28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Now we are free!

Featured Image: Ahmed Emad Eldin

 

Đầu tiên, hãy nghe bài hát này:

Hôm qua bạn nói với tôi về việc bị bó cánh. Bạn bảo, đôi cánh của bạn bị bó buộc quá. Bó bởi đồng tiền, bởi trách nhiệm, bởi gia đình, và vô vàn cái nhân cách quy chuẩn khác trong xã hội. Tôi cười: “Ừ, mình sinh ra phận làm người mà.”

Tôi vẫn nghĩ tạo hóa vốn rất cân bằng và có lý do cho tất cả. Không phải tự dưng chỉ loài chim có cánh mà loài người lại không. Con người sinh ra, không có cánh như loài lông vũ, không trơn trượt như loài bò sát, răng không sắc như loài gặm nhấm, không khát máu như thú dữ… Nhưng con người sinh ra để chinh phục tất cả những loài trên. Đó là ở chỗ, cảnh giới loài người đều hơn vạn vật một vài bậc. Và trách nhiệm ràng buộc là điều kiện cần và đủ cho việc làm người.

Nói về chuyện bay, tôi lại nghĩ đến loài ong bắp cày. Trong giới tự nhiên, ong bắp cày là một động vật rất thú vị. Đã từng có rất nhiều nhà sinh vật học, nhà vật lý học, nhà xã hội hành vi học đã liên hợp lại để nghiên cứu sinh vật này.

Theo quan điểm của sinh vật học, tất cả những động vật biết bay, điều kiện tiên quyết là trạng thái cơ thể nhẹ nhàng, cánh phải rất rộng. Nhưng loài ong bắp cày lại trái ngược với lý thuyết này: Thân ong bắp cày thô nặng, còn cánh thì lại ngắn một cách kỳ lạ. Theo lý thuyết của sinh vật học thì ong bắp cày tuyệt đối không thể bay được. Còn lý thuyết của các nhà vật lý học thì tỷ lệ giữa thân thể và cánh của ong bắp cày, xét về khí động học cũng không có khả năng bay. Nói một cách đơn giản, ong bắp cày hoàn toàn không thể bay lên được.

Nhưng, trong thiên nhiên, không một con ong bắp cày bình thường nào không thể bay, thậm chí tốc độ bay của nó không thua kém bất kỳ loại động vật nào. Hiện tượng này hình như là một sự đùa cợt lớn đối với thiên nhiên và các nhà khoa học.

Về sau, các nhà xã hội hành vi học đã tìm thấy lời giải đáp cho vấn đề này, đáp án đơn giản là ong bắp cày không hiểu “sinh vật học” và “khí động học”. Mỗi con ong bắp cày đều biết rất rõ rằng, nó nhất định phải bay lên để kiếm ăn, nếu không sẽ chết đói! Đó chính là sự huyền bí khiến ong bắp cày có thể bay giỏi như thế.

Có thể suy xét từ một góc độ khác, nếu ong bắp cày được dạy, học được khái niệm cơ bản của sinh vật học, hiểu được khí động học, dựa vào những kiến thức đó nó biết rõ kết cấu cánh và thân của mình hoàn toàn không thích hợp với việc bay, như vậy, con ong bắp cày này sẽ bảo mình rằng “KHÔNG THỂ BAY ĐƯỢC”, liệu nó còn có thể bay lên hay không?

Bạn thấy không? Mọi chuyện tưởng chừng như không thể trên thế giới này, chỉ được giải thích bằng một câu ngắn gọn vậy thôi. Đơn giản là: “Nếu tao không làm, tao sẽ chết!” Vậy, bạn đã thèm khát được bay đến nỗi “fly or die” chưa?

Lúc trẻ, Napoleon Hill ôm mộng trở thành một nhà văn. Nhưng vì lúc nhỏ gia đình ông rất nghèo, việc học hành không được đến nơi đến chốn, vì thế những người bạn có thiện ý thường bảo ông rằng ước mơ của ông “không thể” thực hiện được. Chàng thanh niên Hill gom tiền mua một cuốn từ điển tốt nhất, đầy đủ nhất, đẹp nhất, mọi điều mà cậu cần đều ở trong cuốn từ điển này.

Nhưng cậu đã làm một việc lạ lùng: Tìm thấy từ “không thể” (impossible), cậu dùng kéo con cắt rời ra, sau đó vứt đi, thế là cậu có cuốn từ điển không có từ “không thể”. Về sau Hill xây dựng toàn bộ sự nghiệp của mình trên tiền đề này. Với một người muốn thành công, vượt qua người khác, không có bất cứ việc gì là không thể làm được.

Tôi không đề nghị bạn cắt bỏ từ “không thể” trong từ điển của bạn, mà là đề nghị bạn gạt bỏ quan niệm này từ trong ý nghĩ của bạn và dùng chữ “có thể” để thay thế nó.

“Thân thể tại ngục trung, Tinh thần tại ngục ngoại.” – Hồ Chí Minh

Tôi vẫn có tín niệm vào khả năng bay của chúng ta. Một khả năng vô thường ở một tầm cao đẳng cấp không tưởng.

Thế nên bạn tôi ạ, đừng than vãn tại sao mình không bay được. Khi chỉ “trẻ” là không đủ. Chúng ta đều có thể bay, thậm chí là bay cao và xa. Quan trọng là, bạn có đủ bền bỉ hay không? Có bay được dài không? Gặp bão bạn có sợ không? Gặp gió lớn có nản lòng không? Bạn đủ can đảm không? Bạn có tiếc nuối không?

Cuộc sống luôn có những điều bất trắc xảy ra và chỉ kẻ hèn kém mới luôn lo sợ về tương lai. Đừng sợ! Vì kẻ đến đích cuối cùng, sẽ là người chiến thắng. Vì Vì trách nhiệm nặng nề chả liên quan quái gì đến việc bay cả khi bạn đủ can đảm đối mặt.

Because: NOW WE ARE FREE!

 

Thiên Thiên

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

18 BÌNH LUẬN

  1. cái ví dụ về ong bắp cày này có được nêu lên ở nhiều nơi và đc viết trong một số sách, đương nhiên để minh họa cho những khía cạnh khác nhau và có thể khi đọc ví dụ này mỗi người sẽ có những suy nghĩ khác nhau, vì vốn dĩ chúng ta không ai giống ai cả, từ ngoại hình cho tới vốn sống và tư duy
    các bạn tranh luận để nhiều người được thấy những ý kiến trái chiều là rất tốt
    tuy nhiên mình thật sự phát bệnh khi thấy cách các bạn dùng những từ ngữ “ngu xuẩn, ỉa, giấy vệ sinh, c*t, chó mèo…” để nói về nhau như vậy
    đây là trang Triết Học Đường Phố chứ không phải Hành Xử Đường Phố đâu mà
    thật sự hi vọng 2 bạn hạ hỏa và bớt cay nghiệt hơn
    “đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy nếu con người ta biết đặt mình vào vị trí của nhau” là vậy!

  2. “Có thể suy xét từ một góc độ khác, nếu ong bắp cày được dạy, học được khái niệm cơ bản của sinh vật học, hiểu được khí động học, dựa vào những kiến thức đó nó biết rõ kết cấu cánh và thân của mình hoàn toàn không thích hợp với việc bay, như vậy, con ong bắp cày này sẽ bảo mình rằng “KHÔNG THỂ BAY ĐƯỢC”, liệu nó còn có thể bay lên hay không?”

    Ví dụ ngu xuẩn nhất từng được lấy ra. Nếu thật sự tác giả có học sinh vật học, khí động học thì tác giả sẽ biết biên độ bay và khả năng bay của con ong bắp cày là thế nào. Cùng với việc phát triển của khoa học, chúng ta có thể tính được rủi ro mà tránh để có thể hoàn thiện tốt hơn mà không tổn thất quá lớn. Còn lúc nào cũng đâm đầu cố lên thì gọi là optimism bias, còn chỉ nhìn người thành công thì còn gọi là survivorship bias

    Tác giả thiếu kiến thức khoa học 1 cách trầm trọng, lấy vị dụ nhảm nhí, đi ngược lại với nguyên lý tự nhiên, rơi vào cái bẫy tích cực mù quáng, không suy xét

    Thiết nghĩ nếu có muốn viết bài, nên nghĩ xem là mình đã đủ khả năng suy xét mọi khía cạnh và cách suy xét mình có đúng chưa

    Còn viết ra làm giấy vệ sinh thì ai cũng viết được

    • rất mong được bạn chỉ dạy thêm về sinh vật học và khí động học được áp dụng trên loài ong bắp cày. Và mong muốn được học thêm về kiến thức khoa học từ bạn. Cám ơn bạn rất nhiều 🙂 Thiết nghĩ, nếu có muốn đọc bài và tỏ ra mình hiểu biết hơn người, thì đi ỉa cũng nên biết rủa bằng nước thì sạch hơn là dùng giấy vệ sinh. Tuy nhiên, vừa ỉa cùng vừa nên nghĩ, giấy này để chùi đít, chứ đừng chùi mồm như thế 🙂

      • Thiên Thiên: bạn ấy còn nói rằng bài viết của bạn “rơi vào bẫy tích cực mù quáng” trong khi dám cá là bạn ấy còn k đo đếm chính xác được thế nào là mù quáng và thế nào là 1 cái bẫy nữa. Còn nữa, “tính được rủi ro” hay là dự đoán rủi ro là 1 vấn đề mà ngay cả các chuyên gia về rủi ro còn mắc sai lầm thường xuyên thì làm sao mà tìm được 1 chỗ dựa chính xác để hành động. Từ đó k lẽ cứ chờ hoài cho tới khi chắc chắn mới làm? Lời phản biện của Qaza cá nhân mình thấy mang tính chất bực bội vì trái quan điểm của mình nên ném đá bài viết nhiều hơn.

        • Cám ơn bạn đã tích cực phản hồi và ủng hộ bài viết của mình. Mỗi người có một tầm nhìn hiểu biết riêng mà một số ít thường không theo quy chuẩn. Một số ít này thường có 2 loại: 1 là đặc biệt dị biệt phát triển trí não ở 1 tầm cao phát triển mới, 2 là đặc biệt dị biệt theo hướng: “Ngu mà tỏ ra nguy hiểm”. Cũng có thể do tầm hiểu biết khoa học của mình hạn hẹp. Nhờ bạn ấy mà mình nghĩ mình nên tìm thêm 1 vài tài liệu để củng cố lại. Nếu đã gia tăng học tập mà vẫn thấy những điều mình tìm được ban đầu là đúng, thì hẳn là bạn đó thuộc tuýp thứ 2. Bình thường chó thì ăn được cứt của người, nhưng người thì không bao giờ ăn được cứt của chó. Thế cho nên, chó cứ sủa và đòan người cứ đi bạn ạ 😉

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI