“Your choice, your life.” – Steve Jobs
Rất rõ ràng cuộc đời bạn chính là sự lựa chọn của bạn. Là quyết định hay lựa chọn của bạn chứ không phải của người khác. Nhưng không ít người sống mượn hồn bằng cuộc đời của người khác trên thân thể của chính mình, phần lớn họ đang bị những người thân yêu vô tình cướp đi cuộc đời của chính mình.
Trong bài viết này, người tôi muốn đề cập đến đó chính là những người rất mực yêu thương chúng, họ chính là cha và mẹ của chúng ta. Chính vì quá yêu thương con của mình mà họ đã vô tình cướp đi cuộc đời của con cái họ nhưng cha mẹ chúng ta không hề biết điều này.
Các bạn sẽ tự hỏi tại sao họ rất yêu quý chúng ta, sẵn sàng cho đi mọi thứ để chúng ta có cuộc sống tốt nhất lại là người đã cướp đi cuộc đời chúng ta được chứ. Tôi đã dùng cụm từ là “vô tình”, chính vì sự vô tình này và vì họ rất mực yêu thương chúng ta nên mọi điều họ làm trong suy nghĩ của họ là đều muốn tốt cho chúng ta. Vì thế, cha mẹ chúng ta sẽ cố gắng can dự mọi điều xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng ta, sự vô tình đó cướp đi “quyền được lựa chọn” của chúng ta. Sự vô tình ấy biến chúng ta sống bằng cuộc đời của người khác bằng thân thể của chúng ta. Như vậy, cuộc sống còn gì là thú vị, còn gì là hấp dẫn như vậy có phải gọi là cướp đi cuộc đời không các bạn nhỉ.
Khi chúng ta còn như tờ giấy trắng, cha mẹ giáo dục chúng ta đi theo định hướng của cha mẹ. Đại loại như, nếu chúng ta sống ở thị thành và muốn vui chơi như một đứa trẻ ở đồng quê thì đó là một ước muốn sa sỉ: Chúng ta gần bùn đất một tí thôi sẽ được vòng tay ấm áp của cha hoặc mẹ đưa chúng ta đến nơi sạch sẽ hơn; chúng ta không biết bơi thì sẽ được ba mẹ dắt đi hồ bơi và có huấn luận viên dạy chúng ta bơi trong hồ; chúng ta muốn thả diều thì thay vì tự tay mình trải nghiệm làm một con diều thì sẽ được bố mẹ mua cho con diều và cứ thế mà thả.
Muốn tự đạp xem đạp cọc cạch đến trường học trong ngày nắng ôi bức thì hãy quên đi ý nghĩ đó đi nhé, đi đâu cha hoặc mẹ sẽ đưa con đi, về sẽ được rước về; trời hè nóng bức trẻ con ở quê sẽ tắm sông, đó là thứ sa sỉ phẩm đối với trẻ em thành thị chúng sẽ chui vào phòng bật máy điều hòa thế là mát cả làng rồi; trái gió trở trời đứa nào mà không hay bệnh như cảm xoàn, sổ mũi nè, trẻ con ở quê chúng sẽ nhanh chống khỏi còn trẻ em thành thị thì bệnh thì cả nhà tán loạn cả lên, thuốc nè, cháo nè hoặc bật máy lạnh lên cho không khí thoải mái nè. Đó là cách mà cha mẹ yêu thương chúng ta, vì chúng là bảo bối của cha mẹ nên cần được quan tâm và bảo vệ như vậy.
Mọi điều ở trên đều là những trải nghiệm trong cuộc đời, nó giúp chúng ta trưởng thành, cứng rắn và độc lập hơn. Các bạn biết đấy, trong cuộc sống chúng ta không bị tai nạn đuối nước ở hồ bơi, nó xảy ra ở sông, hồ hay biển. Cha mẹ các bạn biết điều này đúng không, vậy tại sao họ lại bảo vệ cách bạn và huấn luyện các bạn thành những chú gà công nghiệp như vậy, chỉ vì họ rất thương yêu các bạn.
Ở cái tuổi gọi là trưởng thành thì có một vài quyết định mang tính trọng đại như chọn nghề và chọn việc làm sau khi ra trường. Đây mà một trong những quyết định vô cùng quan trọng với người trẻ chúng ta, biết là quan trọng nhưng phần lớn chúng ta vẫn bị sự can thiệp rất lớn từ gia đình. Chúng ta muốn học ngành này để sau này sống với đam mê của chính mình nhưng chúng ta sẽ bị cha mẹ chúng ta định hướng đi theo một hướng khác, để rồi chúng ta bị ép sống bằng cuộc đời của người khác.
Tiếp sau đó là chọn việc để làm thì cũng không khá hơn là mấy, cha mẹ sẽ sắp xếp nơi làm việc cho chúng ta, cứ thế học xong chúng ta sẽ đi đến đó mà làm việc mà không phải lo nghĩ gì quá nhiều về quyết định quan trọng này. Cuối cùng chúng ta sẽ gắng bó phần đời còn lại ở một nơi không thuộc về chúng ta.
Chọn người trăm năm cũng vậy, quy trình đó lại tiếp diễn chúng ta thương ai, muốn lấy ai thì cứ mặc. Quan trọng là cha mẹ muốn con lấy cô này hay cô kia cơ. Vì đơn giản thôi cha và mẹ muốn tốt cho con, cha mẹ thấy cô này hay cô kia vừa mắt mẹ, mẹ ưng ý. Cha và mẹ có màn gì đến cảm xúc của con trẻ chúng ta. Ai cũng biết nhưng có mấy ai đủ dũng khí đứng lên làm nên một cuộc cách mạng gia đình đâu nhưng ai cũng chọn giải pháp im lặng và chấp nhận.
Chúng ta chấp nhận người khác: Chọn lẻ sống cho chúng ta, chọn việc cho chúng ta làm, chọn nơi cho chúng ta học, chọn bạn bè cho chúng ta chơi và tệ hơn là chọn người trăm năm cho chúng ta. Cuối cùng chúng ta đã chọn được gì cho cuộc đời mỗi chúng ta? Tại sao chúng ta không tạo ra cuộc cách mạng để phá vở các quy tắc mà cha mẹ hay môi trường xung quanh áp đặt cho chúng ta, để vươn đến một cuộc sống tự do và độc lập hơn. Tại sao chúng ta học xong rồi phải đi làm. Tại sao chúng ta không nghĩ nhiều đến lối đi riêng cho bản thân mình để tạo nên một cuộc đời mà chúng ta mong muốn. Có phải chúng ta đã bỏ qua rất nhiều khía cạnh khác trong cách giải quyết vấn đề của bản thân, để rồi phải sống một cuộc đời của người khác bằng thân xác của chúng ta. Tôi hy vọng các bạn đủ sáng, đủ tỉnh táo để giành quyền được sống cuộc đời của chính mình vì khi đó cuộc đời bạn mới có ý nghĩa.
Tác giả: Mr Lias
Hay lắm! Mong rằng sau khi hiểu được thì bạn sẽ dễ dàng “lấy lại” những gì mà bố mẹ đã “vô tình” làm “rơi mất” của mình. Và mong rằng chính bạn sau này sẽ thay đổi cách giáo dục con cái mình. So sánh giáo dục là 1 câu chuyện dài nhưng quả thật tôi rất thích và thường sưu tầm cách dạy con cái của phương Tây.
Đoạn cuối mạnh mẽ lắm! Nhưng xin phép có một “cái phanh” nho nhỏ để hãm bớt cho những ai quá hưng phấn! Lúc bé tôi cũng luôn tự hỏi mình sinh ra để làm gì, cũng tự hỏi tại sao mình phải đi học, lớn lên tại sao phải đi làm, tại sao phải lập gia đình… Hãy suy nghĩ cẩn trọng nhưng đừng vội làm ngược lại những gì theo “thông lệ” nhé!
Thay đổi không phải là làm ngược lại tất cả. Mà là hiểu rõ tại sao mình phải làm như thế. Cái gì đã tạo ra “thông lệ”? Nó mang lại lợi ích gì? Nếu ta “mở lối đi riêng” thì sẽ được gì, mất gì và ta có chấp nhận hay không? Hãy quan sát, phân tích kỹ lưỡng và hỏi những người đi trước thật rõ ràng. Có những lý do nào khác chưa được nói ra hay không?… Tóm lại, “thông lệ” vẫn có nguyên nhân của nó. Nếu muốn phá bỏ “thông lệ” trước hết hãy tìm cho ra nguyên nhân đó và cả lý do cần thiết phải thay đổi.
Tôi ví dụ. Nếu bạn không muốn lập gia đình sớm như bạn bè thì bạn phải hiểu rõ lợi ích của nó trước: có con sớm, không bị cảnh cha già con mọn, ổn định tinh thần làm việc, có tích lũy vì gia đình, tránh sa đà ăn chơi, có người phụ nữ chăm sóc, con cái lớn lên sẽ chăm sóc lúc bạn về già… Nếu bạn muốn làm ngược lại thì phải có kế hoạch “giải quyết” tất cả những “mất mát” bên trên một cách khả thi. Và đừng quên câu hỏi: “Tại sao phải làm ngược lại và lợi ích có xứng đáng hay không?”
Mình cám ơn bạn Nguyệt đã chia sẽ những điều giá trị này nhé.
Bài viết hay!
Cám ơn @Nguyen Nam Khánh nhé.