30 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Bài học của kẻ ngã ngựa

Featured Image: Claudio Lara

 

Bốn năm một lần, World Cup lại đến. Đúng như sự chờ đợi, không khí năm nào cũng rộn ràng xem như cái “tết chung” của toàn thế giới. Và năm nào cũng thế, hễ cứ xong một trận người ta lại lao vào bình luận, rất nhiều bài học được đưa ra mỗi năm một kiểu và tùy vào từng trận.

Thế nhưng, có một “bài học” mà năm nào cũng có, một “bài học” mà bên ngoài trận đấu những kẻ ở cách nửa vòng trái đất “ban phát” cho những người thua cuộc: Bài học của kẻ ngã ngựa.

World Cup 2014 đi được gần nửa vòng bảng, những bất ngờ bóng đá đã xảy ra như chuyện thường ngày ở huyện

Mở đầu là anh Tây Ban Nha bại trận với người Hà Lan với tỷ số 1-5. Nhớ khi trận đấu chưa bắt đầu, khi mà hào khí người Tây Ban Nha còn vang bóng ở World Cup 2010 thì anh bình luận viên (trên tivi) anh phóng viên (trên báo) khen họ không tiếc lời. Nào là họ là ứng viên vô địch, nào là đội hình trong mơ, nào lối đá tiki taka đẹp mắt. Điều này vẫn kéo dài cho đến tỉ số 1-0 khi Tây Ban Nha dẫn trước.

Rồi cũng chính anh Tây Ban Nha khi bắt đầu bị gỡ hòa, bị dẫn bàn, rồi thua một cách oanh liệt bởi những người Hà Lan chơi hay hơn. Lúc này, chính anh bình luận viên đó (và anh nhà báo đó) lại quay ngoặt 180 độ, cho rằng cơn lốc đã cuốn phăng bò tót, Tây Ban Nha đã hết thời, lối đá tiki taka đã thoái trào.

Mới đây, trận cầu giữa Bồ Đào Nha và Đức lại “kinh điển” hơn nữa. Khỏi phải nói trước trận đấu, anh bình luận viên (và các anh nhà báo) kỳ vọng và khen ngợi Ronaldo như thế nào. Nào là CR7 sẽ ná pháo, sẽ là người hùng….

Và rồi, khi người Bồ thua đậm 0-4, thì chính CR7 thành “kẻ ngã ngựa” và tất nhiên bình luận viên (và mấy anh nhà báo khác) thi nhau “dằn mặt” kẻ ngã ngựa này. Nào là Rô điệu trở nên bạc nhược, CR7 không phải là người Bồ. Rồi chính đồng đội anh Pepe khi nhận thẻ đỏ rồi bị xem là: “Bồ Đào Nha có thể mất tên đồ tể ngu xuẩn Pepe.”

Bởi thế, xem World Cup với một người như tôi bỗng dưng… hoang mang. Bởi kiến thức thể thao của tôi không nhiều nên đặt hết niềm tin vào anh bình luận viên (và các nhà báo thể thao), nhưng chính họ lại thay đổi chính kiến nhanh quá. Tôi theo không kịp.

Rồi chính những anh bình luận viên và nhà báo thể thao đã cho tôi “bài học” về chuyện trong đời: Khi bạn ngã chắc gì người đời đỡ bạn đứng dậy. Mặc dù trước đó họ rất yêu thương bạn bằng lời chót lưỡi đầu môi.

Khi bạn ngã thì người ngoài cuộc đinh ninh là chính lỗi của bạn. Bạn phải ôm trọn lỗi kia về mình, càng biện hộ bạn càng bị “ném đá”. Tôi cứ nghĩ linh tinh, trong bóng đá cũng như cuộc sống, mỗi người cần phải có những sai số. Nhưng cần tuyệt đối trung thành với chính kiến của mình.

Nhưng xem World Cup thì ngược lại, bao năm nay cứ nguyên tắc: Thua là giặc và nên ào theo đội thắng. Bóng bên sân nào thì “cuốn theo chiều gió” đó, khi bóng lăn sang bên sân kia thì phải quay ngoắt, đổi chiều ngay và luôn. “Vâng đội X đang thể hiện sức mạnh của mình” “Không được nữa rồi, tuổi tác, vâng quả thực tuổi tác đã khiến đội X” “Cầu thủ Y hôm nay trở nên bạc nhược, anh đang đánh mất mình…”

World Cup 4 năm một lần, mỗi mùa lại mang cho người hâm mộ những cảm xúc khác nhau. Thế nhưng, có một điều bao năm nay ở Việt Nam vẫn không thay đổi, đó chính là “tâm thể” của những kẻ sẵn sàng quật ngã các cầu thủ sau trận đấu.

 

Đức Lộc

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

22 BÌNH LUẬN

  1. Bình luận phải có văn hóa. Trận Tây Ban Nha thua Chile 0-2, ngày 19/6/2014 tại World Cup 2014 có bình luận viên bình luận theo kiểu phi văn hóa, lời lẽ miệt thị đội Tây Ban Nha mỗi khi đội này không thành công trong 1 pha bóng nào đó. Vậy trách làm gì khi bóng đá VN luôn ở hạng ‘xách dép’ cho người khác.

  2. người bình luận viên là người trung lập nên học sẽ nói như vậy,vì họ biết người xem bóng đá thì mỗi người sẽ thích 1 đội riêng. Nên chúng ta phải có 1 chính kiến rõ ràng về đội mình cổ vũ. Còn về ý nghĩa bài học mà bạn đưa ra thì rất hay nhưng nên lấy 1 ví dụ khác tốt hơn.dù sao cũng cảm ơn bạn.:)

  3. Không rõ bạn xem kênh truyền hình nước nào bình luận! Mình xem đầy đủ hai trận mà bạn nhắc tới, và mình chắc chắn có nghe bình luận viên của kênh truyền hình quốc gia Việt Nam có bình luận những câu kiểu như này: lối chơi tiki-taka mà Tây Ban Nha sử dụng có hết thời hay chưa khi mà đội bóng Barca với lối đá truyền thống đó đã bị rất nhiều đối thủ bắt bài như dùng người áp sát và đã nếm những thất bại; Tây Ban Nha đã liên tiếp giành 3 chức vô địch trong 2 mùa Euro và 1 World Cup gần đây nhất, vậy động lực nào để họ giành cho World Cup lần này; Bồ Đào Nha là đội bóng có một ngôi sao sáng nhất, đội bóng một người phải gánh vác gần như tất cả; mọi fan của Bồ Đào Nha chắc chỉ đổ dồn hy vọng vào Ronaldo…..bla….bla…

    Trừ yếu tố trọng tài ra thì hai đội bóng bán đảo Iberia có gì để khen ngợi sau những trận thua đậm! Cá nhân những người thua cuộc có ai bảo họ chơi hay mà thua không, sao bạn không lấy trận Anh-Ý ra mà so sánh thì còn hợp lý hơn tí đấy. Còn theo ý của bạn trong bài viết là ko được dìm người khác dù thắng hay thua (trong thể thao lẫn trong cuộc sống), nhưng bạn lại đang dìm mấy anh Bình luận viên, nhà báo thể thao nào đó….Mình nói thêm là phần bình luận, dự đoán trước và sau các trận đấu của kênh truyền hình quốc gia Việt Nam có khách mời là các nhạc sĩ, diễn viên hài nữa nhá!

    Những bài viết như này được kiểm duyệt đăng tải thì càng ngày càng mất chất đấy Triết học đường phố à!!

    • Bạn Ti Toe …..Ơi!….Nói bóng đá mà không nói về bóng đá ! Nó không phải là trang quảng cáo bán hàng….Nó là một trang Triết học Đường Phố….Mà triết học thì phải tư duy và có đôi chút minh triết nếu không sẽ bị Lú…..Bóng đá đường phố cũng na ná thế…Không biết cái Uôn Cấp hay hơn hay là cái bóng đá đường phố hay hơn ? Tùy bạn thôi!

      • Vấn đề bạn comment mình hiểu chết liền. Được đăng lên đây luôn thông qua sự kiểm duyệt nhưng rõ ràng bài viết kia chẳng khác nào nói xạo cho ra chuyện thì đúng hơn, ý mình là thế.

        • tôi đồng ý với bạn Toe, tôi cũng phần nào đồng ý với nhận xét của tác giả muốn đưa ra nhưng rõ ràng tác giả tự xuyên tạc ra các dẫn chứng trong bóng đá để nói lên quản điểm của mình. Điều này là hết sức lố bịch và đi ngược lại quy trình của việc suy luận và đúc kết quan điểm.

    • Bạn Toe chưa hiểu. mình cũng ko chắc mình đã hiểu. những gì mình hiểu là thế này: Có người thắng thì phải có kẻ thua. Với tư cách là Bình luận viên, anh phải là người trung lập. Việc đưa ra nhận định tức thời của anh tại trận đấu là để khán giả tập trung hơn. Nhưng mình chắc chắn anh cũng có đội bóng yêu thích của anh.
      Vấn đề ở đây là: ta nhìn bên ngoài xem, với tư cách là một người chưa bao giờ cổ vũ bóng đá, bạn sẽ thấy giống như là tác giả nói, bóng về sân nào thì anh BLV hùa theo đội đó. Liên hệ tới đời sống rồi bạn có thấy giống vậy không? Mình nghĩ đây là một chia sẻ thú vị của tác giả: nhìn sự việc ngẫm sự đời. Chúc bạn Toe vui vẻ và thành công trong cuộc sống 🙂

      • Mình xin trích lại comment ở bên dưới của mình:
        “Được đăng lên đây luôn thông qua sự kiểm duyệt nhưng rõ ràng bài viết
        kia chẳng khác nào nói xạo cho ra chuyện thì đúng hơn” 🙂

        tác giả lấy dẫn chứng nào đó ko có thật ra đúc kết cho cái lý lẽ bạn ấy đưa ra thật hài hước! Chẳng phải điều đó quá phi lý khi được đăng tải lên đây?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI