Painting: Wasfi Akab
Một câu nói cửa miệng rất quen thuộc của “bọn trẻ”: “Sống bằng niềm tin à?” Ừ, đúng rồi đấy, sống bằng niềm tin.
Trong class cuối cùng của dự án tiếng Anh tôi đang học, chủ đề ngày hôm đó là “Like & Dislike”, bạn phải đưa ra ý kiến đồng ý/không đồng ý với một sự việc. Và sự việc thứ ba là “có hay không nên có án tử hình”. Tôi đã rất lưỡng lự, đứng ở giữa hai hàng ở một lúc lâu, rồi lòng không kiềm chế được thêm, đứng về bên ít ỏi – mà hẳn là các bạn đã biết là bên nào “không nên có án tử hình”. Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, thậm chí là ý kiến tôi bắt buộc phải lựa chọn trong buổi học ngày hôm ấy, giữa agree và disagree, thực sự tôi vẫn còn lưỡng lự chưa biết nghiêng về bên nào.
Nhưng tôi mượn cái đó, để nói về cái tiêu đề của bài viết “sống bằng niềm tin”. Ngày hôm đó, tôi đã đưa ra một cái lý luận cho sự lựa chọn của mình là thế này: “Có thể các bạn tin, không có câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Nhưng tôi lại là một cô gái có niềm tin mãnh liệt đối với thế giới này. Tôi tin, trước khi là tội phạm, là kẻ giết người, những người đó là một đứa trẻ, họ cũng có ước mơ, họ cũng có khao khát. Tôi tin, trong sâu thẳm một con người độc ác, vẫn là một trái tim nóng, vẫn có thể thức tỉnh yêu thương.” Thực sự ngày hôm đó, tôi đã lúng túng không biết tìm giải pháp nào để trừng trị những kẻ giết người thích đáng, mà không phải giết họ đi, nhưng tôi vẫn cứ tin vô điều kiện rằng, nhất định sẽ còn một cách khác tốt hơn…
Và khi ngồi lơ mơ nhớ lại chuyện đó, tự nhiên…tôi nhớ đến một người – Lê Văn Luyện. Chúng ta quá căm phẫn với tội ác mà cậu ta đã gây ra – giết hại cả một gia đình. Cái án tử hình là xứng đáng, đúng không? Thời gian đó, cả dư luận dậy sóng đòi tử hình kẻ đọc ác. Nhưng khoan, tôi không tranh luận về việc Lê Văn Luyện xứng đáng nhận án tử hay không, tôi chỉ tự hỏi mình câu này, liệu hồi bé, Lê Văn Luyện có đôi mắt trong sáng không, có cười tươi tắn như cô cháu tôi bây giờ không, có sún răng không, và có đã – từng ngây thơ không. Điều gì tạo nên một Lê Văn Luyện giết người, một Lê Văn Luyện đầy thản nhiên, chẳng chút hối lỗi trước vành móng ngựa, điều gì tạo nên tội ác?
Và một câu chuyện này, không có thực. Một câu chuyện trong tuyển tập truyện ngắn Nam Cao – Tư Cách Mõ. Tôi đọc mà thấy đau. Từ một người nông dân hiền lành, chân chất, nhận một công việc ở chùa mà người ta gọi là “sãi” – như kiểu giống một người đi “truyền thông” – thông báo những việc trong làng, Lộ biến thành một thằng có “tư cách mõ” chính cống – chỉ vì cả làng thấy thằng đó nó có ăn dễ dàng quá, được mấy sào đất làng cho, tự nhiên được ăn không, được ăn sung sướng, cả làng ghen, mọi người cứ lảng dần, vì thằng đấy “mõ”. Và thế, là Lộ thành mõ, một thằng trơ trẽn, một thằng ăn tham, một thằng chẳng còn đáng để nhìn. Tại sao Lộ trở thành như thế? Vì những người xung quanh, đã cho anh một niềm tin mạnh mẽ: Anh – là – Mõ.
Một đứa con nữa của Nam Cao, là Chí Phèo đấy thôi. Xã hội đưa đẩy, cuộc đời dồn dập, từ một chàng thanh niên, bóp chân cho một con đàn bà mà như khúc gỗ biến thành một thằng rạch mặt ăn vạ, vết rạch chằng chịt. Tại hắn một phần, và phải chăng, cả tại sự dồn hắn vào chân tường của cụ Bá – kẻ đại diện cho giai cấp thống trị phong kiến lúc bấy giờ. Vào tù, hắn ra trở thành một người khác hẳn, chẳng còn biết đã bao nhiêu tuổi. Đời dồn vào chân tường, cả xã hội cho hắn niềm tin – hắn là một thằng như thế. Thị Nở cho hắn hy vọng hắn có thể làm người một lần, có thể có mái ấm gia đình, có thể có tình yêu giản dị: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui…” Nhưng thật tiếc,…
Dù là trong truyện, hay ngoài đời, hay một nơi nào đó không phải trái đất nếu như có sự sống, thì tôi tin rằng, niềm tin là một thứ ảnh hướng rất lớn đến cuộc sống của bạn. Niềm tin của bạn về chính bản thân mình là một phần cực kỳ quan trọng, nhưng niềm tin của người khác vào bạn cũng rất quan trọng. Vậy thì, những “người khác” ơi, khi bạn đọc được những dòng này, hãy mang đến cho những người xung quanh mình những niềm tin tốt đẹp vào điều họ có thể làm được. Hãy luôn nhìn vào những điều tốt đẹp của người khác. Hãy sống mở lòng. Hãy trân trọng thành công của người khác. Hãy nâng đỡ, tạo dựng niềm tin cho người khác. Như thế, càng ngày sẽ càng ít Chí Phèo, ít Lộ, ít Lê Văn Luyện. Như thế, cuộc đời sẽ đẹp hơn…
Totto Chan
Tôi đã từng rơi vào trường hợp như bạn :3 Nhưng không phải trong 1 lớp học mà trong một lần dạo mát và tự suy nghĩ : Tôi nghĩ tại sao phải giết những kẻ phạm tội ….. và tôi nghĩ đến cả 2 phương hướng
– Vì sao phải giết : Vì tội rất nặng, không thể tha thứ được, nuôi tốn cơm, khó thay đổi.
– Vì sao không : Vì họ vẫn là con người, vẫn có thể thay đổi, vẫn có cái tâm đã từng lương thiện(như bạn nói)
Nhưng rồi tôi lại nghĩ, nếu họ không bị giết thì sẽ có thêm bao nhiêu kẻ phạm tội ? Bao nhiêu người vô tội bị hại nữa ? Điều gì xãy ra nếu họ không thay đổi họ xấu từ trong tâm ?
Đúng là trẻ con đứa nào cũng trong sáng, thánh thiện … nhưng khi lớn lên tâm lý chúng sẽ quyết định chúng ra sao, tất nhiên không trường hợp nào là không thay đổi được nhưng liệu sự thay đổi đó có diễn ra dễ dàng và nhanh chóng ?
Và tôi nhận ra …. cuộc đời này luôn cần những con tốt thí – những vật thí nghiệm ….. họ những kẻ vô tình hay cố ý trở thành kẻ xấu dù bất cứ lý do gì thì cũng phải nhận sự trừng phạt …. đôi lúc điều đó thật độc ác ….. nhưng nó sẽ là 1 sợi chỉ luồn vào tâm tư của những con người đã và sẽ trở thành kẻ xấu, sợi chỉ trừng phạt ấy cùng với sợi chỉ giáo dục sẽ đan thành lớp vỏ ngăn chặn sự xấu xa từ thâm tâm ấy ……..
Sự trừng phạt là cần thiết để tao nên sự công bằng …… vì hiện tại chúng ta khôg thể biết tâm họ nghĩ gì ? có thiện hay không ? ……. chúng ta không bao h biết được ….. vì thế chúng ta không nên để 1 kẻ phạm trọng tội có được tự do …. vì đó là sự bất công với người lương thiện ….
~baka~
Nhân chi sơ tính bản thiện!
cần phải phân biệt được hai trường hợp: thứ nhất con người ta trở lên xấu xa do hoàn cảnh và xã hội…….dồn ép, và thứ hai là con người ta trở lên xấu xa do chính bản thân họ, do bản ngã xấu xa, do lý trí không kiềm chế được những suy nghĩ, những ham muốn, do lòng tham không được dập tắt ngay từ đầu mà lại được khuyến khích bởi những mộng tưởng, dẫn tới việc BẤT CHẤP THỦ ĐOẠN để đạt được mục đích, với tôi thì án cần tạo niềm tin cho người khác- điều đó đúng nhưng không phải chính xác trong mọi trường hợp. nếu một người không biết trân trọng thậm chí lợi dụng niềm tin của chúng ta thì chẳng nhẽ chúng ta vẫn cứ cho đi như một sự tiếp tay cho tội ác sao
Tôi thì hoàn toàn tin tưởng rằng ta không nên có, không được phép có án tử hình. Không ai có đủ tư cách để phán xét một người nên sống hay nên chết.
Uh,thế những kẻ giết người không ghê tay,chẳng mảy may suy nghĩ đến người nhà của người còn sống,… ai cho chúng quyền giết người ta???
Ko có luật từ hình có mà loạn,theo mình còn phải giảm mức độ để “được” tử hình,như vậy cuộc sông này sẽ tốt hơn.Phải pháp trị chứ nhân trị thì đến bao giờ???
nhân trị phải làm cả đời … cả thế hệ …. cả thế kỉ vẫn khó dứt …..
~baka~
Khi gặp một vấn đề nào đó mà ta cứ nghĩ “Nó khó qá làm sao đây” thì ta chẳng bao h giải quyết được nó cả, vì niềm tin trong ta đã mặc định là”Ta k thể làm được”. Nhưng nếu ta thử suy nghĩ khác đi ” Nó dễ mà, chịu khó động não tí đi” thì dù cho nó khó cỡ nào bạn vẫn có thể tìm ra cách giải quyết cho nó theo hướng này hoặc hướng khác. Đó là niềm tin mà chúng ta cần có,tin rằng “Ta sẽ làm được” 😀
Đúng vậy! Tôi rất thích xem một người cứ đập đầu vào đá để thể hiện tính kiên định và dũng cảm của minh là muốn ngồi coi . Các bạn nên charge tiền vé, không nên cho thiên hạ coi chùa mình đập đầu vào đá để thể hiện tính kiên định và dũng cảm của mình . Thế mới là khôn ngoan .