27 C
Nha Trang
Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Sống như thế nào mới thực sự là đáng sống?

Hỏi và đáp cho bài “Phạm Công Thiện – Một thiên tài Việt Nam”

Hỏi: Tôi mới đọc bài viết của bạn, tôi thấy có nhiều vấn đề cần hỏi. Tại sao lại phải đi tìm ý nghĩa cuộc đời? Cứ sống bình thường, làm người tốt được rồi, triết lý cao siêu này nọ làm gì cho đời nó phức tạp thêm, mà có lợi ích gì đâu?

(Lâm) đáp: Trong cuộc sống quay cuồng, có khi nào chúng ta biết dừng lại để đặt câu hỏi về cuộc sống? Tại sao mình lại sống như vậy? Cuộc sống có ý nghĩa gì không? Câu hỏi này không có gì cao siêu, không phải chỉ dành riêng cho triết gia, học giả mà là câu hỏi dành cho tất cả mọi người.

Nếu chúng ta phớt lờ, không trả lời được thì cuộc đời chúng ta chỉ như những chiếc lá trôi nổi trên mặt nước, chịu sự lôi cuốn của dòng đời. Chúng ta phung phí thời gian vào những mục tiêu không đem lại ý nghĩa gì và cuộc đời giống như một vở kịch mà chúng ta là những diễn viên buộc phải diễn xuất cho đến lúc hạ màn, đến lúc chúng ta chết mà vẫn không hiểu được chúng ta đã sống để làm gì.

Hỏi: Bạn viết rằng giới trẻ đang sống mòn, đang ngủ say. Đi học, kiếm tiền, lướt web giải trí, theo đuổi nghệ thuật, theo đuổi đam mê… Cái gì anh cũng bảo là túng quẫn, bế tắc, không có gì mới mẻ, không có gì sáng tạo. Vậy phải sống thế nào mới thực sự là đáng sống? Chẳng lẽ phải bỏ mấy việc kia rồi sống như mấy triết gia, mấy nhà tu hành mới ý nghĩa sao, thật là không thực tế, viễn vông.

Đáp: Việc gì cần làm thì cứ làm, vẫn đi học, kiếm tiền, giải trí, có trách nhiệm với gia đình,… Cứ sống bình thường, chỉ có điều là nhận thức phải thay đổi, chỉ cần thế thôi.

Từ trước đến nay, câu hỏi về cuộc đời vẫn luôn là câu hỏi lớn và đỏi hỏi mỗi người phải tự nổ lực phi thường để tìm câu trả lời. Ý nghĩa thực sự của cuộc sống này tôi không thể trả lời thay bạn được vì ngôn ngữ không thể diễn tả được chân lý. Tuy nhiên, về khía cạch cuộc sống thì tôi có thể khuyên là chúng ta nên sống thế nào.

Sự thật là thời đại ngày con người sống quá vội vã, quay cuồng, tâm trí luôn xao động vì có quá nhiều thứ phải làm, phải học, phải theo đuổi và cũng có quá nhiều thứ để giải trí nên người ta luôn trong tình trạng “bận rộn” mà chẳng khi nào chịu dừng lại để tự hỏi tại sao ta phải sống như thế?

Đa số người ta làm mà không biết mình đang làm gì vì tâm trí họ luôn suy nghĩ tới quá khứ hoặc tương lai hoặc một mục tiêu khác. Ví dụ như vừa ăn cam vừa xem phim, họ cứ cho cam vào miệng và nhai còn mắt thì dán vào tivi. Họ ăn cam nhưng không thực sự ăn cam. Họ không cảm nhận hết được mùi vị, sự tiếp xúc, sự màu nhiệm của thực phẩm với cơ thể. Tương tự, chúng ta đi mà không biết mình đang đi vì trong đầu chúng ta nghĩ toàn những chuyện ở đâu. Bạn có biết là đi bình thường trên mặt đất là một phép lạ không và khi nhận thức được điều này bạn sẽ thấy rằng bạn rất hạnh phúc và may mắn. Thường thì khi bị cụt chân hoặc bị nằm liệt giường không đi lại được người ta mới ý thức rõ được việc đi là một phép lạ. Cái này trong đạo Phật người ta gọi là sống có chánh niệm.

Tóm lại, chúng ta nên sống thế nào tuỳ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người. Tôi chỉ đưa ra hướng dẫn thế này.

Thứ nhất, nên sống chậm lại một chút để thưởng thức cuộc sống này, thực hành sống có chánh niệm để ý thức được mỗi hành động, mỗi suy nghĩ của mình. Sống có chánh niệm không phải là chuyện dễ. Bạn phải luôn ý thức, quan sát chính nội tâm mình. Chuyện này phải tập mới làm được. Nó không có gì quá cao siêu mà chỉ là những việc bạn vẫn làm thường ngày thôi. Tôi ví dụ khi bạn đi, bạn đừng suy nghĩ những chuyện khác, chỉ nghĩ trong giây phút hiện tại là đang đi, mỗi chuyển động của chân bạn cần phải ý thức được; dần dần bạn ý thức về toàn cơ thể, về người thân, về các đối tượng xung quanh cuộc sống và về cả vũ trụ này.

Thứ hai, bạn phải tìm câu trả lời bạn là ai? Chỉ khi nào bạn biết bạn là ai thì mọi thứ mới trở nên có ý nghĩa với bạn, bạn mới giải quyết được hết các rắc rối mà cuộc sống đem lại và cuộc sống cho đến lúc chết của bạn mới thực sự ý nghĩa. Câu hỏi này không ai có thể trả lời thay bạn được, giống như người nào ăn thì người đó no. Khi bạn biết được bạn là ai thì bạn sẽ biết được bí mật lớn nhất của vũ trụ này và đương nhiên là bạn sẽ tự biết cần phải sống như thế nào.

Tác giả: Nguyễn Hữu Lâm

*Featured Image: KatiaMaglogianni 
spot_img

BÀI LIÊN QUAN

11 BÌNH LUẬN

  1. Thật trùng hợp khi đọc được bài này của tác giả vì mình củng đang đọc cuốn sách Quyền Lực Đích Thực của thiền sư Thích Nhất Hạnh . Mình nghĩ là mình hiểu được ý của tác giả và mình củng đang thực tập sống Chánh niệm như tác giả nói . Mình đã thấy cuộc sống của mình bớt nhàm chán hơn khi mình tập trung vào hơi thở mỗi và ý thức được mình đang có mặt ở thời điểm hiện tại . Thân và tâm đều có mặt ở thời điểm hiện tại . Mình dần cảm thấy khỏe khoắn hơn bớt phải suy nghĩ linh tinh để thực sự sống cho mình . Cám ơn tác giả đã viết bài có ích như thế này !!

    • Sống có chánh niệm là sự tiến bộ lớn trong đời người, bạn đã là một con người tuyệt vời rồi. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích cuối cùng. Khi sống có chánh niệm bạn sẽ có an lạc và hạnh phúc nhưng nó cũng còn mong manh. Hơn nữa, khi thực hành những bài tập chánh niệm đó sau một thời gian dài bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và mất chánh niệm. Chúc bạn thân tâm luôn an lạc!

    • Muốn biết ta là ai thì cần buông bỏ mọi câu hỏi ngoại trừ câu “ta là ai?”, phải tự mình nổ lực tìm kiếm. Chỉ giữ loại hoài nghi đó trong lòng, Kiến thức và kinh nghiệm là một trở ngại lớn do đó cũng cần buông bỏ. Đối với nhiều người câu “ta là ai?” rất vô nghĩa, vì họ đơn giản chỉ thấy “Tôi là đây chứ đâu”… Chỉ những người nổ lực phi thường đi tìm chính mình là ai thì mới có thể nhận được câu trả lời, bằng ko thì dù có nói đến đâu cũng vô ích. Khi đủ nhân duyên, đến một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra được câu trả lời, nó đã có sẵn ở trong bạn rồi.

      • Mình không thích đọc sách cho lắm vì mình ngu muội, hay bị dính mắc vào ngôn tự mà không hiểu ý tác giả. Khó hơn nữa là tác giả là người nước ngoài, lại qua 1 người dịch khác. Cho dù người đó có thông thạo dịch thuật đến đâu, am tường ngôn ngữ thâm sâu thì mình cho rằng người dịch vẫn khó mà truyền tải được ý tác giả? Vì lời nói vốn chẳng có nghĩa thật.

    • Muốn biết ta là ai thì cần buông bỏ mọi câu hỏi ngoại trừ câu “ta là ai?”, phải tự mình nổ lực tìm kiếm. Chỉ giữ loại hoài nghi đó trong lòng, Kiến thức và kinh nghiệm là một trở ngại lớn do đó cũng cần buông bỏ. Đối với nhiều người câu “ta là ai?” rất vô nghĩa, vì họ đơn giản chỉ thấy “Tôi là đây chứ đâu”… Chỉ những người nổ lực phi thường đi tìm chính mình là ai thì mới có thể nhận được câu trả lời, bằng ko thì dù có nói đến đâu cũng vô ích. Khi đủ nhân duyên, đến một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra được câu trả lời, nó đã có sẵn ở trong bạn rồi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI