24 C
Nha Trang
Thứ Ba, 28 Tháng 1, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

“Tôi là ai?” Liệu bạn có đang tự giới hạn bản thân?

Tầm quan trọng của việc trả lời đúng câu hỏi “Tôi là ai?”

Ý niệm về bản thân là nguồn gốc của mọi hành động. Mọi hành động đều bắt nguồn từ một chủ thể. VD: Tôi ăn. Tôi ngủ. Tôi làm… Vậy việc nhận ra bản chất thật sự của cái “Tôi” này theo bạn có quan trọng không? Đối với Phật giáo, Ấn giáo (đặc biệt là Advaita Vedanta) và nhiều truyền thống tâm linh khác, tầm quan trọng của việc trả lời đúng câu hỏi “Tôi là ai?” có thể nói được xếp lên hàng đầu. 

tôi là ai

“Nghe kỹ những lời này, những ai ước ao khám phá Thiên Nhiên sâu thẳm: Nếu ngươi không tìm thấy trong bản thể của mình, ngươi cũng sẽ không tìm được nó ở ngoài. Nếu ngươi lờ đi những kì quan trong chính Ngôi Nhà ngươi, làm sao ngươi lại kì vọng tìm thấy những kì quan khác? Trong ngươi ẩn giấu một Kho Báu của muôn Kho Báu. Biết chính mình và ngươi sẽ biết cả Vũ trụ và các vị Thần.” ‒ Oracle of Delphi

💎 12 trích dẫn hiếm gặp về thiền định truyền cảm hứng và động lực

Câu trả lời của hầu hết mọi người là gì?

Hầu hết mọi người sẽ không bận tâm nghĩ đến câu hỏi “Tôi là ai?” Bởi vì với mọi người câu hỏi này quá hiển nhiên. Chắc chỉ có những kẻ rảnh rỗi sinh nông nỗi hoặc mấy ông triết gia mới có thời gian nghĩ tới câu hỏi có vẻ dư thừa này.

Người ta nghĩ rằng họ đã có được câu trả lời ngay từ khi một hai tuổi, khi họ được cha mẹ mình gọi tên. “Tôi là A.” “Tôi là B.” “Tôi là cái tên của tôi…” Lớn lên chút nữa khi có khái niệm về giới tính thì: “Tôi là nam.” “Tôi là nữ.” Hoặc thời nay nhiều người sẽ sẵn sàng nói câu “Tôi là gay.”

Một số câu trả lời phổ biến khác: 

  • “Tôi là con ông C.”
  • “Tôi là một sinh viên.”
  • “Tôi là một nghệ sĩ.”
  • “Tôi là một giám đốc.”
  • “Tôi là một công dân Việt Nam.”
  • “Tôi là một thành viên của XYZ.”
tôi là ai

Điểm chung của tất cả những câu trả lời này là gì? Đó là: “Tôi chính là cơ thể vật chất này.” Một cơ thể tách biệt với mọi thứ khác; mỗi một cái “Tôi” là một cơ thể khác nhau. Hầu hết ai cũng nghĩ vậy. Để ý xem, có phải tất cả mọi thứ bạn đang làm cũng đều vì cái cơ thể này không?

Bạn ăn để nuôi sống cơ thể. Bạn tập thể dục để tăng cường sức khỏe, và sức khỏe cũng thuộc về cơ thể. Bạn đi làm kiếm tiền để có thể mua sắm mọi thứ cho cơ thể hưởng thụ. Danh tính của bạn cũng được gắn liền với cơ thể. Các cô gái chụp ảnh sống ảo cũng chỉ để cho mọi người thấy cơ thể họ đẹp như thế nào. 

Ý nghĩ “Tôi chính là cơ thể” ăn sâu vào tâm trí mỗi người tới nỗi chúng ta hầu như không bao giờ nghĩ tới hay truy vấn nó. Mọi người đều xem nó là mặc định (take it for granted). Và mọi thứ chúng ta làm đều bắt nguồn từ ý nghĩ nền tảng này. Vài năm trước (2020) tôi từng viết 3 bài liên quan đến chủ đề này. Hôm nay viết một bài khác với góc nhìn mới. Nếu bạn chưa đọc thì tôi highly recommend.

💎 Sự hình thành của Bản ngã (Ego) – Vì sao cái tôi cá nhân của bạn chỉ là ảo tưởng

💎 Tat Tvam Asi: BẠN chính là NÓ — BẠN cũng chính là điều bạn đang tìm kiếm

Đạo sư Ramana Maharshi trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”

💎 [THĐP Vietsub] RAMANA MAHARSHI – Vị Đạo Sư Giác Ngộ Nổi Tiếng Ấn Độ Thế Kỷ 20

Trong câu chuyện kể về một nhà khoa học trẻ đến gặp thầy Ramana, và sau đó được Ngài thuyết Pháp về cái “Tôi”. Về sau anh ta cũng trở thành một Vedantin (hành giả Vedanta). Mình sẽ dịch đoạn quan trọng trong cuộc hội thoại này để mọi người tham khảo.

[Ramana]: Cái chúng ta gọi là “tâm trí” thật ra là gì? Chỉ là những suy nghĩ. Nhưng tất cả suy nghĩ đều mở rộng từ một và cùng một suy nghĩ. Suy nghĩ đó là nguyên nhân và cơ sở chính của tất cả các suy nghĩ khác. Đó là suy nghĩ “Tôi là cơ thể.” 

Trong suy nghĩ ‘Tôi là cơ thể’ có hai thành phần: một là cơ thể và cái còn lại là ‘Tôi’.

Cơ thể là một thứ xuất hiện và biến mất. Nó không ngừng thay đổi và sự tồn tại của nó phụ thuộc vào các vật liệu bên ngoài như thức ăn. Tuy nhiên, đặc điểm của cái ‘Tôi’ hoàn toàn trái ngược với điều này.

Cái gì thực sự tồn tại phải tồn tại mãi mãi, nhưng cơ thể không tồn tại mãi mãi. Vì vậy, nó không thể là thật. Tuy nhiên, ‘Tôi’ tồn tại suốt thời gian trong tất cả ba trạng thái: thức, mơ và ngủ. Vì vậy, nó là thật, trong khi cơ thể là không thật. 

Hơn nữa, cả hai điều này kết hợp lại không thể tạo thành một thực thể thật. Làm thế nào mà đêm và ngày, bóng tối và ánh sáng, có thể tồn tại cùng một lúc? Nếu có ánh sáng, không có bóng tối; nếu có bóng tối, không có ánh sáng. Cũng tương tự như vậy, không có thực thể nào bao gồm cả cơ thể và ‘Tôi’ tồn tại. Vì vậy, suy nghĩ ‘Tôi là cơ thể’ bản thân nó là sai lầm.”

Sai lầm phổ biến này còn hay được gọi là vô minh, maya (ảo tưởng). Sự dính mắc, đồng hóa chân Ngã với cơ thể là một sự vô minh khó nhận biết và tháo gỡ nhất. Có thể nói nó cũng là nguyên nhân của mọi đau khổ như đã phần nào được giải thích trong bài “Đào sâu vào bản chất của Ego”. 

💎 Ảo tưởng về sự tách biệt — Đào sâu vào bản chất của Ego

Ví dụ về những giới hạn bạn tự tạo ra khi trả lời sai câu hỏi “Tôi là ai?”

Không những gây ra đau khổ, ý niệm “Tôi là một cơ thể tách biệt với mọi thứ khác” còn dựng lên một bức tường vô hình giới hạn một người. Nó thường là nguyên nhân của những hành động vô minh, bất chính. Ví dụ: 

  • Khó có thể làm theo Quy tắc Vàng (“the Golden Rule”): Đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử.

“Vậy trong mọi sự, hễ điều chi các ngươi muốn người ta làm cho mình, hãy làm điều ấy cho họ, bởi đó là ý chính của Lề Luật và các Tiên tri.” — Jesus Christ, Matthew 7:12

  • Những tên cướp, tội phạm, chính trị gia độc ác… sẽ không quan tâm tới nạn nhân bị tổn hại thế nào, hưởng lợi cho cá nhân mình trước. Với ý nghĩ rằng sự thiệt hại của người khác không liên quan gì tới mình.
  • Khó khăn trong việc thấu hiểu và cảm thông với người khác.
  • Ghen tị và so sánh: Khi nhìn qua lăng kính của cơ thể và vật chất, bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng so sánh mình với người khác dựa trên các tiêu chí như vẻ ngoại hình, sức khỏe hay tài sản.
  • Không dám dấn thân, đối mặt và vượt qua thử thách: Vì sợ hỏng mất cơ thể, danh tính cá nhân tách biệt của mình.
  • Áp lực về sức khỏe và vẻ ngoại hình: Nếu bạn xem cơ thể như là tất cả những gì bạn có, bạn có thể đặt quá nhiều áp lực lên bản thân trong việc duy trì sức khỏe và ngoại hình, đến mức không còn thời gian và năng lượng cho các khía cạnh khác của cuộc sống.  
  • Sợ hãi tuổi già và coi trọng tuổi trẻ: Nếu bạn quá gắn liền với cơ thể, việc lão hóa có thể trở thành một nguồn lo lắng và sợ hãi lớn. 
  • Quan hệ xã hội: Ý tưởng về một cơ thể tách biệt có thể tạo ra cảm giác cô lập, làm giảm khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa.
  • Không thể phụng sự: Người có ý niệm “Tôi là cơ thể” có thể thiếu ý thức về việc phục vụ cộng đồng hoặc giúp đỡ người khác, vì họ có thể cảm thấy rằng việc này không mang lại lợi ích trực tiếp cho “cơ thể” của họ.  
  • Giới hạn trong quan hệ đối tác và khách hàng: Nếu bạn quá tập trung vào lợi ích cá nhân mà bất chấp nhu cầu và quyền lợi của người khác.

Bạn là ai?

Suy cho cùng, bạn là cả vũ trụ, như một kết luận vững chắc của những bậc giác ngộ. Hay nói theo cách của Neville Goddard là: 

“Everyone is You pushed out.” 

Nếu đây đúng là chân lý, không phải bạn đang tự giới hạn bản thân nếu vẫn chưa thấu hiểu và áp dụng được ý tưởng đó sao? Khi bạn yêu thương “người khác”, thật ra bạn đang yêu thương chính mình. Khi bạn làm tổn thương “người khác”, thật ra bạn chỉ đang làm tổn thương chính mình. Luật Nhân Quả đơn giản cũng chỉ có thế.

Kết Luận và Hành Động

Chúng ta đã cùng nhau khám phá sâu vào câu hỏi “Tôi là ai?” và hiểu rõ hơn về những cách chúng ta thường tự giới hạn bản thân qua các danh tính và khái niệm sai lầm. Nhưng “Biết không thôi chưa đủ, ta phải áp dụng. Sẵn lòng không thôi chưa đủ, ta phải hành động.” (Lý Tiểu Long). Tôi có một vài gợi ý về những hành động bạn có thể làm.

  1. Tự Quan Sát: Hãy dành ít phút mỗi ngày để tự quan sát. Đặt câu hỏi “Tôi là ai?” và ngồi yên trong sự quan sát, không cố gắng tìm câu trả lời. Điều này sẽ giúp bạn nhận diện và phá vỡ các giới hạn bạn đã đặt cho mình. Đây cũng chính là phương pháp thiền “truy vấn chân Ngã” (Self-Enquiry) của Thầy Ramana.
  2. Đọc và Nghiên Cứu: Khám phá thêm các bài viết, sách, và bài giảng liên quan đến chủ đề này trên Triết Học Đường Phố.
  3. Thực Hành Thiền: Thiền không chỉ giúp bạn giảm stress, mà còn là cách tuyệt vời để tập trung vào bản thân và tìm hiểu về tâm hồn mình.
  4. Chia Sẻ và Thảo Luận: Hãy chia sẻ những suy ngẫm và nhận định của bạn với người khác. Sự chia sẻ này không chỉ giúp bạn củng cố kiến thức của mình, mà còn có thể giúp người khác trên hành trình tâm linh của họ.

Bằng cách thực hiện những bước này, chúng ta không chỉ hiểu rõ hơn về bản thân, mà còn mở rộng khả năng của mình, vượt qua các giới hạn và tiến xa hơn trên con đường tâm linh. Hãy nhớ rằng, mỗi bước đi là một bước tiến gần hơn đến nguồn gốc tâm linh thiêng liêng của chúng ta. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hy vọng nó đem lại giá trị cho bạn. Peace & Love.

Tác giả: Huy Nguyen

Xem thêm

💎 Quả Trứng – The Egg (Cuộc trò chuyện với God)

💎 Con Người Thật Của Bạn – Alan Watts

💎 Bạn Chính Là Big Bang – Alan Watts

💎 Giấc Mơ Cuộc Đời – Alan Watts

spot_img
Nguyễn Hoàng Huy
Nguyễn Hoàng Huy
"Chỉ khi hướng nội, thì người ta mới thực sự tiến hoá. Tiến hoá là càng ngày mình càng lớn hơn, trưởng thành hơn về tâm thức. Khi ấy sự ảnh hưởng với người khác là tự nhiên chứ không cần nỗ lực." — Nguyễn Minh Thành

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,950Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI