Lời giới thiệu của người dịch
Đây là một ý tưởng táo bạo và có phần cực đoan. Nhưng nếu chúng ta chỉ tập trung vào phần cực đoan của ý tưởng này thì chúng ta sẽ không nhìn thấy những tích cực mà nó có thể đem lại cho thế giới. Chợ Ám Sát là gì? Đơn giản là một nơi mà người thường có thể trả tiền cho sát thủ để ám sát một người, nhưng trong thời buổi hiện đại thì những giao tiếp và hành động đều có thể được bí mật hóa. Điều đặc biệt là mô hình nói trong bài viết này chỉ được thành lập để ám sát các cán bộ quan chức trong bộ máy điều hành chính phủ để bảo vệ tự do bằng cách làm những ai lạm quyền phải suy nghĩ trước khi hành động.
* * *
Khi Bitcoin đang ngày càng trở thành một loại tiền mặt điện tử được nhiều người biết đến, loại tiền tệ crytocurrency (tiền mã hóa) này đã được chấp nhận để mua tất cả hàng hóa từ vớ đến sushi tới heroin. Nếu như một anarchist** muốn, nó cũng có thể dùng để mua một vụ ám sát.
*Người theo chủ nghĩa vô chính phủ
Tháng rồi tôi đã nhận được một email đã được mã hóa từ một người tự gọi mình bằng bí danh Kuwabatake Sanjuro, người đã dẫn tôi đến một dự án mới nhất của anh ta: Trang web Chợ Ám Sát (Assassination Market), một dịch vụ huy động vốn từ đám đông cho phép bất cứ ai đóng góp bitcoins trong bí mật tích tụ lại thành một cái giá cho cái chết của bất cứ một cán bộ chính phủ nào – tương tự như trang Kickstarter dành cho các vụ ám sát chính trị.
Dựa theo các luật lệ của Chợ Ám Sát, nếu một ai đó có mặt trên danh sách ám sát bị giết–vâng, Sanjuro hy vọng rằng rất nhiều người trên danh sách đó sẽ bị–bất cứ sát thủ nào có thể chứng minh người ấy chính là sát thủ sẽ nhận được tiền từ công quỹ đã được mọi người góp lại.
Hiện tại, tiền thưởng trên trang web này rất nhỏ, nhưng không phải là không đáng kể. Trong vòng 4 tháng trang Chợ Ám Sát đã online, 6 tầm nhắm đã được đề xuất bởi các thành viên, số tiền thưởng đã được nhận rất đa dạng, từ 10 bitcoins để ám sát Giám Đốc NSA (National Security Agency – Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ) Keith Alexander, 40 bitcoins để ám sát Tổng Thống Barack Obama, 124.14 bitcoin – con số lớn nhất trang – để ám sát Ben Bernanke, Thống Đốc của Ngân Hàng Trung Ướng Mỹ và kẻ thủ số 1 của nhiều người dùng Bitcoin. Với tỷ giá hiện tại (18/11/2013), ông Bernanke có giá $75,000 (3.5 tỷ VND; 1 bitcoin bằng $600). (Giá Bitcoin tháng 11/2018 vào khoảng $5000.)
Tham vọng rùng rợn của Sanjuro còn đi xa hơn việc huy động quỹ cho các vụ ám sát chính trị. Anh ta tin rằng nếu Chợ Ám Sát được duy trì và có đủ người dùng, nó sẽ dần dần có đủ vụ ám sát chính trị để không còn ai đủ can đảm để ứng cử và cầm quyền nữa. Anh ta nói rằng anh ta muốn Chợ Ám Sát phải tiêu diệt “tất cả chính phủ, khắp mọi nơi.”
“Tôi tin rằng nó sẽ làm thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn,” Sanjuro cho hay, anh dùng cùng một tên với một samurai vô danh trong phim của Akira Kurosawa mang tựa đề Yojimbo. (Anh ta nói rằng đã chọn tên ấy để tưởng niệm đến người đã sáng lập ra Con Đường Đường Lụa [Silk Road], tên Dread Pirate Roberts, cũng như người đã sáng lập ra Bitcoin, Satoshi Nakamoto.)
“Nhờ hệ thống này, một thế giới không có chiến tranh, không có các cuộc theo dõi bí mật, vũ khí hạt nhân, quân lực, đàn áp, dối trá về tiền tệ, và giới hạn ngoại thương sẽ sớm được thành hiện thức với cái giá là vài Bitcoin từ mỗi người. Tôi cũng tin rằng khi vài chính trị gia bị ám sát và họ nhận ra rằng họ đã thất bại trong cuộc chiến về sự riêng tư, những vụ giết người sẽ kết thúc và chúng ta sẽ đi từ từ đi đến giao đoạn hòa bình, riêng tư và nề kinh tế tự do thật sự.”
Tôi đã liên hệ Dịch Vụ Bí Mật Hoa Kỳ (Secret Service) và Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) để hỏi họ có đang điều tra Chợ Ám Sát hay không, cả 2 đều từ chối trả lời.
Cũng như bao trang “web đen” khác, Chợ Ám Sát hoạt động trên mạng lưới bí mật Tor, một mạng lưới đã được thiết kế để ngăn chặn bất cứ ai biết được người dùng hoặc chính Sanjuro. Quyết định của Sanjuro chỉ nhận tiền bitcoins cũng để bảo vệ người dùng, Sanjuro, và cũng như bao sát thủ khác khỏi bị lộ từ những dấu vết giao dịch tài chính.
Bitcoin, tương tự, có thể được nhận và gửi mà không để lại dấu vết với nguồn gốc người dùng. Trong các điều chỉ dẫn trên trang web cho người dùng, Sanjuro gợi ý rằng nên giao dịch tiền qua các dịch vụ “rửa tiền” để bảo mật hóa bitcoin trước khi đóng góp vào quỹ ám sát.
Để chứng minh được mình là người đã thực hiện các vụ ám sát, Chợ Ám Sát yêu cầu các sát thủ tạo ra một file chữ với ngày chết của nhân vật sẽ diễn ra trong tương lai, và dùng một kĩ thuật bảo mật gọi là “hash” để chuyển dòng chữ thành những dòng ký tự đặc biệt.
Trước khi vụ ám sát xảy ra, sát thủ sẽ dấu dòng chữ đó vô dữ liệu kèm với một đóng góp 1 bitcoin hoặc nhiều hơn vào quỹ ám sát của nhân vật mục tiêu. Khi mục tiêu đã được ám sát, người đó sẽ gửi cho Sanjuro một file chữ, để Sanjuro kiểm tra dòng chữ trên file đó có đúng như như dữ liệu đã kèm theo trước khi mục tiêu bị ám sát hay không. Nếu file chữ đó hợp lệ và thành công trong việc đoán đúng ngày chết, người gửi chắc chắn là sát thủ, dựa theo logic của Sanjuro. Sanjuro nói anh ta sẽ giữ 1% của tổng số tiền trả coi như đó là hoa hồng cho dịch vụ này.
Chỉ cần đọc về hệ thống ám sát được trình ở trên thôi cũng rất có thể sẽ gây phản ứng phẫn nộ. Nhưng Sanjuro cho rằng sự phẫn nộ từ công chúng sẽ không ngăn chặn được hệ thống này. Khi nói về luân lý, anh ta nói rằng chỉ chấp nhận những mục tiêu được đề xuất từ thành viên, những người đã “dùng vũ lực tấn công người khác.” Nói rõ ràng hơn, chỉ những người mà luật pháp không thể ngăn chặn được bởi vì nó đã quá lũng đoạn và những nạn nhân không còn cách nào khác để trả thù trừ cách thức ẩn danh này.”
Cho dù bỏ qua vấn đề đạo đức, có phải một hệ thống cho phép người dùng bitcoin quyền lực để tiêu diệt những lãnh đạo đã được bầu nghe giống như một nỗ lực để phá tan chế độ dân chủ? “Dĩ nhiên, giới hạn hóa dân chủ là lý do vì sao chúng ta có hiến pháp (Mỹ),” Sanjuro đáp lại.
“Một lãnh đạo được số đông bầu chọn không làm cho tính chính danh của vị lãnh đạo đó nhiều/cao hơn tính chính danh của nạn nô lệ. Với chợ ám sát này, các động lực cân đối hóa của chủ nghĩa tư bản cũng có cơ hội để tham gia chính trị nữa. Một bitcoin là một lá phiếu để bác bỏ một bộ luật bạn không thích.”
Sanjuro không phải là người đã sáng lập ra mô hình này. Ý tưởng này xuất phát từ phong trào ‘cypherpunk’ của giữa thập niên 1990, khi những huynh đệ của phong trào muốn dùng phương pháp bảo mật để làm giảm quyền lực chính phủ đưa nó lại cho các cá nhân. Cựu kỹ sư của Intel và người sáng lập ra ‘Cypherpunk Mailing List’ Tim May đã cho rằng những bức điện thư bí mật không thể đọc lén và loại tiền điện tử bí mật sẽ dẫn đến một chợ ám sát trong cuốn sách Cryptoanarchist’s Manifesto năm 1992.
Vài năm sau, một cựu kỹ sư của Intel tên Jim Bell đã đề xuất một hệ thống tài trợ các cuộc ám sát bằng những quy góp bảo mật và vô danh trong một bài văn tên Assassination Politics. Hệ thống mà anh đã diễn tả cũng tương tự như của Sanjuro, qua những dụng cụ ẩn danh như Tor và Bitcoin, nhưng thời đó cả hai công cụ này vẫn còn nằm trên lý thuyết. Như Bell đã viết:
“Nếu như 0.1% của dân số, hoặc 1 trong 1000 người, sẽ trả $1/người để ám sát một cán bộ công chức nào đó, cái giá để ám sát 1 người tính ra chỉ $250,000. Hơn nữa, hãy tưởng tượng một ai đó muốn nhận tiền thưởng có thể nhận được nếu anh ta chắc chắn sẽ không bị lộ mặt, và có thể nhận tiền thưởng mà không cần gặp gỡ, hoặc nói chuyện với bất cứ ai mà có thể nhận ra anh ta. Ẩn danh tuyệt đối, bí mật tuyệt đối, và an ninh tuyệt đối. Cộng với công nghệ cho phép người ta được nhận tiền thưởng dễ dàng và đảm bảo, điều này sẽ làm cho việc trở thành một chính trị gia trở thành một nghề nghiệp cực kì nguy hiểm. Có khả năng rất cao không ai trừ “thị trưởng của một địa phương nhỏ” sẽ muốn giữ chiếc ghế của mình.”
Vài năm sau Bell đã bị ngồi tù vài năm với tội trốn thuế* và theo dõi một điệp viên quốc gia, và đã được thả trong tháng 3 năm 2012. Khi tôi liên lạc với anh ấy bằng email, anh ta đã từ chối dính líu tới bất cứ một hoạt động nào trong Chợ Ám Sát của Sanjuro và đã từ chối bình luận về nó.
*những người theo chủ nghĩa tự do (libertarianism) hoặc chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism) cho luận rằng, thuế là cướp.
youtube https://www.youtube.com/watch?v=90oA3dZJWCk
Sanjuro nói rằng anh đã biết đến ý tưởng của Bell lâu rồi. Nhưng chỉ bắt đầu thực hiện vào mùa hè năm ngoái khi Edward Snowden đã tiết lệ những hoạt động theo dõi bí mật của NSA.
“Bị ép buộc phải thay đổi những ký ức tốt đẹp trong khi sử dụng internet, tất cả những giây phút gần gũi với những người tôi yêu thương, với những người tôi không thích nghe lén, phân tích những cuộc đàm thoại, đó chính là cảm hứng của tôi để bắt đầu nhiệm vụ này,” anh viết. “Sau một tuần nói thầm ‘tất cả bọn họ phải chết’ mỗi lần tôi đọc báo, tôi quyết định phải làm cái gì đó. Đây là sự cống hiến của tôi cho mục đích đó.”
Chợ Ám Sát không phải là dịch vụ đầu tiên để huy động những cuộc ám sát bằng bitcoin. Những trang giấu tên của Tor như Quick Kill, Contract Kill và C’thulhu đều bán dịch vụ ám sát để lấy tiền bitcoin. Nhưng không một trang nào trong số đó đã trả lời liên lạc của tôi, và tất cả đều yêu cầu trả tiền trước, cho nên những trang đó có thể là lừa đảo.
Và làm sao thành viên của Chợ Ám Sát biết được đây không phải là một vụ lừa đảo tương tự? “Bạn không biết được,” Sanjuro thừa nhận. Nhưng anh ta cho rằng nếu đây là một vụ lừa đảo, đây sẽ là một vụ rất khó và nguy hiểm, khi hành động đe dọa Tổng Thống Mỹ là một tội hình sự.
Trừ những việc đó, “tôi có thể đính chính,” Sanjuro viết.
“Tôi sống một cuộc sống rất thoải mái, nhưng cũng giống như cuộc sống của một Spartan, và điều duy nhất làm tôi đau đớn là những cuộc tấn công ngày càng nhiều vào tự do tôi đang tận hưởng hàng ngày, nhất là sự riêng tư của tôi. Tôi không thể nào mua cái đó được bằng tiền, nên tôi không cần phải lừa gạt ai. Tôi không muốn gì hơn ngoài thấy dự án này thành công, bằng cách thấy vài chính trị gia chết đi.”
Anh ta nói thêm, cũng như các cypherpunks thế hệ trước, anh ta đặt niềm tin vào các thuật toán mật mã để qua mặt chính phủ. “Với mật mã, nhà nước, hay bất cứ công ty bảo vệ nào, đều sẽ trở nên lỗi thời…tất cả những hoạt động nào mà có thể biến thành thông tin sẽ nằm ngoài bàn tay của chính phủ, hoặc mất cứ ai trừ những người trong cuộc,” anh ta nói.
“Tôi là một crypto-anarchist,” Sanjuro kết luận. “Chúng ta có một tương lai tươi sáng ở phía trước.”
Tác giả: Andy Greenberg
Biên dịch: Ku Búa
Hiệu đính: Ka Ka
Tiền đè chết người mà! Chỉ cần quăng ra vài tờ đô lẻ là có cả bầy sẵn sàng thực hiện bất cứ phi vụ gì, dù có đê tiện độc ác đến mấy!!! Thời buổi này lương tâm rẻ như bèo!
Nhưng tiền cũng có thể cứu người! Có khi cứu được cả thế giới ấy chứ!!
Tôi cũng muốn một thế giới vô chính phủ, nhưng với dân số như hiện nay là ko thể cho việc vô chính phủ trên toàn thế giới, có lẽ chỉ nên một nhóm người (có thể coi là một dân tộc) tự xây dựng 1 cái vô chính phủ
Cá nhân mỗi con người cần tiến hóa thêm vài cấp bậc nữa, ít nhất cũng phải 80% trên các phương diện, thì mới đủ khả năng tự duy trì 1 mô hình xã hội phi chính phủ cho riêng mình.
Thật tuyệt vời !
Tuyệt vời! Khi không có chính phủ nữa thì mọi người đều có thể giết lẫn nhau. Chắc lúc đó những người thành lập trang này thấy hả hê lắm (nếu hắn ta còn sống).
Một hệ thống ngu ngốc. Giả thiết rằng bất kỳ ai lên nắm quyền, dù ở bất kỳ thể chế nào đều có đối thủ muốn loại trừ, do đó, cái giá của quyền lực quá đắt (trả bằng mạng sống) sẽ dẫn tới tình trạng vô chính phủ. Không hiểu Sanjuro muốn tình trạng vô chính phủ diễn ra trên diện rộng vì mục đích gì? Tự do không giới hạn! Sẽ chẳng có cái tự do nào trong thế giới vô chính phủ cả trừ khi trở lại thời kỳ công xã nguyên thuỷ. Một ý tưởng điên rồ và ngu ngốc
Trước khi nói một cái gì đó là ngu ngốc bạn nên tìm hiểu về cái đó trước, thay vì chỉ biết đánh giá nó theo kiến thức hiện có của bạn. Bạn đã tìm hiểu về chủ nghĩa vô chính phủ được bao nhiêu rồi? Hãy xem qua Video này, nó chỉ mới bao quát được khoảng 50% về anocap. Mọi câu hỏi bạn có thể đặt ra đều không có gì mới và đã có người trả lời rồi
Cỗ Máy Của Tự Do – Sơ lược về chủ nghĩa vô chính phủ tư bản [THĐP Vietsub]: http://youtu.be/kfIWJ0IG09I
Ok, mình xem được 9 phút đầu và thấy không muốn xem nữa. Bạn có thể trả lời giúp mình: nếu một người trả tiền để thuê dịch vụ hành pháp, chất lượng dịch vụ sẽ phụ thuộc vào số tiền anh ta bỏ ra có phải không? Người giàu trả tiền cho những dịch vụ tốt hơn nên tính mạng của anh ta được bảo đảm. Người không có tiền không thể thuê dịch vụ nào nên ai giết anh ta cũng được. Liệu đó có phải xã hội lý tưởng không?
Các Mod của THĐP rất bận rộn, không có thời gian viết ra một cuốn sách trả lời cho những câu hỏi của bạn đâu. Trong video có link tới forum reddit, bạn có thể vào đó đặt câu hỏi, trong đó chắc chắn sẽ có người trả lời cho bạn. http://www.reddit.com/r/Anarcho_Capitalism
Không sao, mình cũng không quan tâm lắm đâu. Mình để comment đó để cho những bạn đọc bài viết này, quan tâm đến chủ đề này có thêm một khía cạnh để suy nghĩ thôi. Chứ nếu nghe một chiều lại tưởng cái gì cũng đúng hết rồi, cứ thế mà làm.
Tôi đã hỏi về dự án Ám sát chứ không phải vô chính phủ tư bản, cái đó chỉ là hệ quả của dự án này. Thứ nhất, việc trả tiền để ám sát hay nói trắng ra là giết người nên được khuyến khích? Bạn đang khuyến khích khủng bố. Thứ hai, việc người giàu trả tiền để giết những người ta không thích thì tốt hơn việc dùng luật pháp? Người có tiền thì có quyền sống do thuê dịch vụ hành pháp, còn người không đủ tiền thì có thể chết bất cứ khi nào? Xã hội vô chính phủ tồn tại trong lịch sự từ những ngày đầu của văn minh nhân loại, công xã nguyên thuỷ.
riêng về điểm thứ hai, mình tuy chưa thử cái chợ này nhưng nghĩ là nó nên dưới dạng mua bán phiếu, và mỗi người chỉ được mua một phiếu nhằm tránh tình trạng người có tiền có quyết định có trọng lượng hơn
Người ta đủ khôn để lập ra nhiều tài khoản ảo mà bạn. Khi đã nặc danh rồi thì lại càng dễ.
Mình cũng nghĩ vậy. Nếu mà không có cách xác minh thì đúng là phương án này gặp rất nhiều vấn đề. Hơn nữa, còn phải tính đến chủ nghĩa dân tộc nữa. Nếu nh Trung Quốc kích động được một tỷ người của nó tham gia bầu giết một người nào đó thì cũng gây ra sự bất công khi bầu.
Không. Mình không dám nói mình là chuyên gia về cả chính trị lẫn công nghệ thông tin, nhưng qua một năm tham gia các cộng đồng trên mạng như Reddit và Stack Exchange, mình có một cảm tưởng là với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, bạn chẳng cần tới chính phủ mà vẫn giữ được sự ổn định. Tất nhiên là cộng đồng nào cũng cần có quản lý, nhưng khoảng cách từ cá nhân thấp nhất đến cá nhân cao nhất chỉ là một vài bậc, không phức tạp và đồ sộ như mô hình chính quyền hiện thời. Nếu bạn có đọc qua cuốn Thế giới phẳng của Thomas Friedman, bạn cũng sẽ thấy ý tưởng của ổng ở trong đó. Thế giới của tương lai là một thế giới chia sẻ ngang hàng, không phải chỉ huy có cấp bậc.
Mình có cảm tưởng là, để đi lên được chủ nghĩa cộng sản đúng theo kiểu của Marx, chúng ta cần áp dụng mô hình hoạt động của Reddit.
Công nghệ thông tin bùng nổ thì không có nghĩa nó sẽ nâng cao dân trí, tư tưởng và đạo đức cho toàn thể con người.
Quanh đi quẩn lại thì vấn đề con người luôn là vấn đề cốt lõi. Chỉnh phủ cũng là sàn phẩm/công cụ được con người tạo ra để cân bằng và phát triển xã hội. Bài toán vô chính phủ có giải được hay không, hãy thử nghĩ đến ý tưởng “What whould a MONEYLESS world look like”. Nếu Chợ ám sát chi phối được chính phủ thì đồng tiền sẽ là thứ chi phối lại Chợ ám sát.
Cá nhân mình lại thấy Sanjuro có vẻ chỉ đang muốn tiêu diệt đồng đô la Mỹ, và thay thế nó bằng Bitcoin. Hắn chỉ là kẻ mang tham vọng quấy rối kinh tế của nước người ta thôi. :))
Ý mình là, không cần nâng cao dân trí, tư tưởng và đạo đức thì việc áp dụng triệt để CNTT vào chính trị vẫn dẫn đến những kết quả có lợi.
Trong cuốn sách Trí tuệ đám đông của James Suroweicki có nhắc đến nhiều lần, và ông ta cũng đưa ra nhiều ví dụ để chứng minh cho câu trên. Điển hình là chuyện cá cược khối lượng của bò. Trong cuộc thi cá độ đó, có rất nhiều người không có chuyên môn về bò tham gia (tức là thiếu dân trí, như ý của bạn). Thế mà trung bình cộng của tất cả các suy đoán thì nó lại chính bằng khối lượng của bò, sai số tính bằng gam. Vấn đề ở đây là, khi tất cả mọi người đều đưa ra suy nghĩ độc lập của mình, và có một cơ chế có thể lấy được hết tất cả các ý kiến đó, thì trung bình cộng của tất cả các ý kiến đó sẽ là thứ tốt nhất. Vấn đề của các mô hình trước khi có CNTT là chỉ làm được vế đầu mà không làm được vế sau mà thôi.
Mình đồng ý đồng tiền sẽ chi phối chợ ám sát, nhưng đồng tiền đó tương đương cho một phiếu đồng ý của bên Reddit, và như mình đã nói, cơ chế vô chính phủ có quản lý của Reddit rất hay.
sự bùng nổ về công nghệ thông tin khiến bạn có cảm tưởng chỉ là cảm tưởng vì nghĩ đến cùng thì đó chỉ là mạng ảo, tất là không thực. Khi con người trên mạng ảo tạo cảm giác tự quản lý, sự ổn định ảo tuy nhiên nếu đem ra xã hội thì không thể. Vì với hàng triệu cá nhân, trong đó có cả những người có dân trí thấp thì việc tự quản lý hay duy trì ổn định là không thể, ít nhất là trong tương lai khoảng 20-30 năm
Mình không nghĩ nó là ảo vì bạn không thể phủ nhận được những giá trị thực mà nó đem lại. Hãy thử nhẩm xem, có bao nhiêu kiến thức mà bạn có được suốt cuộc đời bạn đến từ màn hình, từ sách và từ chính trải nghiệm của mình. Và riêng từ sách thôi, có cuốn sách nào bạn đọc mà được viết tay hoàn toàn không? Mình nghĩ trừ những cuốn sách văn bạn học từ thời Nam Cao trở về trước thì chẳng có cuốn nào được viết bằng bàn phím cả. Bạn hãy thử ngẫm xem thời gian bạn tương tác với cái thế giới mà bạn cho là ảo mày với cái thế giới trước đây vẫn có, xem cái có cái nào thật sự vượt trội không? Mình cho rằng thế giới trên mạng là đủ thực.
Khi mình nói ứng dụng CNTT, mình không hề có ý là nó đã có khả năng áp dụng được liền. Nhưng nó ngày càng thật. Đừng quên rằng nhờ có nó mà chúng ta mới có thế giới phẳng. Ở Singapore có một cái app để người dân có thể thông báo trực tiếp cho chính quyền. Từ hư đèn đến hối lộ, chỉ cần ấn một phát là người đứng đầu có thể nắm được tình hình mà không phải thông qua các cấp trung gian. Theo bạn, cái app đó là ảo hay là thật? Và sự ổn định có được nhờ nó là thật hay là ảo?
Bạn nói rằng quản lý hàng triệu cá nhân là không thể quản lý được, nhưng mình muốn nói là đến cả tỷ vẫn có thể quản lý được. Thuật toán có rồi, chỉ còn việc phổ cập điện thoại hay máy tính bảng đến cho mọi người nữa thôi. Dân trí thấp cũng không thành vấn đề, vì ở thời đại này, dân trí cao chỉ đơn giản là biết google. Cũng chả cần học tiếng Anh, vì khả năng dịch của Google càng ngày càng hoàn thiện. Tỉ lệ người từ 50 tuổi trở lên sử dụng Facebook càng ngày càng nhiều, mình nghĩ chỉ cần 10 là đủ.
thuật toán chỉ thành công nếu tất cả đều dùng thiết bị điện tử và việc phổ cập thiết bị điện tử nghe thì đơn giản nhưng chỉ vướng mỗi tiền thôi. Nhưng giả dụ, 1 cộng đồng hoặc nhiều cộng đồng từ chối sử dụng thiết bị điện tử thì quản lý theo cách thuật toán ntn? Và giải pháp an ninh mạng nào là an toàn nhất khi mà đến máy chủ của CIA còn bị hack thì tính bảo mật là vấn đề cốt lõi cho quản lý đất nước
Uhm, an ninh mạng là một trong những vấn đề mà giải pháp này phải tìm cách khắc phục. Còn việc phổ cập thiết bị thì mình thấy đã phổ cập rồi. Thậm chí trước khi có máy tính thì các nước tiên tiến cũng làm tốt việc phổ thông đầu phiếu rồi. Riêng việc một cộng đồng không chịu sử dụng thiết bị điện tử thì mình cũng chào thua.
Nhưng mà lưu ý là mình chỉ nói cho các nước phát triển, chứ ở VN thì quanh đi quẩn lại cũng là nhận thức của lãnh đạo thôi. Muốn app thì chỉ cần những người quản lý chịu khó đừng ăn là được. Anh mình là dân lập trình, kể việc viết app cho xe buýt rất đơn giản: vệ tinh có rồi, hộp đen trên xe buýt có rồi, 3G có rồi, Google Maps cũng có luôn. Vậy mà cù cưa bao nhiêu năm vẫn không viết xong một cái app. Nhưng đây lại là chuyện khác.
Rat Hay, Neu ta co 1 nha cai tri theo tu tuong cua Lao Tu thi cac sat thu that nghiep.
Dù muốn hay không, trước sau gì cũng sẽ có một ông chính trị gia chết vì
cái này. Khi việc cai trị trở nên quá tốn kém theo nghĩa bóng, có nghĩa
là phải liều mạng mình ra để cai trị, thì sẽ không ai còn dám cai trị
nữa.
Không ai dám cai trị, nhưng vẫn còn người lãnh đạo hoặc ban lãnh đạo, khi đó hại nhau chỉ là vấn đề quyền lợi. Còn nếu như bạn cho mọi người đều ngang hàng như nhau, thì bạn sống ngày đêm trong sự đề phòng.