Featured Image: Pixabay
Chia sẻ này dành cho chúng ta – những người học xong chọn cho mình con đường tìm việc và đi làm thuê. Chúng ta tập trung xây dựng cuộc sống, gia đình, quan hệ, bạn bè,… dựa trên nền tảng công việc mà chúng ta chọn, dựa trên công ty mà chúng ta làm và gắn bó. Vấn đề đặt ra là bạn sẽ cống hiến bao nhiêu phần trăm sức lực, thời gian cho công ty nếu giá trị của bạn xứng đáng được nhận mười đồng nhưng công ty chỉ có thể trả và cần bạn ở mức năm đồng thôi. Bạn sẽ cống hiến mười đồng, mười lăm đồng hay chỉ năm đồng tương xứng với số tiền mà công ty bạn có thể chi trả cho bạn hoặc giả chỉ là việc ở mức hai đồng rưỡi hay thậm chí là chỉ một đồng rưỡi?
Đừng vội, tôi dám chắc mỗi người đã có riêng sự lựa chọn cho bản thân mình nhưng hay giữ bí mật nhé. Cùng so sánh sau khi phân tích được và mất ở mỗi sự lựa chọn xem như thế nào các bạn nhé!
Thứ nhất, bạn sẽ chọn cống hiến ở mức mười đồng. Điều này có nghĩa là bạn chấp nhận mình sẽ bị thiệt một phần về công sức, cống hiến, thời gian và trí tuệ cho công ty, cho công việc mà bạn đang làm. Bạn đang không quan tâm đến số tiền mà công ty chỉ có thể chi trả cho bạn chỉ là năm đồng thôi. Bạn sẳn sàng biếu không năm đồng mà bạn tạo ra cho công ty. Đây là điều mà rất ít người có thể làm được như bạn đang nghĩ và đang làm, vì phần lớn chúng ta có cái nhìn rất ngắn, hạn hẹp chúng ta chỉ chăm chú vào số tiền mà chúng ta được nhận và ki bo từng đồng từng cắc. Thường chúng ta không hề có sự lựa chọn đường hướng cho năm hay mười năm tiếp theo. Chúng ta không xác định được đâu là lẽ sống của chúng ta, chúng ta không hề biết chúng ta đang sống vì điều gì và chúng ta đang yêu thích cái gì. Lựa chọn điều này bạn là người giỏi, thông minh đấy nhưng sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn chấp nhận dấn thân theo trường hợp tiếp theo. Thử xem thế nào nhé.
Thứ hai, bạn sẽ chọn cách làm hết sức lực của mình. Với ý nghĩ này xét về khía cạnh tiền bạc, thời gian bạn sẽ lỗ hơn rất rất nhiều lần. Vì công ty chỉ cần bạn tạo ra giá trị tương đương năm đồng nhưng bạn là người có năng lực, cống hiến chỉ quan tâm đến sự cống hiến của chính mình cho công ty, quan tâm đến sự khám phá năng lực tiềm ẩn của cá nhân. Bạn không quan tâm đến thiệt hơn về vật chất vì có nhiều điều còn quan trong hơn cả tiền bạc. Mặc dù bạn sẽ thiệt phần tiền công so với công sức bạn bỏ ra nhưng với sự lựa chọn này cái được lớn nhất chính là bạn được sống là chính mình. Bạn làm ra tiền chứ không phải đồng tiền đang nhào nặn nên con người bạn. Bạn sống đã, làm việc hết mình, chơi cống hiến thế thì một ngày nào đó thiên hạ chắc chắn sẽ nằm trong tay của các bạn.
Thứ ba, làm đúng sức mình với mức chi trả theo khả năng của công ty. Bạn có năng lực mười đồng cơ mà tại sao bạn lại tự giới hạn năng lực của chúng ta. Đến lúc nào đó nó sẽ may một, và chúng ta sẽ từ người có khả năng tạo ra giá trị mười đồng xuống một người chỉ tạo ra một giá trị năm đồng. Phải chăng chính vì trọng đồng tiền mà bạn đã bị đồng tiền định hình cuộc đời của chính bạn. Bạn không cố gắng hết khả năng và khi lựa chọn như vậy bạn chẳng ban giờ biết được năng lực thực, giá trị thực nơi con người của bạn như thế nào. Vì bạn chẳng bao giờ làm việc hết mình, bạn chẳng bao giờ cảm thấy yêu thích một điều gì trên đời cả. Khi đó cuộc sống thật vô vị, nó làm bạn trở nên nhút nhát và thấp kém hơn.
Cuối cùng, chính là sự lựa chọn của những kẻ thấp kém trong xã hội. Họ sẳn sàng làm dưới sức mình, dưới cả sự chi trả của công ty. Gian dối, họ chỉ tạo ra giá trị một đồng rưỡi hoặc hai đồng rưỡi nhưng báo cáo, chém với công ty rằng em làm bla bla để rồi họ được nhận năm đồng. Thiệt hơn thì công ty đã thiệt một phần tiền vì giá trị họ tạo ra không tương xứng với giá trị mà công ty bỏ ra. Ngẫm lại thì cảm thấy rất đáng thương cho các bạn này vì họ mãi mãi không biết mình là ai, không biết mình có năng lực gì và mình giỏi cở nào. Họ mãi mãi là những kẻ thất bại, đáng buồn thay nhóm này hiện nay đông như quân Nguyên.
Vấn đề chỉ có vậy, chúng ta hay tự lựa chọn cách làm việc cho chính mình. Hãy chọn và cống hiến, dấn thân với nó, chúng ta có sức trẻ ngại gì mà không thử, làm hết sức, chơi hết mình. Đừng để đồng tiền tạo nên con người mỗi chúng ta, đừng để tiền làm nên nhân cách của mỗi người chúng ta. Hãy sống một cuộc đời thật đã, cống hiến, hết mình để biết rằng mình đang giỏi cái gì, mình đang giỏi như thế nào. Cuộc đời của bạn là do sự chọn lựa của chính bạn. Vậy nên nếu bạn chọn cống hiến trên cả mức công ty chi trả thì thiên hạ chắc chắc là của bạn; nếu bạn tạo ra giá trị bằng với mức công ty chi trả thì bạn đã vô tình để đồng tiền sai khiến bạn, quan trọng hơn bạn sẽ không bao giờ biết được bạn là ai cho đến khi bạn đi về bển; cuối cùng nếu bạn chấp nhận làm gian dối, lười nhát làm dối ăn thiệt, sẳn sàng bán rẻ nhân cách chỉ vì đồng lương nhỏ nhặt đấy thì cuộc đời này sẽ ra sao, thiên hạ thuộc về ai thì có lẻ bạn đã rõ. Vậy hãy sáng suốt lựa chọn và dấn thân với lựa chọn của chính mình nhé các bạn.
Mr. Lias
Bài viết đúng, chỉ tiếc chưa sâu lắm.
Nhớ hồi tôi mới bắt đầu đi làm. Trước khi tôi vào làm người ta mướn hai nhân viên, sau khi tôi vào làm thì chỉ còn mình tôi làm, chỗ làm không tuyển thêm nữa. Nhưng lương của tôi chỉ tăng 1/9 thay vì 1/3 hay 1/2 như tôi nghĩ, cộng thêm làm thêm giờ mà không được trả lương. Tôi đã kéo sức lao động của mình xuống để vừa với mức lương. Và mỗi ngày qua đi của tôi thật khủng khiếp. Khi tôi hiểu được rằng đừng để ý quá đến bất công, làm việc hết mình để cơ hội sẽ đến. Tôi đã làm nhiều hơn, chạy nhiều hơn, mệt nhiều hơn nhưng cảm thấy ngày trôi qua nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Cho nên khoan hãy nghĩ đến đồng lương. Vì tinh thần cầu tiến là tinh thần làm việc sao cho công ty cảm thấy đồng lương trả cho bạn là không xứng đáng.
Bạn nhắc đến 2 chữ tùy duyên là quá đúng, phù hợp với câu” Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”. Bởi chính tôi cũng còn băng khoăn là mình nên tìm kiếm tiếp hay chấp nhận tất cả thực tại cái Đang là .Mong bạn góp ý, cám ơn nhiều.
Mình cũng không dám góp ý gì đâu vì mình cũng còn trẻ nên vốn sống và trải nghiệm của mình không đủ để gọi là góp ý ai cả. Nhưng nếu bạn @An Vu Thanh chia sẻ thì mình có thể góp thêm cho bạn một góc nhìn về điều mà bạn còn băn khoăn.
đây quả là bài viết hay. nếu ta để tiền điều chỉnh mình thì sau này khi có một lợi nhuận mới từ đồng tiền ta sẽ bị lung lay tư tưởng và kết cục có lẽ ta cũng chỉ thuộc kiểu người “màng màng” chưa giỏi cũng chưa dốt. tôi cũng giống bạn tôi đã bỏ một nghề và giờ làm nghề khác nhưng khởi đầu lại quả là khó khăn nên đôi khi có những chỗ lợi nhuận cao hơn thì ta lại mơ mộng và muốn đi tìm . nhưng tôi đã vấp ngã và thất nghiệp . giờ tôi chưa quyết định nhưng tôi vẫn đang nghiêng dần về phía thực tại đang có dù nó ko hề dễ dàng. vì chí ít nó cũng phù hợp hơn nghề mà tôi đã làm trước đây về kinh tế cũng như tinh thần. hy vọng bạn sẽ tìm ra lối đi cho riêng mình
Bài viết rất hữu dụng. Nen pho bien rong rai de cho moi nguoi co the xac dinh duoc y nghia cuoc song.
Theo mình cũng không cần thiết phải phổ biến rộng rãi đâu @anvuthanh:disqus vì khi mọi người quan tâm thì họ sẽ tìm được điều mình cần tìm bằng mọi cách. Bạn Phi Tuyết có viết câu khi ta muốn ta sẽ tìm cách khi ta không muốn ta có lý do. Nên theo mình cứ tùy duyên thôi. 😀
Bài viết của bạn đã giúp mình nhìn nhận lại những vấn đề thầy Giản Tư Trung đã trình bày trong buổi hội thảo “Quản trị cuộc đời”. Định nghĩa giá trị cho chính bản thân mình mới là điều quan trọng nhất.
Đồng suy nghĩ, mình cũng viết lại điều mà Thầy Trung đã chia sẻ.