Đây là những giai thoại mà tôi tự nói chuyện với chính mình. Tôi không nghĩ rằng việc lắng nghe chính mình, cơ thể của mình… những thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất từ trong suy nghĩ hay hình hài đều rất quan trọng. Chính chúng ta mới là người thầy vĩ đại dạy chúng ta cách trưởng thành và lớn lên.
***
“Chính thầy là người đầu tiên bước vào thế giới này, hé mở cánh cửa cảm xúc của con. Đã nuôi nấng nó như đứa con đặc biệt một cách vô thức. Hai năm, đủ để thầy nhào nặn cho nó có hình hài tuy không rõ nét… Và con đã mang trong mình đứa con của đấng tạo hóa như vậy.”
Đây là một đoạn trích trong một trong một tác phẩm của tôi. Đây là thời điểm mà tôi có một cách nhìn khác về bản thân mình. Nhờ người thầy đã dạy văn cho tôi trong thời gian chuyển cấp lên trung học phổ thông. Tôi “chợt nhận ra rằng thật là thiếu sót khi bỏ lỡ những câu chuyện đỗi đời thường từ thầy. Có câu chuyện tếu táo chút hài hước…. có câu chuyện buồn… và có những câu chuyện là cả bài học để đời… Tất cả được thầy đưa vào bài giảng một cách tự nhiên. Nó có sức hút hay chính thầy đã thổi vào chúng cả linh hồn mình… Với giọng điệu trầm và nhẹ cuốn” tôi “theo cùng cái mơ màng không tưởng.”
Có tiếng nói chen vào.
“Đó là khoảng thời gian mà tôi và cậu gặp nhau. Và tôi nhận ra rằng cậu thật sự đặc biệt, một con người không tầm thường. Vậy nên tôi đã quyết định rằng sẽ theo cậu để tôi có thể nhìn thấy những điều thú vị hơn từ nhân thế qua đôi mắt của cậu. Và đến bây giờ tôi nhận ra rằng đi theo cậu là một sự lựa chọn đúng đắn. Haha.”
Đó là Poppy, một hình tượng mà tôi tự tạo dựng cho chính mình cần hướng tới. Cậu ta được sinh ra từ cơn khủng hoảng tâm lý vào năm tôi 17 cộng hưởng cùng thứ âm nhạc tôi thích lúc đó là rap. Cái tên mà tôi đặt cho cậu ta chỉ là sự vô tình mà tôi biết được từ một nhân vật trong một bộ phim mà tôi cũng chả nhớ. Poppy có nghĩa là hoa anh túc, tại thời điểm đó tôi chỉ muốn âm nhạc của mình là một chất gây nghiện với người nghe.
“Hậu chia tay cuộc tình đầu tiên đầy ngây ngô ấy. Tôi đã rất khó khăn quên đi cô ấy. Đây cũng là khoảng thời gian khiến tôi quẫn trí nhiều nhất. Tôi đã từng nghĩ rằng sẽ làm đau trên da thịt mình để xoa dịu đi mọi thứ. Những cơn nhói thắt nơi lồng ngực khiến tôi cảm thấy thật khó thở và nhiều khi nó đến những lúc tôi không có một chút phòng vệ nào cả. Cùng cực và túng quẫn khiến tôi rất hoang mang trong đống hỗn độn trong tâm trí mình. Tôi đã không biết phải xoay sở như thế nào ở cái tuổi đấy cho đến khi tôi bắt đầu thử viết hết lên như những dòng nhật ký bình thường. Và tôi nhận ra sự hiện diện cậu khi trải lòng mình trong ngôn ngữ, vần điệu, nhạc, beat… và tôi nhận ra trong những dòng tôi viết tiếp theo sau đó. Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ sống cho đến khi đôi tay mình không thể cầm viết như một lý tưởng vì cậu đã cứu rỗi tôi. Tôi nợ cậu cuộc đời này… một nghiệp họa ngữ.”
“Cô gái ấy chỉ là một phần thôi. Cậu đã có những người anh em đầu tiên chỉ dẫn cậu cách cảm nhận vạn vật này qua đôi mắt của mình, thời điểm đặt cảm xúc, khoảnh khắc mà cậu cho rằng đó là lúc mà chúng trở nên đẹp đẽ nhất để viết về, để cho chúng một câu chuyện hay lời thoại hay chỉ đơn giản cho chúng một linh hồn.”
“Ừ. Họ giúp tôi tìm được những ngôn ngữ riêng, tạo ra một cuốn từ điển của mình. Họ đã giúp tôi có bước chuyển biến từ sở thích thành đam mê thật sự.”
Ở tuổi 18, chúng tôi đứng trước một cột mốc lớn của cuộc đời mà ai cũng cần phải trải qua. Thi đại học, nhà nhà kỳ vọng vào những đứa con của họ. Họ nghĩ rằng họ sẽ hiểu hết chúng vì đó là con của mình, nuôi nấng nó, chăm sóc cho nó, cho nó thấy đúng sai hay lẽ phải. Và họ nghĩ tụi nhỏ sẽ nghe mình bởi những kinh nghiệm, bởi những năm tháng mình đã cực khổ đi qua thời kỳ đất nước hậu chiến tranh đi lên.
Họ nghĩ con đường học là cách duy nhất giúp những đứa con của mình có chỗ đứng, có thể sống, tự lo cho chính bản thân chúng. Tôi hiểu nhưng tôi muốn ba má mình hiểu mình hơn chút nữa. Tôi đã rất cố gắng cho họ thấy tiềm năng của mình nhưng họ nghĩ rằng đó chỉ là một sở thích trong một giai đoạn rồi sẽ hết. Hay cũng chỉ là sự khoe mẽ với lũ bạn chưa tìm thấy cái sở thích của mình. Tôi không chấp nhận điều đó nên với kiến thức mà tôi có, tôi tìm hiểu một số trường đại học mà có thể phù hợp với lối viết của mình nhưng không thấy. Tôi không bỏ cuộc và lên kế hoạch cho “đam mê” của mình. Tôi đã xin đi học DJ để bổ trợ cho việc có thể tự làm nhạc nền cho mình sự dụng trong những bài rap. Và đó cũng sẽ là nghề giúp tôi trang trải cuộc sống và tôi chỉ dừng tại đó chưa có một dự định nào xa hơn.
“Kế hoạch đó bị bác bỏ vì nó quá sơ sài. Ba má lo sợ ở cái tuổi 18 chưa đủ độ chín mà ném con mình vào môi trường trong bar club để đánh DJ. Cũng đúng thôi… tôi mà là bố cậu chắc tôi đập cậu một trận cho giác ngộ được rằng cuộc sống nó không màu hồng như cậu tưởng tưởng đâu.”
Cậu ta luôn thế, một kẻ tếu táo hay châm chọc tôi bằng vài lời bông đùa ngạo nghễ.
“Thế nên tôi đành tặc lưỡi chấp nhận số phận của mình sau cuộc họp đại gia đình. Học thi, đi thi, chọn bừa một nghề, chọn bừa một trường vừa sức mình. Đỗ đại học. Và đi học như một sự bị ép buộc. Nhưng tôi chưa bao giờ bỏ cuộc để được sống theo cách riêng của mình.”
Hè năm tôi 19, tôi được ba cho phép đi làm thêm. Cũng nhờ sự hỗ trợ của ba mà tôi được làm trong một quán cà phê gần nhà. Ba muốn tôi trải nghiệm một cách thực tế về một số nghề nghiệp tay chân. Có lẽ giúp tôi hiểu ra điều gì đó để khiến tôi chuyên tâm học hành hơn. Ba tháng hè trải nghiệm từ nhân viên bảo vệ trông dắt xe, bắt khách. Đến vị trí chạy bàn giao tiếp, phục vụ oder với khách hàng. Nấc cuối cùng mà tôi có thể lên trong thời điểm đó là pha chế chính trong quầy.
Tôi đã có một lượng kinh nghiệm đáng kể và có một số hình dung rằng đó là một lối thoát duy nhất mà tôi có thể nắm bắt, đó là một cơ hội để có thể thoát ra khỏi tình trạng sống một cuộc sống mà mình không mong muốn. Đến sinh nhật 20, tôi đã viết một bức thư cho ba mình. Một kế hoạch khác, nó thực tế hơn một chút. Tôi đã có cái nhìn sơ lược cơ bản thân từ lúc sinh ra đến thời điểm đó.
Tôi lục lại vài sở thích có liên quan đến chút chất nghệ. Suy xét rằng rap chẳng kiếm nổi một xu nuôi thân hay có sự thăng cấp nào nhất định trong giới underground vì… ở thới điểm này, xã hội chưa chấp nhận giá trị thực chất xám của những người nói lên sự thật trong cuộc sống thường ngày đang diễn ra. Thế nên tôi phải đưa ra một vài lựa chọn khác như nghề đầu bếp hay pha chế. Một trong hai thứ đó ít ra cũng có thể đủ nuôi sống bản thân và điều quan trọng nhất mà tôi cảm thấy rằng nó không quá nhiều rủi ro hay mức độ nguy hiểm thấp. Thế nên tôi đã vạch ra với vốn hiểu biết của mình và với những tâm huyết có sẵn cùng sự hy vọng là mọi chuyện sẽ ổn nếu bản thân cố gắng… bởi vì chẳng còn đường lui nào nữa.
“Chúng ta vẫn quá thiển cận… Vẫn chưa đủ… đối với ba mình, một người từng trải để đem đến điều tốt nhất cho cuộc sống gia đình mình. Ba hiểu được nhưng ba lại không có một sự diễn đạt tốt để cho chúng ta thấy ngọn ngành của việc chúng ta phải đi học đại học mà không phải học trường đời?”
“Thế nên nhiều lúc tôi vẫn không hiểu. Nhưng chúng ta không thể dừng lại một cách dễ dàng như thế được. Đấu tranh để có sự phát triển. Chúng ta không nên chùn bước hay bỏ cuộc thì việc chúng ta gọi đó là đam mê sẽ trở thành vô nghĩa mất.”
Để chứng minh là bản thân có khả năng tự lập. Tự chi trả những điều thiết yếu trong cuộc sống và tiết kiệm một chút để phục vụ cho một số khóa học căn bản hay những vật dụng cần thiết để luyện tập cải thiện kỹ năng bản thân từ việc làm thêm trong hè. Chúng ta đã cho gia đình thấy biết quý trọng giá trị của sức lao động và điều quan trọng là nhìn thấy được để nuôi nấng mình đến hôm nay họ đã phải hy sinh những gì.
Chúng ta tiếp tục nhìn lại sự thất bại sau những cuộc đấu tranh bất thành. Tìm giải pháp tốt hơn cho những cuộc đấu tranh sắp tới. Tìm kiếm những mối quan hệ chủ chốt có thể giúp đỡ những nước đi. Ngồi lại với vài người đi trước trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, barista hay bartender… học hỏi từ mọi điều đúng sai và mọi giá trị được tích lũy là nền tảng để cho chúng ta có một bước tiến lớn hơn. Chúng ta đã không ngừng cải thiện bản thân; lao đi kiếm tìm, thử nghiệm, vấp ngã rồi tự mình đứng lên.
Chúng ta hiểu được nếu chỉ đặt chúng nằm ở trong suy nghĩ, những ý tưởng vẫn chỉ là lý tưởng nếu không sắn tay áo lên và bắt đầu làm thì ta chẳng biết ta sẽ đi được đến đâu và liệu lý tưởng đó có thể thành hiện thực hay không?
Năm 21, với những điều được đúc kết, chúng ta đã có cuộc trò chuyện thẳng thắn với ba. Chúng ta cho ba biết hướng đi của mình, những chiến lược,…. nhưng có lẽ khoảng cách suy nghĩ giữa hai thế hệ quá lớn. Tôi có những chính kiến riêng của mình và quan điểm sống, ba tôi cũng vậy. Nhưng ba nghĩ rằng thứ tôi chọn nó chẳng có một địa vị nào trong xã hội. Không có sự cấp tiến… và mọi thứ sẽ chững lại.
Ba có nói tôi một câu như thế này: “Mày chỉ nghĩ được tới đó thôi sao hả con? Ba tưởng con có ý tưởng gì cao siêu hơn? Thế này thì con còn non kém lắm con ạ…” Chúng ta ăn một cú tát để bừng tỉnh, để nhận ra nếu chúng ta có thể đạt được điều chúng ta muốn thì mục đích tiếp theo sẽ là gì? Và nếu không đạt được thì phương án dự phòng của chúng ta là gì? Chúng ta không thể liều mình vì một vài điều thiếu chắc chắn.
Thế nên tôi quyết định quay lại trường vào năm 4, không thể bỏ thì phí mất một phương án an toàn, mà cũng vì những gì gia đình đang hy sinh cho mình, đó là trách nghiệm của bản thân. Còn việc bằng cấp nó có thực sự quan trọng như mọi người từng nói hay không thì tôi không quan tâm lắm. Vì song hành với việc học được ưu tiên hàng đầu thì tôi vẫn tiếp tục lên kế hoạch sau khi ra trường mình sẽ làm gì? Đi như thế nào? Bắt đầu từ nơi nào? Và điểm kết là gì?
“Mọi việc đều có cái giá của nó. Thế nên tôi chưa bao giờ hối tiếc việc mình làm. Và tôi nghĩ rằng những gì chúng ta trải qua đều có ý nghĩa nào đó. Có lẽ cuộc đời đang thử thách chúng ta, xem liệu rằng chúng ta có đủ vững tin vào chính mình hay không? Cậu cứ chờ đợi tôi đến khi tôi ra trường. Chúng ta còn rất nhiều việc cần phải làm lắm.”
“Tôi luôn chờ đợi đến một ngày mà mình được tự do, một ngày tôi có thể cho mọi người nhận ra rằng việc đối diện với chính mình… tha thứ, động viên, tiếp sức, lắng nghe… tất cả được gọi ghém lại bằng hai chữ “thấu hiểu”. Thấu hiểu mình thì mới biết cách thấu hiểu người khác.”
“Cậu nói đúng. Nhưng để thẩu hiểu cậu thì tôi phải đặt bút và viết. 23 rồi, chúng ta đã hành trình cùng nhau cũng được 7, 8 năm. “Cách tái sinh nhanh nhất đó chính là thay đổi”. Vậy tự hỏi chúng ta đã chết đi sống lại cỡ bao nhiều lần? Trải qua hạnh phúc cũng như đơn đau bao nhiêu lần?”
“Con số là vô tận. Nhưng cuộc đời này thì ta chỉ có một. “Không phạm phải đạo đức hay pháp luật” thì con đường ta đã chọn thì cứ việc phủi sạch bụi đường và tiến lên phía trước. Chúng ta chọn cách sống mà bản thân mình được hạnh phúc. Và chính điều đó sẽ khiến ba má chúng ta thay đổi cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ vào một ngày nào đó.”
“Giờ thì cứ ẩn mình, ủ mưu và chờ đợi thời điểm của chúng ta.”
Những con người chúng ta gặp, tất cả chỉ là những chấm rất nhỏ trong cuộc sống của chính chúng ta. Đôi khi họ là một trạm nghỉ, đôi khi họ giúp ta thấy những điều chúng ta chưa bao giờ thấy, đôi khi họ đem tới niềm vui và đôi khi cả những khổ đau… Nhưng sau cùng đó chính là việc chúng ta tiếp nhận mọi thứ đến với mình rồi tự mình thích nghi với cái cách đầy bất ngờ mà cuộc sống này đem đến. Và quan trọng nhất là chúng ta biết mình là ai? Mình đang đứng ở đâu? Mình sẽ làm gì tiếp theo? 3 câu hỏi mở chỉ để hiểu mình hơn. Sự thật bản thân mình sinh ra có nghĩa lý gì? Mục đích sống? Cuối cùng, Hãy tin vào điều mà bản thân bạn đang cố gắng hướng tới.
Tác giả: Poppy
Ảnh minh hoạ: Paul Henri
Cảm ơn em vì sự mạnh dạn tham gia cuộc thi này!
Ngoài ra chị không hiểu câu chuyện của em rốt cục là gì, bài học của em là gì và thông điệp là gì?
ói chung là đọc mãi mới xong nhưng xong rồi thì chẳng nhớ nổi mình vừa đọc cái gì huhu
Xin chào Poppy,
Cảm ơn bạn đã gửi bài dự thi về THĐP. Mình có đôi lời nhận xét như sau:
Mình cho rằng bạn có sự sáng tạo khi chen lời của nhân vật Poppy vào để diễn đạt 2 góc nhìn khác nhau song song trong bài viết. Nhưng mình thấy bạn triển khai ý tưởng này chưa tốt vì mình không tìm thấy sự khác biệt giữa bạn và nhân vật đó nên bạn dùng 2 người mà cũng chỉ như 1 người vậy. Đôi lúc, mình nghĩ rằng giá như bạn đừng chen Poppy vào mà dùng chính những lời của cậu ta để làm lời của mình thì bài viết sẽ thống nhất và đỡ rối rắm hơn.
Bài viết bạn sử dụng ngôi xưng lẫn lộn “tôi”, “chúng ta”, “ta” nên rất khó hình dung rằng ai đang là người nói và đang nói với ai. Đôi lúc, khi bạn xưng “chúng ta”, mình cảm thấy hơi creepy khi tưởng tượng rằng bạn và Poppy đang cùng nói.
Điểm thi sẽ được công bố sau. Chúc bạn dồi dào sức khỏe và sự lạc quan trong cuộc sống.
Thân mến,
Vũ Thanh Hòa
Chào Poppy, cảm ơn bạn đã tham gia cuộc thi. Đọc bài viết này có nhiều đoạn tôi không hiểu được bạn đang nói gì, nói với ai, rất khó chịu. Cụ thể là đoạn “Để chứng minh là bản thân….” Bạn sử dụng đại từ “chúng ta”, có nghĩa là đang tự nói chuyện với nhân vật Poppy trong đầu, nhưng lại không sử dụng ngoặc kép như cách trình bày ở những đoạn trên. Nhìn vào cứ tưởng là đang nói chuyện với độc giả.
“Chúng ta đã cho gia đình thấy biết quý trọng giá trị của sức lao động và điều quan trọng là nhìn thấy được để nuôi nấng mình đến hôm nay họ đã phải hy sinh những gì.” Đọc câu này tôi chẳng hiểu gì cả. Ai biết quý trọng? Ai mà không biết quý trọng sức lao động? Ai nhìn thấy được? Nói chung là bạn cần phải xem lại cách đặt câu và ngữ pháp căn bản tiếng Việt. Tôi đọc có cảm giác như một người nước ngoài đang tập viết tiếng Việt. Câu cú phải có chủ ngữ và vị ngữ. Mọi thứ trong bài náo loạn hết cả lên. Bài viết còn được nộp vào ngày cuối cùng, chứng tỏ nước đến chân mới nhảy. Bạn sẽ được biết điểm sau.