28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Học hay nhồi sọ?

 Photo: Dan Ribeiro

 

Đây là bài viết đầu tiên của tôi. Tôi thích viết về những vấn để liên quan đến những mặt tiêu cực của xã hội và sẽ cố gắng có cái nhìn nhiều chiều nhất về nó! Tuy nhiên, trong bài viết của tôi sẽ khó tránh khỏi những quan điểm mang tính cá nhân hay những suy nghĩ chưa chín chắn (tất nhiên rồi, thậm chí tôi chưa cả đến cái tuổi đủ sức bẻ gẫy sừng trâu) hay những bài viết vớ va vớ vẩn chả có nội dung gì. Tôi đặc biệt thích sử dụng cách nói ẩn ý nên một số chỗ bạn không hiểu thì thông cảm! Và cuối cùng, tôi là một coder.

OK, bây giờ là cho bài viết đầu tiên của tôi! Tôi là một sản phẩm của nó và tôi nghĩ rằng, thật may mắn, tôi vào được “khu sản xuất” rất khác so với những khu khác, tôi được tiếp nhận những tư tưởng từ thầy cô, bạn bè, các quyển sách, dần dần tôi nghĩ rằng dây truyền này thật vô lý, vô dụng! Nó giáo dục! Tại sao vô dụng? Tôi sẽ chứng minh sau đây!

Thế giới, học để làm gì? (Hãy cùng xem những nơi tốt nhất)

Đầu tiên, học để là con người! Điển hình là Nhật Bản. Trong những năm đầu tiên của quá trình học, họ không nhồi sọ các em bằng cộng trừ nhân chia khai căn mũ sin cos,v..v. Họ dạy học sinh về cách ứng sử, dạy cách thất bại, cách chấp nhận cách hòa đồng v..v.. Hoàn toàn không có kỳ thi trong thời gian này. Nó thực sự là tiên học lễ hậu học văn! Tôi có một người quen du học bên Nhật. Khi vụ thảm họa kép động đất sóng thần xảy ra, chị cũng ở đó, an toàn! Sau khi thảm họa đi qua để lại đày hậu quả, gia đình gọi chị về nước! Và, có cái gì đó thấm vào chị, chị nhất quyết không về mà ở lại làm tình nguyện viên cho Nhật Bản. Còn cả tỷ ví dụ nữa, chắc có khi bạn còn biết nhiều hơn tôi!

Việt Nam, học để làm gì?

Học để thi, học vì một tấm bằng không nhàu mà nát! Thực sự ít có trường cấp 2, cấp 3 tiểu học nào không có cái biển “tiên học lễ hậu học văn”. Tôi nhớ, ngay từ khi lên lớp 1, tôi đã mất đi những bộ phim hoạt hình để dành một chút thời gian ra học (oh f**k!)  Ngay lớp 1, tôi đã chống chọi với toán, lý, hóa cùng thi giữa kì 1, thi học kì 1 thi giữa kì 2 thi học kì 2. Tôi phải chiến đấu với các con điểm ngu ngốc.

Ơ, xin lỗi nhưng chúng ta đang học cái gì vậy?

Tôi thực sự không thể hiểu học toán, lý, hóa cấp 1, cấp 2, cấp 3 làm cái vẹo gì trừ những kiến thức kiểu như 1+2 = 3 và chơi net 2 tiếng sẽ phải trả gấp đôi nếu chỉ là 1. Tất nhiên, trừ những người kiểu giáo sư Ngô Bảo Châu chuyên sâu toán học, các ngày mang tính nghiên cứu giảng dạy ra thì thực sự chúng là thứ vô dụng!

Tôi không cần biết x+1=2 thì x bằng mấy! Tôi cần biết 1 giờ net là 5 nghìn thì tôi chơi được mấy giờ! Tôi không cần biết khi 1 cái xe 5 tấn tông ông PNL vận tốc 100km/h và gia tốc 10m/s thì ổng bay bao xa mà tôi muốn biết nhà xác nó chật thêm hay không! Tôi không cần biết CH4+O2. ra cái gì mà tôi chỉ cần biết đốt bình ga là không thông minh cho lắm!

Dạy điên cuồng điên loạn điên rồ khiến học sinh muốn phát điên lên như vậy nhưng thực sự vẫn thiếu! Thiếu dạy chuyên sâu! Hả? Cái gì cơ, trở thành người toàn diện á? Có mà đào tạo thành những thằng điên thì có! Xu hướng thế giới mới là họp tác làm việc nhóm! Hết rồi cái thời mà Bill Gate một mình code cả cái chương trình to oành, hết rồi cái thời mà các giáo sư tiến sỹ ngồi một mình cô đơn nghiên cứu! Bây giờ theo bạn, 2 nhóm 3 người sau đây nhóm nào sẽ giải quyết được những vấn đề khó hơn? 1 nhóm ai cũng biết đều toán lý hóa và 1 nhóm mỗi người giỏi cực kỳ 1 môn 2 môn kia lơ tơ mơ H2+O2=HOHO?

Quá đơn giản phải không?

Dạy ai cũng như ai! Vâng, chúng ta đang dạy những con cá trèo cây! Và dĩ nhiên, nó không trèo được, nó sẽ là một thành phần vứt đi! Sinh ra ai cũng là thiên tài! Hoặc ít ra 99% là như vậy? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu tận dụng 100% não bộ, Não của chúng ta sẽ ngang với một siêu máy tính có kích cỡ một sân vận động và tiêu tốn khoảng 10W 1 giờ! Nhưng cái chính, chúng ta là thiên tài về cái gì? Trời ơi đất hỡi, 100 triệu con người Việt Nam có ai giống ai mà sao cứ phải chùng nhau nhai cái bánh mì thối hoắc này vậy?

Đó là về mặt kiến thức, còn đạo đức, chúng ta có được dạy hả? A mấy cái quyển Giáo Dục Công Dân hay Con Dâu gì gì ấy hả? Xin lỗi nhé, tôi cho mấy thằng cha án tử hình học một lúc cũng thuộc được nhé! Dạy như thế mới có mấy cái vụ hôi bia hôi của, mấy cái vụ quẹt nhẹ xe là vác phớ gặp nhau….!

Hả? Đứng thứ 16 cái vụ gì gì các nước trên cả Mỹ ấy hả? Hàng năm cả đống giải quốc tế ấy hả? Thế đứng trên thể hiện điều gì? Tôi có dịp được tiếp xúc với một du học sinh Việt Nam học tại MIT chuyên ngành tin học. Mỹ học chọn kiểu gì? Oh đơn giản, cách ngày thi 1,2 tháng ai muốn thi thì thi một cuộc thi được tổ chức, chọn những người đứng đầu, đào tạo và thi! Còn Việt Nam, qua vòng huyện chiến tiếp cấp tỉnh, qua tỉnh đi oánh quốc gia, chuẩn bị một đội mấy cả mấy năm! Không hơn mới khó! Tôi không có ý con thường những người đi thi, họ thực sự là nhân tài đất nước. Tôi thực sự khâm phục họ. Tôi chỉ muốn nói đến sức mạnh của giáo dục của ta là quá kém!

Giáo dục đang đưa ta tới con người như thế nào? (Cứ giả sử là giáo dục đang dạy ta rất nhiều điều bổ ích. GIẢ SỬ!)

Sống đố kỵ! Đó là thứ đầu tiên tôi nghĩ ra! Ngay từ lớp 1 chúng ta đã phải cạnh tranh với cô bạn nữ xinh đẹp cùng bàn, vời những người bạn đầu tiên ta có! Thua ấy hả? (Thằng Y: “Mày ngu ngu vãi cả ngu ra! Mày nhìn thằng X kia kìa! ôi nó chăm chỉ ngày đêm sớm tối học bài. Mày thì sáng 5 giờ mới dậy, đến lớp thì ngủ gà ngủ gật. Chiều mày học thêm ở trường, về mày học cô A, sau màyhọc thêm cô B. Đến 9 giờ mày lại cặp gia sư với thầy C. 11 giờ mày về mày không học hành xem lại bài vở để ngấm vào đầu mày đi ngủ luôn! Mày học vì ai, học vì tao à? Mày có biết tao mất bao tiền bao của cho mày giỏi mà mày trả lại tao như thế này à? Nhìn đây này, điểm phẩy mày kém nó 0.00001!”

Những người bạn đầu tiên, một cách nào đó, bỗng nhiên phải chiến đấu với nhau! Thật vô lý!? Để cùng nhau tiến bộ ấy hả? Thế thì ít ra đừng bắt đầu từ lớp 1! Trang giấy trắng các em chưa gì đã bị viết hai chữ “đố kị”. Rồi vì cái mầm mống đó, cái bệnh thành tích mọc ra! Người người thành tích, nhà nhà thành tích, trường trường thành tích! Kéo theo những ca học lúc 11 giờ đêm, những học sinh ngày chỉ có ăn+ngủ+học+học+học+… Rồi không đạt được thì đồng tiền, quan hệ, hậu dệ lên tiếng! Và:

“Nhất Hậu Duệ
Nhì Quan Hệ
Ba Tiền tệ
Bốn trí tuệ!”

Như giáo sư Văn Như Cương đã nói: “Học thêm là con đường ngắn nhất tới thiểu năng!

Cá nhân tôi đồng ý quan điểm này! Thực tế, học trên lớp đã là quá đủ với một học sinh bình thường! Tôi dám cá vì việc này! Đầu tiên, vào lớp 1, các bạn có thấy sự hào hứng của con em mình khi đến trường không? Và khi vào lớp 2, cái hứng khởi ấy đâu rồi! Các em đã chán học! Không chán mới là lạ! Con người ai cũng vậy, thích làm những việc mình thích hơn những cái mình ghét! Lớp 1 các em thích học vì đó là một điềm mới lạ, vào lớp 2, các em đã hiểu thế nào là “học”!

Mới một năm, cái tình yêu đó đã giảm như vậy thì sau 12 năm thế nào? Lại cộng thêm cả những buổi học thêm kia nữa! Tôi biết các vị đã từng trải qua những năm học sinh. Nhưng giờ khác rồi, ngày xưa bố mẹ tôi đi học, hoàn toàn vui vẻ, không áp lực! Bây giờ, hãy nhìn đứa con của các vị, áp lực thi cử áp lực điểm số… đã đủ khốn khổ lắm rồi! Bây giờ, các em còn phải chịu cả áp lực từ chính quý vị! Mệt mỏi vô cùng dù rằng, tôi biết các vị rất yêu đứa con mình!

Bây giờ, tôi thích đến trường! Tôi sinh ra trong một gia đình có mẹ làm nghề giáo! Trong những thời kỳ đen tối nhất của đời học, tôi chịu áp lực của bà rất nhiều! Lúc đó, bà ép tôi học! Tôi nghe bà nhưng thực sự, có lúc tôi ghét bà! Tôi trách bà không hiểu tôi, không thông cảm cho tôi! Tôi gục ngã mà không không hỏi han cứ ép học học học… Tôi nhiều lần nghĩ tới những chuyện điên rồ như tự tử hay bỏ nhà mãi mãi! Tất nhiên tôi không đủ dũng khí để làm, may mắn là như vậy!

Để tránh chúng, tôi bắt đầu nói dối! Những điểm xấu giấu đi và khi không thể dấu thì khai láo! Dần dần, tôi bị phát hiện, sau một cú điện thoại! Tôi bị một trận nhừ tử và bị bà đuổi ra khỏi nhà. May mắn là bố tôi đủ bình tĩnh. Sau đó, tôi càng bị ép và càng chán học. Tôi bắt đầu đi net! Học hành ngày càng sa sút và rồi, một lần bố bám theo tôi sau giờ học và….! Hôm đó, bà khóc, bà mắng tôi và tôi lại là một thằng cứng đầu. Tôi đã nói toàn bộ suy nghĩ của mình! Và một trận nhừ tử nữa lại diễn ra! Tuy nhiên, từ đó, tôi không bị ép học nữa! Tôi được giả phóng một phần khỏi áp lực gia đình.

4 năm sau, tôi may mắn đỗ được ngôi trường cấp 3 rất rất đặc biệt. Tôi xa gia đình ra Hà Nội mang theo ước mơ của mình! Tôi được hoàn toàn tự do! Tôi không bị áp lực nào nữa cả! Thầy tôi là những người tuyệt vời! Thầy đã giải phóng tôi hoàn toàn khỏi áp lực thi cử hay học hành! Tôi có thể theo đuổi đam mê của mình! Học môn mình thích, ngủ trong các giờ còn lại! Vâng, và tôi thích đến trường, tôi thấy tương lai con đường mình sẽ đi! Tôi sẽ học, đơn giản, khi và chỉ khi, TÔI THÍCH HỌC!

Có thể tôi viết không được trọng tâm nhưng mong các phụ huynh hãy chọn cách học cho con mình! Nhồi sọ hay đam mê!

Mọi ý kiến, phản ánh cũng như ý kiến hay câu hỏi xin gửi về 1am4c0d3r@gmail.com.

 

1.am.4.C0d3r

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

84 BÌNH LUẬN

  1. Tôi đồng tình vs bài viết này vì nó đã nói lên thực trạng nền giáo dục hiện nay. Chính thiên tài Einstein cũng phải thừa nhận về sự nhồi sọ của kiểu giáo dục này. Chúng ta đang dẫm lên vết xe đổ của phương Tây 100 năm trước.

  2. Phương pháp giáo dục áp đặt không dặt lợi ích của người học làm trung tâm khiến bạn cảm thấy như vậy, bạn nói lên cảm xúc của phần lớn học sinh (nếu không nói là gần hết). tôi ủng hộ bài viết này

  3. em thấy đồng tình với bài viết này,bản thân em đang học lớp 10 và vẫn bị
    ép học, thời gian trước e học khá đối phó vì bố luôn bắt phải học mấy
    tiếng đồng hồ,học những cái gì như thế nào,…nhưng sau 1 thời gian tự
    nhận thức thì cũng biết tự học nhưng vẫn bị cái gọi là khuôn khổ gò vào
    cảm thấy ko có hứng thú bố lúc nào cũng quan tâm 1 cách thái quá đến nỗi
    mình dường như ko phải lo việc gì nữa cứ có người thúc ép nhắc nhở đâm
    ra vô trách nhiệm đối phó..em đã nói 1 lần về cách quan tâm của bố nhưng
    đâu lại vào đấy đã thế lại còn bảo thủ và vũ lực..vùa rồi do ko học 1
    tối thế là b bắt e viết đơn xin nghỉ học trình lên
    cô giáo là tại sao b bắt e nghỉ học (trẻ con quá)thế là e ngồi viết 1
    trang giấy rằng sự quan tâm của b đặt nhầm chỗ,người Vn học chỉ để
    thi,có bằng cấp và sĩ diện thay vì học để hoàn thiện bản thân…..nền
    giáo dục thì huỷ hoại sự sáng tạo của hs-
    ngày hôm sau nôi ra chửi 1
    trận te tua…rồi cuối cùng bảo thủ vẫn bảo thủ,suốt ngày nôi ra đay
    nghiến là người ta học giỏi người ta sĩ diện quá đi chứ…em thấy chúng
    bạn cứ như cái máy nhồi nhét kt vào đầu ko 1 chút hứng thú,chủ yếu là
    học để kiếm tiền,sống để kiếm tiền chứ ko phải kiếm tiền để sống,học vì
    bố mẹ bảo học,học để mát mặt bm thì khác gì sống cuộc đời của người khác
    từ
    hôm đó đến h thì b ko đả đụng gì đến chuyện học hành bảo”mày đem kết
    quả về đây rồi ko học được cho nghỉ” huhu đã vậy e lại chỉ được 7.7 làm
    sao h ạ ?

  4. em thấy đồng tình với bài viết này,bản thân em đang học lớp 10 và vẫn bị ép học, thời gian trước e học khá đối phó vì bố luôn bắt phải học mấy tiếng đồng hồ,học những cái gì như thế nào,…nhưng sau 1 thời gian tự nhận thức thì cũng biết tự học nhưng vẫn bị cái gọi là khuôn khổ gò vào cảm thấy ko có hứng thú bố lúc nào cũng quan tâm 1 cách thái quá đến nỗi mình dường như ko phải lo việc gì nữa cứ có người thúc ép nhắc nhở đâm ra vô trách nhiệm đối phó..em đã nói 1 lần về cách quan tâm của bố nhưng đâu lại vào đấy đã thế lại còn bảo thủ và vũ lực..vùa rồi do ko học 1 tối thế là b bắt e viết đơn xin nghỉ học trình lên cô giáo là tại sao b bắt e nghỉ học (trẻ con quá)thế là e ngồi viết 1 trang giấy rằng sự quan tâm của b đặt nhầm chỗ,người Vn học chỉ để thi,có bằng cấp và sĩ diện thay vì học để hoàn thiện bản thân…..nền giáo dục thì huỷ hoại sự sáng tạo của hs-
    ngày hôm sau nôi ra chửi 1 trận te tua…rồi cuối cùng bảo thủ vẫn bảo thủ,suốt ngày nôi ra đay nghiến là người ta học giỏi người ta sĩ diện quá đi chứ…em thấy chúng bạn cứ như cái máy nhồi nhét kt vào đầu ko 1 chút hứng thú,chủ yếu là học để kiếm tiền,sống để kiếm tiền chứ ko phải kiếm tiền để sống,học vì bố mẹ bảo học,học để mát mặt bm thì khác gì sống cuộc đời của người khác
    từ hôm đó đến h thì b ko đả đụng gì đến chuyện học hành bảo”mày đem kết quả về đây rồi ko học được cho nghỉ” huhu đã vậy e lại chỉ được 7.7 làm sao h ạ ?

    • hoành cảnh gia đình thì mình không thể nói gì! nhưng nếu có điều kiện thì cứ học những gì bạn muốn học những gì bạn hứng thú! bạn muốn tìm hiểu nó! mỗi con người điều có sở trường và sở đoản giá trị của con người không phải thông qua những con số bằng cấp mà nó là kỹ năng sống và những triết lý đã tiếp thu qua trong cuộc sống! chốt lại cứ học những gì mình thích và đừng bỏ cuộc nếu không sẽ giống tớ!

  5. Bạn còn trẻ quá, nên thời gian sẽ giúp bạn nhận ra nhiều điều mà hiện tại bạn nghĩ
    là ” vô lý “. Việc học tất cả các môn trong nhà trường mình khẳng
    định là cần thiết, ở mức độ vừa đủ để tốt nghiệp thì là cần thiết, bởi vì :

    _ Nó là kiến thức căn bản, chuyển tiếp để bạn tiếp thu những kiến thức cao hơn.
    Hiện tại bạn có thể nghĩ là chẳng bao giờ cần đến, nhưng không phải thế đâu bạn
    ạ. Ví dụ nhé : mình học khối A, học Đại học chuyên môn về kĩ thuật, nhưng đi
    làm hoàn về chuyên môn về xã hội. Nếu không có kiến thức căn bản về các môn xã
    hội thì làm sao mình tìm hiểu và tiếp nhận được những điều chưa bao giờ được
    dạy ! Trong công việc hiện tại do đặc thù mình thường xuyên phải quản lý và tổ
    chức công việc cho cả chục bạn SV,đa phần là nữ mà chủ yếu là đi bộ và làm xa
    nhà liên tục trong cả tháng. Vậy nảy sinh về một vấn đề cần đến kiến thức sinh
    học, để nghiên cứu về sức khỏe của chị em ( ngắn gọn thế thôi chắc bạn hiểu
    )

    Nếu không có nền tảng cơ bản từ thời phổ thông thì không tiếp thu được kiến thức
    mới đâu bạn ạ.

    Mình cũng đam mê và chơi các loại môn thể thao, nên phải tìm hiểu 1 số kiến thức về
    y học thể thao. Điều này cũng cần có căn bản về sinh học.

    Mình đam mê và chơi nhiều loại xe máy, điều này lại cần nhiều kiến thức vật lý và 1
    ít hóa học.

    Vậy đấy, kiến thức từ nhà trường phổ thông vừa giúp mình tiếp thu và hoàn thành công việc, vừa phục vụ đam mê và giải trí nữa bạn ạ !!

    Hồi cấp 3 xác định thi khối A nên chẳng học nhiều Văn hay tiếng Anh, nhưng lên ĐH
    nhờ kiến thức không dưới trung bình mà mình tiếp thu không vất vả như các bạn
    khác cùng khóa.

    Những kiến thức tổng quát và đa dạng cũng phải ở mức độ trung bình trở lên mới có thể
    tranh luận, bình luận, quan sát, học hỏi mọi thứ từ cuộc sống xung quanh được.
    Còn nhiều ví dụ lắm mà khi nào bạn va vấp với cuộc sống bạn sẽ tự hiểu.

    _ Học trong nhà trường phổ thông cũng là một thời kì rèn luyện nhân cách, nhân
    sinh quan, và phần nào tìm hiểu cuộc sống sau này. Mỗi tập thể đều là một xã
    hội thu nhỏ. Học cách ứng xử trong xã hội nhỏ, khi ra xã hội lớn hơn bạn sẽ ít
    bỡ ngỡ hơn.

    _ Đồng ý với quan điểm của bạn là giáo dục của ta còn nhiều bất cập, và gây áp
    lực lớn lên học sinh. Tuy nhiên 1 lần nữa mình muốn nhấn mạnh lại với bạn, theo
    tư cách 1 người đi trước là ” nên trau dồi kiến thức ở tất cả các môn học,
    không cần cao siêu, chỉ cần đạt mức trung bình ở các lĩnh vực bạn không thích
    “. Làm những việc bạn không thích sẽ tạo ra áp lực, nhưng không phải là
    cái gì đó quá tồi tệ. Nó chỉ là việc bạn vượt qua các chướng ngại vật trên con
    đường tiến tới điều bạn thích mà thôi.

    Áp lực học đường quả là căng thẳng, nhất là đối với học sinh cấp 3. Nhưng sau này
    khi ra cuộc sống những thứ áp lực đó quá nhỏ bé so với áp lực về cơm áo gạo
    tiền, về trách nhiệm của bản thân với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và xã
    hội…. Nên chăng bạn hãy có thái độ tích cực hơn với những việc bạn thích hoặc
    không thích, vì để đạt được ước mơ của mình khó khăn hơn ngàn làn so với việc
    nhắm bắt đưa chân.
    Ví dụ đơn giản thế này thôi : bạn thích tự do. Sau này khi đi làm gia đình bạn có
    khả năng đưa bạn ngồi vào 1 vị trí công việc nhàn hạ vừa phải, thu nhập từ
    trung bình khá trở lên. Nhưng bạn lại muốn độc lập, tự đi trên đôi chân của
    mình. Vậy bạn suy nghĩ xem lựa chọn nào khiến cho cuộc sống nhàn hạ hơn, lựa
    chọn nào gian nan thử thách hơn !

    Chỉ là đôi dòng tâm sự cùng bạn trẻ, dựa trên những điều mắt thấy tai nghe và trải
    nghiệm thực tế của mình.
    Kết lại có mấy điều mà mình muốn nhắn nhủ bạn :

    _Hãy có thái độ tích cực hơn với tất cả mọi thứ bạn được học, và phải học, vì không có cái gì thừa, không có việc gì không đáng học

    _ Xã hội tưởng phức tạp mà lại đơn giản lắm : thích nghi được thì tồn tại, không thì thôi. Vậy nên thay vì phê phán và môi trường và thực tại, mình nghĩ bạn thử nhìn vào mặt
    tích cực nhiều hơn nữa, để thích nghi, để hòa nhập và để vươn lên. Đó gọi là
    nghị lực đấy bạn ạ !

    Mình khâm phục cá tính của bạn, và tin rằng nếu kiên trì nỗ lực bạn sẽ đạt được
    thành công với mơ ước và đam mê của bản thân.

    Thân ái !!!

  6. Mình có vài điều muốn nói với bạn:

    Thứ nhất: Cách viết bài của bạn thực sự có vấn đề, ý tưởng hay đến mấy mà trình bày kém hấp dẫn cũng làm ảnh hưởng rất nhiều, hy vọng bạn có thể mua thêm sách và đọc thêm bài viết trên THDP và trên mạng để nghiền ngẫm, bổ sung cho bản thân để viết tốt hơn. Thực sự là bạn cần rèn luyện rất nhiều đấy!

    Thứ hai: Ko biết khi bạn viết bài này tâm trạng có đang ổn định ko nhưng thực sự qua cách dùng từ rất “trẻ con” thì thấy bạn nên xác định lại mục đích viết và gửi bài lên đây. Từ ngữ bạn rất dễ kích động độc giả của THDP, như bạn thấy ở bên dưới. mình nghĩ bạn nên suy nghĩ có trách nhiệm hơn với chính bài viết của mình. Nó là đứa con tinh thần của bạn, đừng làm nó xấu hổ với độc giả.

    Thứ ba: như bài viết thỳ bạn đang bắt đầu thích học, vậy hãy viết những bài tích cực hơn về giáo dục, đừng mang tâm trạng 1 kẻ chán học đi viết bài, nó dễ khiến bạn lạc lối như chính nền giáo dục bạn lên án.

    Mình xin hết, mong bạn cố gắng ở các bài sau hơn nữa.

  7. Không hiểu THĐP nghĩ như thế nào lại cho đăng 1 bài viết như thế này? Bài viết đây không có giá trị gì cả về mặt kiến thức hay văn học, triết học gì cả. Đây là một bài viết với cách nhìn thiển cận của cá nhân một thanh niên.

    Nếu như bài viết nào cũng có thể đăng trên THĐP thì chẳng bao lâu nữa trang này chẳng khác gì diễn đàn tạp nham.

    • Bạn thông cảm, mình như đã nói, đây là bài đầu tiên, không kinh nghiệm, không gì cả! Chỉ là bày tỏ ý kiến cá nhân như có lẽ đúng là hơi thiển cận thật!

    • Tùy quan điểm cá nhân bạn à. Riêng mình thì rất tâm đắc với bài này vì nó khá giống tuổi thơ của mình, chắc tại bạn hồi cấp 1 cấp 2 không giống như tác giả và mình nên nghĩ như vậy. Dẫu sau chỉ mong rằng những người-có-quyền-lực mau mau cải cách giáo dục, và những người lớn đừng có tạo những cái áp lực vô nghĩa cho giới trẻ nữa.

  8. xin lỗi chủ thớt e là 1 con bé nhỏ tuổi lắm ạ, nhưng đọc bài này e thấy có nhiều điều bất cập lắm ạ
    -Học kiến thức ở trường phổ thông chỉ là căn bản cho cuộc sống thôi. Vd như học hóa chúng ta biết được nguyên nhân gây chết người vào mùa đông ở các dân tộc miền núi là do khí CO gây ra, cơ thể của 1 con vật chết lâu ngày tích tụ lại sinh ra khí metan có thể gây nổ. Những thứ đó đều là điều cơ bản trong cuộc sống mà chúng ta nên để biết. Đâu cần phải cao siêu gì đâu.
    -Từ nhỏ cha mẹ dạy ta phải học giỏi hơn con nhà người ta đều có 1 ý nghĩa của nó đấy chứ. Thử hỏi coi khi ta học thua một ai đó mà chúng ta không thấy tức, k cảm thấy xấu hổ thì chúng ta chỉ là 1 kẻ thua cuộc mà thôi. Văn hóa GATO cũng có mặt tích cực của nó chứ. Nó giúp ta phấn đấu để đạt được những điều tốt đẹp hơn cho mình thôi mà
    -Còn việc học học học thì phải hỏi cha mẹ chứ, họ là những người định hướng những bước đầu tiên cho con mình mà. Nếu họ k quan tâm con mình thích gì, năng lực ra sao mà chỉ chạy theo số đông thì cũng thật tệ :(((
    -Việc học những thứ mình thích ai chả làm được. Học cách yêu một thứ mà mình ghét mới là điều quan trọng. Life isn’t pink and we have to accept that =)
    -Đã học thì phải thi, phải kiểm tra điều đó là những thứ hiên nhiên k thể thiếu rồi. Đơn giản nó k chỉ là một kì kiểm tra kiến thức mà còn rèn cho ta khả năng làm việc dưới áp lực cao. Rèn luyện tâm lí cho con người nữa chứ ạ, tốt mà, có sao đâu. =))
    NẾU A CÒN THẤY CÁI VIỆC HỌC NÀY NHIỀU BẤT CẬP QUÁ THÌ RA NƯỚC NGOÀI MÀ HỌC NHÁ, THỬ ĐI RỒI SẼ THẤY. CHÚNG TA CHƯA TRẢI NGHIỆM THÌ CHƯA THẤM ĐƯỢC MÀ =))
    Thân chào,

    • Theo mình thì môn nào cũng có ích hết nhưng chỉ ở một giới hạn nhất định Hóa có ý nghĩa của nó nhưng khi học nó đến những năm cao hơn thì thấy cả còn tác dụng gì nữa! Toán LÍ cũng vậy! Áp lực cũng thế! Cũng tốt nhưng nêu quá đè nén thì lại là một chuyện khác. Ý mình trong bài là chúng ta dạy quá nhiều thứ không hữu ích trong cuộc sống trong khi đòa tạo nhân tài theo hướng mũi nhọn lại không được chú trọng đứng mức! Còn GATO! Nó hoàn toàn tốt khi nó còn là cạnh tranh bình đẳng! Nếu nó dính líu đến đồng tiền haylàm các học sinh theeo khủng hoảng thì lại là chuyện khác Làm cái mình ghét! Thầy mình cũng dạy phải học cách chấp nhận! Nhưng làm cái mình ghét phải c=mang lại một kết quả nào đó thì mới nên làm chứ nhỉ? Có lẽ do mình chưa nói rõ lắm, nhưng theo mình, giáo dục chỏ có lỗi là phương pháp dạy và kiến thức dạy không hợp lí nhưng là do con người ta, một cách nào đó, từ cái lỗ hổng ấy thành vô số lỗ hổng khác và nhiều thứ không thể chấp nhận được! Dù sao đây cũng chỉ là ý kiến của riêng mình! Cảm ơn đã đóng góp!

  9. Anh nghĩ (nghi thôi), có những đoạn em lập luận chưa chặt chẽ và nhiều cảm xúc cá nhân quá, khiến cả bài viết như một công cụ để “trả thù” chế độ vậy, nếu viết một cách bình tĩnh và chuẩn xác hơn sẽ hay hơn.

    Chẳng hạn như ví dụ:

    + Ngay lớp 1, tôi đã chống chọi với toán, lý, hóa cùng thi giữa kì 1, thi học kì 1 thi giữa kì 2 thi học kì 2

    – Thực ra hình như đến lớp 8 mới phải bắt đầu học, thậm chí lý cũng vậy. Sách lớp 1 chỉ bao gồm toán, tiếng việt, tập viết và tự nhiên, xã hội, anh nghĩ nó hoàn toàn hợp lý.

    + Sống đố kỵ! Đó là thứ đầu tiên tôi nghĩ ra! Ngay từ lớp 1 chúng ta đã phải cạnh tranh với cô bạn nữ xinh đẹp cùng bàn, vời những người bạn đầu tiên ta có!

    – Phần lỗi lớn nhất ở đây anh nghĩ thuộc về từng gia đình hoặc thầy cô đứng lớp nếu họ nhồi nhét suy nghĩ này vào đầu các bạn, bởi như thầy anh nói, điểm số nếu làm bằng chính thực lực của mình sẽ giúp bản thân đánh giá được mình đang ở đâu, cần nỗ lực thêm để tiến bộ hay không, chứ không dùng để ganh đua hơn thua với người khác.

    Còn việc học và đam mê thì hơi khập khiễng, anh nghĩ chỉ đến khi em thực sự đi làm, ra ngoài xã hội rồi em mới hiểu được cái thứ gọi là đam mê, chưa biết, thì khoan nói về nó đã, đam mê nào cũng cần kiến thức, một cái đầu lạnh và một trái tim nhiệt huyết để theo đuổi cả, ngay từ lúc mấy tuổi đầu đi học, biết gì mà đòi đam với mê, nên người ta dạy cho mình nền tảng là đúng rồi.

    Đồng ý là giáo dục còn nhiều điểm thiếu sót, nhưng kể từ khi em có ý thức độc lập, thì việc hấp thu cái gì, trách nhiệm thuộc về bản thân, em có thể đọc thêm sách, lên youtube, google để học những thứ mình thích, không nhất thiết bị gò ép ở những thứ được dạy ở trường. Và cẩn thận mình đang sướng lại không biết mình sướng, tỷ lệ biết chữ ở VN > 90%, trong khi có một số quốc gia, cứ 10 người chỉ có 1,2 người biết chữ mà thôi.

    Bình tĩnh, mọi thứ em viết ra sẽ nhẹ nhàng và hay hơn đấy 🙂

  10. Có duy nhát điều này mình chưa đồng ý với chủ bài viết, đó là

    “Nhất Hậu Duệ
    Nhì Quan Hệ
    Ba Tiền tệ
    Bốn trí tuệ!”

    Theo mình thì Bốn là Đại học gì cũng MẶC KỆ mới đúng :))

  11. Tôi nhớ những năm đầu tiên, tôi được học những điều rất có ích như yêu kính Bác Hồ, căm thù giặc Mỹ đến muốn ăn tươi nuốt sống, căm thù Mỹ-Ngụy, căm thù giai cấp địa chủ, căm thù bọn tư bản .

    Tôi được đọc thơ Tố Hữu về tình đồng chí giữa những chiến sĩ cách mạng, tình yêu đối với anh Vệ quốc, sau này tôi mới biết đó là những bài thơ đầu tiên của nước ta viết về đồng tính luyến ái . Tôi được học những bài thơ viết về Bác Hồ vĩ đại, trong đó Bác Hồ hiện lên như một ông Tiên chuyên ban phát căm thù cho trẻ thơ .

    Trong những điều tôi học, tôi không đồng ý câu thơ này nhưng không dám nói ra . Tôi sửa nó trong bí mật .

    Yêu biết mấy khi con tập nói
    Tiếng đầu lòng con gọi Xít-Ta-Lin

    Con nít bắt đầu tập nói không thể nói được Xít-Ta-Lin . Xít-Ta-Lin là tiếng Tây ngoại lai, làm sao con nít Việt mới tập nói mà nói được tiếng Tây loảng xoảng như thế . Viết như vậy là láo toét, láo không còn biết xấu hổ là gì .

    Tôi chữa thành

    Yêu biết mấy khi con tập nói
    Tiếng đầu lòng con gọi Hồ Chí Minh

    Hồ Chí Minh là tiếng Hán Việt, con nít Việt Nam nào tập nói cũng nói được . Vả lại Hồ Chí Minh là tên cúng cơm của Bác Hồ vĩ đại, rất thân thương nên con nít Việt Nam sinh ra là biết ngay . Không biết, cha mẹ nó cũng bắt phải biết .

    Các bạn có thấy như vậy không ?

      • Cái đó là tên húy . Trời ơi, bạn phạm húy rồi! Coi chừng mắc tội khi quân, lộn, khinh Bác Hồ vĩ đại .

        Tôi kính trọng Bác Hồ vĩ đại lắm lắm, không dám động đến tên đó đâu . Nếu bạn có nhắc đến Bác Hồ vĩ đại, Bác Hồ có đến hơn 200 bút danh và bí danh, bạn có thể tùy ý dùng 1 trong những tên giả đó . Tránh dùng những tên như NSC, HTC …

  12. Trong những năm đầu tiên của quá trình học, họ không nhồi sọ các em bằng cộng trừ nhân chia khai căn mũ sin cos,v..v.

    -> Năm đầu tiên ý bạn là cấp 1 hả? Không biết bạn có bị sao không chứ cấp 1 có học sin, cos, khai căn, mũ… như bạn nói hả?

    Hoàn toàn không có kỳ thi trong thời gian này.

    -> Nếu có thì sao? Suy nghĩ của tui: 1 thử thách nhỏ đầu tiên trong cuộc sống của mình. Bạn giỏi thì cần gì phải sợ thử thách nhỏ?

    Đầu tiên, học để là con người! Điển hình là Nhật Bản.

    Họ dạy học sinh về cách ứng sử, dạy cách thất bại, cách chấp nhận cách hòa đồng v..v..

    Nó thực sự là tiên học lễ hậu học văn!

    Tôi có một người quen du học bên Nhật.

    -> Trước hết là mình có môn đạo đức. Học làm người đâu phải 1 sớm 1 chiều, phải trải qua năm tháng nó mới ngắm những cái lý thuyệt trong vở sách chứ, còn học từ gia đình bạn nữa chứ, cấp 1 có thực sự biết thất bại không? Còn cách hòa đồng ý bạn là sao? Bạn có là học sinh tốt về mặt đạo đức ở trường chưa? Bạn chơi với bạn bạn ra sao? Bạn đối xử với mọi người ra sao? Trong sách có ghi không? mỗi lần bạn làm việc gì sai ở trường giáo viên làm gì? Bạn nói điển hình là Nhật Bản, vậy Việt Nam mình không dạy hả? Nhà bạn có dạy bạn không? Chốt vấn đề là bạn có thực sự muốn tiếp thu mấy cái đó không? Hay bạn chỉ nghe về Nhật rồi lên mạng tìm thông tin rồi đoán bừa đoán đại?

    Khi vụ thảm họa kép động đất sóng thần xảy ra, chị cũng ở đó, an toàn! Sau khi thảm họa đi qua để lại đày hậu quả, gia đình gọi chị về nước!

    Và, có cái gì đó thấm vào chị, chị nhất quyết không về mà ở lại làm tình nguyện viên cho Nhật Bản.

    -> Là bạn thì bạn có về không? Mà bạn không về thì tại sao? Đừng có nói là do bạn sống lâu năm ở nhà nên mới được như vậy nha. Ý tui là bạn có đến trường chí ít thì bạn củng có đọc qua đâu đó những bài học về tình người hay đại loại vậy rồi lâu ngày, gặp những vấn đề tương tự, bạn sẽ có cách ứng xử sao cho nó có tình người nhất

    Còn cả tỷ ví dụ nữa, chắc có khi bạn còn biết nhiều hơn tôi!

    -> Chi tiết đi. Tui đa phần quan tâm trong nước hà? Tui vẫn xem tin thế giới hằng ngày nhé. À mà sao bạn nói vậy ta. Mình không biết người Nhật có dạy học sinh phải quan tâm đến những đất nước khác nhiều hơn nước mình, cứ nghĩ tiêu cực về nước mình, hay là nước mình thì thằng khác lo rồi còn mình thì lo các quốc gia khác, đại loại là vậy? Bạn hỏi người quen của bạn bên Nhật dùm mình nhen.

    Học để thi, học vì một tấm bằng không nhàu mà nát!

    -> Mình không hiểu câu nầy lắm.

    Thực sự ít có trường cấp 2, cấp 3 tiểu học nào không có cái biển “tiên học lễ hậu học văn”. Tôi nhớ, ngay từ khi lên lớp 1, tôi đã mất đi những bộ phim hoạt hình

    để dành một chút thời gian ra học (oh f**k!) Ngay lớp 1, tôi đã chống chọi với toán, lý, hóa cùng thi giữa kì 1, thi học kì 1 thi giữa kì 2 thi học kì 2. Tôi phải chiến đấu với các con điểm ngu ngốc.

    -> Nghe cái là biết con người bạn mê chơi rồi. Ba mẹ bạn làm thì mới có tiền cho bạn ăn học. Bạn còn nhỏ thì phải học để: xa hơn là sau nầy kiếm tiền tự nuôi bản thân, giúp đỡ cha mẹ chứ không lẽ để ba mẹ nuôi đến già, già rồi bán nhà cữa ruộng vường ăn à, gần thì bạn phải làm việc mới được xã hội nầy trả công cho bạn sống chứ. Bạn có quyền vào rừng săn bắn hái lụm sống cuộc sống không suy nghĩ, không vận động muốn làm gì thì làm, chẵng ai quan tâm. Bạn nhiêu tuổi mà suy nghĩ như con nít vậy. Lớp 1 cũng có toán lý hóa nữa haìzz. (oh f**k!): cứ bảo tiên học lễ hậu học văn mà nói như vậy rồi đổ lỗi cho người nầy người kia…

    Tôi thực sự không thể hiểu học toán, lý, hóa cấp 1, cấp 2, cấp 3 làm cái vẹo gì trừ những kiến thức kiểu như 1+2 = 3 và chơi net 2 tiếng sẽ phải trả gấp đôi nếu chỉ là 1. Tất nhiên, trừ những người kiểu giáo sư Ngô Bảo Châu chuyên sâu toán học, các ngày mang tính nghiên cứu giảng dạy ra thì thực sự chúng là thứ vô dụng!

    -> Thực sự thì bạn có đi học không vậy? cấp 1 có hóa hả? cái gì mà chơi nét gấp 2 gì, logic gì vậy dạy mình với. Bạn so sánh kiến thức(sự vật) với giáo sư(con người) là sao? So sánh lại dùm mình. Sao lại nói toán vô dụng hay bạn vô dụng. Bạn chiệu khó lên mạng tìm kiếm thông tin về sự hoạt động của nảo, bạn chịu khó đọc các bài viết về nảo, của nước ngoài ấy. Không biết thì dựa cột mà nghe chứ sao cứ phán bừa vậy? Bạn nói toán vô dụng? Bạn biết gì về nó mà nói vô dụng. Hay bạn vô dụng!

    Tôi không cần biết x+1=2 thì x bằng mấy! Tôi cần biết 1 giờ net là 5 nghìn thì tôi chơi được mấy giờ!

    -> Bạn có nghiệp net không vậy?(câu hỏi cá nhân thích thì trả lời không thích thì thôi).

    Tôi không cần biết khi 1 cái xe 5 tấn tông ông PNL vận tốc 100km/h và gia tốc 10m/s thì ổng bay bao xa mà tôi muốn biết nhà xác nó chật thêm hay không!

    -> Câu kế tiếp bạn nói nhân văn quá, chắc do ảnh hưỡng của Nhật.

    Tôi không cần biết CH4+O2. ra cái gì mà tôi chỉ cần biết đốt bình ga là không thông minh cho lắm!

    -> Bạn thông minh phết biết luôn đốt thùng ga là không thông minh lắm. Cờ mà mình không thông minh lắm nên phiền bạn chỉ mình biết tại sao không thông minh lắm? Có phải khi đốt bình ga thì có 1 thế lức siêu nhiên nào đó xuất hiện và… giải thích chi tiết cho mình biết nhen bạn.

    Dạy điên cuồng điên loạn điên rồ khiến học sinh muốn phát điên lên như vậy nhưng thực sự vẫn thiếu!

    -> Biết luôn là thiếu, ghê nhen, vậy thiếu chổ nào bạn?

    Thiếu dạy chuyên sâu! Hả? Cái gì cơ, trở thành người toàn diện á? Có mà đào tạo thành những thằng điên thì có! Xu hướng thế giới mới là họp tác làm việc nhóm! Hết rồi cái thời mà Bill Gate một mình code cả cái chương trình to oành, hết rồi cái thời mà các giáo sư tiến sỹ ngồi một mình cô đơn nghiên cứu! Bây giờ theo bạn, 2 nhóm 3 người sau đây nhóm nào sẽ giải quyết được những vấn đề khó hơn? 1 nhóm ai cũng biết đều toán lý hóa và 1 nhóm mỗi người giỏi cực kỳ 1 môn 2 môn kia lơ tơ mơ H2+O2=HOHO?

    -> Mình chẵng biết bạn muốn nói gì trong cái đoạn mơ huyền mờ nầy, bạn làm ơn viếc rỏ bạn muốn nói cái gì được không?

    Dạy ai cũng như ai! Vâng, chúng ta đang dạy những con cá trèo cây! Và dĩ nhiên, nó không trèo được, nó sẽ là một thành phần vứt đi! Sinh ra ai cũng là thiên tài! Hoặc ít ra 99% là như vậy? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu tận dụng 100% não bộ, Não của chúng ta sẽ ngang với một siêu máy tính có kích cỡ một sân vận động và tiêu tốn khoảng 10W 1 giờ! Nhưng cái chính, chúng ta là thiên tài về cái gì? Trời ơi đất hỡi, 100 triệu con người Việt Nam có ai giống ai mà sao cứ phải chùng nhau nhai cái bánh mì thối hoắc này vậy?

    -> cũng không hiểu bạn muốn nói cái gì ở đây. Bạn nhai bánh mì bao lâu rồi?

    Theo đoạn nầy

    Thiếu dạy chuyên sâu! Hả? Cái gì cơ, trở thành người toàn diện á? Có mà đào tạo thành những thằng điên thì có!…Bây giờ theo bạn, 2 nhóm 3 người sau đây nhóm nào sẽ giải quyết được những vấn đề khó hơn? 1 nhóm ai cũng biết đều toán lý hóa và 1 nhóm mỗi người giỏi cực kỳ 1 môn 2 môn kia lơ tơ mơ H2+O2=HOHO

    và đoạn nầy

    Trời ơi đất hỡi, 100 triệu con người Việt Nam có ai giống ai mà sao cứ phải chùng nhau nhai cái bánh mì thối hoắc này vậy?

    -> Logic bạn bị sao vậy? Đoạn đầu bạn bảo dạy chuyên sâu là dại trở thành thằng điên, còn đoạn thứ 2 bạn lại bảo là ai cũng không giống ai hết mà cứ dạy đại trà. Một đoạn thì bạn muốn dạy chuyên sau 1 đoạn thì bạn lạy muốn dại đại trà, cứ như bạn tự ĩa rồi bạn bốc c*c của mình lên ăn vậy!

    Đó là về mặt kiến thức, còn đạo đức, chúng ta có được dạy hả? A mấy cái quyển Giáo Dục Công Dân hay Con Dâu gì gì ấy hả? Xin lỗi nhé, tôi cho mấy thằng cha án tử hình học một lúc cũng thuộc được nhé! Dạy như thế mới có mấy cái vụ hôi bia hôi của, mấy cái vụ quẹt nhẹ xe là vác phớ gặp nhau….!

    -> Không hiểu, bạn làm ơn viết cho nó rỏ ý ra dùm. Cái câu này đọc hoài cũng không biết bạn nói cái gì “tôi cho mấy thằng cha án tử hình học một lúc cũng thuộc được nhé”. Bạn ơi nhà trường dạy bạn lý thuyết còn về thực tiển bạn có thực sự muốn sử dụng, áp dụng hay không là tùy vào cái con người của bạn, ở nhà bạn cũng dại mà. Bạn hư 1 phần là do nhà bạn, không thì nhà bạn không có dạy bãn rồi, nếu vậy mình chia buồn cùng bạn vì bạn thật bất hạnh khi ba mẹ ông bà bạn không quan tâmm đến bạn.

    Hả? Đứng thứ 16 cái vụ gì gì các nước trên cả Mỹ ấy hả? Hàng năm cả đống giải quốc tế ấy hả? Thế đứng trên thể hiện điều gì? Tôi có dịp được tiếp xúc với một du học sinh Việt Nam học tại MIT chuyên ngành tin học. Mỹ học chọn kiểu gì? Oh đơn giản, cách ngày thi 1,2 tháng ai muốn thi thì thi một cuộc thi được tổ chức, chọn những người đứng đầu, đào tạo và thi! Còn Việt Nam, qua vòng huyện chiến tiếp cấp tỉnh, qua tỉnh đi oánh quốc gia, chuẩn bị một đội mấy cả mấy năm! Không hơn mới khó! Tôi không có ý con thường những người đi thi, họ thực sự là nhân tài đất nước. Tôi thực sự khâm phục họ. Tôi chỉ muốn nói đến sức mạnh của giáo dục của ta là quá kém!

    -> Bạn nên nói cho rỏ ra chứ. Tự nhiên bạn nói cái chuyện bạn muốn nói mà bạn lại nói ẩn dụ, như kiểu hôm nay ba mẹ bạn cho ban ăn bánh mì thì bạn nói thẵng ra là hôm nay phụ thân phụ mẫu bạn cho bạn ăn bánh mì chứ bạn nói, dm hôm nay tui nó cho ăn cái thứ chết tiệt thì ai mà biết bạn nói cái gì. Bạn làm như cái gì bạn biết người khác cũng biết vậy. Mà nảy giờ tui nghe bạn nói là bạn nghe người này, bạn tiếp xúc người kia, bạn có ở trong cuộc không mà bạn biết hay bạn chỉ là người nghe -> liên tưỡng và rồi nói lại theo cái cách của bạn?

    Sống đố kỵ! Đó là thứ đầu tiên tôi nghĩ ra! Ngay từ lớp 1 chúng ta đã phải cạnh tranh với cô bạn nữ xinh đẹp cùng bàn, vời những người bạn đầu tiên ta có! Thua ấy hả? (Thằng Y: “Mày ngu ngu vãi cả ngu ra! Mày nhìn thằng X kia kìa! ôi nó chăm chỉ ngày đêm sớm tối học bài. Mày thì sáng 5 giờ mới dậy, đến lớp thì ngủ gà ngủ gật. Chiều mày học thêm ở trường, về mày học cô A, sau mày học thêm cô B. Đến 9 giờ mày lại cặp gia sư với thầy C. 11 giờ mày về mày không học hành xem lại bài vở để ngấm vào đầu mày đi ngủ luôn! Mày học vì ai, học vì tao à? Mày có biết tao mất bao tiền bao của cho mày giỏi mà mày trả lại tao như thế này à? Nhìn đây này, điểm phẩy mày kém nó 0.00001!”

    -> Bất hạnh thiệt, gia đình không quan tâm hay sao vậy? Bạn sống trong môi trường như vậy lâu chưa? Thay đổi đi nhen! Bản chất con người bạn đã xấu xa từ nhỏ rồi… Trời ơi còn hơn thua với con gái nữa… Học hành mà tối ngày cứ hơn thua nhau… Người ta phụ giúp gia đình không có tiền học thêm người ta vẫn lảnh học bỗng được, đằng này học thêm cả trăm chổ mà vẫn ngu thì đỗ lổi cho ai?

    Những người bạn đầu tiên, một cách nào đó, bỗng nhiên phải chiến đấu với nhau! Thật vô lý!? Để cùng nhau tiến bộ ấy hả? Thế thì ít ra đừng bắt đầu từ lớp 1! Trang giấy trắng các em chưa gì đã bị viết hai chữ “đố kị”. Rồi vì cái mầm mống đó, cái bệnh thành tích mọc ra! Người người thành tích, nhà nhà thành tích, trường trường thành tích! Kéo theo những ca học lúc 11 giờ đêm, những học sinh ngày chỉ có ăn+ngủ+học+học+học+… Rồi không đạt được thì đồng tiền, quan hệ, hậu dệ lên tiếng!

    -> Đọc mà cứ thấy con người bạn xấu xa sao đâu ấy, xấu từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn…

    “Nhất Hậu Duệ

    Nhì Quan Hệ

    Ba Tiền tệ

    Bốn trí tuệ!”

    Cái gì đây? Mình không nói mấy câu nầy sai nhé! Nhưng bạn giỏi thì chổ nào bạn vào không được? Bạn thức sự có tài không hay cứ nhờ cậy vào gia đình?

    Thôi đọc đến đây hết muốn đọc nữa rồi hôm nào rảnh lên đọc tiếp

    • Xin lỗi. Bạn nói “Tiên học lễ hậu học văn” vậy có hiểu câu đó muốn nói gì không?
      Nó hàm ý rằng, con người trước khi học kiến thức thì phải HỌC CÁCH LÀM NGƯỜI TRƯỚC.
      Bản thân tôi cũng thấy học sin cos khai căn…. chả nghĩa lý gì mấy. Đừng nói nó là thử thách. Đó không phải là thử thách.
      Những thứ sin cos .v.v.. những kiến thức như thế chỉ nên để dành cho những ai muốn nghiên cứu chuyên sâu mà thôi. Học sinh đáng ra nên được giải phóng càng nhiều càng tốt khỏi những thứ kiến thức thừa thãi như vậy. Tạm thời tôi mới xin nói đến đây. Nếu có thời gian tôi sẽ nói tiếp.

      • Mình không biết bạn với người đăng bài này có quan hệ gì không mà sao 2 bạn lại giống nhau ở chỗ là bạn chẳng biết chính bản thân bạn nói cái gì nữa. Bạn có thực sự đọc bài của mình hay chỉ nhìn 1, 2 dòng rồi phán vậy? Mình tách ý của người đăng bài ra rồi bình luận, bạn làm biến quá thì đọc hết 1 ý của mình rồi bình luận có 3, 4 dòng chứ gì. Bạn đọc cho hết 1 ý rồi hãy bình luận nhé.

        Xin lỗi. Bạn nói “Tiên học lễ hậu học văn” vậy có hiểu câu đó muốn nói gì không?
        Nó hàm ý rằng, con người trước khi học kiến thức thì phải HỌC CÁCH LÀM NGƯỜI TRƯỚC.
        -> Mình nói gì về tiên học lễ hậu học văn sai mà bạn nói vậy?

        Bản thân tôi cũng thấy học sin cos khai căn…. chả nghĩa lý gì mấy. Đừng nói nó là thử thách. Đó không phải là thử thách.
        -> Bạn không thấy không có nghĩa là người khác không thấy, đơn giản vì bạn không thích thì làm sao bạn thấy. Tại sao nó không là thử thách, tui thích cái đó, tui đam mê, tui xem nó như một thử thách mình cần phải vược qua, bạn đừng nghĩ nó là thử thách của bạn vì bạn có thích hay đam mê nó đâu mà nó là thử thách của bạn, nó là thử thách cho ai thích hay đam mê thôi. Đó là những thử thách nhỏ trên ghế nhà trường mà bạn phải vược qua trước khi đối đầu với những thử thách khác lớn hơn, đương nhiên là đố với ai thích cái môn đó rồi, cũng như cái cuộc sống của bạn ấy, sẽ có những thứ bạn thích, hay đam mê nhưng nó sẽ không đến với bạn một cách dể dàng đâu mà nó sẽ thử thách bạn, gây khó khăn cho bạn đến với nó. Bạn đừng nói cuộc đời bạn không có thử thách và chông gai nhen.

        Sin, cos, căn… không phải học ở cấp 1, học ở cấp 2 nhé. Mình thiết nghĩ với trình độ cấp 2 thì mấy cái đó quá xá là bình thường chẳng có gì cao thâm cả để học chuyên sâu. Hay bạn muốn mình phải lấy kiến thức cấp 1 lên cấp 2, cấp 2 lên cấp 3? Làm vậy thì càng tốn thời gian của bạn thôi. Bạn sẽ càng lâu ra trường rồi cứ để bố mẹ nuôi nấng đến bao lâu nữa? 25 hay 30 tuổi à. sr mình đi hơi lố. Cái đó là kiến thức trung gian để đi lên kiến thức cao hơn, nên người ta sẽ dạy cho bạn để xem bạn có thích nó không, để sau nầy cấp 3 bạn sẽ có quyết định của đời mình.

        Theo bạn kiến thức như thế nào là thừa, như thế nào là đủ? Tui nghĩ bạn hay tui ai cũng chẳng thể trả lời câu hỏi nầy vì lượng kiến thức quá ít, không có cái nhìn bao quát, nó đồi hỏi phải có số lượng người và kiến thức nhất định. Cái kiến thức thừa của bạn nó chỉ thừa đồi với bạn thôi, sao bạn biết nó có thừa đối với người khác không, hay thậm thí là nó thiếu đối với người khác?

        • ôi kết cái bài phân tích của a ghê, bản thân e là 1 hs cấp 3 đôi khi cũng tự hỏi mình là : mình đang học cái quái gì thế này, mấy cái này thậm chí cũng chả dùng cho sau này. Nhưng sau vài lần để ý thì việc giải vài bài toán giống như ta thể dục cho bộ não hằng ngày vậy. Đơn giản vậy thôi. Khoa học cũng khuyên 1 ngày nên dành ra vài phút làm mấy phép toán đơn giản để luyện cho não vậy. Chả ai muốn mình ngu hơn người khác cả,nên họ phải làm vậy thôi.=))

          • Uhm làm toán train nảo mà. Ở không cũng chẳng có ích gì thôi thì ta làm việc gì có ích 1 tí cho nảo để nó khỏi phải phẳng lì 😀

          • Theo mình có có vô số cách thử thách bản thân không nhất thiết là toán lí hóa, tất nhiên mỗi người một quan điểm. Có lẽ, một cách ngu ngốc nào đó, mình đã viết mà không diễn tả được ý mình muốn nói, có lẽ là do xen vào quá nhiều cảm xúc! Ý mình là ta dạy quá nhiều điền không hữu ích trong khi những kí năng chuyên sâu, kĩ năng sống lại quá ít! Theo ý bạn @kim_dung_le:disqus, đó là một thử thách, tất nhiên, một vấn đề luôn có 2 mặt. Bạn rất rất nên tự hào rằng bạn là một con người chăm chỉ nhưng vời 1 thằng lười hơn hủi như mình, thực sự nó là 1 thảm họa. Theo mình nên thử thách cân não bằng một cái gì đó có ích hơn!

          • yeah! train não bằng cách suy nghĩ về mọi thứ xung quanh phải làm gì để có cái ăn có chổ ngủ có đồ ăn nước uống có của ăn của để là được! cần cứ cứ phải cộng trừ nhân chia để khôn ra!

          • có người giỏi môn này có người giỏi môn khác! ít có ai là toàn diện! thích học gì thì học cái đó thôi!

    • Có lẽ bạn không thật sự hiểu ý mình! Có lẽ là do viết ngu! Nhưng thực sự ,ý mình :
      1? Đạo đức, đúng là có nhưng mình thấy CÁCH DẠY ĐẠO ĐỨC như thế không có tác dụng tương tự! Vè khoảng này, một góc đọ nào đó,ló lẽ môn này cũng bị ảnh hưởng bởi xã hội khộng quan tâm đến nó mà chỉ nhằm nhằm vào toán lí hóa anh văn. còn cái đầu cấp hoạc sin cos tan chỉ là hình ảnh tượng mang tính sử dụng biện pháp nói quá thôi chứ mình cũng không học sin cos tan sớm đâu! Cái đoạn chuyên sau, ý trên của mình không nói dạy chuyên sâu thành thằng điên, mà là học quá nhiều mà thành như thế! … ! Và h mình xin nói về môi trường sống của mình! Đầu tiên, mình ở một huyện lẻ sống trong lớp mà-mọi măt-đều-siđa! Sau đó, mình theo gia đình chuyển nên thành phố nhỏ trực thuộc tỉnh vào năm lớp 8. Đầu năm, mình vào 1 lớp mà cái trò đánh bài cởi cúc là bình thường! May năm sau, có một sự thay đỏi không hề nhẹ từ phòng giáo dục và mình vào được lớp có thể coi là chuyên cấp 2( Mặc dù thú thật, mình gần như là tạp nham của lớp ). Lên cấp 3, mình thi đậu vào một ngôi trường cấp 3 ở Hà Nội và xa gia đình ra sống ở KTX trường. Môt số tư tưởng trên mình tiếp thu từ các thầy cô qua các thế hệ và còn lại là trải nghiệm bản thân! Chốt lại, có lẽ, chỉ là CHÚNG TA KHÔNG HIỂU NHAU! dù sao cũng rất cảm ơn bạn,từ bài sau, mình sẽ cố viết cho rõ ý!

  13. Ngày xưa đi học tiểu học đã bắt đầu học thêm, học có 2 tiếng/ ngày thấy đã quá nặng đối với một đứa trẻ 6 tuổi. Bây giờ lớn rồi, thấy mấy bé trong nhà mới mẫu giáo mà cho đi học đủ thứ, không có cả thời gian chơi. Lẽ nào việc học chỉ là sự áp đặt như thế.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI