27 C
Nha Trang
Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Bằng chứng cho thấy ý thức (consciousness) tạo ra thực tại

ý thức

Ý thức có tạo ra thực tại không?

Liệu có phải Ý thức (Consciousness – hay còn gọi là tâm thức) tạo ra thế giới vật chất? Trước khi trả lời câu hỏi này, điều quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm là xem xét ở mức độ nền tảng, thế giới vật chất thực sự được tạo nên từ thứ gì. “Thực tại” không chỉ đơn thuần hình thành từ các mảnh vật chất nhỏ bé như những viên bi hay những trái bóng bowling tí hon.

Phân tử hình thành từ nguyên tử, còn nguyên tử thì được hình thành từ các hạt hạ nguyên tử như proton hay electron, thứ bên trong chúng 99.99999% là không gian trống và xoáy điện từ. Những hạt này [proton và electron] lại được tạo ra từ những hạt quark, là một phần của trường Siêu Dây [Superstring field] bao gồm những chuỗi rung động làm phát sinh các hạt cơ bản dựa trên bản chất dao động của chúng.

Chúng ta đang tương tác với một thế giới của những đối tượng vật chất, nhưng điều này chỉ xảy ra do cách bộ não của chúng ta diễn giải những dữ liệu giác quan. Ở quy mô nhỏ nhất và cơ bản nhất của tự nhiên, ý tưởng về một “thực tại vật chất” là không tồn tại.

Theo Niels Bohr, cha đẻ của cơ học lượng tử từng đoạt giải Nobel,

“Mọi thứ chúng ta gọi là thật được tạo thành từ những thứ không thể nào được xem là thật. Nếu cơ học lượng tử vẫn chưa khiến bạn bị shock nặng thì có nghĩa là bạn vẫn chưa hiểu đủ về nó.”

ý thức

Khi bạn chạm hai tay vào nhau, thực sự nó chỉ đơn thuần là không gian trống này đang chạm vào không gian trống khác, với thành phần nhỏ nhất là xoáy năng lượng của các hạt siêu nhỏ. Cấu tạo của vật chất hoàn toàn không có một cấu trúc vật lý nào.

Chúng ta thật sự cần phải hiểu điều này vì nếu chúng ta nghĩ về thế giới lượng tử tương tự với thế giới của những trái bóng bowling và những viên bi thì ý tưởng về chuyện ‘ý thức tạo ra thực tại’ dường như vô lý.

Nhưng nếu chúng ta hiểu rằng thực tại là sự kết hợp vũ trụ giữa năng lượng phi cục bộ và không gian trống, thì mọi thứ trở nên rõ ràng là những suy nghĩ của chúng ta và những ký hiệu mà chúng ghi lại trong não bộ cũng có những đặc tính tương tự [ND: với vật chất] ở cấp độ nhỏ nhất của chúng. Suy nghĩ của chúng ta cũng là một hoạt động của vũ trụ, và tất cả những hoạt động đều diễn ra trong cùng một địa hạt lượng tử trước khi chúng biểu hiện thành thực tại vật chất.

💎 Chủ nghĩa duy vật từ góc nhìn của các nhà vật lý lượng tử

Ý thức là một trong những vấn đề hóc búa đối với giới khoa học. Không cách nào có thể giải thích làm thế nào mà một thứ vật chất như các quá trình hóa học và vật lý lại có thể tạo ra một thứ gì đó phi vật chất như những trải nghiệm. Cũng không thể giải thích tại sao những trải nghiệm chủ quan lại tồn tại hay cảm tính đã hình thành như thế nào.

Tự nhiên vẫn vận hành ổn định mà không có tính chủ quan nào, và khi chúng ta cố gắng thẩm tra khoa học về nguồn gốc và tính vật lý của ý thức, có những dấu hiệu cho thấy rằng có thể ý thức và thực tại không hẳn là tách biệt giống như cách chúng ta nghĩ về khoa học vật chất.

ý thức

Dưới đây là một số nguyên lý trong trong cơ học lượng tử từ cuốn sách The Self-Aware Universe, được viết bởi cựu giáo sư lý thuyết vật lý trong vòng 30 năm tại Đại Học Oregon, Tiến Sĩ Amit Goswami:

1. Chức năng sóng

Một vật thể lượng tử (ví dụ như một hạt electron) có thể ở nhiều nơi cùng một lúc. Nó có thể được đo khi một làn sóng lan rộng trong không gian và có thể được định vị tại một số điểm khác nhau trên làn sóng này. Đây được gọi là đặc tính sóng.

2. Tính gián đoạn

Một vật thể lượng tử có thể biến mất ở nơi này và đồng thời xuất hiện ở một nơi khác mà không hề di chuyển qua khoảng không ở giữa hai nơi đó. Điều này còn được gọi là bước nhảy lượng tử. Cơ bản thì nó là dịch chuyển tức thời.

3. Tác động ở khoảng cách xa

Nghiên cứu cho thấy rằng khi tác động vào một vật thể lượng tử nhất định thông qua sự quan sát, thì đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến vật thể song sinh tương ứng của nó dù cho hai vật thể này có cách xa nhau đến mấy đi chăng nữa. Bất kỳ điều gì xảy ra đối với một hạt electron thì cũng sẽ chứng kiến điều tương tự hoặc đối nghịch xảy ra với hạt proton tương ứng. Đây được gọi là ‘tác động lượng tử từ xa’. Einstein đã từng gọi hiện tượng này là tác động “ma quái” từ xa.

4. Hiệu ứng người quan sát

Một vật thể lượng tử được cho rằng là sẽ không thể biểu hiện trong thực tại không-thời gian thông thường cho đến khi chúng ta quan sát nó dưới dạng một hạt. Vật thể lượng tử này mãi mãi tồn tại dưới dạng một làn sóng phi cục bộ cho tới khi nó được quan sát trực tiếp. Ý thức theo nghĩa đen đã làm sập hàm sóng của một hạt (collapses the wave-function of a particle).

Nguyên lý cuối cùng này khá thú vị bởi vì nó cho ta thấy rằng nếu không có ý thức của người quan sát hiện diện để làm sập làn sóng này, chúng vẫn sẽ không biểu hiện về mặt vật lý và tồn tại trong trạng thái của những tiềm năng. Sự quan sát không chỉ làm nhiễu loạn việc đo lường mà còn tạo ra hiệu ứng đó [ND: hiệu ứng người quan sát].

Điều này đã được kiểm chứng trong ‘thí nghiệm 2 khe hở’, ở đâu có ý thức của người quan sát thì hành vi của một hạt electron sẽ thay đổi từ trạng thái sóng sang trạng thái hạt. Điều này được biết đến với cái tên “hiệu ứng người quan sát” và hoàn toàn làm lung lay những gì chúng ta cho là đúng về thế giới vật chất. Để dễ hiểu hơn, ta sẽ mô tả lại thí nghiệm theo cách đơn giản nhất:

Những phát hiện của thí nghiệm này đã được bình duyệt và xuất bản trên tạp chí Nature, trong đó những nhà khoa học đã tóm tắt lại rằng, “Sự xuất hiện của một máy dò đường nhằm mục đích xác định đường đi thực sự của một hạt chắc chắn liên quan đến việc ghép nối hạt đó với một môi trường đo lường, dẫn tới hiện tượng khử nhiễu (dephasing).” Điều này khá khó để nắm bắt, nhưng về căn bản nó có nghĩa là hệ thống đo lường dùng để phát hiện hoạt động của hạt đã ảnh hưởng đến hành vi của hạt đó.

Ý thức trong “thí nghiệm 2 khe hở”

Tiến sĩ Dean Radin đã nói trong một bài báo mô phỏng lại thí nghiệm 2 khe hở, “Chúng ta buộc một hạt electron phải đảm nhiệm một vị trí nhất định. Chính bản thân chúng ta đã quyết định kết quả đo lường.” Lúc đó, một phản ứng thường thấy sẽ là “Đâu phải do chúng ta đo lường hạt electron ấy, là do cái máy đã thực hiện quan sát cơ mà.”

Một chiếc máy chỉ đơn giản là sự mở rộng ý thức của chúng ta. Nó giống như chúng ta nói rằng “Không phải tôi đang quan sát đường đi của một chiếc thuyền băng qua hồ đâu, mà là chiếc ống nhòm đó.” Bản thân chiếc máy này chẳng quan sát được điều gì hơn một chiếc máy tính diễn giải những sóng âm có thể “nghe” được một bản nhạc.

Nếu không có ý thức

Điều này đã khiến cho những nhà khoa học suy đoán rằng nếu không có ý thức, vũ trụ sẽ tồn tại một cách vô định như một biển tiềm năng lượng tử. Nói cách khác, thực tại vật chất ngay từ đầu không thể tồn tại nếu không có sự quan sát chủ quan. Không có ý thức thì không có vật chất. Điều này được biết đến với cái tên ‘Nguyên Lý Tham Gia của Nhân Loại’ (the Participatory Anthropic Principle), lần đầu được đưa ra bởi Tiến sĩ vật lý học John Wheeler.

Về bản chất, bất cứ một vũ trụ khả thi nào chúng ta tưởng tượng ra mà trong đó không có người quan sát có ý thức thì có thể bị bác bỏ ngay lập tức. Do đó, ý thức là nền tảng của sự sống và phải tồn tại trước khi có vũ trụ vật chất. Ý thức tạo ra thế giới vật chất theo đúng nghĩa đen.

Những phát hiện này hàm chứa những sự thật to lớn liên quan đến cách chúng ta có thể thấu hiểu mối liên hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài. Câu nói “Chúng ta là người tạo ra thực tại của chính mình” được dùng để ám chỉ rằng những suy nghĩ của chúng ta tạo ra những góc nhìn và quan điểm chúng ta có về thế giới, nhưng giờ đây nó được hiểu theo một cách thực tế và cụ thể hơn. Chúng ta thực sự đã làm phát sinh ra vũ trụ vật chất bằng sự quan sát chủ quan của mình.

“Tôi xem ý thức (consciousness) là nền tảng. Tôi xem vật chất phát sinh từ ý thức. Chúng ta không thể đi ra sau ý thức. Mọi thứ mà chúng ta nói đến, mọi thứ mà chúng ta coi là đang tồn tại, đều hàm định ý thức.” – Max Planck, người khởi xướng lý thuyết lượng tử từng đoạt giải Nobel, được trích dẫn trên tờ The Observer (25 tháng 1 năm 1931)

Tác giả: Darius Copac
Biên dịch: Kyogi
Hiệu đính: THĐP

spot_img
Bá Kỳ
Bá Kỳ
Peace - Love - Wisdom. Live the Truth, Live for Love, Guided by Inner Wisdom.

BÀI LIÊN QUAN

3 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết này đã nói lên suy nghĩ của tôi. Thực sự mà nói việc tranh cãi vật chất hay ý thức cái nào có trước là hoàn toàn nực cười, và nếu phát biểu vật chất có trước ý thức thì càng nực cười hơn. Trường phái duy vật chỉ đúng trong các phạm vi nhỏ của nó, còn nếu phát biểu vật chất sinh ra ý thức thì hoàn toàn sai lầm.
    Nếu có một tư duy cởi mở thì hoàn toàn hiển nhiên khi nói rằng vật chất cũng là ý thức, con người quan sát, nhận ra vật chất là do sự tương tác, liên kết giữa các thông tin trong một cái tổng thể là thông tin của cả vũ trụ, suy cho cùng cả vũ trụ này đều là thông tin ( hay gọi là ý thức, tuỳ theo cách gọi).
    Không có ý thức thì vũ trụ không tồn tại.

    • Có một thứ vượt lên khỏi vật chất và ý thức, lời bình của bạn rất hay nhưng thấy vào chữ ý thức thành tâm thức thì sẽ đúng hơn, ý thức ví như chiếc iPhone vậy có mọi thông tin màn hình có thể kết nối wifi, nhưng tâm thức lại cao hơn nói rõ hơn là bao trùm, tâm thức tách ra tạo ra ý thức để hiểu rõ được tâm thức vì khi không có 1 thứ gì để phóng chiếu thì ta không biết ta là cái gì, và khi có ý thức không chưa đủ vì có vật chất mới tác động được ý thức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI