*Photo: APRILCANIPE
Giới trẻ ngày nay đang tự định hình cuộc sống của họ theo một chiều hướng riêng, là tốt hay là xấu thì chỉ có tương lai mới có lời giải đáp? Vậy tại sao người lớn lại có những sự gò bó, họ cứ áp đặt suy nghĩ rằng cứ phải sống theo suy nghĩ của họ thì mới được cho là tốt, là giỏi.
Bài viết này bỏ qua mọi sự kiện liên quan đến Huyền Chip, một cái tên đang nổi đình nổi đám hiện nay. Tôi chỉ đơn thuần viết nhằm đưa ra một góc nhìn xung quanh cuộc sống của chính những 9x đời đầu như tôi về một cái gọi là “Định hình cuộc sống”.
Giới trẻ tấn công thị trường ngách?
Càng ngày thì báo chí càng đưa tin nhiều hơn về những nhà lãnh đạo; những con người tài giỏi trong mọi lĩnh vực; từ âm nhạc cho tới báo chí điện ảnh.
Điểm chung thú vị của họ là gì? Họ đều là những 9x giỏi giang và vô cùng năng động, họ lăn lộn sớm và rời ghế nhà trường từ khi mới bắt đầu học đại học. Thành công của họ không có một mẫu số chung nào có thể so sánh; nhưng phải chăng đều thấy ở họ sự không nản lòng, sự chấp nhận những búa rìu, những ngăn cản của xã hội.
Người ta hàng ngày đọc báo, thán phục xuýt xoa tài sản mà họ có, những gì mà họ đã làm được, ít ai để tâm đến những cái họ đã phải trải qua để có được điều đó. Cho dù công việc đó là làm bầu sô, quản lý ca sĩ thì họ cũng đang định hình một phong cách riêng của họ. Đó là bất kỳ việc gì các 9xers cũng có thể làm được miễn là họ có thể tìm được một “thị trường ngách” để thoả sức tung hoành.
Sự nhạy bén trong việc tìm kiếm những “phân khúc thuộc về mình” khiến cho những 9x này có một mảnh đất hoang tha hồ khai phá. Và khi họ đứng ở vai trò tạo lập thị trường thì chắc hắn sẽ là những người có khả năng nhất trong việc trở thành Leader của mọi thời đại.
Tuy nhiên, thành công hay thất bại, mọi thứ mới chỉ bắt đầu, hãy chờ xem họ làm được gì nhé?
Giới trẻ định hình một cuộc sống mới?
Như một bài viết gần đây tôi được đọc, những thứ mà 9x ngày nay vẫn đang được học có lẽ đã không còn đúng với những gì họ gặp phải hàng ngày. Những câu thơ của một thời lịch sử hào hùng đã đi vào dĩ vãng, họ có bị bắt đọc và bắt cảm cũng chả thể nào cảm nổi khi mà bản thân họ còn chưa trải qua những mưa bom bão đạn như thế.
Thiết nghĩ dẫu quá khứ có hào hùng đến đâu thì vẫn chỉ là quá khứ? Trân trọng nó để nhớ cội nguồn, nhưng đâu phải cứ ôm ấp mãi những hình bóng của một quá vãng vàng son để quên đi một hiện tại đang diễn ra hàng ngày. Mà thực tế là hiện tại thì bao giờ cũng nóng hổi và khó đoán biết tương lai hơn quá khứ rất nhiều.
Nói thế để thấy, những phát ngôn gây sốc của “các người nổi tiếng” (nổi tiếng ở đây với nghĩa được nhiều người biết đến) đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của giới trẻ. Họ ăn ngủ cùng những câu nói ấy “Không có tiền thì cạp đất mà ăn à?”,”Không có học thì cạp đất mà thi à?”…v…v…Rồi thì “Mục đích em đến trái đất này là để khoe ngực.” Rồi những màn nhảy cuồng nhiệt trên bar của Phương Trinh. Tôi không phản đối chuyện người A nhảy nhót, người B lộ hàng…
Vì tôi biết họ nhảy mà vẫn có người coi, họ lộ mà vẫn có người xem thì họ vẫn còn hot lắm. Nghĩa là xã hội thị phi đang đón nhận những thị phi theo một chiều hướng là có một phần chấp nhận điều đó như một phần tất yếu của cuộc sống. Vậy nên, nếu phản đối những thứ kia, bạn hãy đừng coi nữa, cũng đừng coi xong lại phản ứng theo kiểu “phí 60s cuộc đời”. Thật là buồn cười!!!!
Con người ai cũng có hai mặt, tốt và xấu đan xen. Giới trẻ cũng thế, họ đang đi qua cái giai đoạn chấp nhận mọi thứ như một mặt của cuộc sống, và những ảnh hưởng từ người nổi tiếng, dù tốt hay xấu đều đang đi sâu vào một bộ phận của giới trẻ, góp phần hình thành nên trong tâm thức người trẻ những suy nghĩ khác biệt so với thế hệ đi trước.
Giới trẻ tự mình
Chuyện họ tự mình mò mẫm là đúng, vì lớp người đi trước chỉ để lại quá ít những thứ họ có thể dùng được, mà con người có đặc tính ham khám phá và có mới nới cũ, nhanh nhàm chán, nên việc người trẻ tự bước đi trên con đường họ chọn cũng chả có gì là lạ lẫm. Có điều mình thắc mắc chỉ không hiểu sao người lớn ạ, mọi người đâu có sống thay cuộc sống của chúng tôi, sao các người cứ ra sức ngăn cấm, rồi nói rằng những thứ đó là không tốt? Chẳng phải trong lịch sử đã từng nói rồi sau: Chuyện của đời trước thì cứ để đời sau hậu xét? Hãy cứ để dòng thời gian trả lời, vì phải có trải nghiệm thì mới đi đến kết luận được chứ?
Họ còn trẻ và họ có quyền dò dẫm, và họ có cả cái quyền thất bại, vì thất bại thì mới có thể có thành công. Cho nên đấy cũng là lợi thế của họ!
“When things are bad, we take comfort in the thought that they could always get worse. And when they are, we find hope in the thought that things are so bad they have to get better.” – Malcolm Forbes
Tạm dịch: “Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, chúng ta được an toàn trong ý nghĩ rằng chúng luôn có thể trở nên tệ hơn. Và khi đúng như vậy, chúng ta lại tìm thấy hi vọng trong ý nghĩ rằng vì nó quá tệ nên nó phải trở nên tốt hơn thôi!”
Giới trẻ cũng thế. Có thể họ tệ trong suy nghĩ của chính họ. Nhưng có hề chi, họ vẫn định hướng cho cuộc sống của họ, vẫn có những tấm gương và cả những thị phi. Nhưng vì xã lội luôn là một tập hợp của rất nhiều con người, nên đón nhận ra sao và như thế nào? Ấy là thái độ của bạn? Ai quan tâm?
Kết lại, dù tốt lên hay xấu đi, mỗi người trong một xã hội vẫn đang tự mình làm cho mình khác biệt đi, đấy là một sự định hình cuộc sống của chính họ rất tốt, mà không phải ai cũng có thể có được và dám làm. Thử hỏi rằng trong xã hội, ai cũng đi theo một lối mòn sáo rỗng chung, thì cuộc đời đâu còn thị phi mà xem, đâu còn người xấu mà bắt. Kể ra lúc ấy thì có nhiều bộ phận phải nghỉ việc lắm, không những không làm cho xã hội phát triển mà còn đẩy lùi xã hội sang 1 bậc vì tình trạng thất nghiệp rơi vào mức đáng báo động?
Thu Li
Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, chúng ta được an toàn trong ý nghĩ rằng chúng luôn có thể trở nên tệ hơn. Và khi đúng như vậy, chúng ta lại tìm thấy hi vọng trong ý nghĩ rằng vì nó quá tệ nên nó phải trở nên tốt hơn thôi!” => hay ^_^
Theo cách hiểu tủa tôi thì tác giả cho là sự “thả nổi” suy nghĩ của giới trẻ là điều tự nhiên, miễn sao họ có mục đích, có sáng tạo ko lối mòn là được, còn việc đúng sai, tính sau?
Nhưng hãy nghĩ về lợi thế của thế hệ đi trước, có thể ko áp đặt và độc tài, nhưng vai trò của người lớn trong việc định hướng giới trẻ theo chuẩn giá trị cụa thể 1 cách đúng tâm lý, hợp thời là điều tất yếu. Sự phát triển phải có nền tảng của sự kế thừa.
Những gì đang diễn ra có vẻ lệch lạc, phù phiếm và tạm bợ là tất yếu, cái gì ko bền ắt sẽ bị đào thải, với điều kiện, phải có tác động của…người đi trước.
Đoạn kết của bài này chỉ đánh giá thế hệ trẻ từ góc nhìn “sự sáng tạo” và..”nạn thất nghiệp” và “sự buồn chán khi không còn thị phi mà xem, đâu còn kẻ xấu mà bắt” –> mình đọc và chỉ biết cười trừ thôi…hóa ra thị phi là chìa khóa cho sáng tạo, và kẻ xấu tạo việc làm cho “kẻ bắt kẻ xấu”.
Mình hy vọng 2,3 năm sau, nếu đọc lại bài này, Thu Li sẽ đặt ra khá nhiều câu hỏi cho bài viết của chính mình.
Chào bạn, như mình đã viết. Mỗi người trong cuộc đời đều đi theo một hướng đi của họ. Mình viết bài này với tâm thế là cuộc sống đang thay đổi, mỗi người trẻ cũng là một thực thể biết suy nghĩ trong quần thể xã hội. Vì vậy, họ có thể chọn lối sống của riêng mình. Mình cũng hi vọng là mọi thứ có thể được là một xã hội như tất cả đều mơ ước, có công bằng và dân chủ. Nhưng không có nghĩa là phủ nhận sự thật là “Đen định nghĩa trắng, có trắng thì mới có đen”. Âm dương hòa hợp.
Vài lời thừa thãi, mong bạn đọc hiểu cho!
Thân!
Thu Li
Đã hiểu, comment của Li như “phụ lục” của bài viết.