Trong tập 3 của chuỗi podcast Chúng ta nên bắt đầu từ đâu? (The Arc of Love—TD: Vòng cung của tình yêu) nhà trị liệu tâm lý, và tác giả bán chạy nhất của New York Times, Esther Perel tư vấn cho một cặp nam nữ.
Mặc dù ẩn danh, họ vẫn đồng ý ghi âm lại phiên trị liệu của mình và kết quả bản thu âm được chia sẻ công khai. Họ đang phải vật lộn với những biến động cực kỳ phổ biến của một mối quan hệ.
“Cho tôi hỏi anh một câu,” Perel trò chuyện nhẹ nhàng với người đàn ông. “Khi bạn đời nói với anh cảm giác của cô ấy, anh có ngay lập tức cảm thấy áp lực – như là anh phải làm gì đó?”
“Như là tôi muốn làm gì đó,” anh ấy hỏi rõ.
“Phải,” Perel xác nhận. “Như là anh muốn làm gì đó, và phải chỉnh sửa cảm xúc của cô ấy […] Đôi khi nó rất khó để phần lớn chúng ta nói đơn giản rằng ‘Anh nghe rồi. Anh biết nó khó nhằn. Em đã có một ngày vất vả,’ và nghĩ rằng bấy nhiêu đó thực sự tương đương với chuyện làm rất nhiều.”
• • •
Cách nào hữu ích nhất để phản hồi khi bạn đời tiếp cận bạn trong tình trạng đau khổ về cảm xúc? Những nhà khoa học về giao tiếp đã nghiên cứu dựa trên mong muốn–có thể hiểu được–giải quyết vấn đề khi đối diện với đối phuơng đang tổn thuơng. Không ai muốn thấy người họ yêu thương chịu đau khổ. Nhà nghiên cứu truyền thông Susanne Jones giải thích, chúng ta thường lo lắng rằng “chỉ cần đơn thuần thừa nhận hay nhận biết những cảm xúc” sẽ ít hữu dụng hơn là “thực tế giúp đỡ người bạn căng thẳng của mình giải quyết vấn đề.” Do đó, chúng ta hay nhảy sang “giải quyết hành vi,” chẳng hạn như đưa ra lời khuyên.
Vấn đề là trong vài trường hợp, chúng ta làm vậy quá sớm, bỏ qua những phản ứng tập trung hơn vào cảm xúc. Có thế nghe như phản trực giác, nhưng “nhìn nhận những trải nghiệm khó khăn của người bạn đó” và “động viên họ chia sẻ nhiều hơn về nguyên nhân dẫn đến tức giận” có thể là cách thể giúp đỡ mang tính xây dựng hơn nhiều.
Nhiều người phản hồi rằng họ cảm thấy tốt hơn với cách tương tác đó, và nghiên cứu cho thấy lời khuyên không phải lúc nào cũng là thứ mà một người căng thẳng đang tìm kiếm.
Điều đó không có nghĩa là chúng ta không bao giờ hỗ trợ họ một cách thực tế khi cần thiết. Bác sĩ tâm thần và Nhà phân tâm học Arthur Nielsen xác định việc lắng nghe những cảm xúc là bước đầu tiên giúp chúng ta giải mã vấn đề hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đạt tới bước giải quyết vấn đề, chúng ta cần một sự hiểu biết chi tiết hơn về vấn đề người bạn chúng ta đang đối mặt.
Các nhà tâm lý học cũng đã tìm thấy rằng việc lắng nghe một cách ủng hộ có sự liên kết đến sức khỏe cảm xúc của người nghe lẫn người nói. Một nghiên cứu trong Tạp chí về Xã hội và Quan hệ Cá nhân (Journal of Social and Personal Relationships) chỉ ra rằng “những người lắng nghe mà cho lời khuyên hay đùa cợt là những người đau khổ hơn hẳn và càng từ chối người bạn đau buồn của mình” so với “những người nghe thấu hiểu tâm trạng khổ sở của người bạn đời của họ.”
• • •
(Nội dung trên là 1/2 (phần đầu) bài viết “Đôi khi ta chỉ cần được lắng nghe, không phải khuyên nhủ” đã được xuất bản trong Aloha Volume 14. Đặt mua Aloha Magazine để đọc bản full tại link này >>> LINK)
Tác giả: Zara Zareen
Biên dịch: Mai Thanh Trúc
Hiệu đính: Prana
My partner and I stumbled upon this different web address and decided to check it out. Nice post, I found it both new and challenging.