28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

“Không bỏ đại học mới là ngu!”

Featured Image: Wikipedia Commons

 

Lâu lắm mới có cơ hội ngồi tán chuyện phiếm với một người anh lớn hơn mình 7 tuổi mà tôi rất ngưỡng mộ thời còn học tiểu học. Thời đó tôi là một cậu bé mới hơn 10 tuổi, vô cùng ngưỡng mộ anh vì anh học siêu giỏi, giải nhì Toán quốc gia và được tuyển thẳng vào đại học. Anh tốt nghiệp cử nhân, học lên thạc sĩ và có một công việc ổn định.

Sau rất nhiều chuyện trên trời dưới đất thì anh lại quay lại câu chuyện của tôi. Câu chuyện của một sinh viên năm đầu dám bỏ học để làm những việc điên rồ. Tôi hơi ngại nói với anh rằng chẳng qua đó cũng chỉ là một quyết định do nhân duyên thì nhiều hơn là chủ động. Anh bỗng nói một câu mà tôi chưa bao giờ nghe ai nói với tôi trước đó:

– Anh thấy với tính cách của chú, không bỏ đại học mới là ngu!

Tôi đã nghe rất nhiều lời tiếc nuối, nhiều lời trách móc, nhiều thái độ không hiểu và xa lạ của những người biết về câu chuyện bỏ học đại học của tôi, từ gia đình, người thân, bạn bè, anh chị em trong nhà. Đây là lần đầu tiên tôi nghe một câu như thế từ một người coi trọng chuyện học hành và phấn đấu cả đời mình vì nó. Điều ngớ ngẩn nhất đó là: Tôi tự thấy đó là câu nói đúng nhất đối với tôi mà chính tôi cũng chẳng thể nghĩ ra!

Bây giờ tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện bỏ học của tôi. Qua câu chuyện này tôi không có ý khuyến khích bạn bỏ đại học để theo đuổi những ước mơ viển vông nào đó, như bước lên đỉnh giàu có tựa Bầu Đức! Đừng bao giờ nghe truyền thông ca tụng câu chuyện không bằng cấp của mấy tỷ phú như Bill Gates, Steve Jobs, Michael Dell, Lý Gia Thành… Kể cả câu chuyện của tôi, bạn cũng chỉ nên xem như một ví dụ nho nhỏ về sự tự do chọn lựa con đường của mình, và chỉ thế thôi.

Ngày đầu tiên tôi bước vào lớp Một, cô giáo hỏi ba tôi:

– Xin lỗi anh chứ cháu ở lại lớp năm thứ mấy rồi ạ?

Ba tôi chưng hửng:

– Cháu nó mới từ lớp mẫu giáo lên mà cô!

Tôi nghe đoạn đối thoại đó và cảm thấy rất khó chịu, tôi không hiểu tại sao cô giáo lại hỏi ba tôi điều ngớ ngẩn như thế. Nhưng sau đó lời giải thích của cô giáo làm tôi suýt bật cười:

– Bởi vì cháu to lớn quá nên tôi cứ tưởng…!

Đó chính là nguyên nhân mà trong tất cả mọi hoạt động cần phải xếp hàng thời đi học, tôi đều phải đứng ở cuối hàng. Nhưng bảng điểm của tôi thì luôn luôn ở top 1, tôi cũng không hiểu có phải do mình cứ phải bị đứng ở cuối hàng nên tôi đã cố gắng để được đứng ở hàng đầu trong một bảng xếp hạng khác. Tôi chỉ biết rằng thành tích học tập suốt 12 năm của tôi là một kết quả rất ấn tượng, rất làm hài lòng cha mẹ, thầy cô, người thân, kể cả hàng xóm, và kể cả chính tôi cũng cảm thấy hãnh diện.

Cũng chính vì bảng thành tích đó, tôi có quyền có một ước mơ “lớn”! Năm học lớp 11, khi đã bắt đầu thoáng thấy thế giới của tiền bạc thì trong tôi nảy nở một ước mơ, ước mơ mà khi được chia sẻ với cô bạn gái đầu tiên thì tôi cảm thấy rất xấu hổ khi cô ấy không nhịn được phải bật cười. Ước mơ ngắn gọn như thế này:

Kiếm được 1 tỷ đồng năm 25 tuổi!

Dù sao đó cũng là ước mơ chính đáng, trở nên thầm kín mà tôi sẽ quyết tâm theo đuổi. Con đường duy nhất mà tôi biết lúc ấy để thực hiện ước mơ là: HỌC! Tôi đã hoàn thành 12 năm học với kết quả ngoạn mục, tôi nghĩ rằng để học giỏi như thế tôi đã chịu sự tác động to lớn từ ước mơ làm giàu cháy bỏng. Học giỏi nhất trường, thi Olympia, đỗ 3 trường đại học, Á khoa đại học Kinh tế là những thành tích cuối cùng của tôi trên con đường học vấn trước khi tôi từ bỏ nó.

Tôi sẽ nói rõ vì sao tôi bỏ học. Tôi là một người có logic, học giỏi các môn tự nhiên nên hẳn tôi chẳng khó khăn gì để liên kết các sự kiện sau đây và đưa ra quyết định: Bỏ đại học.

Năm đầu tiên ở giảng đường đại học, mọi thứ vẫn còn là màu hồng. Tôi vẫn như bao sinh viên khác: ở kí túc xá, ăn cơm tháng, nỗ lực học hành và mơ về tương lai tươi sáng. Nhưng liệu đó có phải là ảo tưởng? Những việc làm đó có phải là những hành động thực tế và thực dụng để thực hiện ước mơ cụ thể của mỗi cá nhân? Hai câu hỏi đó sẽ không xuất hiện trong đầu tôi nếu tôi không đi thăm những người anh, người chị lớn hơn tôi 7 tuổi.

Tại sao lại là 7 tuổi? Bởi vì năm tôi học lớp 5 còn các anh chị ấy học lớp 12 chúng tôi tập hợp lại cùng nhau trong khu nội trú của Sở Giáo dục Đào tạo để học bồi dưỡng thi học sinh giỏi Quốc gia. Sau khi thi xong thì tôi ít gặp lại nhưng vẫn giữ liên lạc vì tôi rất quý họ. Sau bao năm dài sự hình dung của tôi dành cho họ luôn đẹp đến ngỡ ngàng : những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, làm những công việc xuất sắc và có thu nhập xuất sắc, giàu có. Trong sự hình dung đó có cả hình ảnh chính tôi, sau một vài năm nữa tôi sẽ ở trong thế giới đẹp đẽ đó.

Sau khi ổn định ở ký túc xá, tôi rất phấn khích liên hệ với từng người trong số họ. Lúc đó họ đã tốt nghiệp đại học khoảng 3 năm, hẳn cuộc sống đã rất tốt. Tôi đạp xe từ Thủ Đức vào trung tâm Sài Gòn, tìm địa chỉ từng người một.

Hãy nhớ giúp tôi: Tôi muốn có 1 tỷ đồng năm 25 tuổi. Và họ đang ở tuổi 25!

Tôi đến thăm từng người một. Sau khi thăm người thứ nhất, tôi cảm thấy khó hiểu. Anh ở trong căn nhà trọ tồi tàn, hay hút thuốc, uống rượu và dự định học tiếp lên cao hơn. Sau khi thăm đến người cuối cùng trong danh sách, tôi hoàn toàn sụp đổ! Họ đều ở trong những căn phòng trọ nhỏ, đa số đều có việc làm nhưng đều than vãn về lương. Trong mắt họ dường như tương lai chỉ là màu xám!

Trước chuyên đi thăm tôi phấn khích bao nhiêu thì khi về tôi tuyệt vọng bấy nhiêu. Những người anh người chị đi trước tôi, học giỏi hơn tôi, thông minh hơn tôi mà lại có cuộc sống như thế sao? Có điều gì đó rất sai lầm đang tồn tại. Logic duy nhất lúc đó xuất hiện trong đầu tôi là: Nếu tôi làm giống họ, đi con đường họ đã từng đi thì năm 25 tuổi tôi cũng sẽ giống họ! Đó là điều khủng khiếp nhất mà tôi không muốn hình dung tới một mảy may nào.

Tôi trở về ký túc xá, mọi thứ vẫn diễn ra như mọi khi nhưng nhận thức của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Tôi biết chắc chắn một điều: Nếu tôi học tiếp dù giỏi cách mấy cũng không thể nào chạm tới được một phần nhỏ trong ước mơ của mình khi tôi 25 tuổi.

Đi con đường khác?

Tôi lục lọi gần như nát cả thư viện ở trường đại học chỉ để tìm những cuốn sách nói về thành công và giàu có. Ở thư viện năm 1999 không có nhiều sách lắm nói về những điều tôi đang tìm kiếm. Tôi đạp xe đạp ngày qua ngày tiếp tục lục lọi hầu hết các nhà sách ở nội thành TP.HCM. Khi đọc những quyển sách nói về thành công, một thế giới khác bắt đầu mở ra. Tôi bắt đầu biết tới Bill Gates, quả thật ông ấy là một cảm hứng to lớn cho tôi. Nhưng chưa đủ, vì ông ấy ở bên Mỹ còn tôi ở một đất nước hoàn toàn khác. Tôi nghiên cứu sách vở, nhìn những người giàu có ở Sài Gòn thời đó, nhìn những người kiếm được nhiều tiền ở Việt Nam lúc đó. Tôi tiếp xúc với họ, tôi cố gắng hết sức để hiểu việc họ làm. Dường như những gì họ làm hoàn toàn trái ngược với cách làm của các anh chị mà tôi biết, trái ngược với bạn bè tôi, trái ngược với cả chính cách mà tôi đang làm.

Tôi bắt đầu phát hiện ra một thế giới hoàn toàn khác thế giới mà tôi từng thuộc về, một thế giới mà ở đó có sự tự do, có sự thịnh vượng, có sự đột phá, có sự sáng tạo, có sự tự giác, có tinh thần trách nhiệm bởi vì không ai bảo bạn phải làm gì cả. Đó là thế giới của những người chủ. Những người tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình. Những người tự trả lương cho mình. Tự quyết định lấy thu nhập của mình. Tự quyết định sẽ làm gì để tồn tại và thành công. Tự quyết định sẽ thuê ai, trả lương cho họ bao nhiêu và đòi hỏi họ làm những gì cho mình. Tự quyết định sẽ sống trong ngôi nhà thế nào, đi xe hiệu gì, ăn những món gì ở nhà hàng nào, đi du lịch ở đâu, giao thiệp với ai và làm tất cả những gì mình thích. Tôi thì khác hơn một chút, sau khi đã nhìn thấu một phần nào thế giới kinh doanh, tôi bắt đầu thay đổi ước mơ. Chỉ ước mơ giàu có thì quá nhỏ bé, ước mơ làm một cái gì đó thật sự ý nghĩa cho đời mình, đó mới chính là ước mơ không bao giờ có thể mất đi.

Đầu năm thứ 2 của đời sinh viên, tôi quyết định tự mình rời khỏi giảng đường và bước ra đường. Quyết định đó, tôi biết sẽ gây sốc sâu sắc trên diện rộng. Gia đình sốc, người thân sốc, bạn bè sốc, thầy cô sốc, ai cũng sốc chỉ có tôi là không hề sốc chút nào.

Tôi bắt đầu được sống cuộc đời của mình. Vấn đề ở đây không phải là chuyện thành công, giàu có, nổi danh hay sẽ thất bại, nghèo túng và lọt thõm đâu đó trong đám đông mà là tôi chọn con đường phù hợp với ước mơ của mình, với tính cách của mình. Tất nhiên quyết định đó trong nhiều năm vẫn bị mọi người phản đối như cách họ vẫn thường làm với những hành động khác lạ. Nhưng bằng cách này hay cách khác tôi vẫn kiên trì cách sống của mình.

Tôi đã không đạt được ước mơ về tài chính của mình năm 25 tuổi, trễ hơn một chút nhưng tôi hoàn toàn hài lòng với cuộc sống của mình. Tôi mua ngôi nhà đầu tiên ở Sài Gòn năm 26 tuổi, mua chiếc xe hơi đầu tiên cũng năm 26 tuổi và quan trọng hơn hết tôi có doanh nghiệp của riêng mình. Ngày mà tôi cầm trên tay sổ hộ khẩu TP.HCM tôi thực sự xúc động bởi vì tôi biết rằng chỉ một quyết định thôi, một quyết định dũng cảm và logic có thể thay đổi tương lai đến mức độ khó tin. Tôi không muốn đề cập đến những gì tôi làm trong suốt 7 năm để thực hiện ước mơ của mình bởi vì nó cũng chỉ là một mô hình quen thuộc: Hành động, sai lầm và sửa lỗi, thay đổi.

Tôi chỉ muốn nói một điều tối quan trọng: Tôi đã lựa chọn cách sống mà tôi thuộc về. Chính vì thế tôi không cảm thấy những việc tôi làm như là đi giao hàng, rong ruổi ngoài đường phố dưới nắng mưa, thuyết phục người khác đến rát cổ họng để mượn tiền làm vốn, tranh cãi vì quyền lợi… là những việc tầm thường hay cực khổ gì cả. Đó đơn giản là những việc làm phi thường đối với tôi, rất tự nhiên đối với tôi.

Hiện nay, 3 đứa em tôi đều kinh doanh riêng. Chúng có thể còn tài năng hơn tôi, tôi nghĩ vậy. Tôi thì vẫn ngang bướng và sống theo cách riêng của mình. Tôi thấy mình có được sự tự do.

Trên đây chỉ là những gạch đầu dòng của câu chuyện mà trong một vài dòng ngắn ngủi sẽ không thể tóm lược hết. Tôi chỉ muốn cố gắng viết ra một số suy nghĩ quan trọng cho những ai cần một một quyết định, một sự lựa chọn phù hợp đối với chính bản thân mình, với chính ước mơ và tính cách của mình. Bạn có thể đọc rồi quên, hoặc sẽ xem xét kĩ hơn nếu thấy phù hợp với những suy nghĩ và ước mơ thầm kín của bạn. Nếu bạn đã đọc, tôi chân thành cảm ơn bạn đã cố nuốt những dòng lủng củng này. Chỉ có một điều tôi cam đoan với bạn là những gì tôi viết không phải là tiểu thuyết mà là chính cuộc đời tôi. Chúng thực sự rất có ý nghĩa với tôi.

Sau này nếu con cái của tôi thích học đại học hay cao hơn thì đó là việc của chúng, tôi sẽ không can thiệp bởi vì tự do lựa chọn là điều mà tôi trân quý hơn cả sự giàu có và thành công.

Một điều nữa, bỏ đại học không có nghĩa là ngừng học, tôi vẫn đọc sách rất nhiều, nghiên cứu rất nhiều những gì mà tôi cần cho cuộc sống. Tôi viết lách khá nhiều. Tôi tạo lập các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi vì tôi nghĩ cuộc sống là sự rộng lớn tột cùng. Tôi hiểu rằng học từ người khác, nhất là học từ những người tuyệt vời thì quan trọng hơn học từ sách vở nhàm chán. Có những người mà tôi xem như những người thầy vĩ đại. Có quá nhiều người mà tôi biết ơn họ một cách sâu sắc vì đã giúp đỡ tôi một cách hết mình nhất có thể, kể cả khi thuận lợi và khi khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.

Đến đây, bạn đã hiểu vì sao tôi lại tự cho rằng nếu tôi không bỏ đại học thì tôi là một người cực kỳ ngu dốt đối với bản thân mình rồi chứ?

 

Mr. Bow 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

156 BÌNH LUẬN

  1. Bài dài quá ngại đọc hết! Tự xét trường hợp của mình thì thấy mấy năm học đại học cũng hơi phí phạm vì có nhiều thứ học chỉ để thi, hết kỳ là quên béng đi! Nhưng những năm đại học đó cũng cho mình kiến thức nền tảng về nghệ thuật, về kiến trúc. Ít ra nhìn một cái nhà, một công trình kiến trúc thì biết nó đẹp hay xấu, xấu ở điểm nào, đẹp ở điểm nào mà nếu không trải qua mấy năm đại học thì mình không thể phân biệt nổi!!!

    Cuối cùng tặng tác giả đoạn này, nhân nói đến cái sự NGU của người đời!!!

    Tôn Tiểu Hồng hỏi chàng: Nếu như được làm lại từ đầu, chàng có như vậy không. Chàng đã trả lời bằng sự khẳng định và nói rằng: “Có thể có người cho rằng loại người như vậy là ngốc, nhưng nếu trên đời không có loại người như vậy thì thế giới này không biết sẽ biến thành cái giống gì???!!!”

    Bi kịch của Lý Tầm Hoan mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

    (363 – Văn Hóa Võ Hiệp – Ôn Tử Kiến)

    Mà dù khôn hay dại, ngu hay không thì đều có quả báo hết! Chẳng qua chưa đến lúc nó hiện ra nên kẻ ÁC còn đứng đó mà nhâng nháo dạy đời, sỉ nhục người hiền lương!!!

    https://www.youtube.com/watch?v=BofL1AaiTjo

  2. thực sự thì bạn có quyết định khá táo bạo không phải ai cũng dám nghĩ dám làm. nhưng nó cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng người. có nhiều người vì chán nản mà bỏ đại học nhưng rốt cục vẫn chỉ là những ông lái xe ôm . bán trà đá… v..v những người thông minh như bạn thì dù có học đại học hay ko thì vẫn thành công thôi. biết đâu rằng nếu học đại học tiếp thì có thể bạn ko làm giàu ở cái tuổi 25. 26 nhưng bạn lại là một tie phú khiếp đản ở cái tuoi 30 hoặc hơn thế. nói chung bài này vẫn mang tính chém gió báo chí ghê quá , biết đâu rằng nó cũng chỉ là một tiểu thiết ảo trên cơ sở ” bầu đức ” thì sao….

    còn về quan điểm đạo phật của bạn thì thực sự ko hài lòng. nó đối nghịch với những gì bạn viết ban đầu nhiều quá….. phần đầu bạn càng làm cho người ta khâm phục bạo nhiêu thì phần cuối bạn lại đặt cho người đọc dấu hỏi chấm bấy nhiêu….. blah… blah

  3. Thấy nhiều người phàn nàn về việc and Mr. Bow bàn về Phật. Nhưng thật
    tế, Phật từ bỏ cung vàng điện ngọc là để đi tìm sự “tự do” mà ý nghĩa
    của “giải thoát” đơn giản nó là đỉnh cao của sự “tự do” vậy.

    And Mr. Bow cũng đi tìm sự tự do của mình bằng cách từ bỏ đại học để ra làm kinh doanh, anh ấy đi con đường của mình.

    Còn
    những bạn coi thường vật chất nhưng mỗi ngày vẫn phải nhấc đôi chân
    nặng nề của mình đến công sở, tình nguyện lao tù mình trong cái nơn chốn
    nhàn nhã và an toàn đó chỉ để vừa đủ ăn và tồn tại qua ngày. Các bạn có
    thấy mình có “tự do” ?

  4. Mình nghĩ nên đổi chủ đề thành ” Nếu tìm thấy con đường bạn tin thì hãy đi” . Chứ đừng lấy cái tiêu đề giật tít như các trang báo mạng bây giờ để kích thích người xem. Mình không phủ nhận hoàn toàn về sự thành công của bạn. Việc học ở trường theo bạn nghĩ thì mình nghĩ bạn có cái nhìn hơi ngắn về nó. (trước tiên để tạo lòng tin cho người đọc bạn dẫn dắt rất hay) về những thành tích học tập của bạn trc đây.. Văn của bạn giỏi đó. ^^ .. không biết bạn nguyên cứu bao nhiêu về Triết học Phương Đông mà dòng cmt cuối mình thấy khác hoàn toàn so với suy nghĩ của bạn ở phía trên bài.. nhưng dù sao tiêu đề giật tít đc quan tâm và bạn đã là người gây chú ý thành công ^^>

  5. Vn này khác Mỹ ở chỗ nào? Không phải con ông cháu cha, không có vốn liếng từ người nhà khi khởi nghiệp, không có những mối quan hệ phức tạp với màu đỏ thì chẳng dễ dầu gì thành công, mà dù đã thành công rồi thì sao? Nó có bền không nếu vẫn không gia nhập hệ thống? Tự bản thân phấn đấu là 1 phần, nhưng quan trọng là phần tư bản khi bắt đầu, vay mượn? đâu có dễ thế.Khi bỏ đại học, tức là lựa chọn, không học cái này thì phải học cái khác, anh bỏ ngành học để chọn học kinh doanh, đó cũng là tự học, có gì khác biệt? Có chăng chỉ là chuyện có và không 1 tấm giấy bọc da có đóng mộc đỏ. Dù sao thì con người thay đổi thất thường, chỉ chúc cho anh giữ mãi được phong độ như thế này. Như anh biết đấy, lội ngược dòng không tiến ắc lùi thôi, về phần Phật học, tôi nghĩ cách lý luận của anh rất hay, không có cảm nhận qua thì làm sao biết thế nào là buông bỏ.

  6. Bạn có 1 tỷ, tôi có 10 triệu. 1 tỷ của bạn lớn hơn 10 triệu của tôi chăng? Lại nữa, bạn có 1 tỷ, người đang đói chỉ có 1 ổ bánh mì. Liệu 1 tỷ có lớn hơn 1 ổ bánh mì chăng? Buông bỏ không phải buông cái có giá tiền thật lớn mới là gọi là bỏ. Buông bỏ chỉ cần buông cái mình nghĩ là lớn đối với mình. Vì vậy ai cũng có cái để buông bỏ cả. Đừng nghĩ rằng người nghèo thì không có cái để buông bỏ. Có khi họ buông bỏ còn nhiều hơn người giàu.

    Ví dụ 1 người có 100 tỷ, bố thí 1 tỷ thì công đức có lớn hơn người có 3 triệu mà bố thí 1 triệu không? Đó là lý do 1 người đàn bà nghèo khổ chỉ mua được nhúm muối thả vào nồi canh cho các sư ăn, hoặc một người đàn bà đói rách gom hết tiền để mua một cái đèn dầu dâng Phật thì nó cháy sáng mãi và Phật bảo đó là của một vị Phật tương lai!

    “Bạn phải trải nghiệm thực sự giàu có, sau đó mới hiểu được bản chất tối hậu của vô thường”: Chưa hẳn vậy đâu bạn. Và tôi e rằng bạn còn chưa hiểu hết bản chất của “giàu có” chứ chưa nói đến “vô thường”. Bạn đi kinh doanh kiếm tiền tỷ liệu có giàu có hơn 1 người đi làm công quả không?

    Tôi không đem câu “Giàu có là cái mình cho đi chứ không phải nhận” để khuyên bạn đâu. Bạn chưa cần làm thế. Bạn có 1 tỷ chưa phải là giàu có đâu. Mà bạn sử dụng 1 tỷ, cùng thời gian, sức lực của mình thế nào cho chính bạn và gia đình bạn thì may ra bạn mới chạm đến được “giàu có”. Bạn hãy tận hưởng sự “giàu có” của mình trước đã. Tôi tạm gác lại chữ “vô thường” nhé! Vì nó chưa hợp với bạn.

    Bạn làm giàu chân chính là tốt. Bạn kiếm đủ tiền trước rồi tính chuyện khác sau cũng tốt. Nhưng hãy nói ngay như thế chứ đừng viện dẫn những lý luận cao siêu làm gì. Việc làm giàu của bạn là tốt mà. Đâu cần phải mượn những triết lý cao siêu và liên hệ với cả những người tu hành và các bậc cao cả để làm “long trọng” thêm việc làm của mình. Không nên so sánh với một thế giới mà mình chưa dấn thân và hiểu rõ.

    Bạn ở trong giới kinh doanh, kiếm tiền và bạn vẫn chưa khám phá hết các giá trị và sự thú vị của kinh doanh, làm giàu đâu. Đừng “lấn sân” nhé bạn! Chủ đề bàn luận và các tượng đài của bạn nên là Bill Gates, Warren Buffett… Những người đó rất cao cả và đã chạm đến “giàu có” thực sự nhưng họ còn chưa dám “triết lý” và so sánh với những bậc ở thế giới tu hành bạn à!

    Còn về chuyện bỏ Đại học tốt không thì tôi kể các bạn nghe vài điều. Ngày xưa tôi từng làm dịch vụ tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp. Tôi thấy rằng mặc dù có bằng đại học chưa chắc đã làm được việc nhưng người tốt nghiệp đại học vẫn khác biệt với người mới lớp 12. Nên dù chưa hy vọng gì ở các cô cậu đại học nhưng khi tuyển dụng tôi vẫn phải hạn chế những người lớp 12 trở xuống. Bí lắm tôi mới nhận người đã tốt nghiệp xong lớp 12.

    Bên cạnh tôi bây giờ có 2 em. Một đứa chỉ mới học lớp 9 nhưng cách sống của nó tốt. Nó biết giúp đỡ người khác, giữ chữ tín và rất nhiệt tình trong các việc xã hội. Nó làm rất nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều người và được nhiều người lớn thương. Nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng cách giao tiếp, cách nói chuyện, cách tư duy, khả năng tiếp thu của nó còn rất hạn chế. Nhiều lúc tôi phải phì cười, không biết nói sao với nó luôn. Và chỉ có cái tâm tốt của nó mới “gỡ gạt” được các điểm trừ thôi.

    Đứa kia thì tốt nghiệp cao đẳng hay trung cấp gì đó. Rõ ràng cách nói chuyện và tư duy của nó tốt hơn hẳn. Cách hành xử của nó cũng khá hơn (tôi không nói đến các yếu kém phổ biến của các bạn trẻ ví dụ như ôm điện thoại, Facebook liên tục… nhé!). Đứa này so với đứa kia rõ ràng cách suy nghĩ và nói chuyện hơn hẳn. Đứa này là “tỷ phú” năm 23 tuổi. Nó kiếm được bạc tỷ và xài hàng hiệu, có xe hơi, đi chơi với VIP… nhiều. Và bây giờ nó đang trắng tay, nợ nần chồng chất, không thuê nổi nhà ở.

    Rút ra điều gì? Là Đại học vẫn có cái giá trị của nó. Nó cung cấp khả năng tư duy, cách làm việc và cư xử ở mức độ nào đó. Không phải vào Đại học để giàu. Vì muốn giàu thì tôi thấy nhiều người không học hành gì, đi bán ve chai, tích góp và bây giờ thành chủ vựa ve chai, có nhà riêng sang trọng, kho chứa, dụng cụ… Họ giàu không? Giàu lắm đấy! Vài tỷ nhằm nhò gì với họ. Cho nên đừng đem so chuyện làm giàu với học đại học nhé!

    Nhưng Đại học cũng chỉ đào tạo có mức độ. Như cái đứa phá sản bên trên. Nó có nền tảng tốt hơn nhưng ra đời còn cần thêm vốn sống. Nó đi làm công một thời gian ngắn, nhảy ra bắt mối làm riêng và giàu có. Nhưng nó thiếu vốn sống, không kịp suy nghĩ quan sát. Trong lĩnh vực nghề của nó thì nó không thua ai đâu. Kiến thức về sản phẩm, mua hàng, hợp đồng, đòi nợ, quản lý nhân viên và cả chuyện phát hiện lừa đảo, đánh giá đối tác… thì nó khá rành. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Tôi thấy nhiều thiếu sót ở nó nhưng tôi “dạy” không được vì nó đang thành công và giàu hơn tôi. Và cuối cùng ra nông nỗi này đây. Mong rằng sau cú vấp này nó sẽ trưởng thành hơn vì may mắn là nó “té” cũng sớm. Chứ “té” trễ thì đau hơn và khó đứng dậy hơn.

    Tóm lại, thích làm giàu thì cứ làm giàu. Có khả năng học Đại học thì cứ nên học, đừng bỏ. Và sau khi tốt nghiệp đi làm thì nên bổ sung thêm vốn sống thực tế nữa. Tiền không phải là tất cả. Sự giàu có và hạnh phúc cần phải chiêm nghiệm thêm. “Gà con không biết sợ đại bàng”. Nhưng gà con vẫn là gà con và một sơ sẩy cũng mất mạng. Nhưng việc “mất mạng” chỉ là xác suất. Nghĩa là nó có thể xảy ra ở lần sơ sẩy đầu tiên hoặc lần thứ 100. Vậy nên mới khó biết mình đang thành công nhờ may mắn, chết hụt mà không biết hay đã hành động đúng rồi. Chúc các bạn trẻ bình tĩnh học hỏi để “già dặn” và “cứng cáp” hơn.

  7. Bạn nói đúng. Người chưa từng có nhiều vật chất mà nói rằng không lệ thuộc vật chất thì chưa chắc đúng. Phật đã ngự trên đỉnh vật chất mà đã bỏ thì tôi tin rằng ngài bỏ được. Còn người khác tuyên bố bỏ dễ dàng nhưng chưa từng được giàu thì tôi chưa vội tin. Tôi thường nghĩ chửi các ông tham nhũng thì cũng đừng hăng quá. Vì mình ngồi vị trí đó chưa chắc đã thanh liêm. Chưa kể những áp lực hệ thống, phe phái… nên anh muốn không “nhúng chàm” chưa chắc đã được. Ngoài chuyện phê phán cá nhân, hãy bình tĩnh nhìn ra nguyên nhân chính.

    Tuy nhiên tôi xin phép lưu ý một chút vì tôi sợ có người hiểu nhầm ý bạn chứ không phải bạn nói sai. Phật đã có giàu sang, quyền lực mà bỏ thì tin được. Nhưng người chưa có mà nói bỏ được đừng vội nghĩ họ nói dối. Không cần phải leo cho được lên đỉnh vật chất để chứng minh với thiên hạ là mình bỏ được. Nếu thực sự giác ngộ thì họ không cần thiết phí phạm sức lực và cuộc đời ngắn ngủi để giàu rồi lại bỏ. Cũng như bạn thấy một người ôm bom cảm tử thì tin chắc họ làm được. Nhưng không thể nói những người bình thường là họ không thể làm được. Vẫn có những người làm được đứng trong đó đấy bạn nhưng chưa cần thiết để họ làm và không cần thiết để chứng minh cho mọi người thấy.

    Cho nên các bạn trẻ thích giàu có thì cứ tiến lên. Nhưng đừng làm giàu chỉ để bỏ cho thiên hạ thấy mình mạnh mẽ. Không ích lợi gì. Hãy dùng thời gian và sức lực cho lý tưởng của bạn. Một người mạnh mẽ không cần thuyết phục người khác về sức mạnh của mình. Kinh doanh là rất tốt. Tôi cũng đang kinh doanh. Kinh doanh tạo ra sản phẩm, dịch vụ tốt cho xã hội. Kinh doanh tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người. Vì vậy kinh doanh rất quý. Nhưng kinh doanh cũng như đang cầm dao 2 lưỡi. Nếu bạn làm chủ được tiền bạc và quyền lực thì rất tốt. Nhưng nếu không khéo sẽ “đi lạc” và có thể cả đời không tìm được hạnh phúc cho mình.

    Đó là chưa nói đến thất bại, phá sản hoặc tay trắng khi đã cao tuổi. Kinh doanh không khéo là chôn vùi cuộc đời mình. Cầm chục tỷ trong tay nhưng làm không có ngày nghỉ. Tối ngủ còn phải tính toán sổ sách, kế toán, thuế vụ, cạnh tranh đối thủ… thì liệu cho hạnh phúc hơn người làm công 8 giờ/ngày hay không? Chưa kể có những người tài giỏi dù làm công nhưng là “công dân quốc tế”, làm cho công ty đa quốc gia, có đủ nhân lực và quyền hành để chơi những cuộc chơi lớn. Liệu họ có thua một chủ cửa hàng hoặc doanh nghiệp nhỏ bé chỉ quanh quẩn ở một cái chợ không?

    Tôi nói thế để các bạn trẻ có cái nhìn khách quan mà lựa chọn đường đi. Đừng nghe theo lời ai lôi kéo cả. Vì người làm nghề gì thì thường ca ngợi nghề của mình. Ai cũng thích tiền nhưng ít chịu suy nghĩ về cái giá của nó. Tôi đã gặp nhiều bạn trẻ cầm tiền tỷ tuổi 25 rồi. họ kiếm vài trăm triệu/tháng và một lô hàng nhập về vài tỷ là chuyện thường. Nhưng tôi cũng đã hiểu tại sao ông bà nói giàu sớm không giữ được và giàu trước 40 tuổi thường không bền. Tôi không dị đoan hoặc mù quáng nhưng tôi đã thấy nhiều lý do các bạn trẻ đó từ trên đỉnh cao trượt dài về tay trắng.

    Chuyện này phân tích sẽ rất dông dài, xin mượn câu của Warren Buffett nói “Xét cho cùng, chỉ đến khi thủy triều hạ thì bạn mới có thể phát hiện ra ai tắm truồng”. Trên đỉnh vinh quang sẽ khó sáng suốt nhận ra lý do thắng lợi, may mắn chỗ nào, lỗ hổng ở đâu, bịt các lỗ hổng thế nào, thiết lập hệ thống và quản trị rủi ro ra sao. Các bạn nếu thành công sớm năm 25 tuổi thì nên đọc quyển “Xây dựng để trường tồn”. Hãy đi ra chợ để gần thực tế và hãy nhớ rằng nhiều công ty có lịch sử vài trăm năm vẫn phá sản trong thời gian ngắn. Chúc các bạn xây dựng được “đế chế” hùng mạnh và sống thật hạnh phúc. Người kinh doanh biết giá trị của đồng tiền và phụng sự xã hội chưa chắc đã thua một thầy tu mà chưa biết “1 hạt gạo của bá tánh còn nặng hơn núi Tu Di”.

  8. làm đầy đủ thêm câu chuyện nữa anh.chỉ những mánh khóe hay mưa mẹo gì đấy.đề bài văn rất ấn tượng nhưng thân bài văn còn chung chung kết thì cụt lủn

  9. Mỗi người có một con đường khác nhau. Thành công hay không là do con đường họ chọn có đi bằng chính đôi chân của họ không. Còn cứ đi theo bước chân của người khác, thì suốt đời bạn cũng chỉ là một cái bóng.

  10. Có người mong muốn trở thành doanh nhân thành đạt như Bill Gates, Đặng Lê Nguyên Vũ,…Nhưng cũng có người mong muốn trở thành nhà nghiên cứu, lý luận như Einstein, John Stuart Mill, Ngô Bảo Châu,…
    Có thể những người ở nhóm thứ nhất thì việc học đại học hay không thì không quan trọng, nhưng những người ở nhóm thứ hai thì việc học đại học gần như là điều bắt buộc. Vì vậy, học đại học hay không thì còn tùy thuộc vào mục tiêu, ước mơ và năng lực của từng người như thế nào, khó mà dùng hình mẫu của người khác để áp đặt vào bản thân mình.
    Anh đã có một quyết định chính xác khi bỏ học đại học, còn riêng cá nhân em, vẫn sẽ cố gắng tiếp bước theo con đường học vấn để có thể bước vào hàng ngũ các nhà nghiên cứu. Cám ơn vì bài viết của anh.

      • Anh lưu ý cho, em dùng từ “gần như là điều bắt buộc” chứ không phải là bắt buộc. Tất nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ mà Edison là một ví dụ rất điển hình. Nhưng cá nhân em cho rằng, đại học là môi trường tốt nhất để cung cấp kiến thức nền tảng cho những ai muốn theo con đường nghiên cứu. Khoa học khác với kinh doanh, cách thức kinh doanh dù cũ thì vẫn có thể áp dụng ở một môi trường khác và thành công, nhưng để nghiên cứu khoa học thì điều quan trọng nhất chính là tránh những cái đã được tìm thấy rồi trong quá khứ. Chưa kể phương pháp kinh doanh thì không cần các quy tắc, nhưng trong khoa học hiện đại thì các quy tắc kiểm duyệt, trích dẫn là hết sức ngặt nghèo. Chính vì vậy, môi trường đại học chính là môi trường tốt nhất để trang bị các kiến thức nền tảng, vững chắc cho một người muốn theo con đường nghiên cứu.

      • Tạm cho rằng có 2 kiểu bác học: Một kiểu là “đứng trên vai người khổng lồ”. Nghĩa là họ học các kiến thức đang có và phát minh ra cái mới trên nền tảng đó. Một kiểu là “phi thường”. Nghĩa là họ không lệ thuộc vào bất kỳ kiến thức, niềm tin nào có sẵn. Phát minh của họ vì thế có thể thay đổi cả một hệ thống lý luận, nhận thức của thế giới. Phát minh của họ thường thay đổi lịch sử.

        Quay về thực tế của bạn và tôi. Bạn thấy mình là người phi thường hay là người bình thường? Tôi không nhớ Đinh Bộ Lĩnh có học đủ không nhưng ông ta vẫn làm vua đấy. Nhưng hãy nhớ một điều là ngay cả những người phi thường cũng không thấy mình phi thường. Ngay cả bác học cũng không khuyên người khác bỏ đại học. Vì sao? Thật ra họ vẫn “học” các kiến thức đại học nhưng họ luôn tự hỏi “Tại sao?”. Họ vẫn tiếp nhận nhưng họ không tin ngay và muốn chứng minh một sự thật khác. Và sự thật mới mà họ tìm ra cũng lại đi vào đại học! Vậy có nên học đại học không?

        Vì vây nếu bạn cảm thấy đại học không phù hợp với mình thì bạn cứ tự đi tìm chân lý và tìm cái mới. Nhưng đừng để 1 tỷ làm bạn quay lại châm biếm việc đi học. Điều đó không có lợi cho bạn và cả người khác. Tâm lý đó sẽ cản trở bạn tiếp thu và dung nạp kiến thức cũng như nhân lực đến với bạn. Đường nào cũng đến La Mã nên những người đi học hay không rồi cũng có thể đến cùng một nơi nếu họ muốn. Quan trọng là ai biết vận dụng cái mình có hoặc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm thì sẽ tiến nhanh hơn.

  11. Theo tôi nghĩ, BỎ ĐẠI HỌC đối với Anh là bước đi đúng nhưng có lẻ với Anh có tất cả điều kiện CẦN VÀ ĐỦ để thực hiện điều đó. Bên cạnh đó những người như: Steve Jobs, Bill Gate họ sống ở một đất nước khác, một môi trường khác; Đoàn Nguyên Đức,Đặng Lệ Nguyên Vũ sống trong một giai đoạn khác… so với cuộc sống hiện giờ. Do đó theo tôi đối với giới trẻ bây giờ học là hành trang bắt buột phải CÓ ( gia đình khó khăn về kinh tế, không có chỗ dựa trong xã hội) để đi vào cuộc sống. Và muốn đi lên bằng con đường “BỎ ĐẠI HỌC” nói riêng và “KHÔNG HỌC” nói chung thì bắt buột phải có điều kiện và có chỗ dựa vững chắc trong xã hội.
    Tôi nhỏ tuối và nhận thức còn thấp, nếu có gì không đúng xin bỏ qua và chỉ dẫn thêm.

  12. Tôi đã sử dụng 20 trong 30 phút gọi là rảnh của tôi để đọc bài viết của bạn. Tôi có 1 số ý kiến trái ngược với bạn như thế này:
    – Tôi cũng là học sinh giỏi trong 12 năm học nhưng không nổi trội hay có gì đáng tự hào. Nhưng viễn cảnh cuộc đời bắt đầu vẽ ra trong đầu tôi năm lớp 11. Tôi đồng ý với bạn là học tập trên sách vở thật sự nhàm chán. Với sở thích về máy tính và ước mơ trở thành 1 lập trình viên, 1 designer, tôi đã học và tìm hiểu rất nhiều về máy tính từ những người biết trước, ở rất nhiều nơi.
    – Tôi không thể học đại học được ( vì 1 lí do tôi không muốn nói ra đây), nhưng ước mơ đó vẫn luôn thường trực trong tôi. Bạn chọn cách tự mình từ bỏ tất cả để sống theo đúng con người mình, tôi rất ngưỡng mộ bạn chỗ đó. Tôi thua kém bạn là không có trong đầu ý định kinh doanh, nhưng trở thành người quan trọng cho 1 công ty, 1 doanh nghiệp nào đó cũng không phải là dễ, và tôi cố gắng vì điều đó.
    – Sau khi hồi phục sau tai nạn, tôi ngoài học , tìm hiểu về máy tính còn cố gắng trang bị cho mình vốn tiếng anh vững chắc ( 4 năm theo học tiếng anh và thực hành đủ mọi nơi).
    – Bây giờ đây, thu nhập chính của tôi là hưởng lương của công ty, và có 1 nguồn thu nhập nữa mà tôi có thể quyết định mức giá, đó là nhận sửa chữa, cài đặt máy tính.
    Rất cảm ơn bài viết của bạn, thật sự cần thiết cho các bạn trẻ bây giờ

  13. E thich câu nói của anh : “Có điều gì đó rất sai lầm đang tồn tại” . Điều mà trong 4 năm học rồi lại bỏ DH tại 2 trường tại HCM e mường tượng ra mà lại ko dám chấp nhận hiện thực. E mong anh, với tâm huyết trong những lời lẽ bài biết của anh sẽ tìm ra cách truyền cảm hứng và giúp đỡ được rất nhiều người đang sắp bước vào cái lò “Học Đại”

  14. – Bạn chọn một con đường khác để đi…hy vọng bạn tạo nên những điều lớn lao(ít nhất là với riêng bạn)… mình chỉ muốn nói rằng … Steve Jobs, Bill Gate – những tấm gương cho việc bỏ học để thành công, thực tế chỉ là 2 trong số hàng triệu người đã đi theo con đường đó … bạn hỏi những người đó giờ ở đâu … xin thưa rằng chẳng ai biết cả, đơn giản bởi chẳng ai biết họ là ai, đã trở thành cái gì,…bây giờ cả… Mình sẽ không chọn con đường đó…vậy thôi…bạn nói mình sợ…đúng, mình sợ(và mình cũng thấy con đường đó có gì đó rất hấp dẫn)…nhưng chắc chắn sau này mình sẽ không hối hận vì đã chọn một con đường an toàn hơn…
    – Chúc bạn may mắn…và hy vọng bạn sẽ không phải hổi hận vì sự lựa chọn của mình…đôi khi việc ta làm đơn giản chỉ là lựa chọn…thành công hay thất bại thực ra chỉ là khi nhìn lại…chúng ta có vì nó mà hối hận hay không mà thôi…

  15. Thiết nghĩ anh nên kể về những kinh nghiệm anh đã làm, những bài học anh đã học được còn ở đây chỉ thấy hãnh diện về việc bỏ học của mình làm và cách đặt tiêu đề của anh chỉ làm những bạn khác lấy đó làm lý do cho việc bỏ học thôi.

  16. Đọc comment nhưng thấy có nhiều ý kiến tích cực, nhưng cũng có khá nhiều ý kiến phản bác mạnh mẽ. Cá nhân mình cho rằng có thể có một chút nhầm lẫn về cái tiêu đề của bài viết, có phải chăng tác giả tự nói với mình thôi. nên là như vậy. còn mọi điều khác thì mỗi người nên tự cảm nhận. xin trích dẫn: Chân lý là đất không lối mòn.

  17. bài này chỉ mang tính thể hiện sự hả hê thôi. anh đang tự cảm thấy mình vĩ nhân giống Bill gate, Mark zukerberg … Mặc dù bài viết khiến tôi suy ngẫm nhiều nhưng thông tin chung chung, chủ yếu nói về thành quả mà không nói nhiều về quá trình. tôi không đánh giá cao bài này.

  18. Mình không định comment vì khi đọc đoạn đầu thấy bạn có vẻ là người khiêm nhường,
    hiểu sâu biết rộng, mình cũng đánh giá cao thành tựu bạn đạt được và những nỗ lực
    học tập của bạn là đúng đắn. Tuy nhiên, đọc đến đoạn sau, nhất là đoạn nói về tôn giáo, mình tiếc là thấy bạn ở một hình ảnh khác, hình ảnh của những người quá tự tin nên coi thường người khác hoặc là những người đọc nhiều lý thuyết nhưng kiến thức thực
    tế chưa đủ sâu rộng và bao quát. Những nhận định của bạn về tôn giáo mà rõ hơn là về đạo Phật, nó chỉ hoàn toàn dựa trên định kiến của bạn và nhìn vào hình thức tiêu cực của 1 nhóm người, 1 tổ chức nhỏ lẻ.

    Nói về đạo Phật, sự thật là Phật Thích Ca đã có mọi thứ nhưng vẫn không cảm thấy hạnh phúc cho đến ngày ngài tìm được niềm an vui từ việc ngộ ra con đường giúp con người thoát khỏi khổ đau. Khổ đau này là khổ đau ở trong tâm tưởng, là Phật muốn hướng dẫn con người cách thoát khỏi sự rối loạn tâm can để trở về với con người thanh tịnh tốt đẹp
    của bản thân, để được cảm thấy hạnh phúc hơn. Bạn đã nhầm khi cho rằng Phật làm như thế vì Phật đã hưởng thụ vật chất quá đủ và quá chán nên mới tìm đến con đường khác để
    kiếm sự an vui cho bản thân. Phật Thích Ca tự bản thân đã không phải là người ham mê vật chất, ngài chưa bao giờ thấy vui vẻ khi được sống trong gấm lụa. Niềm an vui của
    ngài chính là được giúp đỡ chúng sinh muôn người được sống trong vui vẻ và hạnh phúc không phải từ ham muốn vật chất đơn thuần mà phải là nguồn hạnh phúc sâu tự trong tâm. Muốn làm được điều này, ngài đã phải lựa chọn từ bỏ cuộc sống bình thường để tìm kiếm lối đi đúng đắn. Tâm từ bi của đức Phật hướng đến muôn người chứ không phải vì bản thân ngài. Đó mới là điều khiến người ta cảm động mà giác ngộ.

    Nếu bạn đang cảm thấy đủ hạnh phúc rồi mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác, chúc mừng bạn, nhưng đó chỉ là việc của riêng bạn. Rất nhiều người khác không gặp may mắn như bạn trong cuộc sống, không đủ sức lực và sáng suốt để tự cứu mình thoát khỏi khổ tâm như bạn thì họ sẽ tìm thấy sự giải thoát khổ tâm này nhờ vào hướng dẫn của Phật pháp. Đến với Phật giáo là để cảm nhận lại bản thân với thân tâm thanh tịnh, rũ bỏ những ưu phiền xấu xa, hướng về bản chất tốt đẹp của vạn vật.

    Nếu bạn cho rằng, từ “giải thoát” trong đạo Phật là để trốn tránh cuộc sống một cách hèn nhát thì bạn đã sai lầm rồi. Mình chính là một Phật tử theo dòng Thiền tông của đạo Phật. Mình giống như rất nhiều các Phật tử trẻ ngày nay đến với Phật giáo để được học hỏi những triết lý nhân từ của Phật giáo, để tự răn dạy bản thân tránh khỏi những hành động sai lầm trong cuộc sống, tránh gây khổ đau cho bản thân và cho những người xung quanh. Chúng mình nhờ hướng dẫn của Phật pháp mà tự giải thoát mình khỏi những tâm tư bi lụy gây ảnh hưởng tiêu cực không tốt đến bản thân, từ đó, chúng mình lại trở về cuộc sống với con người an lạc, hạnh phúc, nhiều sinh lực hơn để tiếp tục học tập, làm việc, phấn đấu cho tương lại tốt đẹp hơn, cho cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó mới là ý nghĩa của từ “giải thoát” của đạo Phật đó bạn. Rất nhiều Phật tử đã có thành công lớn trong cuộc sống. Họ không hề què quặt bạn ạ.

    Bạn nói, Đức Phật không phải là thành viên của tổ chức nào là sai. Đức Phật đã từng tham gia làm cư sĩ, đi theo rất nhiều các nhóm tu hành, theo nhiều loại đạo để mong tìm kiếm chân lý cho cuộc đời ngài nhưng những tổ chức đó phải là thứ ngài tìm kiếm nên ngài đã từ bỏ con đường đó để tự tìm lấy con đường chân lý của chính mình.

    Thêm nữa, bạn cần phải nhìn nhận rằng, nếu chỉ có ít người theo đạo Phật thì dựa trên con mắt kiến thức của bạn, bạn có thể nghĩ họ đang mù quáng. Nhưng với một số lượng
    lớn các Phật tử ở khắp nơi đang lớn dần hơn và nhìn vào sự tồn tại hàng trăm năm của Phật giáo, bạn không thể phủ nhận Phật giáo đã đi vào đời sống nhờ vào lợi ích thực tế mà con người ta nhận được chứ không phải ở niềm tin mù quáng nữa đâu. Trời đất bao la, bản tính con người phong phú, bạn giống Phật tử chúng mình, chỉ là một hạt cát giữa
    biển người mà thôi, mỗi người có 1 hướng đi, 1 cách nhìn nhận cuộc đời riêng, bạn có thể tự hào về bạn nhưng để lên tiếng phán xét người khác là điều phải suy nghĩ cho kỹ. Nhận xét về tôn giáo lại càng khó hơn.

    Phật giáo còn nhiều điều đáng trân trọng lắm. Nếu bạn muốn nói về tôn giáo hay rõ hơn về đạo Phật, mình chỉ còn có 1 lời với bạn, hãy tìm hiểu kỹ hơn và thực tế hơn.

    Nếu có bạn nào muốn tìm hiểu Phật giáo, hãy thử 1 lần đọc sách của thầy Thích Nhật
    Hạnh, của thầy Thích Nhật Từ, và các thầy khác… các bạn sẽ nhận ra những kiến thức hết sức văn minh và nhân từ của Phật pháp hoàn toàn có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày chứ không phải chỉ là thứ hào quang xa vời và mê muội ở đâu xa. Bản thân mình đã đến với Phật giáo như thế đấy và giờ đây, mình tự hào vì là một Phật tử. Mình cũng không xấu hổ nếu nói rằng, nếu bạn thích phấn đấu có tiền tỷ năm 26 tuổi thì mình thích được sống thanh bình, giản dị, vật chất vừa đủ, phấn đấu từ từ, thích nhấm nháp hương vị cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hàng ngày bằng những việc nhỏ nhặt vừa sức, thích tham gia công việc có ích cho xã hội, cho người khác, chứ không thích phấn đấu có tiền tỷ năm 26 tuổi. Nhiều bạn bè Phật tử của mình cũng vậy đó. Cuộc sống của chúng mình không hề què quặt. Đó là sở thích của mỗi người phải không bạn?

    Nói về việc bỏ đại học để làm kinh doanh, mình cho rằng, điều đáng nói ở đây không phải là việc bạn bỏ đại học, mà là việc bạn có động lực, ham muốn và ý chí phấn đấu nhiều
    hơn người khác về mục tiêu thành công sớm. Đó là chuyện của riêng bản thân bạn thôi. Đại học không vì chuyện của bạn mà trở thành nơi dìm đi những ước mơ, những khát khao và thành công của nhiều người khác. Mình đã gặp nhiều người thành công sớm, thậm chí họ còn thành công hơn bạn và họ học còn thấp hơn cả bạn. Nhưng những người đó là con số quá ít so với con số những người học đại học hoặc cao hơn nữa và thành công lớn gấp nhiều lần họ trong cuộc sống. Dù thế nào, đại học vẫn là con đường ngắn nhất để giúp người trẻ học tập không chỉ kiến thức mà còn cả cách sống. Học thế nào lại là chuyện của mỗi người. Bạn vẫn có thể vừa học đại học, vừa đọc thêm sách, học thêm kiến thức, kỹ năng, vừa kinh doanh thêm và kiếm tiền tỷ năm 26 tuổi nếu như bạn vẫn là con người đầy ham muốn thành công sớm và có ý chí phấn đấu cho mục tiêu này như lúc này. Ở tuổi 26, bạn mình cũng đã có bằng thạc sỹ, đã kiếm được tiền tỷ nhờ môi giới, buôn bán bất động sản từ sự nỗ lực cùng kiến thức của bản thân nhưng bạn mình đã rất khiêm tốn khi nói về bản thân bạn ạ. Bạn thấy không, vấn đề là ở con người bạn mạnh mẽ ý chí chứ không phải vì bạn đã bỏ đại học đâu.

    Mình viết hơi dài dòng vì muốn nhân đây giới thiệu để bạn bớt hiểu sai và mong mọi người hiểu đúng hơn về Phật giáo thời nay. Lời cuối, chúc mừng kết quả mà bạn đạt được. Bạn đáng được tự hào vì điều đó.

    • Bạn cũng không hiểu đúng về Đức Phật. Chỉ những ai hiểu về tu luyện và biết về những điều cao siêu thần thánh mới hiểu rõ những gì mà bậc giác ngộ như Đức Phật hiểu ra. Tôi cũng đang rơi vào bế tắc dù tôi hiểu rõ mọi điều.

  19. Khi đọc nhan đề tôi cũng có cảm giác không đồng tình lắm,vì người khác đánh giá là ngu hay khôn nó thật sự không quan trọng,miễn là mình làm những việc để sống với ước mơ của mình. Và tôi rất cảm ơn và cảm thấy mình rất may mắn khi vào học ngôi trường đại học mà mình mơ ước,tôi gặp những thầy mà có thể nói là lý tưởng sống của tôi,truyền cho tôi nhiều nhiệt huyết. Tôi khâm phục bạn(anh or chị) về nghị lực sống,bỏ đại học,uhm,tôi nghe,đọc và tìm hiểu chi tiết về Bill Gates,Stevẹ Jobs,Đoàn Nguyên Đức,Đặng Lệ Nguyên Vũ,…, Steve Jobs bỏ học vì bị bắt buộc,Bill Gates bỏ học vì ông ta tìm thấy lý tưởng sống cho mình cũng như bạn vây,Đoàn Nguyên Đức thì thi 3 lần đh vẩn không đậu,Đặng Lê Nguyên Vũ thì cũng tìm được niềm đam mê của mình. BỎ ĐẠI HỌC,khi bạn tìm được niềm đam mê và có 1 lịch trình cho bản thân rõ ràng chứ đừng thấy chán học lại cộng thêm những TẤM GƯƠNG BỎ HỌC mà thành công lại bỏ học,hãy bỏ học khi bạn có kế hoạch cho bản thân,và nhận thấy bạn có năng lực và niêm đam mê về 1 lĩnh vực trái với lĩnh vực mình học. Miễn là mình tìm thấy được sự tự do trong công việc của mình.

  20. Quan trọng là cuộc đời bạn xác định điều bạn muốn đạt được là gì sau đó tìm cách giải quyết, có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề học đại học hay không học đại học cũng được nó chỉ là 1 trong những phương pháp để đạt được. Ở đây tác giả đặt ra mục tiêu của mình là 1 tỷ ở 25 tuổi, sau đó so sánh các phương pháp giải quyết thấy phương pháp khác ngoài đại học tốt hơn thì chọn thế thôi. Mà mình thấy vộ lý 1 điều tại sao các bạn cứ nghĩ phải vào đại học thì mới là CÓ HỌC còn không thì THẤT HỌC ??? đường đời nó dạy ta còn nhiều thứ hơn trường học nữa, mình vẫn thấy 1 số người học đại học cư xử còn không bằng người không học đại học đó thôi. Kiến thức nó nằm ở việc các bạn sử dụng nó để tạo ra giá trị chứ không phải việc rao giảng với mọi người “tôi giỏi tôi học đại học” mà không tạo ra giá trị gì cho xã hội, học mà không sử dụng chẳng khác mua xe về đắp chiếu. Cái giá trị ở đây mình muốn nói không hẳn là tiền bạc, đừng đánh đồng tất cả giá trị vào tiền bạc, ngay cả trong bài viết tác giả có nói đó là sự tự do điều tác giả cảm thấy được. Vậy các bạn nên xác định xem cuộc sống của mình cái nào có giá trị nhất sắp xếp nó lại và tìm mọi cách để đạt được nó, thế thôi.

  21. Một bài viết hay, rất đáng để chúng ta (nhất là các
    bạn trẻ trên ngưỡng cửa đại học) đọc và suy ngẫm. Bản thân tôi đọc xong và cũng
    đã suy nghĩ rất nhiều và giúp tôi thêm động lực để phấn đấu. Tôi cũng cùng thời
    với bạn (tất nhiên là không thể giỏi bằng bạn) nên thấy phần lớn bạn viết là
    đúng. Thời điểm 1999 – 2000 một người có hoàn cảnh như bạn mà bỏ đại học để đi làm thì tất nhiên sẽ
    có nhiều người phản đối, tuy nhiên đó cũng chính là điều kiện thuận lợi của bạn
    mà người khác không có. Cái thuận lợi đó là bạn là một người giỏi (ít ra là kết
    quả học tập giỏi) và bạn tin vào chính mình – cái mà người khác như tôi chẳng hạn
    không thể làm được, bởi vì tôi không giỏi như bạn, môi trường gia đình cũng
    không giống bạn, ngày ấy thi đậu đại học là một cái gì đó rất to lớn và vinh dự,
    cho nên chắc chắn rằng tôi không thể (và cũng không muốn) từ bỏ một việc là học
    cho xong đại học rồi có một việc làm ổn định và sẽ làm giàu theo như cái mô típ
    mà bạn đã nói. Và tôi đã thấy mình trong bài viết của bạn, tôi ra trường đi làm
    cơ quan hành chính đã gần 10 năm và đang tiếp tục học lên cao học, tuy nhiên
    tài khoản của tôi hiện nay vẫn là một con số 0 tròn trĩnh, và cái tôi có được
    chính là tương lai – theo như mọi người nói (dù tương lai cũng chỉ là tương
    lai). 33 tuổi, tôi đã hiểu và ngẫm được ra nhiều thứ và tôi tin những gì bạn
    nói là sự thật, và những gì bạn viết và đối đáp chứng tỏ bạn là một người vô thần
    và có một “cái tôi” rất lớn. Tuy nhiên tôi tin chắc rằng bạn không phải là người
    duy nhất dám bỏ đại học để ra ngoài kiếm tiền, mà có rất rất nhiều người và
    cũng có nhiều người thất bại. Theo tôi nghĩ sự thành công của một con người phụ
    thuộc vào nhiều thứ: tính cách, hoàn cảnh, điều kiện, môi trường, năng lực…chứ
    nó không đơn giản chỉ là thất bại – làm lại – thành công như mọi người vẫn thường
    hay nói; bởi đơn giản không phải có những người giỏi đã làm như vậy và cứ lận đận
    hoài đó sao? Tôi nghĩ cái quan trọng là giá trị mà cuộc sống mọi người hướng đến
    sẽ quyết định người đó có thành đạt hay không, bạn không là tôi và cũng không
    thể là người khác, chỉ vậy thôi. Đọc bài của bạn tôi thấy rằng mỗi người đừng
    nên ngụy biện cho chính mình tuy nhiên cũng không thể phủ nhận sạch trơn các
    giá trị khác của cuộc sống. Cái khó là mỗi người hãy tự hiểu được
    bản thân của mình.

    Chúc tác giả tiếp tục thành công trong cuộc sống!

    Triết học đường phố nên khuyến khích các bài
    viết như thế này hơn là những bài viết tranh luận về chính trị không
    có hồi kết. Thân ái!

    • Cảm ơn cmt chân thành của bạn. Cuộc đời của mỗi một con người nhiều khi phân tích cả ngàn trang giấy, hoạch định cả năm này năm nọ lại không thay đổi gì mấy. Lắm khi một quyết định điên rồ lại làm thay đổi tất cả mọi thứ.
      Mỗi một người đều có tài năng riêng, có sở trường riêng. Không nhất thiết cứ phải sao chép nhau như một binh đoàn robot. Tôi cũng không bao giờ khuyến khích ai bỏ đại học, vì đó là một quyết định có thể dẫn tới ảo tưởng và sai lầm cho cả cuộc đời. Bước ra ngoài đời thực, kinh doanh thực, đối diện với cả người tốt lẫn người xấu, người ủng hộ lẫn người phá đám mình… mới hiểu được cái nhiêu khê của việc hiện thực hoá ước mơ. Tôi rất lì và chịu nhiệt nổi nên không vấn đề gì, thật may mắn vì đó là tính bẩm sinh của tôi. Còn những người không thể chịu đựng nổi những áp lực thì không nên bước vào thế giới mà tôi từng trải qua. Không dễ thở chút nào đâu!
      Hiện nay tôi có cuộc sống rất tốt và đó thực sự là một ân sủng.
      Tôi không phải người vô thần, tôi có tôn giáo của riêng mình. Tôi tôn trọng mọi minh sư, mọi hiền nhân, mọi bậc giác ngộ. Còn việc theo vô thần hay theo tôn giáo có tổ chức thì cũng có khác gì nhau, đều là Chạy Theo cả thôi.

  22. Các bạn nhớ rằng bài viết này không phải là khuyên bỏ học mà là câu chuyện về quyết định làm gì để đi đến ước mơ của chính mình, không hẳn là nghỉ học, có vô vàng con đường để đến ước mơ nhưng hãy quyết tâm mạnh mẽ.

  23. em nghĩ cái người đọc được nhận trong bài viết này là 1 câu chuyện nhiều hơn 1 thông điệp. Qúa thiếu cơ sở để xác minh những điều trong bài này là có thật và đây không phải là 1 bài viết truyền cảm hứng.. Em nói chỉ riêng về bài viết thôi nhé, đây là 1 góp ý, không phải ném đá 🙂

  24. Cứ mỗi lần khẩu chiến trên mạng là lại thấy sợ. Quan trọng là hành động chứng minh như thế nào, chứ cứ soi mói nhau chả ra kết quả gì khác hơn là mang quả ức vào người. Anh Mr. Bow ở đây có một cách sống riêng, và anh ấy thấy mình được tự do, phù hợp với mình, là quyết định của anh ấy, và anh đã chịu trách nhiệm rồi, và cũng có kết quả chứng mình rồi. Thực sự rất nể anh. Và mỗi người có một cách sống thì mới tạo nên thế giới đa sắc màu, phải không? Đừng có nhắc gì đến về tiền bạc, thành công thành tiếc, hay trí tuệ trí teo gì cả… Quan trọng là sống ý nghĩa, phải không??? Đâu thể áp đặt trong một cái khuôn nhỏ nhắn xinh xắn thế được, đời mà, còn rộng hơn thế nữa!

  25. Về Phật pháp.
    Thứ nhất, trên đời này không phải ai cũng ham muốn giàu sang, không phải ai cũng cần “ra vẻ” ghét vật chất.
    Thứ hai, trên đời này không phải chỉ có “vật chất” khiến con người ta phải từ bỏ, cuộc sống còn nhiều thứ khác tác động tới con người chứ không chỉ có vật chất.
    Chưa hiểu một vấn đề gì thì đừng lôi vào làm ví dụ, bạn có thể giỏi trong kinh doanh như bạn viết thật (hoặc không), nhưng về những vấn đề khác thì nên xem lại.
    Về bài viết này “Không bỏ đại học mới là ngu!”: bạn viết lan man và dài, nhưng mình vẫn không hiểu tại sao “không bỏ đại học mới là ngu”. Ước mơ để kiếm 1 tỷ lúc 25 tuổi của bạn không cần thiết phải bỏ “đại học”. Có vẻ bạn thích áp cái suy nghĩ của mình cho người khác, bạn có nghĩ những anh chị 25 tuổi (năm bạn học năm nhất) không có ước mơ 1 tỷ khi 25 tuổi? Có khi nào họ chỉ mơ ước có công việc ổn định khi ra trường với mức lương chấp nhận được? 25 tuổi họ vẫn than vãn về lương nhưng 26 tuổi họ đã đạt được mục tiêu. Thì sao?

    Bài viết này phần quan trọng nhất thì bạn lại chỉ viết có một câu: “Hành động, sai lầm và sửa lỗi, thay đổi.”.

    Xin lỗi mình nói thẳng giá trị của nó chỉ dừng lại ở việc “khoe khoang”.

  26. Bài viết rất hay.Nhưng bản thân tôi thì không cổ súy cho bài viết này. Tôi tự hỏi ”đi con đường khác ?” vâỵ ”con đường” của anh là như thế nào ? có nhiều con đường lắm, thậm chí là đường cụt…. Tôi đã từng gặp những người ở độ tuổi 25, 26 mà có trong tay những khối tài sản tiền tỷ. Nhưng thật hiếm có ai mà đi lên từ hai bàn tay trắng ở cái độ tuổi đó cả. Họ đều có sự giúp đỡ của gia đình và họ hàng, tôi nghĩ chắc anh cũng không phải là ngoại lệ…Mỗi con người, gia đình đều có hoàn cảnh sống và điều kiện kinh tế khác nhau.
    Quay lại với những tỷ phú ở độ tuổi 25,26 này tôi thấy họ ”hầu như” đều là những doanh nhân đam mê tri thức, đam mê học tập và thích những trải nghiệm cuộc sống. Họ hầu như đều cố gắng học tập và đều học lên cao khi có thể….Nhưng tôi thấy anh đang hài lòng với việc bỏ học giữa chừng của mình, thậm chí là đắc chí vì điều đó.
    Anh có thể thành công khi bỏ học, nhưng đối với người khác thì chưa hẳn.
    Thật ra thì 25, 26 hay 40,41 tuổi mà trong tay có tiền tỷ thì tôi cũng chẳng quan tâm,tôi biết nó là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ.
    Còn điều nữa tôi nghĩ anh chẳng hiểu gì về phật giáo mà dám ăn nói hỗn láo như thế.
    Tôi nghĩ bài viết này rất có ích đối với những bạn trẻ nào đang có khát vọng và hoài bão làm giàu như anh.Chúc anh và gđ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

    • Đồng tình với ý kiến của bạn. Mr.Bow có thể bỏ học mà làm giàu, nhưng có tới hàng trăm người học đại học ra họ làm giàu gấp trăm ngàn lần anh. Với quan điểm cổ xúy cho việc bỏ học lập nghiệp sớm tôi cũng có phần hiểu vì anh thất học mà.

    • E nghĩ anh hiểu sai ý của tác giả rồi a ạ “Một điều nữa, bỏ đại học không có nghĩa là ngừng học, tôi vẫn đọc sách rất nhiều, nghiên cứu rất nhiều những gì mà tôi cần cho cuộc sống. Tôi viết lách khá nhiều. Tôi tạo lập các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi vì tôi nghĩ cuộc sống là sự rộng lớn tột cùng. Tôi hiểu rằng học từ người khác, nhất là học từ những người tuyệt vời thì quan trọng hơn học từ sách vở nhàm chán”

  27. Rất thích tư duy tự lập và tự chủ của tác giả, bản thân con người sống vì chấp niệm của bản thân và kiên quyết đấu tranh vì nó mà từ bỏ những thứ đc gắn mác hoành tráng này nọ. Đó chính là bản lĩnh cá nhân, con đường tuy rất chông gai nhưng rất đáng sống và theo đuổi đến cùng,….

  28. đi học đại học ko phải để kiếm tiền . các bạn đừng đánh giá “sức mạnh trí tuệ ” đó với đồng tiền bẩn thỉu . chẳng hiểu từ khi nào mà đồng tiền lại dc so sánh với trí tuệ . mặc dù các trường đại học việt nam chưa thể chuyển dc từ ” kiến thức ” sang ” trí tuệ ” cho mọi người . nhưng nó cũng là một nền tảng vững chắc . quốc gia mạnh ko thể chỉ so sánh vào tiền . mạnh là có cả quân sự và tài chính cũng giống như con người bạn kiếm dc 1ty . nhưng ngoài kia nơi mà thế giới đấu nhau họ kiếm hàng nghìn tỷ . một tỷ là to sao ?

    • Đồng ý với quan điểm của bạn. Đi học đại học không phải là để kiếm tiền. Mà học để làm người. Nhưng bây giờ còn mấy người hiểu được điều đó.
      Bạn có thể là một tỷ phú đô la, một nhà khoa học lỗi lạc, một triết gia, chính khách nổi tiếng…vv.. Đời người còn rất nhiều thứ để đam mê và theo đuổi. Đại học không phải là con đường duy nhất để đến với vinh quang, nhưng nó vẫn luôn là con đường ngắn nhất. Còn các bạn nghĩ học ĐH … ? đó là quan điểm của từng người. Nhưng đối với tôi nó rất tuyệt vời và thú vị.Nó chẳng khác gì một xã hội thu nhỏ ở ngoài kia cả. Có rất nhiều thứ bạn phải học ở ĐH chứ không phải chỉ là kiến thức sách vở như các bạn nghĩ đâu.

      • Micheal Nguyen muon hoc lam nguoi thi phai hoc o truong doi chu khong phai dai hoc ban ah.tac gia la mot nguoi co y chi va long dung cam va thuc te anh ay da thuc hien uoc mo cua minh bo qua rao can cua Gia dinh va xa hoi.toi kham phuc anh ay.ban cho rang anh ay co suy cho quan niem Bo dai hoc?that nuc cuoi vi ban cung dang tan boc cai ” the Gioi dai hoc” nho be cua ban day!

      • học làm người thì chẳng có trường lớp dạy nổi bạn đâu. tính cách của con người hình thành suốt cuộc đời họ, và nó phải đc nhào nặn trong một môi trường đa dạng và thực tiễn. Đó là cuộc đời này. Trường lớp quá nhỏ để so vs cái đại dương đó. Đại học là con đường ngắn nhất tới thành công, đúng, nhưng chỉ vs một số người, vs hoàn cảnh và tố chất thích hợp để đi con đường đó. Sẽ là sai lầm lớn nếu họ chọn con đường khác. Nhưng đám người ở trên ko phải là cả thế giới. Mỗi người có một cái riêng, hay nhiều cái riêng cho mình. Phải chọn con đường thích hợp nhất để đi. Đối với người này đó là cách ngắn nhất tốt nhất, nhưng vs người kia đó lại là một con đường tệ hại, vô bổ, phí time. Bạn coi báo chắc cũng biết 1 bộ phận nông dân mình có tật thấy cây nào quả nào lên giá là vội chặt bỏ hết cây đang trồng mà chuyển sang trồng cái khác. Họ nghĩ làm vậy cho mau giàu, nhưng họ đâu biết đc thị trường, cũng như đời, luôn thay đổi chóng mặt. Mới đây còn “nô nức” chạy theo số đông, chớp cái đã trở thành nạn nhân của chính sự u mê của mình.

        • bạn nói cũng chuẩn… mỗi người có hoàn cảnh cụ thể và ko thể áp dụng người này vào người khác đưọc …. CÓ NHỮNG LỰA CHỌN MANG THEO CẢ NGÃ RẼ CUỘC ĐỜI. LỰA CHỌN NÀO BẠN CẢM THẤY CÓ ĐAM MÊ ẮT SẼ THÀNH CÔNG. đừng như tôi bây giờ:'” ngày xưa tôi ao ước vào đại học nhưng giờ vào đại học rồi tôi lại cảm thấy mât phương hướng,, vì tôi chọn ngành học BÁO PHÁT THANH….. cái ngành mà tôi ko thấy có chút đam mê tí nào…………………………………..giờ tôi phải làm sao mong bạn tư vấn,, gia đình tôi nghèo nữa

      • thực sự mỗi người có quan điểm khác nhau… và quan điểm của bạn hoàn toàn đúng.
        khác tôi hoàn toàn ,,,, blah… blah vì tôi đã chọn sai con đường và vì nhà tôi nghèo.

    • Nếu cứ so sánh cái thứ “sức mạnh trí tuệ” với cái “đồng tiền bẩn thỉu” thì chẳng thể biết cái gì là “giá trị”. Đừng tự biện minh và so sánh khập khiễng như vậy. Tiền bạc không quan trọng trong những vấn đề nó không ảnh hưởng, nhưng lại cực kỳ quan trọng trong những vấn đề nó gây ảnh hưởng. “Sức mạnh trí tuệ” cỡ nào mà không tạo ra được đồng nào, không có giá trị sử dụng thì cũng không bằng một tỷ. Và một đồng dù nhỏ cũng có thể được dùng để đầu tư học hỏi thêm kiến thức và những thứ khác liên quan đến tiền bạc, cuộc sống. Lời chân thành. Một tỷ to hơn bạn nghĩ đấy!

    • ý nghĩ trí tuệ hơn tiền bạc nghe có vẻ đẹp đấy. nhưng đáng tiếc cho bạn là ngày nay tiền bạc, vật chất là một phần quan trọng cho sự biến động của cs này. “Tôi tồn tại là nhờ thực tế, nhưng tôi sống là nhờ lý tưởng”, Thực tế hay lý tưởng đều quan trọng như nhau trong sự nghiệp của mỗi ng. Những ai ảo tưởng rằng chỉ có tinh thần, trí tuệ ko là cần thiết thì quả là một cái đầu viễn vông lớn. Học đh hay học ở trường đời đều như nhau cả thôi (có điều trường đời thì cho bạn tự do hơn là đh), một nửa là nhờ điều kiện sẵn có của mỗi cái, một nửa là ý chí và năng lực con người.
      Ko có gì đảm bảo thành công chắc chắn cả. Con người ko phải là một sản phẩm công nghiệp có thể cân đong đo đếm trước, quá trình phát triển con ng là một quá trình nông nghiệp. Bạn ko thể dự đoán trước thành quả, việc bạn có thể làm là tạo đk thuận lợi và thích hợp nhất để cá nhân phát triển.

    • cũng tùy hoàn cảnh để áp dụng vấn đề này……

      tôi xin phép nói như thế này: ko phải ai cũng bỏ đại học và có thể làm giàu được, phần đa họ bỏ địa học có nhiều người thì đi làm công nhân , lái xe ôm, v ,,,,v nói chung là có nhiều yếu tố để tác động đến thành công. trong đó vấn đề nền tảng tài chính là vô cùng quan trọng….

      bạn hãy tỉnh táo khi đưa ra quyết định vì đây thực chất là câu chuyện của một ” bầu Đức” thứ hai. nó chỉ mang tính chất tham khảo vì thực chất từ trí thông minh cho đến” khả năng chém gió thì tác giả đều rất cừ khôi” ,,,,,,,,,,,,, nhưng tôi cũng dang rất chán cái việc học đại học đây< vì tôi học báo phát thanh trong học viên báo chí tuyên truyền… mà bản thân tôi thì ko có chút đam mê hay yêu thích nào//

      buồn lắm ạ!

  29. Anh đã làm gì khi dừng học vậy ? anh đã bắt đầu và đã kinh doanh như thế nào ? Có thể cho em biết không ? 🙂 Rất vui khi đọc bài viết của anh .

  30. Lúc đọc bài này, em mong mình sẽ được nghe anh kể về những việc anh đã làm, những sóng gió anh đã gặp, sau khi anh từ bỏ con đường học vấn. Vì theo quan điểm cá nhân em, những trường hợp cụ thể nó sẽ thuyết phục và truyền cảm hưng hơn.

    Dù sao cũng cảm ơn anh vì đã chia sẻ. Em hy vọng sau này sẽ được đọc về những gì anh đã trải qua trên con đường chinh phục những ước mơ.

  31. Bài viết rất hay. Chia sẻ với tác giả. Bản thân mình có lẽ cũng giống(rất giống) tác giả đến khi bắt đầu bỏ đại học, cả về tư tưởng. Chỉ có một điều khác làm mình rẽ nhánh buông bỏ mong muốn ấy. Đó là giai đoạn mình tìm hiểu về Phật giáo, Osho, Krishnamutri. Mình nhận thấy mọi hành động và mong muốn, cuối cùng nhất là hạnh phúc. Và hạnh phúc thì không phải nằm ở bên ngoài, trong bất cứ thứ gì khác. Vật chất và tiền bạc dù là kẻ có, người không thì đều không thể hạnh phúc, nếu theo đuổi nó. Nhưng phải công nhận chỉ những con người khao khát hạnh phúc nhất, dám làm để có được nó, thường mới có ý chí mạnh mẽ để làm giàu như vậy, nhưng sợ là chúng ta vẫn đang lạc lối đi.

    • Có một điều mà mình luôn ghi nhớ và điều đó rất quan trọng, đó là Phật đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, nô tì cung nữ, tất cả mọi thứ để đi tìm con đường khác. Nhưng mọi người đã lầm, đã không nhìn thấy một sự kiện quan trọng đó là ông ấy phải có tất cả các thứ ấy để mà từ bỏ. Ông ấy đã ở trong nhung lụa và nhận thấy tất cả sự vô nghĩa đó. Còn những con người theo tôn giáo sau này thì sao? Mọi người đều rêu rao từ bỏ, buông bỏ nhưng họ đã có cái gì đâu để mà buông bỏ. Sự buông bỏ khác với sự trốn chạy thực tại. Hãy xem xét tiếp: Krishnamurti có tất cả mọi thứ để mà từ bỏ! Bạn phải trải nghiệm thực sự giàu có, sau đó mới hiểu được bản chất tối hậu của vô thường. Đó là nguyên nhân vì sao tất cả các tín đồ tôn giáo sau này đều là những người què quặt. Họ tự lừa dối. Họ chưa hiểu gì về sự giàu có nhưng lai làm ra vẻ chán ghét vật chất. Người lạc lối chính là không dám bước đi, không làm gì cả để tự trải nghiệm, tự lừa dối chính bản thân mình bằng những triết thuyết nghe chừng cao siêu.

      Về phần mình, tôi đã tiến hành những việc cần thiết để ít ra cũng phải trải nghiệm sự giàu có cái đã. Rõ ràng là khi đã thoải mái về tài chính thì tôi tiếp tục tìm kiếm chính mình trong nhiều bình diện khác. Tôi cho rằng kiếm sống chân chính, tạo ra giá trị, tạo ra cái đẹp cho cuộc sống thì dù làm kinh doanh hay tu hành thì cũng có gì là khác nhau!

      • Hoàn toàn đồng ý và chia sẻ. Bản thân mình rất không thích cái thứ phật giáo mà người đời nay họ đang rao giảng, tự lừa dối bản thân trong cái gọi là từ bỏ. Nhưng đó là ở những con người còn mê muội, chưa hiểu đến chân lý. Dù sao thì mỗi người một cách nghĩ, mỗi người một tự do. Nhưng riêng với mình thì mình cho rằng hạnh phúc thực sự chỉ có trong sự buông bỏ toàn bộ, không bấu víu, níu kéo hay giàng buộc vào bất cứ thứ gì. Hay nói một cách trừu tượng đó là sự lao động, tự do, sáng tạo, không mục đích, không mong muốn. Bởi hạnh phúc là tự bên trong, không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì khác. Có thể có nhiều người cho rằng từ bỏ theo cái cách của mình là kém cỏi, sợ hãi nhưng lại tỏ ra cao thượng. Điều đó không quan trọng, quan trọng là bản thân mỗi cá nhân thấy hạnh phúc với phút giây hiện tại. Cảm ơn tác giả.

      • Điểm chung của hầu hết những người thành công và hiểu biết nhiều chính là chấp kiến, hay nói đơn giản là có một cái tôi rất lớn, bạn cũng thế 🙂

        “Bạn phải trải nghiệm thực sự giàu có, sau đó mới hiểu được bản chất tối hậu của vô thường.” => bạn đã hiểu rõ bản chất tối hậu của “vô thường” chưa mà dám phát biểu như thế?

        “Đó là nguyên nhân vì sao tất cả các tín đồ tôn giáo sau này đều là những người què quặt.” => một phát biểu vô cùng cảm tính và chẳng có chút cơ sở nào cả, một câu nói mang tính chất vơ đũa cả nắm, và qua câu nói này bạn đang thể hiện cái tôi rất lớn của mình.

        “Họ tự lừa dối. Họ chưa hiểu gì về sự giàu có nhưng lai làm ra vẻ chán ghét vật chất.” => Tôi không cho rằng chỉ khi chúng ta giàu có thì mới có thể hiểu được cái gì gọi là chán ghét vật chất. Bạn có một chiếc xe 4 bánh hoành tráng hay chỉ một chiếc xe máy cà tàng thì chúng cũng đều là vật chất cả không phải sao?

        “Tôi cho rằng kiếm sống chân chính, tạo ra giá trị, tạo ra cái đẹp cho cuộc sống thì dù làm kinh doanh hay tu hành thì cũng có gì là khác nhau!” => Tôi nghĩ sự khác nhau ở đây là người tu hành cố gắng hạ thấp cái tôi và luôn tìm cách hạn chế nó, còn những người kinh doanh mà không tu hành thì ngược lại, và theo tôi đoán thì có thể bạn là một người kinh doanh mà không tu hành, hoặc nếu có thì chỉ ở một mức độ vô cùng hạn chế.

        Cuối cùng tôi phải nói rằng bài viết của bạn rất hay và tôi rất thích nó, tôi nghĩ bài viết này có thể sẽ có ích đối với các bạn trẻ ở Việt Nam hiện nay. Tôi cũng sẽ im lặng như mọi khi nếu như không đọc được lời bình luận của bạn, hy vọng bạn hãy xem vài lời bình này như một sự chia sẻ nhẹ nhàng và suy nghĩ kỹ hơn về chúng. Chúc bạn luôn thành công và hạnh phúc 🙂

        • “Bạn phải trải nghiệm thực sự giàu có, sau đó mới hiểu được bản chất tối hậu của vô thường.” => bạn đã hiểu rõ bản chất tối hậu của “vô thường” chưa mà dám phát biểu như thế? => Sao bạn biết là chưa?

          “Đó là nguyên nhân vì sao tất cả các tín đồ tôn giáo sau này đều là những người què quặt.” => một phát biểu vô cùng cảm tính và chẳng có chút cơ sở nào cả, một câu nói mang tính chất vơ đũa cả nắm, và qua câu nói này bạn đang thể hiện cái tôi rất lớn của mình. =>Tôn giáo có tổ chức và những người đi theo nó là què quặt, điều này tôi có thể chứng minh được 1 cách hết sức rõ ràng. Đơn giản thôi: Phật không phải là người theo đạo Phật, Chúa cũng không phải là người theo đạo nào cả. Khi 1 tổ chức nào đó lợi dụng sự giác ngộ để tổ chức nên 1 cái gì đó, tự bản thân nó đã là què quặt rồi, huống gì những người đi theo nó.

          “Họ tự lừa dối. Họ chưa hiểu gì về sự giàu có nhưng lai làm ra vẻ chán ghét vật chất.” => Tôi không cho rằng chỉ khi chúng ta giàu có thì mới có thể hiểu được cái gì gọi là chán ghét vật chất. Bạn có một chiếc xe 4 bánh hoành tráng hay chỉ một chiếc xe máy cà tàng thì chúng cũng đều là vật chất cả không phải sao? => Tất nhiên xe máy cà tàng hay xe Lexus thì cũng là vật chất, khác nhau duy nhất là người có ham muốn tột bậc đã đạt được và anh ta hiểu rõ ham muốn chẳng đem lại gì nhiều dù có tích luỹ được của cải của cả thế giới. Người còn lại ham muốn nhưng chưa biết được trải nghiệm của sự vô ích khi đã đạt được cái mà anh ta ham muốn.

          “Tôi cho rằng kiếm sống chân chính, tạo ra giá trị, tạo ra cái đẹp cho cuộc sống thì dù làm kinh doanh hay tu hành thì cũng có gì là khác nhau!” => Tôi nghĩ sự khác nhau ở đây là người tu hành cố gắng hạ thấp cái tôi và luôn tìm cách hạn chế nó, còn những người kinh doanh mà không tu hành thì ngược lại, và theo tôi đoán thì có thể bạn là một người kinh doanh mà không tu hành, hoặc nếu có thì chỉ ở một mức độ vô cùng hạn chế. => Cái này thì: người tu hành muốn thành chánh quả, muốn tới niết bàn, muốn lên thiên đường thì khác gì 1 doanh nhân muốn kiếm 1 triệu USD. Cái tôi của những người tu hành còn kinh khiếp hơn ấy chứ!

          • Chú Mr.Bow có những suy nghĩ quá đúng! Cáo cũng nghĩ thế nhưng chẳng bao giờ diễn dạt tốt được như chú <3 Đọc bài viết và những phản biện của chú với người kia, Cáo thấy chú trả lời hay quá 🙂 hihi. Kết nhất câu: " tất cả các tín đồ tôn giáo sau này đều là những người què quặt. Họ tự lừa dối. Họ chưa hiểu gì về sự giàu có nhưng lai làm ra vẻ chán ghét vật chất. Người lạc lối chính là không dám bước đi, không làm gì cả để tự trải nghiệm, tự lừa dối chính bản thân mình bằng những triết thuyết nghe chừng cao siêu." =]

          • tôi đăng ký một tên miền đứng tên bạn, sau đó tôi đi lừa đảo rồi bạn tính sao? Đừng kém hiểu biết như thế!
            Nếu tôi muốn làm những việc bất chính, còn lâu tôi mới để whois để bạn biết.

          • Ban đầu chả quan tâm lắm, nhưng thấy bạn giải thích cho một nhận định vu vơ bằng 1 nhận định vu vơ hơn thì mình thấy môi trường trao đổi có vẻ không lành mạnh lắm.
            ” Khi 1 tổ chức nào đó lợi dụng sự giác ngộ để tổ chức nên 1 cái gì đó, tự bản thân nó đã là què quặt rồi, huống gì những người đi theo nó”: Phật học rất nhiều thấy, tham gia rất nhiều đạo rồi mới có thể ngộ được, không có mấy cái què quặt đấy thì không có Phật đâu.
            Có người chỉ đạt được mục tiêu đỗ đại học đã cho rằng có thể từ bỏ con đường này, đáng nhẽ họ phải học xong tiến sĩ, giáo sư thì mời có tư cách mà nói xem con đường này có đáng buông xả không, nhỉ!! Với lại Phật không đạt được sự giàu sang mà là sẵn có nhé, không phải là đạt được 1 mục đích gì.
            “Cái tôi của những người tu hành còn kinh khiếp hơn ấy chứ!” : Khác nhau là người tu hành thì cho rằng kinh doanh cũng là một cách tu hành còn người kinh doanh thì cho rằng tu hành cũng chỉ là một cách kinh doanh(Phật nhìn chúng sinh, ai cũng là phật cả;chúng sinh nhìn Phật thì cũng chỉ là chúng sinh).

      • Chào Mr. Bow!
        “Bạn phải trải nghiệm thực sự giàu có, sau đó mới hiểu được bản chất tối hậu của vô thường”. Lời này hình như là bạn mượn của Osho phải không? Tôi nhớ đã đọc osho viết điều tương tự. Bạn có bao giờ nghi ngờ rằng điều này chưa chắc đã đúng? Nếu đó là con đường duy nhất để nhận ra chân lí, ra lẽ vô thường thì Phật và Krishnamurti có lẽ cũng nói điều tương tự. Nhưng tôi chưa thấy họ nói vậy bao giờ. Còn bạn?

        Có lẽ bạn đọc Osho nhiều, nhưng K thì tôi đoán là không. K nói khi nhận ra điều sai là sai, không phải qua ngôn từ, thì điều sai sẽ chấm dứt. Tạm thời ta công nhận điều này. Bạn nói làm kinh doanh hay tu hành cũng khác gì nhau, vì ham muốn niết bàn và ham muốn 1m$ không khác. Nếu bạn nhận ra điều đó là sai thì bạn sẽ dừng cả hai chứ không chê ham muốn này chọn ham muốn khác, chê cái sai này chạy theo cái sai khác. Bời vì bạn chỉ chấp nhận lý lẽ ngôn từ nên bạn biết là sai mà vẫn làm sai. Nói thêm, những người tu đạo phật không phải ai cũng ham muốn niết bàn đâu bạn. Tôi tìm hiểu tuy ít nhưng cũng biết thầy Thích Duy Lực hay nhắc nhở ‘vô sở đắc’, thầy Nhất Hạnh nói ‘vô nguyện, vô tác’. Nghĩa là, các thiền sư ngày nay đều dạy tìm cầu kể cả niết bàn là sai lầm.

        Phải chăng bạn đang chấp nhận quan điểm của Osho, biến nó thành một lý tưởng à. Hay bạn đang ngụy biện, tô vẽ cho lòng tham, rằng theo đuổi giàu sang là chính đáng để nhận ra vô thường. Osho, K, bất kỳ ai có nói gì, làm gì mà nghe có vẻ ủng hộ ham muốn thì bạn lôi vào. Còn làm giàu cho bản thân và xã hội, tôi không nói tới chuyện đó.

        Có thể nào nhận ra chân lý bằng cách tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức không, bằng việc lên kế hoạch không? Bạn đang cố gắng tích lũy kinh nghiệm thì có khác gì những người tu sai lầm, cố gắng đọc kinh sách nhiều hơn, ngồi thiền nhiều hơn,… và hy vọng một ngày đẹp trời nào đó sẽ ngộ ra vô thường. Thoải mái về tài chính rồi gì nữa, sinh lý, tình cảm,…rồi gì nữa. Cứ chạy theo, thỏa mãn mọi ham muốn mà mong sẽ kết thúc được ham muốn, mong một ngày ham muốn tự dừng? Ngớ ngẩn.
        Thấy sai mà vẫn làm. Tự lừa dối.

        Tâm là kẻ lừa đảo lớn nhất. Nói gần nói xa tôi chỉ muốn nói bạn hãy nghi ngờ những niềm tin của bản thân đi. O, K, Phật đều dạy thế phải không?
        Tôi nói có thể sai, có thể đúng nhưng nếu bạn sai chỉ nghi ngờ mới phá tan được sai lầm.

        • Wow, bạn tra xét thử xem, nếu tôi nói sai thì nó là sai và bạn không cần phải cố chứng minh là tôi sai, tự nó sẽ sai. Câu nói đó của tôi có thể sai, ngay cả sai mà tôi cũng không cho phép tôi có quyền sai thì có lẽ tôi là kẻ bị mất tự do lớn nhất trên cõi đời này.
          May là tôi chưa ngồi thiền lần nào. Cách thế sống của tôi là: mỗi sáng thức dậy tôi lắng nghe chim hót thì tốt hơn là đút rút kinh nghiệm của ngày hôm qua. Kinh nghiệm là cố định còn cuộc sống là vô hạn, cớ gì tôi phải ôm ấp những kinh nghiệm cũ mèm? Mà bạn cũng đừng hiểu lầm, kinh nghiệm và kĩ năng rất cần cho cuộc sống TRẦN TỤC, bạn lái xe mà không có kinh nghiệm hay kĩ năng thì tôi e rằng bạn sẽ gây hoạ lớn cho người khác.
          Con người sống ở đời thường cứ mãi chạy theo các triết thuyết của tiền nhân, thường thích nghe và tôn thờ những thứ phù hợp với niềm tin và quan điểm của mình. Sao không quét sạch những giới hạn đó đi và tạo ra một cái gì đó mới mẻ và thú vị.
          Còn chân lý ư? Sao tôi cần phải nhận ra chân lý để làm gì? Một ngày được sống tưng bừng, tự do và tràn trề là quá đủ đối với tôi.

          Thank you,
          Have a nice day

  32. Minh thay 1 Ty o tuoi 25 cung Khong phai la mot uoc mo qua xa voi, chi la se Khong de dang de Thuc hien nhung neu chung Ta da danh 200% cho no thi tai Sao ko, chuc mung ban da thanh cong :), rat tuyet day.

  33. 25 tuổi 1 tỷ , một mục tiêu khá điên rồ với nhiều người;nhưng với những người dám ước mơ thì đó chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch tài chính của cuộc đời họ .
    Mình rất ngưỡng mộ bạn , nếu không phiền thì có thể liên lạc với mình qua hieutm010892@gmail,com.Mình rất muốn học hỏi thêm từ bạn .

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI