(Ban biên tập đã đọc và cho rằng bài viết này đã lạc đề + quá nhiều lỗi chính tả (đã sửa lại) + nước đến chân mới nhảy, nên quyết định sẽ không cho vào Contest.)
“Sai lầm” nó là gì vậy. Và trên hết làm sao bạn có thể nhận biết được đó là sai lầm. Bạn vận dụng những điều gì, bạn sử dụng điều gì để đánh giá đó là sai lầm, hay mặt ngược lại của vấn đề là “Sự đúng đắn”.
Nhiều người trong chúng ta thường dùng kết quả, hay những gì đang đến hay sẽ xảy đến để lý giải về những sai lầm trong hành vi, hay suy nghĩ đã xảy ra của mình. Điều này có nghĩa là chúng ta quan sát những gì xảy đến với mình và những gì bạn tưởng tượng sẽ xảy đến trong tương lai gần để lý giải về sai lầm. Và thực tế là nhiều bậc cha mẹ dễ cho rằng mình biết được cái sai của con cái và hay đưa ra các lời khuyên hay thậm chí là sự ép buộc vì họ đã lớn tuổi hơn, và do vậy họ quan sát nhiều hơn cộng với tình yêu thương của mình và cho rằng con cái nên nghe lời họ.
Mình nói nhiều nãy giờ cũng chỉ cân nhắc rằng liệu ta lý giải sự sai lầm hay sự đúng đắn bằng cách quan sát các hành vi, các hoàn cảnh xảy đến, các kết quả mà bản chất nó xuất phát từ bên ngoài để đưa ra kết luận về điều gì là sai hay đúng có thật sự chuẩn xác, nếu nó không chuẩn xác vậy điều gì là chuẩn xác nhất.
Chúng ta bắt đầu đi tìm hiểu xem nhé.
Khi ta lý giải sự sai lầm thông qua các hành vi, sự sai lầm của ta có vẻ như gắn chặt với tâm trạng của ta. Nếu bạn là một nhân viên bán hàng và đã 3 tháng trôi qua bạn vẫn chưa bán được hóa đơn nào cả, và với áp lực của các chỉ tiêu bạn ngẫm nghĩ lại xem mình đã làm gì trong 3 tháng vừa qua, mọi hành động của bạn, suy nghĩ của bạn, giao tiếp của bạn với người khác… và bạn thấy được nhiều sai lầm của mình. Nhưng một bất ngờ lớn, sang ngày hôm sau bạn có được một hóa đơn lớn, lớn hơn cả chỉ tiêu của 3 tháng cộng lại, bạn ngang nhiên chiếm vị trí đầu bảng xếp hạng, như có phép thần kỳ diễn ra sai lầm của 3 tháng qua đã biến mất. Hôm qua thì nó có ở đó nhưng hôm nay thì không.
Một ví dụ khác như: Bạn đã 48 tuổi và con bạn vừa tốt nghiệp đại học xong, bạn và nó đã nói chuyện vài lần và tranh cãi về việc con bạn nên làm gì và dù không hề muốn nhưng bạn vẫn là người biết suy xét, bạn quyết định để cho con bạn làm những gì nó thích dù là sâu bên trong bạn, bạn không hề thích cách nó làm vì bạn cho rằng nó không hiệu quả. Nhưng một năm trôi qua con bạn làm ra tiền số tiền khá lớn 1 tỷ đồng và nó nhận được nhiều khen ngợi, ngay tại thời điểm đó bạn cho rằng có thể ngày xưa ta đã khắt khe trong cách nhìn nhận và có thể ta đã sai con ta đã đúng và nó thật tài giỏi. Nhưng rủi thay 2 năm sau con bạn bị phá sản và nó đang thất nghiêp, và việc nãy đã diễn ra được 6 tháng rồi, bạn bắt đầu nhìn lại và dù cố gắng nhưng những suy nghĩ 3 năm trước lại ùa về, bạn gặp nó và nói rằng “Ba đã nói rồi mà, con không nên làm như vậy, hay tệ hơn, con phải xin vào công ty nào đó đi, hãy nhìn lại xem bao nhiêu năm qua con đã làm được gì nào.” Ba năm trước bạn cho rằng con bạn sai, một năm sau bạn thấy rằng mình sai, và giờ bạn quay lại nói rằng còn bạn lại sai.
Những ví dụ đơn giản trên không nói lên nhiều điều nhưng một phần nào đó nó cho thấy bạn bấp bênh, sự đúng sai cũng bấp bênh, bạn liên tục thay đổi suy nghĩ của mình, khi bạn dựa vào những gì thuộc khía cạnh bên ngoài để lý giải cho sự sai lầm thì rõ ràng nó không hiệu quả. Nếu bạn đồng ý với tôi thì hãy dành một ít thời gian để xem xét nhé, hãy xem mình đang đánh giá điều gì là đúng hay sai thông qua hoàn cảnh xảy đến, thông qua người khác, thông qua các hành vi bên ngoài…. Dù bạn đang vui vẻ hay đang buồn bã thì có thể đánh giá của bạn đều sai, có thể giờ nó đúng nhưng nhiều năm tháng sau nó có thể là sai.
Có thể ngay lúc này bạn đang nghĩ rằng.
Ơ hay nhỉ, tại sao tôi phải dành thời gian xem xét cơ chứ. Tại sao tôi phải lý giải sự việc được cho là đúng hay sai và nó xuất phát từ đâu chứ. Tôi đang vui vẻ, tôi thấy điều này là không cần thiết, tôi đang lên kế hoạch đi chơi và phải dành thời gian vui vẻ. Hay như tôi đang buồn tôi thấy rằng tốt nhất bây giờ là mình nên ngủ một giấc và biết đâu đó khi tỉnh dậy tôi thấy khỏe và tôi rủ bạn thân của mình đi xem phim. Nhưng ngay thời điểm này bạn cần phải bình tâm suy xét xem, điều này hết sức quan trọng, khi bạn lý giải sự đúng sai thông qua các khía cạnh bên ngoài, nó gắn chặt với cảm xúc của bạn, và nếu bạn đang vui thì không sao nhưng nếu bạn không vui bạn có ngay một lý do giải thích cho việc đó. Hay ngược lại cũng vậy nếu bạn đang vui, bạn cũng có ngay một lý do để giải thích cho việc bạn đang làm, ngay cả việc bạn đang dành thời gian đọc những gì tôi viết.
Và lời giải thích đó dù bạn đang vui hay buồn nó luôn phù hợp với tâm trạng của bạn, nhưng ẩn sâu vấn đề nó không cho bạn biết bạn đang nhìn nhận đúng hay nhìn nhận sai, và nếu không thật sự biết điều gì là đúng hay điều gì là sai có thể những gì hiện tại bạn cho là đúng trong tương lai chính bạn sẽ cho nó là sai… và chắc hẳn là như vậy nếu bạn thực sự đi sâu vào chính mình.
Và như vậy bạn sẽ thấy rằng, luôn có một lý do phù hợp cho hoàn cảnh mà tôi phải tìm ra nguyên nhân cho hoàn cảnh đó, mà đa phần nguyên nhân đó phải phù hợp với cảm xúc của tôi, nếu nguyên nhân đó mà người nghe cho rằng không phù hợp thì lại có ngay một nguyên nhân khác để lý giải như: Mình đúng nhưng do mình trình bày không đúng cách, hay đơn giản do bên đối diện không hiểu, không thông cảm cho hoàn cảnh của mình và nếu điều này xảy ra trong cuộc sống gia đình giữa bố mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, hay các mối quan hệ đồng nghiệp và bạn sẽ thấy rằng tài khoản tình cảm của bạn đang bị âm, những hành vi chống cự đổ lỗi liên tiếp xả ra… và bạn sẽ gặp rắc rối với cuộc sống của mình.
Như đã nói khi chúng ta lý giải những sai lầm hay đúng đắn thông qua môi trường bên ngoài, cộng với những lời giải thích thuyết phục cho cảm xúc của mình. Dần dần qua thời gian như một điều hiển nhiên sẽ xảy đến, ta phụ thuộc vào cảm xúc của mình, ta chỉ muốn được mọi người khen ngợi, ta muốn được quan tâm vì đó là những điều làm cho ta vui vẻ và dễ chịu. Nếu ai đó chỉ trích như một thói quen ta bùng lên chống trả, những gai nhọn cảm xúc xù ra mắng nhiếc người đối diện, ta không còn giữ được bình tĩnh. Và tệ hơn ta đánh mất một mối quan hệ, có thể là người bạn, anh chị em hay một đồng nghiệp thân thiết. Nếu nhiều người chỉ trích ta, cảm thấy chiến đấu không lại, ta thu mình lại và cố gắng không quan tâm, ta có thể chôn vùi cảm xúc này bằng cách tập trung cho công việc khác, nhưng nó vẫn ở đó, vẫn bên trong ta không hề thay đổi và không sớm thì muộn nó cũng sẽ bùng ra ngoài theo nhiều dạng thức khác nhau.
Và theo thời gian tôi chôn vùi sai lầm thực sự, sai lầm nối tiếp sai lầm, nó dần chiếm lấy con người tôi, nó biến tôi thành con người khác, đến nỗi khi nhìn lại đôi khi tôi cũng cảm thấy sợ con người xưa cũ của mình.
Khi ta lý giải những sai lầm từ bên ngoài, như một cách vô thức (ta phụ thuộc cảm xúc của mình, ta muốn được nhận lời khen tặng, ta muốn được có gì trị…) ta cũng đặt luôn cảm xúc, những mong muốn, những ước mơ, niềm tin, hy vọng…. Vào hoàn cảnh và vào tay người khác. Và rồi những hành vi của ta làm hôm nay, ngày mai, được dẫn dắt bởi những hoàn cảnh xảy đến, bởi việc làm hài lòng người khác (vì ta vô thức đặt niềm vui của ta vào tay người khác), có thể ước mơ của ta cũng chính là ước mơ của bố mẹ, của người mình yêu thương, của hoàn cảnh, của những điều xảy đến mà ta cho rằng không phù hợp vì ta sợ bị chỉ trích. Nếu ta bị chỉ trích ta dễ dàng nổi nóng, ta mang sự khó chịu, bực dọc đó về nhà và áp nó lên những người thân yêu của ta. Ta dành thời gian mà đáng lẽ để ta học hỏi, tận hưởng để làm cái gì vậy?
Cuộc sống nội tâm của ta dần dần nhỏ lại, nó đang bé lại từng ngày, đến nỗi bạn cần những niềm vui bên ngoài, những sự quan tâm bên ngoài làm niềm vui cho bản thân bạn. Và bạn biến thành nô lệ cho môi trường bên ngoài.
Bạn có thấy sự bấp bênh khi đặt cuộc sống mình vào bên ngoài hay không, nó có phải là sai lầm không, vui buồn của bản thân bạn nó như thế nào khi trong tay người khác hay hoàn cảnh xảy đến, ấy vậy mà nhiều người còn không biết đến cả điều đó nữa. Và vì ta chỉ có một cuộc đời để sống, ta phải thay đổi, ta đâu thể nào phụ thuộc vào những điều mà người khác đánh giá mình, mà phẩm giá của con người đó là điều mà ta cần phải xem xét, ước mơ của ta, hạnh phúc của ta phải do ta vẽ nên chứ sao để hoàn cảnh, những cái nhìn hành vi từ xã hội thay thế cho chính ta được.
Khi nghĩ lại việc lý giải điều gì là đúng hay sai và nó được lý giải từ đâu nó có ảnh hưởng khá quan trọng và sâu hơn nó chính là một cái nhìn trong tiềm thức mà nó điều khiển suy nghĩ hay hành vi của ta. Ta cần một cái nhìn mới, một mô thức mới cho mình.
Cái nhìn của ta từ đầu đến giờ xuất phát từ bên ngoài, từ sự quan sát bên ngoài, và nó không mang lại hiểu quả. Nhưng tệ hơn nó còn thu hẹp đi niềm vui, hay hạnh phúc thực sự mà bản thân một con người có thể tận hưởng trong cuộc đời của chính bản thân người đó.
Tôi ngồi đó, trong căn phòng rộng và dài với tô điểm xung quanh là những khung cửa sổ dài và rộng, đã 8 tháng trôi qua, tôi dành nhiều thời gian để tim hiểu về cuốn sách 7 thói quen của người thành đạt của Tiến Sĩ Stephen R. Covey. Như một khởi đầu mới tôi thấy được mô thức đúng đắn cho chính mình và tôi tin rằng là cho tất cả tất cả mọi người, mô thức từ trong ra ngoài. Tại thời điểm tìm ra mô thức từ trong ra ngoài tôi tìm thấy chính mình và một niềm vui thấp thoáng, một hạnh phúc thực sự bắt đầu ẩn hiện, tuy nó không rõ ràng nhưng tôi biết nó đã bắt đầu xuất hiện và tôi cảm thấy một niềm hạnh phúc ban đầu.
“Sự thay đổi phải đến từ bên trong chính bản thân mỗi người và không ai có thể mở cảnh cửa của sự thay đổi thực sự ngoài chính bản thân bạn cả, người khác có thể nói về sự thay đổi nhưng chính bản thân bạn phải là người đặt tay lên cánh cửa và đẩy nó ra ngoài, đó cũng là lúc bạn bắt đầu cảm thấy niềm vui và hạnh phúc thực.” Tôi được dạy như thế trong tác phẩm 7 thói quen của người thành đạt của Stephen R. Covey.
Đó là lúc tôi cũng bắt đầu nhận ra ý nghĩa trong câu nói của T.S Eliot “Bạn không được ngừng khám phá và đích đến của hành trình khám phá là đến được nơi ta đã bắt đầu để lần đầu tiên được biết nơi này.” Tôi được biết qua câu nói này trong tác phẩm 7 thói quen.
Những ai đã đọc 7 thói quen, để biết được điều gì là đúng hay sai ta phải dựa trên các nguyên lý điều khiển con người, tôi muốn nói nhiều hơn nhưng tại sao phải nói khi tất cả đều nằm trong cuốn sách, tôi và bạn có thể học hỏi cùng nhau và trao đổi sự hiểu biết của chính mình về chân giá trị trong cuốn sách và đó là con đường duy nhất mà thôi.
Tôi bắt đầu luận về thói quen trì hoãn của mình, nó đến từ đâu.
Tôi nhận thấy rằng mình trì hoãn giải quyết một vấn đề hay một việc làm mà đáng lẽ ra ta phải làm như là một kế hoạch lâu dài từ trước đã được định sẵn. Tôi trì hoãn một việc để thõa mãn thú vui nhất thời tại một thời điểm, hay thõa mãn một cảm giác yên bình nhất thời bên trong tâm hồn mình, việc làm này tạo cho tôi một cảm giác yên bình nội tại và cũng là do tôi sợ phải đối mặt với điều đó, nó xuất phát từ việc tôi chọn cách né tránh vấn đề và cũng nói lên rằng một phần bản tính cốt lõi của tôi là tôi nghĩ rằng mình không giải quyết được vấn đề nhưng cũng khônng thừa nhận điều đó. Tôi tìm kiếm một con đường khác an toàn hoàn hơn là né tránh vấn đề, khi vấn đề cần phải giải quyết tôi sẵng đó một lời giải thích phù hợp để biện hộ.
Điều này xuất phát từ việc cho rằng mình thực sự kém cỏi nhưng nghĩ rằng mình đủ tốt, nhưng tôi không thừa nhận sự ngu dốt của mình, biết mình ngu dốt nhưng không thừa nhận sự ngu dốt vì ta sợ người khác đánh giá mình và có nghĩa là ta đặc giá trị của ta vào trong tay người khác. Việc cho rằng giá trị của mình nằm trong tay người khác, đối với tôi, dần dà nó hình thành nên tính trì hoãn.
Bạn biết không trong chương đầu tiên của Đắc Nhân Tâm nói gì không, muốn lấy mật thì đừng phá tổ ong, nhưng với tôi, muốn lấy mật bạn phải trồng hoa.
Những khái niệm về mô thức, tài khoản tình cảm, mô thức từ trong ra ngoài là gì, khái niệm về hiểu quả, đều được hiểu theo nghĩa trong cuốn sách 7 thói quen và đều được trích dẫn từ đó.
Tác giả: Thanh Hải