánh giá đúng các tuyến của các phe, thì mình sẽ định nghĩa vài thành phần như sau:
Loại 1 là những tên vô học hoặc vô văn hóa hoặc cả hai – đây là những tên chọn cách chửi bới, phán, comment hơn là tranh luận nghiêm túc (và mình nghĩ loại này đông nhất),
Loại 2 là những người có học – đây là những thành phần có khả năng độn kiến thức vào đầu vô biên, thành công trong việc bước qua các kỳ thi một cách xuất sắc, và không biết tư duy và suy nghĩ (ví dụ đồng chí nào đó đòi viết kiến nghị cấm xuất bản cuốn sách),
Loại 3 là những người tri thức – đây là những người có học, có tư duy độc lập, hành xử có văn hóa, và quan tâm các vấn đề xã hội.
Từ đây, mình chia ra 2 phe và 4 tuyến:
Phe Chống Chíp:
– Tuyến 1A: Những người tri thức (loại 3).
– Tuyến 1B: Những con lừa và con cừu (loại 1 và loại 2).
Phe Bảo Vệ Huyền:
-Tuyến 2A: Những người tri thức (loại 3).
-Tuyến 2B: Những con lừa và con cừu (loại 1 và loại 2).
Đối với tuyến 1A, những người tri thức này chỉ đòi hỏi sự thật và điều duy nhất họ muốn là sự thật. Điều mà trong xã hội này nay đã quá xa xỉ bởi những chiêu trò kinh doanh và PR.
Đối với tuyến 1B, những loại này thích chửi bới, moi móc, a dua và mê muội từ diễn đàn này đến diễn đàn khác. Chúng như những con thú nằm chờ trong bóng tối để xem ai đó phạm sai lầm là ném đá tha hồ để thế hiện đỉnh cao trí tuệ và sức mạnh (đa phần là loại 1), hơn là tranh luận và hành xử có văn hóa.
Đối với tuyến 2A, những người tri thức này đứng về Huyền không phải bởi vì muốn che dấu sự giả dối. Mà họ đứng bên cạnh Huyền để yêu cầu cách cư xử tử tế của đám đông, tôn trọng ước mơ, sự dấn thân của cô bé, và lòng vị tha dành cho cô bé. Như mình và anh Anh Gau Pham đều châm biếm cô bé khi mới lên báo, nhưng khi sự việc bị đẩy đi quá xa thì mình và anh ấy phải lựa chọn bảo vệ cô bé, chứ không thể hùa theo đám đông.
Đối với tuyến 2B, những con lừa và con cừu này đã dựng cô bé thành anh hùng dối trá một cách không cần thiết. Tất cả những người này chỉ thể hiện một căn bệnh sùng bái cá nhân trầm kha của xã hội, đồng thời sự mê muôi trong tư duy khi chỉ biết đọc, ghi nhớ mà không biết suy nghĩ, lập luận để thấy những điều vô lý của cuốn sách. Hơn hết, những người sống chết muốn bảo vệ bằng được cô bé mà bất chấp tất cả. Liệu đó họ có phải là thành tựu hay là mục tiêu của giáo dục không?
Tổng kết trận chiến:
Phe Chống Chíp ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng hơn, cũng như thành công trong việc lật tẩy những chiêu trò kinh doanh của cuốn sách. Mình chỉ tự hỏi là một sản phẩm nào ra thị trường mà ko phải đi qua những trò chơi đó? Tuyến 1A đã xuất sắc đưa ra những lập luận không thể chối cãi được, song song với đó danh tiếng của các nhà trí thức này càng lên cao. Nhưng kéo theo sau đó của các anh là tuyến 1B đã cho mình một chiến thắng vang dội chấn động địa cầu. Đứng ở tuyến 1A thì sự thật đã chiến thắng, còn ở tuyến 1B thì đó là sự thật hay là sự vô văn hóa? Và Chíp xứng đáng nhận những lời lẽ như vậy không?
Phe Bảo Vệ Huyền thất bại trong im lặng. Có lẽ buồn nhất là tuyến 2B vì thần tượng đã sụp đổ và giảm niềm tin trong xã hội mong manh này. Còn tuyến 2A, có lẽ nên nhắc tới 2 con người đứng mũi chịu sào trước công chúng là cô Nguyễn Hoàng Ánh và GS. Nguyễn Lân Dũng. Việc 2 con người này đứng bên bé Huyền đã làm sứt mẻ hình ảnh của chính họ trong mắt khá nhiều người hâm mộ. Và phải hơn 2-3 ngày sau, mình mới có thể hiểu được những gì họ đang đấu tranh. Những người ở tuyến 1A có thể vui vẻ với chiến thắng nhưng liệu sau chiến thắng đó có làm cho họ trở trên cao thượng và hành xử đạo đức hơn không? Hay sẽ lại tiếp tục có một ”bên thắng cuộc” nữa? Hình ảnh của 2 con người trên sứt mẻ bao nhiêu thì nhân cách của họ càng cao thượng bấy nhiêu. Họ không bảo vệ sự giả dối. Mà điều họ đang bảo vệ là lòng vị tha – điều mà gần 70 năm nay, dân tộc này không có, ngoài những thù hận, ganh ghét và chà đạp lẫn nhau. Hay chiến thắng vang dội có thể xóa nhòa tất cả những đau thương với niềm tự hào của thế kỷ? Và mỗi người chắc chắn sẽ tự cho mình câu trả lời thích đáng?
Mình thử đặt 2 cuốn sách “Đại Gia” của Thiên Sơn, và “Xách ba lô lên và đi” của Huyền. Một cuốn bị cấm bởi nó thể hiện sinh động một xã hội đang tới điểm tới hạn, thì cuốn còn lại chỉ đơn giản đang thể hiện rõ nét một góc cạnh thật của từng cá nhân trong một dân tộc anh hùng. Việc hất hủi cuốn sách của Huyền chẳng khác nào đập vỡ tấm gương soi hàng ngày của mỗi người. Nếu cuốn sách của Huyền đi so với những lời nói dối làm một đất nước lâm nguy, kinh tế thì kiệt quệ, luật pháp thì rừng rú, giáo dục thì tụt hậu, đạo đức thì suy đồi, văn hóa thì nhảm nhí kèm theo làm chết hàng triệu người. Thì cái nào đáng lên án hơn? Chúng ta sẽ thật tự hào về một xã hội tâm thần này phải không (như một bài báo mới đây đưa tin)? Còn về phần mình, mình chỉ thấy thật đáng thương cho một dân tộc không biết tới sự sáng tạo và lòng vị tha. Giờ đây, có lẽ điều cần làm là những người anh hùng trẻ con phải học cách trưởng thành.
sigh*, mình cứ có cái suy nghĩ ngây thơ là để biết thế nào là vị tha, thế nào là sáng tạo thì nên biết sự thật trước đã, như bạn đã nói, tuyến 1A yêu cầu sự thật, ngay từ đầu họ ko hề phán xét hay bla bla bla lên án các kiểu đúng ko ? cuộc chiến nảy ra ko phải vì 1 bên yêu cầu sự thật và 1 bên bảo vệ sự vị tha, vì 1 điều đơn giản ai cũng biết là trước khi bạn đc tha thứ, ít ra bạn cũng phải xin lỗi chứ ? tôi ko theo dõi mọi bài báo về HC vì tôi ko có đủ thời gian cũng như sự quan tâm nhưng trong tất cả những bài báo tôi từng đọc chưa hề có câu :"xin lỗi em đã nói dối", bạn lên án tư tưởng đám đông a dua này nọ các kiểu vậy cái cách lập luận "vì chúng ta sống trong 1 thế giới dối trá, chúng ta có quyền dối trá" của bạn nó là a dua hay ko ?
ấy chết, sao nhận định Não lợn thế, có loại im lặng bất động chưa chắc đã tồn tại, có khi chết não rồi hoặc bị chó ăn mất tim!
à, có nhiều loại bạn à, có loại im lặng bất động chưa chắc đã tồn tại, có khi chết não rồi hoặc bị chó ăn mất tim!
hình như đó là tui :v
Để bảo vệ lòng vị, liệu có nên tạo ra 1 hình tượng anh hùng ko? xã hội này đã quá nhiều, quá nhiều sự dối trá để biến 1 con người bình thường thành tiên thành phật rồi.
Còn thiếu 1 phe : Trọng tài
Cái phe này rất quan trọng nhưng mà phe này còn đang bận đi họp, bận đi đòi lại nhưng gì đã mất khi ngồi ở cái vị trí đây :v .
nhóm này cũng chia ra: thánh nhân, những con lừa và những con lừa tưởng mình là nguy hiểm 🙂
Hà Nhung Có cái thì người ta có thể xin, nhưng cũng có những cái phải đòi mới có em ạ.
Khi quyển này mới ra lò, em không tìm đọc, kể cả đến bây giờ với tất cả những sự rầm rộ và ồn ào của nó, em vẫn không tìm đọc nó. Tranh luận là tốt, và cần nhiều tranh luận hơn nữa, và cảm nhận và quyết định lựa chọn hướng nhìn là ở mỗi người. Xin dừng lại việc tranh luận về em Chip này để những tranh luận thẳng thắn hơn, mạnh mẽ hơn đối với vấn đề to lớn hơn của đất nước, thời cuộc. Giá mà các tranh luận về chính trị, kinh tế, xã hội cũng được sôi nổi, thắng thắn, tự do và không bị ngăn chặn như thế này nhỉ. Quay trở lại vấn đề e Chip, e thích cách mà anh Thịnh ra mặt để tranh luận, ko phải là "anh hùng bàn phím". Có thể chả cần đến mức đề nghị xem xét cấm xuất bản, nhưng những gì anh Thịnh phân tích đều thấy đúng cả. Và với e, một nhân vật Fulbrighter như anh Thịnh (trong cái bài viết này mỉa là Foolbrighter) có sức ảnh hưởng và truyền cảm hứng hơn nhiều so với những chuyến đi của e Chip 🙂 Xã hội mà, mỗi người đều có quyền lựa chọn điểm nhìn cho mình.
Mặc dù tôi ủng hộ quan điểm của tác giả, nhưng câu hỏi vẫn là tại sao tác giả lại viết về đề tài Huyền Chip, mà lại không phải viết về đề tài những lời nói dối to tát nào khác mà tác giả cho là nghiêm trọng? Nhìn rau gắp thịt :v?
Ngoài ra thì cũng cần cẩn thận khi nhận định người này người kia làm cái việc bênh vực Huyền Chip "vì lòng vị tha"?! Và liệu nếu như nhận ra rằng không hẳn "vì lòng vị tha" thì có vì thế mà tác giả sắp xếp họ vào một nhóm khác ngoài nhóm "A", cũng như đã xếp Trần Ngọc Thịnh vào nhóm 1B2 chỉ qua biểu hiện của anh ấy trong vụ Huyền Chip?
Foolish Beats Dân chủ thì đúng là … do dân làm chủ . Mà ông chủ thì có phaỉ bao giờ cũng công bằng nhưng quan trọng nhất là ông ấy được làm chủ và không quá bất công ! :v
Tây Mỹ gì cũng đủ thứ thương vàng hạ cám vì xã hôị họ cũng đủ các thứ ấy ! Nhưng quan trọng là xã hôị sẽ điêù chỉnh , không biến trắng thành đen là đuợc !
em thì chỉ thấy một cuộc náo nhiệt thôi.. :3 gạch đá cứ bay rào rào.
ôi dân chủ là đây!
Trong vụ HC sự thật được phơi baỳ . Cháu bé và phe chống lưng bị lép vế nên bị phe kia tẩn cho là đúng rôì ! Còn nếu phản ứng đó quá mức thì cũng là bình thuờng trong cuộc sống , chỗ naò cũng vâỵ thôi ! Có chắc hiện tương naỳ ở đâu đó thì "đá" sẽ ít hơn ?
Những mong muốn và thiện chí cuả tác giả baì viết thì chỉ có trong một xã hôị lý tưởng về nhân văn . Mà xã hôị ấy chưa có ! Đành chấp nhận cuộc sống bình thuờng như xưa nay vẫn thế !
cuộc chiến hoang dại đó mà :3
mình cũng chọn cách im lặng, đôi khi cũng muốn lên tiếng nhưng biết là k làm gì được vì bọn chúng quá đông :(( (bọn ném đá hội đồng)
trong chuyện này thì chỉ biết thương Huyền
…điều họ đang bảo vệ là lòng vị tha – điều mà gần 70 năm nay, dân tộc này không có, ngoài những thù hận, ganh ghét và chà đạp lẫn nhau.
Vầng, em ở trong tuyến này với suy nghĩ tự thân đã đang tâm thần mịa nó rồi thì bon chen thêm chi cho mệt. Chẳng hay sai đúng hay chỉ là cái mồm hả bác ????
Im lặng đứng nhìn và thường xuyên bị làm phiền vì một đám đông rãnh háng. -_-
Rất tuyệt, vì đã nói thay cho nhiều người , trong đó có mình đứng đầu danh sách !!
Vâng, một xã hội tâm thần. Đúng nghĩa.
đang phê thuốc :3
đỡ buồn :3
Vẫn còn 1 tuyến nữa, những người chỉ im lặng đứng nhìn xã hội tâm thần này ném đá lẫn nhau trong sự điên cuồng (như đang phê thuốc).