27 C
Nha Trang
Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Viết về Triết cho Triết Học Đường Phố

*Tranh vẽ: Joseph Stella

 

Kỳ trước, tôi bị bắt phải học môn Triết. Tôi vẫn còn nhớ phản ứng của mình khi nhìn thấy dòng “Introduction to Philosophy” (dịch nôm na là giới thiệu về triết học).

Không phải do tôi sợ môn Triết khô khan nhàm chán như mọi người vẫn hay rỉ tai nhau, mà là do trong đầu lúc nào cũng có định nghĩa là triết học là một cái gì đó quá mức cao siêu, quá sức khó hiểu, mà lại còn phải học bằng tiếng Anh, nên tâm trạng tôi hôm đầu tiên bước vào lớp chính là “nhắm mắt đưa chân”, trong lòng cầu nguyện hàng tỉ lần sẽ không “sa chân lỡ bước”.

Người giảng dạy chính là một giáo sư nhìn rất giống mấy ông được vẽ trong sách giáo khoa (đặc biệt giống Socrates – nhà triết học vĩ đại của Hy Lạp), nghĩa là đã luống tuổi, đầu hói, râu ria bạc trắng xồm xoàm, người gầy yếu, vừa nói vừa thở như thể sắp hụt hơi. Đồng thời tôi còn phải đi tới một lớp phụ đạo khoảng mười mấy học sinh mà người đứng lớp là một tiến sĩ, cũng đứng tuổi, gương mặt cho người khác cảm giác ông là một người có trí tuệ, cộng thêm cặp kính gọng vàng và dáng người cao gầy.

Tôi nhắc tới những điều trên chỉ để muốn cho các bạn thấy, môn Triết và người giảng dạy nó trong mắt tôi những ngày đầu đáng kính và đáng sợ như thế nào, giống như nó không thuộc về thế giới phàm tục và con người tầm thường như tôi đây.

Thế nhưng điều đầu tiên và cốt lõi nhất mà tôi học được trong suốt một học kỳ ấy, là triết học gắn với cuộc sống. Triết học được tôn xưng là khoa học của các môn khoa học – là vua, là cái nôi của những ngành khoa học khác. Danh hiệu tiến sĩ trong tiếng Anh là Ph.D, (viết tắt cho Doctor of Philosophy), đủ để cho thấy họ đề cao triết học như thế nào. Đọc trong sách giáo khoa, nghe thầy giảng, luôn có một điều được nhắc đi nhắc lại, đó chính là triết học sinh ra là để trả lời những câu hỏi cơ bản nhất, cốt yếu nhất với loài người.

Lấy ví dụ nhé, người bình thường sẽ hỏi tại sao tín đồ Thiên Chúa Giáo tin vào Jesus và Chúa Trời, nhưng một triết gia sẽ cố gắng định nghĩa xem niềm tin là cái gì. Hay một sử gia thường tìm hiểu xem vào thời gian nào thì xảy ra điều gì, còn một triết gia thì sẽ tự hỏi thời gian là gì.

Bình thường chúng ta vẫn cứ gân cổ lên mà cãi nhau về tự do, về thực tế, về công bằng, về đạo đức và hằng ha sa số những điều khác. Nhưng có mấy ai thực sự dành thời gian để ngẫm xem tự do, công bằng, đạo đức, chân lý..? Và trong suốt một học kỳ, tôi được học – phải là được học, không phải được dạy về những điều ấy.

Sách giáo khoa trình bày rất nhiều luận điểm và lý thuyết về từng vấn đề, giáo viên để chúng tôi đọc sách và nghiền ngẫm, không nhất thiết phải nhớ hay hiểu, và càng không cần chấp nhận những gì được đưa ra. Không có thi cuối kỳ, chỉ có viết luận và thuyết trình. Đề tài thuyết trình của tôi là về tự do.

Tôi quyết định đăng một status lên Facebook, hỏi mọi người xung quanh xem họ nghĩ gì về tự do. Và status có khoảng 200 comment (các status bình thường của tôi chỉ khoảng từ dưới 10 đến nhiều nhất là 50 – 60 comment). Có nhiều luận điểm mọi người đưa ra trùng hoặc na ná với những gì trong sách trình bày – trích dẫn từ tác phẩm của những nhà triết học vĩ đại của thế giới như Jean-Paul Sartre, John Stuart Mill,… Hóa ra triết học đâu có xa xôi như thế, hóa ra mọi người cũng rất hứng thú với những đề tài như thế, phải không? Chẳng qua chỉ là cách dạy trong trường đại học ở Việt Nam đã biến triết học trở nên một trong những môn học đáng ngán nhất mọi thời đại.

Tôi không nói triết học dễ, hay triết học cũng giống như toán lý hóa với những công thức để học thuộc, dù rằng nó được coi là một môn khoa học. Bởi vì để học triết, các bạn buộc phải đầu tư trí tuệ, công sức, mày mò tìm tòi như tìm đường khi giải toán, rồi phải có chứng minh, lập luận chặt chẽ, và triết học, chủ yếu xây dựng trên những ý tưởng, nên cũng khá trừu tượng.

Chỉ có điều, nó không hề nhàm chán, cũng không hề ở tận đẩu tận đâu, mà nó rất gần gũi, rất thiết thực.

 

Scheherenade

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

5 BÌNH LUẬN

  1. Mình rất đồng ý với những điều bạn nói về triết học nhưng mình thấy cần phải nói một chút về khoa học. Khoa học ngày nay dựa trên thực nghiệm (dù nhiều hay ít), mọi thứ đều phải kiểm chứng được hoặc phủ nhận được (falsifiable) còn triết thì không thế. Mình cũng ngờ rằng cái câu “khoa học của các khoa học” đã lỗi thời rồi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI