26 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

6 nguyên nhân vì sao năng suất làm việc của người Việt thấp nhất khu vực

Photo: ULTIMATE

 

Gần đây có một bài phân tích kinh tế nói rằng năng suất làm việc của người Việt Nam kém nhất khu vực. Không có gì bất ngờ, điều này ai cũng biết, nhiều người cũng hiểu, nhưng khổ nổi những người kia không hiểu. Bài viết này chỉ nói lên những gì ai cũng biết nhưng ít khi nào nói ra.

Năng suất chúng ta thấp hơn không phải vì chúng ta kém thông minh hơn mà vì văn hóa làm việc của chúng ta có quá nhiều vấn đề. Năng suất thấp đồng nghĩa với việc thu nhập của chúng ta thấp hơn. Có rất nhiều nguyên nhân và vấn đề nhưng ở đây chỉ nói về văn hóa từ phía cạnh cá nhân. Năng suất làm việc của người Việt thấp vì:

1. Sự ảnh hưởng của thời bao cấp
2. Sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử Giáo
3. Kỹ năng làm việc nhóm kém
4. Nhậu
5. Kỷ luật kém
6. Văn hóa truyền thống

Ảnh hưởng của thời bao cấp

• Kinh tế Việt Nam chỉ bắt đầu là kinh tế thị trường (chỉ một phần) khi chính sách Đổi Mới 1986 bắt đầu. Nên tác phong và văn hóa làm việc vẫn còn bị ảnh hưởng rất nặng từ thời bao cấp theo cơ chế “xin – cho”.

• Người bán hàng không mang tư tưởng là mình cần khách hàng (thị trường), mà chỉ nghĩ là khách hàng cần mình (bao cấp). Vì vậy nên thái đội coi thường khách hàng/đối tác vẫn còn rất nặng, nhất là ở miền Bắc và những vùng miền ít va chạm với thế giới hiện đại.

Sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử Giáo

• Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ hơn 1000 năm nên văn hóa Trung Quốc đã có sự ảnh hưởng rất lớn. Lớn nhất là Khổng Tử Giáo.

• Mục đích tối cao của Khổng Tử Giáo là giữ sự ôn hòa, không cho phép ai đi ra ngoài rìa, không cho phép ai suy nghĩ khác. Mục đích đó không sai, nhưng khi áp dụng vào môi trường làm việc hiên đại, nơi yêu cầu sự sáng tạo và đột phá thì Khổng Tử Giáo là một tư tưởng vô cùng độc hại. Nếu ai suy nghĩ khác sẽ bị soi mói, chơi xấu, nói xấu, bị dìm xuống ngay lập tức. Một ý kiến dù nhỏ gấp mấy cũng không tồn tại được, cho nên sáng tạo rất hiếm còn sự đột phát thì quá xa vời.

• Trong môi trường doanh nghiệp, có sự phân biệt rất lớn giữa nhân viên và quản lý. Quản lý là phải quản lý nhân viên, và nhân viên phải nghe lời quản lý. Trong cuộc họp thì nhân viên chỉ ngồi nghe quản lý trình bày rồi sau đó làm theo, dù đồng ý hay không vẫn gật đầu và tươi cười, rất hiếm khi nào có ý kiến. Đây là một điểm yếu rất khó sửa trong văn hóa làm việc ở Việt Nam.

• Trong văn hóa làm việc Tây Phương thì quản lý cũng chỉ là người làm công ăn lương như nhân viên, mọi ý kiến đều được tôn trọng và khuyến khích.

• Khổng Tử Giáo đã làm cho đại đa số người Việt sống một cách giả tạo, hoặc sống với 2 bộ mặt. Trước mặt thì luôn tươi cười gật đầu đồng ý, nhưng sau lưng thì luôn tìm cách đâm chọt và nói xấu nhau. Bằng mặt nhưng không bằng lòng, một điều vô cùng độc hại trong môi trường doanh nghiệp.

Làm việc nhóm kém

• Người Việt làm việc cá nhân thì giỏi còn làm việc nhóm thì không ai làm được gì.
• Người này đẩy việc cho người kia, làm việc vô trách nhiệm.
• Cái tôi quá cao.

Nhậu

• Nhậu đã trở thành 1 văn hóa ở Việt Nam và đã ăn vô máu, nhất là đàn ông.
• Đi đâu cũng thấy quán nhậu mà quán nào cũng đông người nhậu.
• Ở Việt Nam cái thứ dễ nhất để tìm là quán nhậu và khó nhất là 1 con đường hay khu phố nào không có quán nhậu.
• Lâu lâu nhậu thì quá bình thường, hoặc uống vài ly thì không là vấn đề. Nhưng ngày nào cũng nhậu, nhậu quên trời quên đất, nhậu không cần lý do, nhậu quên giờ quên giấc, thì lúc đó mới có vấn đề.
• Ở Việt Nam nếu ai đó không biết nhậu, không thích nhậu sẽ bị mọi người cho ra rìa. Vì nhậu là cách để hòa đồng để kết nối lại.
• Nhậu làm suy giảm sức khỏe và trí tuệ của con người, làm cho con người trì trệ và lãng phí thời gian tiền bạc.
• Mấy anh làm ơn bớt nhậu cho đất nước nhờ nha?

Kỷ luật kém

• Đi trễ về sớm.
• Trong giờ làm việc hay nhả nhớt và ăn cắp thời gian làm việc quá nhiều.
• Không dựa theo kế hoạch ban đầu.

Văn hóa truyền thống

• Tết nghỉ việc quá lâu, có cần phải vậy không? Nên nghỉ tối đa là 3 ngày. Nghỉ nguyên 2-3 tuần thì ai còn làm được gì nữa. Chưa kể đầu óc từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 2 thì chỉ nghĩ đến Tết, làm cho công việc bị trì trệ. Vì đây là truyền thống lâu đời nên rất khó thay đổi.

…..và còn nhiều nguyên nhân nữa. Nhưng ở đây chỉ nhìn từ phía cạnh văn hoá. Chúng ta luôn tự hào rằng chúng ta siêng năng, cần cù, chăm chỉ, chịu cực. Nhưng nếu thật lòng tự nhận xét thì có gì đó không đúng, phải không?

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

48 BÌNH LUẬN

  1. Khi nói đến việc nghỉ tết, chúng ta cũng nên xét đến những người làm việc xa quê. Một năm họ nghỉ được bao nhiêu lần để về quê đoàn tụ gia đình? Kì nghỉ tết là kì nghỉ đặc biệt, nó khác xa với những kì nghỉ khác trong năm. Ta không thể để tất cả mọi người trên một hệ quy chiếu rằng họ làm việc trên chính quê hương của họ, luôn gần gũi với gia đình. Mình nghĩ rằng tết Việt Nam không nên đánh giá là một kì nghỉ dài và tốn thời gian vô ích

  2. anh nói đúng ghê…. nhất là ảnh hưởng bởi khổng tử….no diễn ra hằng ngày mà em luôn thấy….ví dụ trong lớp có đứa học chăm một tí, dơ tay, không đi học thêm,,,, thể hiện tinh thần phá cách là kiểu gì cũng bị bọn gato nó kiếm chuyện xấu để nói,,,,,nói chung thì đột phá thì xa vời: like

  3. Không xét tất cả nội dung bài viết, nhưng tôi hoàn toàn bất đồng với ý “Mục đích tối cao của Khổng Tử Giáo là không cho phép ai đi ra ngoài rìa, không cho phép ai suy nghĩ khác. Mục đích đó không sai” Việc không cho phép ai suy nghĩ khác đi chính là cơ sở của sự độc tài. Suy nghĩ đó là thứ độc hại nhất.

  4. chả biết ảnh hưởng của cái j mà ng Việt h chăm chỉ nhậu, cà phê, trà đá. chăm chỉ học thì do ko muốn phụ lòng bố mẹ chứ ko phải thích thực sự. đi làm thì vì tiền chứ cũng ko vì đam mê. đi làm thuê thì nghĩ của ng ta ko cần cố gắng. bản chất này ko biết là từ ngày xưa hay là bây h mới có đây lol

  5. Mình thì mình ghét nhất vụ nhậu nhẹt, nhiều khi phải đi vì giao lưu anh em gắn kết mọi người. Nhưng mọi người ép uống, mình ko uống thì bị nói này nói nọ.

    Và mới hôm 14/2 vừa rồi, bị ném nguyên cái ly vào mặt khâu 3 mũi chỉ vì mình ko chịu uống như mọi người, khi khích mình, mình khích lại, nói ko lại mình thế là ra tay.. Trong khi tửu lượng của mỗi người là khác nhau, uống để cho vui, chứ đâu phải lấy no lấy say, uống để ói mà uống tống táng làm gì cho lắm???

    Rượu bia làm người ta mất tỉnh táo, nóng nảy, rượu vào lời ra, dễ gây xích mích, dẫn đến hành động nông nổi nhất. Vậy nhưng con người ta thừa biết vẫn cứ cố uống. Hỏi ngon ko, nói ko ngon, vậy sao lại cố nhét thứ mà mình ko thích lấy cố lấy để làm gì? Còn ngon thì cứ uống đi, mình có tranh giành gì đâu?

    Chưa kể bữa tiệc tốn nhất bia rượu, mình ko uống vẫn phải share tiền. Vậy người ta được uống, được thích, đc thỏa mãn. Tính ra những người uống bia rượu là người có lợi nhưng luôn rủa hay xỉ vả người ko uống một cách khó hiểu, vô duyên, vớ vẩn.

    • Đi nhậu là một nhóm số ít tụ họp bia rượu. Còn đây là bữa tiệc gồm một nhóm có số lượng thường đông hơn ví dụ đi cùng xe đưa rước với nhau, tổ chức, một lớp, chúc mừng ai đó về một vấn đề nào đấy thì ko nhất thiết phải uống bia rượu, hoặc uống một lượng ít. Mình cũng không kêu ca khi share tiền bạc khi tham gia bữa tiệc. Mình chỉ dẫn chứng người uống đc lợi thì đừng kêu ca người không uống.
      Đừng có lôi cái văn hóa vớ vẩn nhậu phải tới bến ra làm bình phong. Uống phải biết mình biết người, uống phải biết điểm dừng, uống cho cố rồi không kiểm soát đc đầu óc, chạy xe ra đg lạng lách tông người này người kia, về nhà có người ngủ có người thì ói mửa đánh đập chửi rủa người nhà. Trong bàn tiệc một vấn đề xích mích nhỏ thành lớn dẫn đến hậu quả bị thương tới chết. Hậu quả bia rượu vẫn nhan nhản hàng ngày diễn ra. Lợi ích ah? lợi ích cá nhân, lợi ích thăng tiến, lợi ích hợp đồng hay hậu quả bia rượu mang lại???
      Mình còn sống vì mình biết mình biết người, biết khả năng giới hạn bia rượu, biết tỉnh táo khi ra đg, biết kìm hãm để ko vì cái xỉn mà tương cho đứa nào đó ngông cuồng cái ghế, cái chai, cái dao vào đầu vào người, vậy ai mới là người may mắn ở đây? hay phải say xỉn mới là hay?
      Mình ko uống đc, mình ngồi im nhưng những người nạp bia như súng liên thanh có chịu cho mình ngồi im? Thứ nữa trong bàn tiệc đã tham gia đi với nhau giao lưu mà mình như vô hình thì đi làm gì. Ai cấm phát ngôn?
      Thật lòng, nhiệt tình ko thể hiện qua cái chia bia cốc rượu.

  6. Tây người ta cũng nghỉ từ Giánh sinh đên qua tết Tây đó thôi, mà nghỉ đâu được 2-3 tuần, chỉ ko đồng ý quan điểm này, và hoàn toàn đồng ý quan điểm Nhậu, vì mình không biết nhậu.

    • Tay nào mà nghỉ từ Giáng Sinh qua tết tây ? Không co ở bên tây mà nói chuyện tây . Chính xác là người ta co thể đươcj nghỉ nếu làm việc cho các trường vì trường nghỉ còn các nơi khác thì phải đi làm , chỉ được nghỉ trong số ngày ma luật lao động cho phép . Người tây ( pháp ) có 5 tuần để nghỉ trong Môt năm và phải chia ra làm nhiều lần và không cùng nghỉ cả sở không bao giờ đóng cửa để nghỉ như ở VN chỉ đươc đóng cửa ngày thứ Bẩy và Chủ Nhật

  7. Mình xin bổ sung một nguyên nhân nữa, đó là hệ thống giáo dục của Việt Nam không những không định hướng được cho học sinh, sinh viên con đường phù hợp với mỗi cá nhân mà còn ép vào một khuôn khổ gò bó, cứng ngắc, làm cho học sinh Việt Nam bị thui chột tính tò mò, sự ham tìm hiểu và sự sáng tạo (Do phải học quá nhiều những thứ không cần thiết mà không có thời gian vui chơi, khám phá ).

    Chính điều này đã dẫn đến sinh viên ra trường không biết mình sẽ làm gì, rồi cố gắng kiếm được một công việc nào đó mà không phải việc mà mình thực sự thích, kinh nghiệm làm việc cũng không, cuối cùng là làm việc chán nản, không hiệu quả, năng suất lao động thấp. Đây là thành phần chiếm số lượng không ít trong lực lượng lao động trẻ hiện nay.

    Đấy là chưa kể đến “văn hóa” con ông cháu cha của Việt Nam, gia đình có mối quan hệ trong cơ quan nhà nước xin một chân cho con em mình vào làm mà không cần biết chúng có thích hay không. Mà chắc các bạn cũng biết vào làm nhà nước thì thế nào rồi chứ 🙂

  8. Những cái khác thì mình không đồng ý cho lắm. Nhưng cái kĩ luật kém thì mình hoàn toàn đồng ý vs bạn. Và đó cũng là lí do vì sao người nước ngoài ngại thuê lao động Việt Nam làm cho họ.

  9. Mình thấy rằng các ý đưa ra đúng nhưng chưa trúng. Nếu cứ liệt kế một loạt thế thì cũng có thể kể ra loạt khác, nhưng tác giả vẫn chưa đánh vào bản chất tại sao lại năng suất kém. Theo mình, bản chất là do tư tưởng, quan niệm sống. Từ những quan niệm lệch lạc như tác giả có đề cập: không nhậu xem như là bị tẩy chay, ra rìa,… đồng thời những nét đẹp văn hóa bị mai một, chạy theo đua đoi những thứ hào nhoáng, không tập trung vào những việc tạo ra chất lượng thì tất yếu năng suất kém. Dù sao bài viết bạn có nhiềù điểm hay như ảnh hưởng thời bao cấp và tư tưởng Phật giáo là điều mình thấy hay và đáng để tâm lắm. Cảm ơn bạn.

  10. Nhiều người ko đồng tình với cái ý nghỉ tết. Thực ra cái này đã phân tích lâu rồi. Khoảng thời gian tháng 1-2 là lúc thế giới vào guồng kiếm tiền, có rất nhiều giao dịch và công việc cần đc thực hiện. Trong khi ở mình lại quay ra nghỉ luôn mất nửa tháng thì lỡ và chậm đi rất nhiều việc. Cái này ai đi làm kiểu chạy các dự án sẽ thấy ngay. Còn đa số ko đồng tình vì còn nặng đề cao sự qan trọng của ngày tết, khác với nhiều nước khác lại quan trọng vào ngày nghỉ hè.

  11. Nếu bạn nói “Khổng Tử Giáo đã làm cho đại đa số người Việt sống một cách giả tạo” thì mình lại không đồng ý bởi lẽ nói thể chả khác nào bạn bảo 1 người sell bán hàng thái độ niềm nở là giả tạo, một cụ bà bán tăm vẻ mặt kham khổ là giả tạo cả !Phải biết rằng Khổng Giáo viết vào thời gian nào và bây giờ là thời gian nào ! Bất kì thứ gì nếu k biến đổi phù hợp với thời gian đều bị cho là dị cả.
    Cuối cùng mình chỉ muốn nhắn, 1 cuốn sách giáo khoa nếu không đc cải cách và vận dụng đúng theo thời đại thì ai cũng cho nó là lạc hậu,lỗi thời NHƯNG bản chất nó không sai gì cả chẳng qua là người đứng góc nhìn x nói về cuốn sách ở y mà thôi !

    • sách vở truyền tải tư tưởng ! mà tư tưởng có thể sai hoặc đúng – tốt cho tầng lớp này nhưng lại trói buộc nô dịch tầng lớp khác thì ở thời nào nó cũng cản trở sự tiến bộ ( còn đứng trên góc nhìn của kẻ thống trị thì tất nhiên tư tưởng này tốt, các ông vua tàu thích nó và đến giờ vẫn còn ưa dùng : Viện Khổng tử được xây dựng khắp nơi và VN cũng vừa khai trương ! )

      • Không có bất cứ cuốn sách nào là sai hay đúng cả ! chỉ là sách đó phù hợp cho bộ phận người thế nào thôi ! Dựa vào căn cứ gì phân biệt 1 sách là sai hay đúng ? Không phải cứ là thời phong kiến là tất cả mọi thứ đều xấu cả đâu bạn à ! Thử tìm 1 cuốn sách về Khổng Giáo – dẹp đi tư tưởng ” tàu khựa” – đọc vào cảm nhận cái hay của nó bạn nhé !

  12. mình thì thấy có nhiều điểm không đồng tình với tác giả. Người Việt nam cần cù siêng năng và thông minh. Bằng chứng là việc học ở Việt Nam rất được chú trọng, cha mẹ thường để con cái học hết mức có thể, nếu không học được thì mới cho đi làm. Người có học Việt nam có thể làm được việc quan trọng mà đối với kỹ sư nước ngoài phải trải qua rất nhiều năm làm việc mới có thể làm được. Những người đi làm ở nước ngoài thành công có rất nhiều và làm việc tốt không kém gì những kỹ sư nước bản địa.
    Mình chỉ thấy là ở Việt Nam con người bị lấy đi nhiều cơ hội làm việc để có được sự trả công tương xứng. Đất nước mới mở cửa được hơn 20 năm, còn thua xa với thế giới. Cơ hội làm việc lương cao ở trong nước rất ít, con người việt nam với cái tôi rất lớn không có sự cầu tiến, cầu thị với những thứ lớn mạnh hơn mình.
    Mình thấy với những bạn trẻ còn đang học hãy cố gắng hướng tới con đường đi làm ở nước ngoài. Hãy cố gắng học ngoại ngữ thật tốt từ khi còn đi học, tìm hiểu trước và chuẩn bị cho du học ở nước ngoài. Và khi có cơ hội hãy làm việc ở nước ngoài thì hãy làm việc ở đó, các bạn sẽ là một thế mạnh của đất nước
    Với những bạn đang làm việc ở trong nước đặc biệt là làm việc ở công ty nước ngoài hãy làm việc chăm chỉ, cần mẫn cầu thị với những ông chủ nước ngoài. để chúng ta tạo ra một môi trường và thương hiệu kỹ sư Việt nam, họ sẽ đầu tư nhiều về Việt nam và chúng ta sẽ được hưởng lợi từ đó
    Với những ai là bố mẹ hãy giảng dạy con cái rằng chúng ta còn rất khó khăn, chúng ta cần phải làm việc chăm chỉ hơn. Cho chúng tiếp xúc với lịch sử chân thực của đất nước (lịch sử thế kỷ 20 thôi) hiểu được những sai lầm của đất nước trước thời mở cửa, để chúng hiểu được con người và bản chất của nước mình để chúng có định hướng chăm chỉ hơn, cầu thị hơn với nước ngoài.Hãy cho chúng học ngoại ngữ thật tốt sau này sẽ có nhiều cơ hội làm việc với mức lương xứng đáng
    và cuối cùng mình mong muốn ở chế độ với hơn 20 năm mở cửa với những sai lầm trong quá khứ thế hệ lãnh đạo sẽ dẫn dắt đất nước mở cửa với thế giới, định hướng xã hội cho chất lượng con người Việt nam chăm chỉ , chất lượng, ngoại ngữ tốt. và một chế độ đặc biệt thông thoáng với nước ngoài, mình nghĩ sẽ có lợi cho đất nước.

  13. Đồng ý với ý kiến của tác giả trừ việc nghỉ Tết dài. Việt Nam thuộc những nước được nghỉ ít nhất thế giới, tuy nhiên việc nghỉ chỉ tập trung vào dịp Tết do đó không thể đổ lỗi cho nghỉ tết dài gây năng suất thấp. Hơn nữa, chỉ nghỉ 3-4 ngày không đủ để người dân về quê và trở lại làm việc, ví dụ, làm ở Bình Dương, quê ở Thanh Hoá thì việc đi tàu lửa đã hết kỳ nghỉ nếu như chỉ nghỉ có 3-4 ngày

    • 9 xác là nghĩ lễ chả liên quan gì đến năng xuất cả. 1. Ấn Độ: 21 ngày nghỉ

      2. Colombia, Philippines: 18 ngày nghỉ

      3. Trung Quốc, Hong Kong: 17 ngày nghỉ

      4. Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan: 16 ngày nghỉ

      5. Nhật Bản, Malaysia, Argentina, Lithuania, Việt Nam, Thụy Điển: 15 ngày nghỉ

      • Cái quan trọng là Lười và Văn hóa ăn uống…..không riêng gì Tết đâu mà ngày nào cũng như ngày nào….. -_- học cái cũ,đầu óc không chịu sáng tạo.Chấm hết

  14. Mình không đồng ý với ý kiến cuối, việc nghỉ dài hay ngắn không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc, nếu các bạn làm việc theo lịch của Nhật, một năm họ nghỉ đến gần 1 tháng không tính thứ bảy chủ nhật, có ai kêu n/s làm việc của người Nhật thấp không?

  15. Thích nhất câu cuối: “Chúng ta luôn tự hào rằng chúng ta siêng năng, cần cù, chăm chỉ, chịu cực. Nhưng nếu thật lòng tự nhận xét thì có gì đó không đúng, phải không?” :)))

    • Nhiều lúc mình nghĩ đây là câu nói dối để tự lừa phỉnh mình thì đúng hơn. Thay vì nói những câu như vậy, thì phải nói những câu như: Đất nước chúng ta còn nghèo, chúng ta cần phải cố gắng hơn nữa, đừng đổ thừa cho hoàn cảnh, rừng vàng biển bạc đã bị khai thác hết, đừng trông giờ gì vào tài nguyên khoáng sản nữa.

      • mình thì nghĩ việc tự nhắc nhở bản thân về đất nước nghèo hay xã hội này kia gì quá xa vời. Nếu miếng cơm manh áo cho bản thân còn lo không xong, gia đình còn không chăm sóc được thì nói gì tới đóng góp cho cộng đồng. Với đại đa số người dân có tư tưởng tư lợi cá nhân, tốt nhất là hãy tự nhủ “mình còn nghèo, nhà còn khó, bố mẹ chưa no, phải chăm chỉ và tiết kiệm”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI