27 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Câu nói dân gian – Nồi nào úp vung đó

Tôi thấy mấy câu nói dân gian của Việt Nam rất hay, như câu: Nồi nào úp vung nấy chẳng hạn.

Rõ ràng là, nhìn thật kỹ, các đôi vợ chồng luôn có điểm chung gì đó – mà điểm chung này là điểm chung lớn, đôi lúc nó ở dạng “chìm”…Dù bề mặt có vẻ hay đối lập, nhưng thực ra là không có nhiều đối lập bằng những điểm chung.

Tin tôi đi !

Khi cái vung chê cái nồi xấu, nồi sắt thô thiển, nồi lùn, nồi mập, nồi không sắc xảo, nồi không đắt tiền, nồi dơ bẩn, blah blah, blah…KHÔNG SAO. Chúng ta không cần một cái vung bằng vàng hay kim cương khi chúng ta chỉ là cái nồi sắt bám đầy khói của bao làn khói củi. Chúng ta không cần phải để cái nắp bằng bạch kim “lên bàn thờ” (nghĩa là lên trên đầu chúng ta, mặc dù cái nắp thực sự nằm ở vị trí trên đầu chúng ta!), cuộc sống đã quá chật vật, mệt mỏi và lắm rắc rối với cái nồi, ngày nào cũng phải leo lên ngọn lửa ngồi… Chúng ta chỉ cần một cái nắp đơn giản là “không ngồi trên đầu” chúng ta khi nó thực sự “ngồi trên đầu”, hiểu không?!?

Ai đó không chịu được chúng ta, ai đó nên làm bạn, ai đó đã làm ta đau khổ và mất lòng tìn, ai đó nên chia tay, hãy làm điều đó. Và cái nồi sẽ tìm được cái vung khác vừa vặn hơn, đẹp hơn, phù hợp hơn…Việc thay nắp vung chẳng có gì đáng buồn hay kinh khủng khiếp, chúng ta chỉ đơn giản là kiếm cái nắp cho cuộc đời mình, chúng ta chỉ “thử” thôi mà. Và đừng có vội ầm ừ khi nó chưa thực sự vừa khít đấy nhé, như thế cái vung sẽ không thể che nắng che mưa, không thể giúp cái nồi nấu đồ ăn được đâu, bay hơi hết!

Nhớ nhé!

Chúng ta chỉ đơn giản trao đổi với nhau một chút thời gian để xem có hợp với nhau không. Nếu không, chúng ta lại đi tìm cái khác hợp hơn. Đôi khi chúng ta tìm được cái nắp vừa vặn, nhưng nó lại không đẹp như ta muốn thì sao? Còn sao nữa? Hỏi xem vung có thích chơi với nồi không? Thích à? Xúc luôn đi chứ chừa làm gì nữa!! Chúng ta không nên đòi hỏi quá, một cái vung vừa vặn và thích chơi với mình, quá ổn rồi còn gì. Còn nếu bạn “dư hơi” thì cứ tiếp tục tìm kiếm, tôi không chắc là bạn có đủ “hơi sức” để tiếp tục tìm thêm cái khác tốt hơn, khi mà cái có thể gọi là phù hợp đã nằm sát bên cạnh.

Sẽ ra sao nếu các cái nồi và vung trên thế giới đều khít với nhau? Thật hữu dụng đúng không? Vấn đề là người dùng sẽ đậy nó một cách rất dễ dàng và ưng ý. Càng được người ta dùng nhiều, cái nồi và cái vung ngày càng “mòn” và trở nên “rơ” (khớp) với nhau hơn nữa. Sẽ thật mượt mà hơn theo thời gian thôi…

Vấn đề là bọn chúng thích nhau! Bọn chúng không kêu ca, không nhìn qua cái nồi bằng bạc, nồi vàng hay kim cương bên cạnh để xỉ vã cái nồi nhà mình hay lép nhép suốt ngày, thậm chí đôi khi buồn bực lại sướng điều đó lên một lần. Bọn “cái nồi” cũng không đòi hỏi cái nắp nồi phải được điêu khắc hoa văn gì tỉ mỷ, sắc xảo chi cho mệt óc. Bọn chúng cần một cái nắp có tay cầm, có thể đậy thật kín, để cùng nhau nấu đồ ăn ngon, che nước mưa cho nó, vậy thôi!

Bọn chúng thật mộc mạc, bọn chúng đơn giản thích những gì bên kia sẵn có. Nồi không đòi hỏi vung, vung không chê bai nồi, bọn chúng thích chơi với nhau.

Một cái bộ nồi vừa vặn cầm tay, nắp đậy khít, dùng để nấu đồ ăn rất ngon. Bọn chúng thích nhau, và hữu dụng cho thế giới 🙂

 

Featured image: photoinpixel

-Lục Phong-

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI