28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết lý cuộc sống từ 3 định luật của Newton

Featured image: Sir Gottfried Kneller

 

[themify_box style=”orange rounded” ]Isaac Newton (1642-1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh.[/themify_box]

Ba định luật về cơ học của Newton có thể phát biểu như sau:

Định luật 1: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thằng đều.
Định luật 2: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn của lực và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật:

Định luật 3: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này khác điểm đặt, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.

Những phát biểu về ba định luật này được trích trong SGK Vật lý lớp 10 chương trình nâng cao, các phát biểu khác về ba định luật của Newton cũng có nội dung tương tự.

Vậy câu hỏi đặt ra là triết lý cuộc sống nào chúng ta có thể rút ra được từ ba định luật trên, ban đầu có thể chẳng có một sợi dây nào liên quan giữa triết học và ba phát biểu về chuyển động của vật rắn này, nhưng nếu suy ngẫm nhiều hơn, chúng ta sẽ phát hiện ra những sự trùng hợp đến kinh ngạc. Để có thể hiểu sự liên quan đó một cách logic, hãy lần lượt xem xét từng phát biểu.

Định luật 1

Hãy hình dung vật rắn mà phát biểu này nói đến chính là cuộc đời của chúng ta, đối với một số người, cuộc đời họ gần như đứng yên, đối với một số người khác, cuộc đời họ cứ mãi chuyển động thẳng đều, giống như một cuộc sống nhàm chán cứ diễn ra hàng ngày. Điều mà chúng ta có thể nhận ra từ định luật đó là, nếu bạn muốn thay đổi, nếu bạn muốn thoát khỏi con đường lặp đi lặp lại mỗi ngày, nếu bạn muốn thoát khỏi cái “vũng bùn” giữ chân mình tại chỗ, bạn cần một thứ gì đó gọi là “lực tác động”.

“Lực tác động” ở đây phải chăng chính là động lực, một loại lực vô hình có thể thôi thúc bạn, có thể giúp cho bạn đi nhanh hơn, cũng có thể khiến bạn đi chậm lại và rẽ vào một con đường khác, kéo bạn ra khỏi cái vùng an toàn do chính mình tạo ra. Điểm mấu chốt ở đây là, chỉ cần có động lực – sẽ có sự thay đổi.

Định luật 2

Nối tiếp theo những gì được nhận ra ở định luật 1, khi mà cái chúng ta đã có là động lực, là F, là những gì thôi thúc chúng ta, bắt buộc chúng ta phải hành động.

m ở đây đại diện cho sức ì, cho sự trì hoãn, sự lười biếng của chúng ta trong việc làm những hành động đó; a là gia tốc, đặc trưng cho sự thay đổi, là những kết quả mà chúng ta đạt được.

Một nguyên tắc đơn giản đó là với một động lực, với một lực F không đổi: Nếu bạn càng trì hoãn, càng lười biếng, cố tìm ra lý do để thực hiện những hành động càng ít càng tốt, sự thay đổi của chúng ta sẽ tỷ lệ nghịch với sự trì hoãn đó, những kết quả đạt được sẽ rất ít, hầu như chẳng có gì thay đổi, và hệ quả là gì, chúng ta sẽ lại chán nản, m lại càng tăng và a lại càng giảm.

Nhìn theo cách ngược lại có thể sẽ dễ hiểu hơn, hành động càng nhiều, kết quả càng lớn; một điều thú vị là dù chỉ với một lực F rất nhỏ nhưng nếu m nhỏ tới mức dần tiến tới 0 thì sự thay đổi sẽ là vô cùng lớn mà chúng ta không thể nào biết được.

Định luật 3

Phát biểu thứ 3 có vẻ khá dễ hiểu, nó đơn giản chỉ là quy luật hai chiều của cuộc sống. Nếu bạn tác động tích cực hay tiêu cực đối với một sự vật sự việc gì đó, cuối cùng cũng sẽ có một tác động tích cực hay tiêu cực tương ứng tác động vào bạn. Nếu bạn không chịu lắng nghe một người, đừng bao giờ mong người đó sẽ lắng nghe mình. Trong khi đang tìm kiếm về đề tài này trên mạng, tôi vô tình tìm thấy một nhận xét rất hay của một người nước ngoài có nickname RainersHQ trên trang web Wattpad, tôi xin để lại nguyên văn tiếng Anh như sau:

“…I’ve considered Newton’s third law for many years in regards to philosophy and humanitarian work. The word I seem to have difficulty with understanding is “opposite”. For example, according to the law, if someone were to do something viewed as “good” such as building a water well in Africa, providing clean water for a community of 300 people, the “opposite” action would be that 300 people somewhere else would not have clean water; or, perhaps when something “good” is done that the universe must balance itself with something “bad”. I am not proposing that people should do more bad so that we might have more good, but perhaps that both good and bad are merely illusions…”

Đoạn văn trên có thể được dịch đại khái là định luật thứ ba muốn nêu lên ý nghĩa của từ “trái ngược”, nghĩa là nếu như bạn làm một việc gì đó tốt như xây một đài phun nước ở châu Phi có thể cung cấp nước sạch cho một cộng đồng khoảng 300 người, thì hành động “trái ngược” có thể là ở nơi nào đó trên Trái Đất, 300 người khác sẽ không có nước sạch để dùng. Hoặc có thể hiểu theo một cách khác là khi một việc tốt được thực hiện, vũ trụ sẽ tự cân bằng nó bằng một việc gì đó không tốt, và tác giả còn muốn nói lên rằng liệu ranh giới giữa việc tốt và việc xấu có thật sự tồn tại?

Lời nhận xét đó chỉ là một ý kiến cá nhân, nhưng vẫn có nhiều thứ đáng để chúng ta suy ngẫm, đó là về sự cân bằng của cuộc sống, tìm ra được ý nghĩa của sự cân bằng đó có thể cần rất nhiều thời gian. Vì vậy việc của chúng ta có lẽ nên bắt đầu bằng định luật 1 và định luật 2, khi mà tự chính bản thân chúng ta cân bằng, chúng ta mới có hy vọng thu hẹp được những khoảng cách mà sự cân bằng của vũ trụ tạo ra.

Science and philosophy may be just the same, they are the way people think about everything around them. While philosophers try to give their opinions “subjectively”, scientists always find the most reasonable answer for everything.

 

Anonymous

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

28 BÌNH LUẬN

  1. Bất cứ quy luật nào vủa vật lý đều có thể áp dụng một cách hoàn hảo cho cuộc sống.
    Còn Định luật II về nhiệt động lực học nữa này: “Một hệ thống khi không có tác động hay can thiệp nào từ bên ngoài sẽ tự động trở nên hỗn loạn”. Máy móc hao mòn và hoen gỉ, cây cối khô héo đi, cơ thể con người già đi. Vậy nên nếu bạn không chăm sóc cho tâm trí của mình hằng ngày bắng những thứ Huyền Diệu như là tâm linh hay tình yêu thương sâu sắc, tâm trí bạn sẽ suy sụp kéo theo cuộc sống mất chất lượng 🙂

  2. Định luật 3 theo mình như này.
    Nếu bạn xây đài phun nước cho 300 người ( tức A tác dụng B ) và coi việc xây đài phun nước có giá trị 10 chả hạn thì 300 người kia sẽ làm một thứ gì đó cho bạn ( tức B tác dụng ngược trở lại A ) cũng có giá trị 10.

  3. “chỉ cần có động lực – sẽ có sự thay đổi ” nhưng thay đổi được bao lâu? được dăm ba ngày rồi lại đâu vào đấy thì k ổn. Sự thay đổi, cái cần là lâu dài, bền và phải tích cực phải không các bạn? mình chứng kiến nhiều bạn nữ đi chơi về thấy bạn bè người thon thả là bắt đầu máu giảm cân rồi tập tành đủ kiểu nhưng chỉ được tuần thôi :)). Thực ra động lực chỉ là chất xúc tác trong phản ứng của bạn với môi trường. Nói chung là phải có KỶ LUẬT, nói là làm rút gươm là chém, phải rèn được cái ép mình làm việc mình không thích chứ không phải lúc đó rồi lại ngồi biện hộ ” việc này chả có tí động lực nào cho mình làm cả” rồi ngồi chờ không biết bh động lực mới đến đâu mà có đến khi không đủ tính Kỷ luật thì cũng vứt. Gửi các bạn đôi dòng chia sẻ của một con người hơi hơi vô kỷ luật :))

  4. Đúng sai, tốt xấu, vui buồn,… chẳng có ý nghĩa gì trong khía cạnh khoa học, bởi vì chúng hoàn toàn hư cấu bởi con người, do con người tạo nên, đối với khoa học mà nói thì chúng hoàn toàn không tồn tại

  5. Thực ra cõ lẽ mình sẽ không thể chia sẻ điều này với bạn nếu mình không học cải thiện môn Vật Lý. Thầy dạy của mình may mắn sao lại là trưởng khoa, thực ra giảng bài học thì chán ngắt nhưng được cái nói về mấy vấn đề khoa học rất có sức hấp dẫn 🙂

    Có thể bạn chưa biết nhưng Triết Học là nguồn gốc của Khoa Học hiện đại và Toán học là môn gần nhất với triết học chứ không phải Vật Lý. Kiểu như Triết đẻ ra Toán, còn mấy thằng như Lý với Hóa lại là con của Toán. Một trong những cuốn sách xuất bản đầu tiên của Newton là Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên).

    Thân 🙂

  6. Về cơ bản thì hiểu đc định luật 3 là đơn giản thậm chí cả khi áp dụng vào :v nhưng quyết định làm theo ĐL 3 khi đã hiểu rõ nó là rất khó …
    Thế giới luôn cân bằng … đó là sự thật … chỉ là bạn có chấp nhận sự cân bằng đó hay không mà thôi :))

    ~Meow~

  7. nhưng theo mk thì cái đinh luật 3 đó,,có thể hiểu thể này: nếu có tốt chắc chắn sẽ có xấu,có đúng thì có sai……tức là luôn luôn tồn tại hai mặt đối lập với nhau,mẫu thuần nhưng đồng thời có thể bổ sung cho nhau nếu hình thành một thể thống nhất,k phân chia,,gần hơn như bạn nói là ranh rới giữa cái tốt và cái xấu thực có tồn tại k?

  8. Điều mình quan tâm duy nhất là mong rằng mọi người khi đọc bài viết này, hay đơn giản chỉ là đọc qua cái tiêu đề cũng đừng tưởng nhầm thế nào là ba định luật cơ bản của Isaac Newton, và thế nào là KHOA HỌC

  9. theo mình thấy 2 định luật đầu tiên bạn giải thích khá là chính xác. nhưng định lý 3 không thể hiểu như trong bình luận bằng tiếng anh trên được.

    if someone were to do something viewed as “good” such as building a water well in Africa, providing clean water for a community of 300 people, the “opposite” action would be that 300 people somewhere else would not have clean water; or, perhaps when something “good” is done that the universe must balance itself with something “bad”.

    Vậy nghĩa là 2 lực này có vẻ ngược nhau về bản chất và đặt lên 2 điểm đặt hoàn toàn ko liên quan đến nhau. Định luật 3 nêu rằng nếu A tác dụng lên B thì B cũng tác dụng lên A. nhưng đây thì bạn tác dụng lên 300 ng có nước. đáng lẽ 300 người có nước phải tác dụng lên bạn chứ ko phải là 300 người ko có nước?

    Theo mình thì mình hiểu định luật 3 như sau: “nếu như bạn iu thương giúp đỡ 1 ai đó thật lòng thì người đó cũng sẽ iu thương và giúp đỡ thật lòng”

    Và mình nghĩ không phải vì ví dụ đó mà không nên bắt đầu từ 1 hay 2 mà là cả 3 cùng lúc. đơn giản là cả 3 định luật cùng nhau tạo nên cơ học cổ điển. thiếu một thì sẽ mất đi bản chất của cơ học cổ điển. vì vậy khi áp dụng phải là cả 3 cùng lúc.

    Mình chỉ góp ý. có gì sai sót mong được sửa chữa

    Thân

    • Cảm ơn bạn đã quan tâm và góp ý cho bài viết của mình.
      Về cái định luật thứ 3 và đoạn giải thích bằng tiếng Anh đó thì tại vì mình cũng không cách nào tìm được thông tin cũng như liên hệ với tác giả nên cũng không chắc về dụng ý của đoạn văn đó, nhưng theo mình nghĩ thì tác giả đang muốn nói đến một hệ kín chính là vũ trụ chứ không phải chỉ xét riêng giữa hai cá thể cho nước và nhận nước. Định luật thứ 3 có vẻ dễ hiểu hơn 2 định luật còn lại nên cách hiểu của bạn là hoàn toàn chính xác. Mình sẽ tiếp thu và sửa đổi để nhiều bài viết sau này được hoàn thiện hơn.

      Thân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI