28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tâm sự cùng các bạn trẻ nhân ngày sinh nhật 18/7 của tôi

Featured Image: Erik Witsoe

 

Cám ơn những lời chúc sinh nhật của mọi người. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật này tôi xin được tâm sự để chia sẻ ba điều quan trọng, ít ra quan trọng đối với tôi, trong ngày sinh nhật này.

—–

Điều thứ nhất: Ý nghĩa của sống và chết

Trong hơn 15 năm qua, cứ trong mỗi ngày sinh nhật mà cha mẹ tôi sinh tôi ra, như ngày hôm nay, tôi luôn nghĩ về sự sống và sự chết. Và tới một lúc, như tôi đã viết từ năm ngoái, tôi nghiệm thấy rằng:

– Ai cũng chết hết. Đây là chân lý!

– Khi chết, mỗi người chỉ còn là một con số vô nghĩa cả, hoặc cùng lắm là một hình ảnh ngồ ngộ nào đó mà không thể nào còn chia sẻ ngọt bùi với những người đang sống nữa.

– Điều duy nhất nếu chết có chút giá trị là chết như thế nào. Nhưng để chết như thế nào thì nó lại là chuyện sống như thế nào trước khi chết chứ không hề là chuyện của chết!

Vì vậy, sống như thế nào cho tới ngày mình chết mới là chuyện chính, sống và chia sẻ với những người xung quanh như thế nào mới là chuyện chính! Và với tôi đây là chân lý của sự sống và sự chết!

—–

Điều thứ nhì: Niềm tự hào và thực tế

Trong khi với tư cách của một cá nhân, như bao nhiêu cá nhân khác trên trần gian, bên cạnh những ân hận, tiếc rẽ vì mình đã làm sai hoặc đánh mất, tôi quả thật có chút tự hào về những gì mình có được, từ kiến thức đến kinh nghiệm, từ nhận lấy và tặng đi. Nhưng với tư cách là một tế bào của cả xã hội mình, thì càng tiêp xúc nhiều, càng lắng nghe nhiều, càng chiêm nghiệm nhiều, thì tôi càng thấy hỗ thẹn.

Hổ thẹn là vì chúng ta lấy những gì tốt đẹp trong lịch sử để tự hào, nhưng chúng ta không sống bằng một phần rất nhỏ của những điều tốt đẹp này, và mặt khác, chúng ta đã làm những điều tốt đẹp này đâu mà tự hào? Hỗ thẹn là vì chúng ta lấy những cá nhân khác đã và đang tự vươn lên và trở nên thành đạt để tự hào như là giá trị của chúng ta, nhưng thật ra chúng ta đã làm những điều tốt đẹp này đâu mà tự hào?

Rõ ràng là khi chúng ta đánh giá về người Nhật, người Do Thái, người Hoa, người Somali, v.v… là chúng ta nhìn chung về họ, có nghĩa là dựa vào những hiện tượng chung của mỗi xã hội trong hiện tại mà đánh giá. Nhưng ngược lại, chúng ta lại dựa vào một số điều trong quá khứ của tiền nhân đạt được, và một số rất ít cá nhân người Việt mình để chúng ta tự hào, mà chẳng cần quan tâm đánh giá đến những gì chúng ta thật sự đang sống và thể hiện.

Với tôi, đây là hiện tượng tự hào từ mặc cảm tự ti của dân tộc, và từ cách đánh lừa giá trị qua nhiều năm tháng nhồi sọ “báo cáo thành tích” để che đậy thực tế của nhà cầm quyền hiện nay.

Vì vậy, theo tôi, để Việt Nam mình thật sự thay đổi, thì chính mỗi cá nhân chúng ta phải tự dẹp bỏ những mặc cảm này, phải chịu đối diện với thực tế khắc nghiệt, đó là: chúng ta – như những tế bào của một xã hội chung – là những con người chuyên vay mượn thành tích của tiền nhân, của một số cá nhân, để tự hào về chúng ta, trong khi đó, xã hội thực tế của Việt Nam mình lại đầy những tội ác xã hội, lạc hậu và vô cùng thiếu nhân cách.

Và theo tôi:

  • Chỉ khi nào dám tự nhận mình là ngu xuẩn, thì khi đó mới có cơ hội hết ngu xuẩn.
  • Chỉ khi nào dám tự nhận mình là ích kỷ, thì khi đó mới có cơ hội hết ích kỷ.
  • Chỉ khi nào dám tự nhận mình là hèn nhát, thì khi đó mới có cơ hội hết hèn nhát.

—–

Điều thứ ba: Nhận và Tặng

Khác hơn là câu bình thường “Cho và Nhận” thì tôi luôn tâm niệm cuộc đời mình là một chuỗi “Nhận và Tặng”.

Tôi biết rằng tôi luôn được “nhận” trước từ cuộc đời, bắt đầu từ cha mẹ mình trở đi, và chỉ sau khi “có” đó thì tôi mới có thể “tặng” đi được.

Tôi cũng biết rằng không phải là “cho” nhưng phải là “tặng”, vì “cho” không thể là “biếu”, “dâng” hoặc “tặng”, mà chỉ là “cho”, “thưởng”, “ban phát”, hoặc “bố thí… Và tôi phải trân trọng những gì tôi có thể “tặng” đi như tôi trân trọng khi được “nhận”.

Tất nhiên, khi đã có hiểu biết đủ để phân biệt đúng sai, phải trái, hay dở, tốt xấu, v.v… tôi chỉ trân trọng “Nhận” những gì được ban cho mà có giá trị, và từ chối những gì không hề có chút giá trị gì hết. Và tất nhiên, tương tự, tôi cũng phải cẩn thận để Tặng” những gì có giá trị và tránh “Tặng” những gì đáng vứt đi.

Khi người ta buồn mình tặng niềm vui, khi người ta khát mình tặng nước uống, khi người ta tuyệt vọng mình tặng người ta niềm hy vọng, và khi người ta bị bệnh mình tặng đúng thuốc chữa…

Không gì tệ cho bằng là khi người ta đang bị mê hoặc thì mình “tặng” thêm liều thuốc ngủ. Không gì ác bằng khi người ta đang làm sai mà mình đi “tặng” những lời khuyến khích để họ tiếp tục làm sai. Và tất nhiên, không gì bất lương hơn khi xã hội đang sa đoạ thì mình “tặng” cho xã hội đó những lời ngợi khen rằng xã hội đó rất đẹp đẽ.

Vì vậy, trong những năm qua, mặc dù tôi đã cố gắng “tặng” những kiến thức những kinh nghiệm mà tôi tự cho là rất tích cực, tôi cũng đã phải tặng thêm những liều thuốc rất đắng, chẳng hạn như “dân tộc hèn nhát” “dân tộc xuẩn ngốc” “dân tộc vô lương”, v.v… Xin các bạn cũng lượng thứ cho.

Vì theo tôi, đó là những liều thuốc đắng cần thiết cho sự thay đổi của xã hội hiện nay của mình, mà chính tôi đang cùng uống chung với các bạn vậy!

—–

Một lần nữa, xin cám ơn mọi lời chúc sinh nhật của mọi người.

 

Hoang Ngoc Diep

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

4 BÌNH LUẬN

  1. Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn nhưng nhiều bạn trẻ hiện nay thất vọng với đất nước và chính quyền nên ước mơ nhập cư đến những vùng đất xa xôi và tiến bộ hơn để lập nghiệp cũng như học tập. Với lại khi đưa người khác thứ gì, nhiều người luôn coi thường người nhận và nghĩ rằng mình đang “bố thí” cho kẻ khác. Bởi vậy, mình rất thích cách bạn dùng từ “tặng” hơn là “cho”.

    Cảm ơn vì bài viết !

  2. Mình rất đồng cảm với ý kiến của bạn. Đặc biệt ở phần “Niềm tự hào và thực tế”. Nhiều khi, mình thật sự ái ngại – có lẽ với bạn là “hổ thẹn” – khi đọc một bài báo nào đó kiểu như “Việt Nam xếp thứ nhất về học giỏi” hay “Việt Nam thắng Mỹ trong cuộc thì olympic” hoặc “Hoa hậu Úc là người gốc Việt”. Thật là nực cười cho cái kiểu “tự hào vơ đũa” như vậy. Đồng ý rằng ta là người Việt, và tình yêu và niềm tự hào dành cho mảnh đất hình chữ S này vẫn theo dòng máu chạy hừng hực trong huyết quản. Nhưng thể hiện tình yêu bằng cách chỉ vào những người thành công và vỗ ngực: “Người Việt tôi có người như vậy đó, và tôi cũng là người Việt đó !”. Mình có thắc mắc rằng người dân ở những nước khác, họ có như vậy hay không ?

    Nói về bệnh thành tích, mình không nghĩ nguyên nhân từ nhà cầm quyền. Nước mình từ ngày xưa là nước nông nghiệp, ở thôn làng người dân đùm bọc lẫn nhau, nhưng đó là trong trường hợp TẤT CẢ MỌI NGƯỜI đều như nhau. Khi có cá nhân nào đó nổi bật, tự động sẽ bị tách rời, một phần vì ganh ghét, và một phần cũng vì chính người đó tự tách mình ra. Cái đáng nói của nhà cầm quyền, là làm điều đó càng trầm trọng hơn với phương ngôn “làm láo, báo cáo hay”.

    Mình nghĩ, chính quyền hiện tại đang nằm trong tay những người thuộc thế hệ trước, bảo thủ và ít học và phải chắp vá bằng những tấm bằng tại chức vô nghĩa về mặt kiến thức. Chính quyền đang đợi những người trẻ như chúng ta, được học hành đầy đủ, được tiếp xúc với thế giới để thay đổi đất nước.

    Lời cuối cùng là mình rất thích từ “Tặng” của bạn, thay cho từ “Cho”. Rất ý nghĩa, cảm ơn bạn rất nhiều.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI