18.9 C
Da Lat
Thứ Ba, 6 Tháng 5, 2025

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 9

Nghịch lý của tâm thức: Tâm hồn già và tâm hồn trẻ thơ

0

Khi bạn tu tập tâm linh, bạn đang tiến về vùng đất của những tâm hồn già cỗi, nhưng đồng thời cũng đang bước vào địa đàng của trẻ thơ. Đây là nghịch lý, nhưng thật ra chỉ là hai biểu hiện của cùng một trạng thái tâm thức.

Nếu bạn quan sát những người lớn tuổi, bạn thấy được vẻ điềm đạm bên trong họ. Tồn tại một thứ gì đó rất sâu thẳm và từ tốn. Đó là những biểu hiện từ vết hằn của thời gian bên trong tâm thức. Họ biết rằng một thứ gì đó đến rồi lại đi. Quãng thời gian tồn tại đủ lâu đã cho họ biết điều đó. Họ không còn quá vồ vập và phấn khích quá mức vì một điều . Một phần vì họ biết mọi thứ đều vô thường, một phần vì họ muốn thưởng thức từng khoảnh khắc của sự tồn tại.

Nếu bạn tu tập tâm linh, bạn cũng dần tiến đến những phẩm chất đó. Tu tập tâm linh dạy cho bạn cách buông bỏ những dính mắc. Buông bỏ khiến cho bạn nhẹ nhàng và điềm đạm. Bạn không còn phản ứng quá mức với một sự kiện nào đó nữa. Thay vào đó, bạn chậm rãi quan sát và đón nhận chúng, nhìn ra bản chất của chúng, và trí tuệ cũng phát sinh từ đây. Một người càng điềm đạm thì càng trở nên sáng suốt và thông thái. Mặc dù trạng thái lão hóa của cơ thể và vết hằn của thời gian sẽ dễ đưa một người đến trạng thái đó hơn, nhưng không hẳn cứ phải già đi bạn mới có thể ở trong trạng thái đó. Nó có thể xuất hiện trong cơ thể của một người trẻ, mặc dù ở đó năng lượng căng tràn và đôi khi sốc nổi. Nhưng nếu anh ta đủ buông bỏ, kỷ luật và phát triển về mặt tâm hồn, nét điềm đạm và thông tuệ sẽ hiện trên khuôn mặt anh ta.

Và ở trạng thái tâm thức đó, chúng ta cũng có thể là một đứa trẻ thuần khiết. Hầu hết đứa trẻ này đã biến mất khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành – khi tâm trí bắt đầu hấp thụ những toan tính và khuôn mẫu từ xã hội. Chúng ta có thể thấy những khuôn mặt cau có nghiệm trọng hóa mọi thứ từ người lớn, họ không có vẻ gì là một đứa trẻ cả. Họ chẳng thể sống trong hiện tại, họ không thể thưởng thức một điều gì. Tất cả quãng thời gian họ dành để sống bên trong tâm trí của họ. Hoặc họ có thể thưởng thức được một chút thực tại, nhưng không lâu sau đó, họ nhanh chóng bị xao lãng bởi dòng thác suy nghĩ đang cuồn cuộn bên trong.

Đây là cái chúng ta thực tập trong thiền định – học cách để trở thành một đứa trẻ. Khi đó, chúng ta hoàn toàn kết nối với thực tại mà không bị bất cứ một suy nghĩ liên miên lan man nào cuốn đi. Nếu bạn quan sát những đứa trẻ đang tập trung vào thứ đồ chơi của chúng, chúng thật sự là những thiền sư. Chúng hoàn toàn chánh niệm và không mảy may có bất kỳ sự mất tập trung nào. Chúng ăn và chúng chỉ ăn, chúng chơi và chúng chỉ chơi, chúng tập trung và chúng chỉ tập trung. Và chúng rất vui vẻ với tất cả những điều đó. Người lớn chúng ta cũng có thể như vậy. Đứa trẻ thích khám phá và tò mò trong chúng ta không mất đi, chỉ là chúng ta đã lãng quên nó, hoặc không nhận ra rằng chúng ta vốn vẫn luôn là nó.

Một điều khác nữa bạn có thể thấy ở trẻ thơ là chúng xem mọi thứ rất nhẹ nhàng. Chúng không quan trọng hóa bất kỳ điều gì. Quan trọng hóa mọi thứ là thói quen của bản ngã. Bản ngã cần quan trọng hóa một thứ gì đó để khiến nó trông có vẻ siêu việt hơn kẻ khác. Khi cái tôi cho rằng thứ nó làm là quan trọng, nó mới có thể chứng tỏ sức mạnh của nó. Nhưng trẻ thơ thì không, chúng nghiêm túc với những thứ chúng chơi và sáng tạo, chúng vui vẻ và khám phá nó, nhưng chẳng bao giờ quan trọng hóa những thứ mà chúng tạo ra. Chúng thích trải nghiệm hoàn toàn thực tại mà chúng tham gia thay vì ám ảnh về những thành tích trong đầu chúng.

Đó là một góc nhìn của một vị Thánh, ở đó, vũ trụ chỉ đơn thuần là một giấc mơ – và là một trò đùa lớn. Vũ trụ được tạo ra chỉ vì mục đích sáng tạo. Và theo quy luật thành trụ hoại diệt, vũ trụ hay thế giới một ngày nào đó cũng sẽ qua đi. Điều duy nhất có thật và là nền tảng của mọi biểu hiện chính là Tâm Thức. Giống như triết gia vĩ đại Adi Shankara nói “Vũ trụ là ảo, chỉ có God là thật”.

Xem vũ trụ như một trò đùa không đơn giản là việc buông thả và hời hợt của ego. Nghịch lý là, để xem thế giới như một trò đùa, bạn cần rất nhiều luyện tập và thực hành. Bạn không thể xem thế giới như một trò đùa dưới góc nhìn của một bản ngã. Bản ngã không thể làm điều đó, vì một thứ ảo tưởng nhỏ bé không thể phủ định một ảo tưởng vĩ đại. Một giọt nước không thể phủ định một làn sóng, chỉ có đại dương mới có thể làm điều đó. Để xem thế giới là một trò đùa, bạn cần nhận ra bản chất đích thực vĩnh cửu và phổ quát của bạn. Điều này yêu cầu rất nhiều sự dũng cảm, buông bỏ, yêu thương và hy sinh. Nó không chỉ đơn thuần là sự ích kỷ của bản ngã.

Từ góc nhìn đó, bạn có thể cười, một nụ cười hỷ lạc của niềm vui sáng tạo, đó là nụ cười của Phật Di Lặc – là biểu tượng từ niềm vui của Thượng Đế. Điều này dạy cho chúng ta rằng chúng ta đến với cuộc sống này để sáng tạo, vì niềm vui và tình yêu thương, thay vì bạo lực, mâu thuẫn, ích kỷ, hay tất cả những đau khổ mà chúng ta đang dày xéo cho nhau.

Tuy nhiên, trở thành đứa trẻ hay một tâm hồn trưởng thành không phải là điều dễ dàng. Nó yêu cầu một bước dịch chuyển tâm thức đủ lớn. Khi bạn đủ buông bỏ những dính mắc trong tâm thức, mọi thứ bỗng dưng trở nên nhẹ nhàng, và bạn điềm đạm hơn. Tâm thức của bạn không còn bị thắt nút vào một đối tượng nữa, nó bắt đầu giãn nở. Và với sự rộng mở đó, năng lượng, niềm vui và thực tại mới có thể tràn vào. Bạn cảm nhận được sự sống động và màu nhiệm của cuộc sống.

Sự thông thái và điềm đạm của một linh hồn trưởng thành lẫn sự thuần khiết và niềm vui của trẻ thơ thực ra chỉ là hai mặt của một tâm thức đang ở tần số rung động cao. Bạn đều có thể là hiện thân của cả hai, chúng không hề đối nghịch nhau. Những chúng có thể thiếu khuyết về mặt biểu hiện bên trong một cơ thể.

Khi còn bé, bởi vì cơ thể và tâm trí còn quá non nớt, sẽ không đủ phát triển để biểu hiện sự thông minh và óc quan sát. Còn khi đã già, cơ thể ấy không còn đủ sức để truyền tải khối năng lượng bên trong. Vậy nên thời gian để tu tập tốt nhất là khi bạn còn trẻ, nơi cả tâm trí, cơ thể và năng lượng đều đang ở mức tốt nhất.

Chúng ta đã phí quá nhiều kiếp sống để lẩn quẩn trong khổ đau và ảo tưởng. Việc quan trọng nhất cuộc đời mỗi người đó chính là nhận ra Bản Chất Thật Sự của bạn. Nó không yêu cầu bạn phải đạt được một điều gì đó mới, nó yêu cầu bạn ở lại với những gì vốn luôn ở đó. Khi đó, cuộc sống của Bạn mới bắt đầu.

Tác giả: Kyogi
Photo: Senjuti Kundu – Unsplash


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp
💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP

Bạn đang mất niềm tin vào cuộc sống sau quá nhiều thất bại?

Ở trường dạy bạn nước đựng trong ly, nhưng ở đời bảo bạn nước còn chứa ở biển cả bao la. Pháp luật dạy bạn, tình yêu là sự hòa hợp giữa hai người một nam một nữ nhưng trường đời dạy bạn vẫn có những tình yêu đồng giới và vẫn có những kẻ thứ ba xuất hiện trong một mối quan hệ và kẻ trong cuộc gọi đó là tình – yêu. Cha mẹ dạy bạn, phải biết sống chan hòa với mọi người nhưng đời cho bạn thấy, những lời cha mẹ dạy bỗng trở nên vô nghĩa khi bạn nhận ra rằng, sự thân thiện không thể được sử dụng với những kẻ ngạo đời.

Và khi ta lớn, ta nhận ra cuộc đời cũng là một ngôi trường với đủ loại bạn học, đủ kiểu giáo viên, đủ bài kiểm tra và không phải ai cũng có thể tốt nghiệp một cách xuất sắc.

Đời là vậy, bất ngờ và đầy cám dỗ. Đời là thế, bất công và đầy nước mắt. Con đường nào đến thành công thì con đường đó có thất bại. Và con đường dẫn đến hạnh phúc bao giờ cũng chất đầy đau thương. Có lẽ trong hành trang vào đời của bạn đã đầy đủ những thứ mà bạn nghĩ là sẽ giúp bạn chinh phục con đường trước mắt nhưng tôi nghĩ, cái mà bạn đang thiếu là cái mà bạn không bao giờ nghĩ đến.

Này nhé, tôi không phủ nhận sự bất tử của tình yêu nhưng tôi lại không tin vào một tình yêu bất tử. Hôm nay bạn yêu, yêu, yêu say đắm. Yêu, yêu, yêu quên cả lý trí. Yêu, yêu, yêu mù quáng quên cả bản thân, quên cả những đứa bạn thân thường cặp kẻ thuở độc thân, quên cả công việc, quên cả học hành và quên cả đề phòng cho những tổn thương nếu một ngày nào đó tình yêu đó không còn. Bạn chắc không còn lạ lẫm gì với một mối tình sâu sắc, vượt qua mọi thứ để đến với nhau nhưng lại chia tay nhau vì những lý do lãng nhách như “không hiểu nhau”, như bất đồng gia đình, hay đơn giản là vì kẻ thứ ba.

Vậy bạn sẽ làm gì, lao đến rượu, tìm đến bia, lục lọi tìm dao lam, kiếm sợi dây thắt cổ? Tôi không nghĩ những điều đó là tốt, mà tôi nghĩ cái bạn cần cho tâm trạng lúc này, đơn giản là 1 cái nắm tay. Phải! Hãy nắm tay một người mà bạn thương yêu nhất, một người bạn, người mẹ, người cha hay thậm chí là một con chó. Ít nhất là trong lúc chênh vênh nhất, sự ấm áp của đôi bàn tay sẽ kéo bạn về với thực tại cuộc sống, nó không đưa bạn thoát ra hoàn toàn những đau thương nhưng nó cho bạn biết, cuộc đời này vẫn còn một điều tốt đẹp đang níu chân bạn.

Bạn đang mất niềm tin vào cuộc sống sau quá nhiều thất bại, bạn nhìn thấy phía trước mình chỉ hoàn toàn là một màu đen vô vọng, bạn loay hoay mãi trong cái vòng tròn tự kỉ do bạn vẽ ra và thầm nghĩ “đời thật trớ trêu”. Lúc này, hãy gọi cho người bạn yêu thương nhất, nắm lấy tay họ và ôm lấy họ. Bạn tin không! Sức mạnh được tỏa ra từ tình yêu có thể đẩy lùi những mệt mỏi đang chế ngự bạn. Nhanh thôi, ít thôi nhưng thực sự cần cho bạn vào những lúc như vậy.

Tôi thích hôn nhân của người nước ngoài, tôi thích cách họ hôn nhau trước khi ra khỏi nhà, cách họ ôm nhau khi chúc nhau ngủ ngon, cách họ sử dụng những lời chúc, những lời hỏi han và những nụ cười. Đó là cách mà họ nuôi dưỡng tình yêu qua từng ngày từng tháng. Và đó cũng là cách mà người Việt ta thường ngại khi dùng chúng. Người Việt chỉ chúc nhau vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, cưới hỏi hay khi có một ngày lễ nào đó. Người Việt ta đến giờ lại lăn ra ngủ, đến giờ lại lao đi làm mà quên mất những cử chỉ yêu thương dành cho gia đình. Họ ra đường cùng nhau, họ thường nắm tay nhau khi người Việt ta lại thân ai nấy đi.

Cái nắm tay không chỉ làm cho người trong cuộc thấy ấm áp mà còn khiến cho những người nhìn vào như tôi cũng cảm thấy một chút hạnh phúc lây. Tôi không so sánh nước mình với nước bạn bởi có thể đó là văn hóa nhưng cái tôi đang nhấn mạnh, là sự gần gũi của đôi bàn tay khiến cho trái tim cũng xóa dần khoảng cách. Hay thật! Hơi ấm từ đôi bàn tay nhỏ.

Tiếc làm gì một cái siết làm đời ta thêm vui. Tiếc làm chi một lần nắm thêm ta bao sức mạnh. Niềm tin chẳng ở nơi xa lạ. Nó ở ngay hơi ấm lòng bàn tay!

Tác giả: Yến Mèo

Artwork: Mushroom Dreams Visionary Art


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp
💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP

Những phương pháp thực tập tâm linh từ các nền văn hóa (Phần 2) – Truyền thống Phật giáo

0

Phật giáo ngay từ đầu được cho là con đường của trí tuệ. Tôn giáo này được hình thành dựa trên phần lớn những nền tảng giáo lý của Đức Phật Gautama. Về mặt bản chất, đây cũng là một con đường nhận thức bản lai diện mục (hay còn gọi là Phật Tánh) bên trong mỗi người qua việc học hỏi kiến thức. Một vị Phật cũng có thể được gọi là một vị Jnani (người trực nhận Chân Ngã, ví dụ như Ramana Maharshi).

Tuy thiên về trí tuệ, nhưng để giúp chúng sinh thực tập một cách trực tiếp để nhận ra Phật Tánh, Đức Phật đã khai sinh ra phương pháp Thiền Vipassana, hay còn gọi là Thiền Minh Sát hay Thiền Quán. Ở phương pháp này, môn sinh chú trọng vào quán sát cơ thể, hơi thở, cùng mọi suy nghĩ phát sinh, từ đó học cách tách mình ra khỏi sự ảnh hưởng của tất cả những ngoại lực.

Sau khi Phật giáo đã phát triển và lan rộng một thời gian, trải qua sự cải biến cùng sự du nhập văn hóa, Thiền Tông bắt đầu được hình thành tại Trung Quốc, chú trọng chủ yếu vào thực hành thiền định chuyên sâu. Sau này khi lan rộng ra vùng châu Á, nó còn được biết đến cái tên Zen, bắt nguồn từ tiếng Nhật Bản. Như chúng ta đã đề cập đến Raja Yoga, thì Zen, Thiền Tông hay Thiền Minh Sát không quá mấy khác biệt khi tất cả đều hướng đến việc làm chủ và thuần hóa tâm trí, nhận ra Tính Không thường hằng.

Trong Bát Chánh Đạo, 8 con đường đúng đắn để thoát khổ mà Đức Phật đã đề xuất cho chúng sinh, có Chánh Niệm – tức tỉnh giác, biết rõ những gì phát sanh trong từng khoảnh khắc của hiện tại, bây giờ và ở đây. Dựa vào điều này, các vị thiền sư và đạo sư tâm linh phát triển thêm phương pháp Thiền Chánh Niệm.

Trong giai đoạn thế kỷ 20 – 21, Thiền Chánh Niệm được phổ biến và đề cao nhờ hai vị thầy tâm linh: vị thứ nhất là Eckhart Tolle thông qua cuốn sách Sức Mạnh của Hiện Tại và thứ hai là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, người phổ biến phương pháp thiền này tại phương Tây.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là một tu sĩ vào thời kỳ diễn ra chiến sự giữa Việt Nam và Mỹ. Tại thời điểm đó, Thầy làm việc với vai trò là một nhà văn và là nhà hoạt động hòa bình. Trước đó, thầy được tiếp cận với Phật Giáo thông qua Thiền Tông và các phương pháp thiền định truyền thống nhưng Thầy thấy rằng những phương pháp này không phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Đó là thời điểm mà tọa thiền trở thành một việc xa xỉ, dân chúng phải đối diện với nạn đói triền miên và các tăng đoàn Phật tử liên tục bị đàn áp, thậm chí bị giết bởi lực lượng quân sự thời điểm đó.

Nhận thấy điều này, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh sáng tạo ra một phương pháp tiếp cận mới mà Thầy gọi là Đạo Bụt Nhập Thế (Applied Buddhism, nghĩa đen là Phật pháp ứng dụng), tức là mang trường năng lượng bất nhị trong Thiền ứng dụng vào mọi tình huống trong đời sống và sống trong đó một cách tự nhiên. Bởi khi đó, Thầy phải đảm nhiệm mọi vai trò trong xã hội, từ người chữa bệnh cho đến y tá, đôi lúc là nông dân, hoặc chiến lược gia và nhà phát ngôn. Và Thiền Chánh Niệm là cách duy nhất để Thầy có thể đưa Bụt vào tâm trong mọi khoảnh khắc trong đời sống.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã nói: “Đạo Bụt nhập thế trước hết là một đạo Bụt có mặt từng giây từng phút trong đời sống hằng ngày. Đạo Bụt có mặt khi ta chải răng, khi ta lái xe; khi đi siêu thị đạo Bụt cũng có mặt để giúp ta biết cần mua những gì và không cần mua những gì. Đạo Bụt dấn thân cũng là một nguồn tuệ giác để đáp ứng lại những gì đang xảy ra trong hiện tại, bây giờ và ở đây – tình trạng trái đất nóng lên, khí hậu thay đổi, môi trường sinh thái bị phá hủy, thiếu truyền thông, chiến tranh, xung đột, tự tử, ly hôn. Nếu có thực tập chánh niệm, chúng ta ý thức được những gì đang diễn ra trong cơ thể mình, những cảm xúc, cảm thọ trong ta và những gì đang xảy ra với môi trường của chúng ta. Đó chính là đạo Bụt nhập thế. Đạo Bụt nhập thế là một đạo Bụt đáp ứng được với bất kỳ điều gì đang xảy ra trong hiện tại, bây giờ và ở đây.”

Khi chúng ta dùng hệ quy chiếu là cái tôi mà Eckhart Tolle nói tới, chúng ta thấy rằng cái tôi cá nhân rất sợ khoảnh khắc hiện tại, bởi vì khi đối diện với khoảnh khắc hiện tại, cái tôi tan biến. Khi so sánh về bản chất, Thiền Chánh Niệm rất giống với Vô Vi và Karma Yoga, khác ở chỗ Thiền Chánh Niệm chủ yếu lấy khoảnh khắc hiện tại và hơi thở làm nơi neo đậu chính yếu.

Thầy Annamalai, đệ tử gần gũi với thầy Ramana Maharshi có nói:

“Nếu bạn có thể từ bỏ nhị nguyên, chỉ còn lại một mình Brahman, và bạn biết mình là Brahman đó, nhưng để khám phá được điều này cần phải thiền định liên tục. Đừng phân chia thời gian cho việc này. Đừng xem nó là một thứ bạn làm khi ngồi với đôi mắt nhắm. Việc thiền định này phải liên tục. Thực hành nó trong khi bạn đang ăn, đi bộ và thậm chí nói chuyện. Nó phải được tiếp tục mọi lúc.” (Final Talks)

Tác giả: Kyogi
Photo: Arun Prakash on Unsplash


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp
💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP

Khi người phụ nữ động viên người đàn ông

0

Bạn có biết không, những người đàn ông tích cực luôn được thu hút tới những người phụ nữ ủng hộ con đường của mình. Và khi người phụ nữ bắt đầu ủng hộ người đàn ông, cuộc đời anh ấy sẽ bước sang một con đường tích cực.

Đôi khi, không phải cô ấy động viên anh ấy làm cụ thể một việc gì, mọi thứ không nằm ở “việc gì”, mà nằm ở sự động viên. Một khi có tình yêu và sự cổ vũ, tất cả là đã đủ, việc gì xảy ra sau đó sẽ đều vâng theo rung động của tình yêu và được chúc lành bởi tình yêu.

Khi động viên, nàng đang trao cho người đàn ông sự tự do, sự tự tin khám phá và khả năng chịu trách nhiệm. Nàng trao cho chàng khả năng tự đánh giá và quyết định, tự vấp ngã và đứng lên. Nàng để cho những đức hạnh và tiềm năng bên trong chàng được nảy mầm và lớn dậy.

Khi động viên, người phụ nữ đang khuyến khích người đàn ông tin vào chính mình, và hơn cả, tin vào sự dẫn dắt của cuộc đời. Chẳng phải tin vào chính mình và tin vào Đất Trời là tất cả những gì con người cần để trở nên hạnh phúc và thịnh vượng hay sao?

Anh ấy có thể lạc bước trong ma trận của lý trí, hay bị bó chặt trong những chiếc lồng thói quen, rồi trở nên khô cứng, bất an và khép lòng. Nhưng đến một ngày Thượng Đế phái xuống một Thiên thần đầy yêu thương và nhạy cảm để cùng kề vai sát cánh, thậm chí để cùng tổn thương tan vỡ khi đi xuyên qua cuộc đời, anh ấy biết rằng mình đã được Trời cao chúc lành.

“Bạn phải tiếp tục làm tim mình tan vỡ cho đến khi nó mở ra.” – Rumi

Khi người phụ nữ ấy xuất hiện, dù sớm hay muộn anh ấy sẽ nhận ra rằng sự chuyển hóa tiếp theo của bản thân là từ khối óc trở thành trái tim. “Quăng bản thân mình vào vực thẳm và khám phá ra được rằng nó là một chiếc giường tơ êm ái.” Chính người phụ nữ sẽ thúc đẩy người đàn ông đi tới những chân trời mới. Và chắc chắn rồi, cô ấy cũng được cuốn hút theo cùng, tới những miền đất chưa từng được đặt tên. Đây chính là cách mà Tình yêu mở rộng ra muôn cõi, là cách Linh hồn tiến hóa, khi đưa ánh sáng tới những nơi còn nằm trong bóng tối.

Không chỉ dừng lại ở lời động viên, người phụ nữ còn hành động, cô ấy trở thành một phần của tiến trình, làm bạn đường trong hành trình khám phá của người đàn ông. Cô ấy tin vào sự lựa chọn của anh ấy, giống như Trinity đồng hành với Neo trải qua bao hiểm nguy, hy sinh cả tính mạng của mình để giúp Neo đến đích; như vợ của Đức Gandhi đã theo Ngài vào tù và chia sẻ với Ngài 3 tuần tuyệt thực; hay như nàng Châu Long giúp chồng nuôi bạn học hành, đậu đạt công danh, bất chấp bao sự khó nhọc, và những gièm pha của người đời.

Không ai có thể nói rằng người phụ nữ là giới hạn một khi cô ấy mang trong mình Tình yêu. Vì Tình yêu chính là phép mầu giúp cho dòng chảy nữ tính không ngừng biến hóa và sáng tạo, không ngừng tiến lên và truyền cảm hứng. Cô ấy có thể trở thành bất kỳ ai, làm bất kỳ điều gì, để có thể động viên người đàn ông của mình, để giúp anh ấy tới gần hơn với những điều tuyệt vời nhất. Hy sinh phiên bản nàng “đã lên kế hoạch” để trở thành phiên bản vốn dĩ “đã chờ đợi” nàng.

Mình rất thích lá bài The Lovers trong Tarot. Ở đó, người đàn ông nhìn người phụ nữ, còn người phụ nữ hướng mắt nhìn lên vị Thiên thần trên cao đang chúc phúc cho hai người. “Anh thân yêu, hãy tiến lên”, cô ấy như đang muốn nói bằng cả trái tim mình, vừa ấm áp nhẹ nhàng vừa cháy bỏng kiên cường, không chỉ bởi vì cô ấy tin anh, mà hơn tất cả, cô ấy có đức tin mãnh liệt vào những kỳ diệu của cuộc đời. Tạo Hóa sẽ chăm lo cho người đàn ông của mình, các vị Thầy sẽ dẫn dắt anh, những bài học sẽ tới vào chính xác thời điểm mà Vũ Trụ an bài. Khi tin, cô ấy yêu. Và khi yêu, cô ấy lại càng thêm tin tưởng.

Trong cuộc sống, khi đi tìm chính mình, người đàn ông sẽ vô thức đi tìm người phụ nữ có thể động viên anh ấy, để anh ấy được sống là chính mình. Người đó không nhất thiết phải là vợ hay bạn gái, mà có thể là bất kỳ người phụ nữ nào. Họ là người bà, người mẹ, người chị, người em, người bạn, người đồng nghiệp hay thậm chí, chỉ là một bé gái tí hon xa lạ nào đó đang vui vẻ nô đùa. Vì tình yêu của người phụ nữ và sự ngây thơ trong trẻo của họ chính là dòng cảm hứng và sự động viên cho những người đàn ông. Không ai là không bị lay động bởi nét đẹp của tính nữ. Thần tính này làm mềm những trái tim khô cằn, thôi thúc sự tự tin và can đảm. Thần tính này xua tan mọi mệt nhọc và truyền tới biết bao ý tưởng tuyệt vời.

Hãy nói với cha mình những lời biết ơn, hãy đồng hành với người chồng của mình, hãy cổ vũ cho những người đồng nghiệp và những người bạn… Cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp biết bao khi những người phụ nữ biết động viên những người đàn ông và động viên mọi người khác. Hãy yêu thương, rồi Tình yêu sẽ cho bạn thấy những điều phi thường.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa
Photo: Dương Hữu


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp
💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP

Om Swami – 6 đức tính của một thiền giả tốt

Đức tính #1: Từ bi (lòng trắc ẩn / tình yêu)

Khi bạn chọn đức tính trắc ẩn thay vì bất cứ lựa chọn nào khác, bạn tự nhiên sẽ nâng tâm thức mình lên. Khi bạn ngồi xuống để thiền, sau một hành động hảo tâm tình cờ hay một sự trắc ẩn, bạn sẽ phát hiện ra rằng tâm trí bạn tự nhiên tĩnh lặng hơn bình thường. Nó bắt đầu di chuyển về phía trạng thái tự nhiên của nó. Sự bình yên này đã sẵn có trong trái tim bạn như hương thơm trong hoa hồng.

Đức tính #2: Trung thực

Giữa sự thật và lòng trắc ẩn, cá nhân tôi sẽ chọn lòng trắc ẩn. Ý tôi không phải là tôi ưa nói dối mà là tôi thà làm tổn thương chính mình hơn làm tổn thương người khác. Xem người khác quan trọng hơn bản thân, đó chính là đức tính trắc ẩn. Sự trung thực mặt khác là xem nguyên tắc của mình quan trọng người khác. Đôi khi điều đó lại quan trọng hơn.

Ngày xưa, Vương tử Vô Úy từng hỏi Đức Phật rằng liệu ngài có bao giờ nói lời khó nghe và gây bất đồng hay không. Thoạt đầu, Đức Phật nói không có câu trả lời có hay không. Tuy nhiên, khi bị Vô Úy thúc ép, bậc Đại Đức, tự ám chỉ mình ở ngôi thứ ba là Như Lai (người đã vượt qua) đã nói:

• Trong trường hợp những lời Như Lai biết là không thực tế, không đúng sự thật, không lợi ích (hoặc không mang mục đích), khó nghe và gây bất đồng với người khác, ngài ấy không nói.

• Trong trường hợp những lời Như Lai biết là thực tế, đúng sự thật, không lợi ích, khó nghe và gây bất đồng với người khác, ngài ấy không nói.

• Trong trường hợp những lời Như Lai biết là thực tế, đúng sự thật, có lợi ích, nhưng khó nghe và gây bất đồng với người khác, ngài tri giác được thời điểm thích hợp để nói.

• Trong trường hợp những lời Như Lai biết là không thực tế, không đúng sự thật, không lợi ích, nhưng dễ nghe và không bất đồng với người khác, ngài ấy không nói.

• Trong trường hợp những lời Như Lai biết là thực tế, đúng sự thật, không lợi ích, nhưng dễ nghe và không bất đồng với người khác, ngài ấy không nói.

• Trong trường hợp những lời Như Lai biết là thực tế, đúng sự thật, có lợi ích, dễ nghe và không bất đồng với người khác, ngài tri giác được thời điểm thích hợp để nói.

Tại sao lại như vậy? Vì Như Lai có lòng từ bi với chúng sanh. Thật khó để tìm ra một lời giáo huấn nào tốt hơn và rõ ràng hơn về sự thật. Nếu những lời chúng ta nói là thực tế, đúng sự thật, có lợi ích nhưng không dễ nghe hoặc dễ chấp nhận, chúng ta nên cân nhắc một triệu lần trước khi nói ra một sự thật như vậy khi điều đó có thể sẽ không giúp được gì. Nó sẽ làm tổn thương người khác và không có lợi cho họ theo bất kỳ cách nào.

Chỉ sau lòng từ bi, trung thực là đức tính cao nhất của một vị thánh thực sự, một con người cao quý. Lần tới khi bạn muốn buông lời giả dối, hãy tạm dừng lại, chiêm nghiệm điều đó và lựa chọn từ ngữ thật cẩn trọng. Nó sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn đảm bảo rằng thân, khẩu, ý (hành động, lời nói, suy nghĩ) của bạn hòa hợp với nhau.

Đức tính #3: Biết ơn

3.1 Biết ơn God

Một số người bày tỏ lòng biết ơn đến God, đến Linh hồn Tối cao, đến một người họ cảm thấy đang ở trên kia. Việc này có thể mang lại cho họ một nguồn động viên tâm lý rất lớn, giúp họ sống vượt qua nghịch cảnh, cho họ có thêm động lực để vững bước trên con đường cùng vô số lợi lộc khác. Những người tin vào sự hiện hữu của God, bất kể họ theo tôn giáo nào, đều có một ai đó để họ có thể bày tỏ lòng biết ơn. Ngay cả lời nguyện cầu thường ngày cũng là một hình thức biết ơn. Thế nhưng, biết ơn God chưa phải là biết ơn trọn vẹn. Hãy hình dung bạn đang biết ơn một người mẹ không bao giờ bất cẩn, thờ ơ hoặc không quan tâm tới những đứa con của mình. Điều đó không giúp ích cho lắm. Quan trọng hơn nhiều so với việc biết ơn God là biết ơn con cái và tạo tác của Ngài. Điều này dẫn tới kiểu biết ơn thứ hai.

3.2 Biết ơn người khác

Tình yêu và lòng biết ơn là đôi tri kỷ; hạnh phúc và sự đồng điệu là con cái của họ. Không thể bày tỏ lòng biết ơn trừ khi bạn chấp nhận rằng ai đó đã làm một việc gì đó cho bạn. Nếu bạn cảm thấy, từ bản ngã hoặc sự vô minh, điều đó là quyền lợi của bạn, bạn sẽ không thể cảm nhận được lòng biết ơn. Do đó, bạn sẽ không trải nghiệm được bất cứ một niềm hạnh phúc nào, ít bình an và phúc lạc hơn nhiều. Bất kỳ một mối quan hệ nào với lòng biết ơn hiện diện bên trong nhất định sẽ nảy nở. Lòng biết ơn không phải lúc nào cũng là những nghĩa cử cao đẹp, nó có thể bao gồm từ một lời cảm ơn chân thành đến một hành động từ bi phi thường. Điều quan trọng cần nhớ là bạn phải bày tỏ lòng biết ơn một cách có ý thức mà không mong cầu sự báo đáp; điều đó khó nhưng có thể làm được. Lòng biết ơn đích thực khiến một người rộng lượng, từ bi và yêu thương vô hạn.

Thực hành lòng biết ơn giúp mang lại sức mạnh cảm xúc mãnh liệt. Nếu bạn là người mạnh về cảm xúc, bạn có thể thành tựu trong bất cứ việc gì, bất cứ điều gì. Lòng biết ơn khiến cảm xúc bạn thuần khiết và sự thuần khiết đó sẽ cho phép bạn yêu thương vô điều kiện.

Đức tính #4: Đồng cảm

Nhưng sự đồng cảm có nghĩa là chỉ có mặt ở đó. Nó là nghệ thuật trong việc xoa dịu nỗi đau của người kia bằng cách hiện diện bên cạnh họ với thái độ ít phán xét nhất. Đồng cảm là trở thành một người giỏi lắng nghe.

Tự nhiên đã ban cho chúng ta một cảm xúc phi thường, sự đồng cảm. Nó là hạt giống của lòng từ bi. Nói đơn giản, sự đồng cảm là một nỗ lực chân thành để nhận thức thế giới từ góc nhìn của người khác. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nhìn thấy chính xác họ bị tổn thương ở đâu. Sự đồng cảm yêu cầu chúng ta làm trống tâm trí và lắng nghe người kia với sự hiện diện trọn vẹn. Sự thấu hiểu sẽ không thể xảy ra trừ khi chúng ta tiếp thu tất cả những gì người kia đang cố gắng truyền đạt.

Bạn không cần phải cảm thấy chắc chắn để đưa ra hành động cụ thể. Làm ngược lại thì hiệu quả và thực tế hơn; hãy đưa ra hành động cụ thể và bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được chuyện đó. Sự đồng cảm là một hành động trước khi nó trở thành một cảm xúc. Tuy nhiên, bạn không thể phát triển cảm giác đồng cảm nếu không nhạy cảm với những người xung quanh. Trên thực tế, thật khó để rèn luyện bất cứ đức tính nào nếu như không có một mức độ nhạy cảm.

Một thiền giả tốt luôn luôn ý thức về thân, khẩu, ý. Một trong những phần thưởng tốt đẹp nhất của việc thiền định đó là nó sẽ giúp bạn trở nên nhạy cảm hơn. Nó là một hệ quả hiển nhiên.

Nhạy cảm chính là nhận biết điểm khác biệt giữa sự cương quyết (emphatic) và sự đồng cảm (empathic). Như người ta thường nói, hãy quyết tâm cư xử nhẹ nhàng với người trẻ tuổi, trắc ẩn với người lớn tuổi, cảm thông với người biết phấn đấu và bao dung với người yếu đuối và lầm lỗi. Đôi khi trong cuộc đời mình, bạn sẽ là tất cả những người này.

Đức tính #5: Khiêm nhường

Khi bạn bắt đầu cởi bỏ cái tôi, bạn trở nên khiêm nhường một cách tự nhiên. Một tâm trí khiêm nhường là một tâm trí tốt đẹp. Đối với việc thành tựu và phát triển tâm linh, nó sẽ dễ tiếp thu hơn nhiều so với một tâm trí bản ngã, bất kể là đã học nhiều như thế nào.

Đức tính #6: Đức tin

Đức tin được thiết kế nhằm cung cấp cho bạn sự tự tin, can đảm để sống cuộc đời bạn cùng với ân sủng và niềm tin. Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể chỉ xưng tội và trả xong nghiệp xấu, đúng hơn là, chúng ta nên kiên quyết hành động đúng đắn ngay từ ban đầu.

Đức tin là sự hiểu biết rằng không phải việc gì cũng nằm trong tầm kiểm soát của mình. Tôi sẽ làm tất thảy mọi việc trong khả năng, để hoàn thành bất cứ việc gì tôi có thể, những việc nằm trong tầm kiểm soát và giao phó phần còn lại cho quyền năng của vũ trụ vô hạn.

Như Reinhold Niebuhr đã viết trong The Serenity Prayer (TD: Lời nguyện cầu thanh thản),

“Mong Thượng Đế, ban cho tôi sự thanh thản để chấp nhận những điều tôi không thể thay đổi, lòng can cảm để thay đổi những điều tôi có thể, và trí tuệ để nhận biết được sự khác biệt.”

Tác giả: Om Swami, A Million Thoughts
Biên dịch: Quang Lý
Hiệu đính: Prana
Photo: Dave Lowe on Unsplash

Xem thêm

💎 20 đức hạnh cao quý nhất của con người và cách nuôi dưỡng

[THĐP Translation™] Adyashanti — Cần bao lâu để giác ngộ?

Một thanh niên đi vào tu viện, anh ta hỏi trụ trì, “Phải mất bao lâu nữa tôi mới giác ngộ được?” Vị trụ trì trả lời, “Khoảng mười năm.” Người thanh niên nói, “Mười năm! Tại sao lại mười năm?” Trụ trì trả lời, “Ồ, hai mươi năm trong trường hợp của bạn.” Anh thanh niên hỏi, “Tại sao ông nói hai mươi năm?” Vị trụ trì nói: “Ồ, tôi xin lỗi. Tôi đã nhầm… ba mươi năm.”

Nếu bạn thực sự hiểu được câu chuyện này, bạn nhận ra rằng đặt câu hỏi thậm chí khiến bạn mất mười năm. Ngay khi suy nghĩ, “Bao giờ tôi mới thực sự được tự do?” xuất hiện, thời gian đã tự sinh ra chính nó. Và với sự ra đời này, bạn nghĩ rằng “Có lẽ ít nhất mười năm, có thể là mãi mãi.” Bạn có thể đi đâu để đến được đây? Bất kỳ bước nào cũng đưa bạn đến một nơi khác.

Điều này gây ngạc nhiên cho tâm trí vì tâm trí luôn nghĩ đến tự do, hoặc giác ngộ, kiểu như một dạng tích luỹ, và tất nhiên không có gì để tích lũy. Đó là việc nhận ra bạn là gì, bạn vốn luôn là gì. Sự nhận ra này nằm ngoài thời gian bởi vì nó là bây giờ hoặc không bao giờ.

Ngay khi ý tưởng về giác ngộ của bạn trở nên bị giới hạn bởi thời gian, nó sẽ luôn là về khoảnh khắc tiếp theo. Bạn có thể có một trải nghiệm tâm linh sâu sắc và sau đó hỏi, “Tôi sẽ duy trì trải nghiệm này trong bao lâu?” Chỉ cần bạn khăng khăng câu hỏi, bạn vẫn còn bị ràng buộc bởi thời gian. Nếu bạn vẫn quan tâm đến thời gian và những tích lũy tinh thần bạn có trong thời gian, bạn sẽ có được trải nghiệm bị giới hạn bởi thời gian. Tâm trí đang hành động như thể điều bạn đang tìm kiếm vẫn chưa hiện hữu ngay bây giờ. Hiện tại nằm ngoài thời gian. Không có thời gian, và nghịch lý là đây: điều duy nhất khiến bạn không nhìn thấy sự vĩnh hằng đó là tâm trí của bạn bị mắc kẹt trong thời gian. Nên bạn bỏ lỡ những gì thực sự đang ở đây.

Bạn đã bao giờ cảm thấy mình thực sự không thích ở đây lắm và muốn trải nghiệm sự vĩnh hằng tuyệt vời chưa? Đó là những gì người ta thường nghĩ nhưng không nói ra khi người thầy nói, “Hãy ở đây ngay bây giờ.” Bên trong bạn đang cảm thấy, “Tôi ở đây, và tôi không thích ở đây. Tôi muốn ở đó, nơi có sự giác ngộ.” Nếu bạn có một người thầy thực sự chân chính, bạn sẽ được bảo rằng bạn đã nhầm, bạn chưa từng ở đây. Bạn đã luôn ở trong thời gian, do đó, bạn chưa bao giờ thực sự xuất hiện ở đây. Cơ thể của bạn đã ở đây, nhưng phần còn lại của bạn đã đi nơi khác.

Cơ thể bạn đã trải qua thứ gọi là “cuộc sống,” nhưng đầu bạn đã trải qua cái gọi là “tưởng tượng của tôi về cuộc sống” hay “câu chuyện lớn của tôi về cuộc sống.” Bạn đã bị dính vào một sự diễn giải về cuộc sống, nên bạn chưa bao giờ thực sự ở đây.

Ở đây là Vùng Đất Hứa. Sự Vĩnh Hằng là ở đây. Bạn có bao giờ nhận thấy rằng bạn chưa bao giờ rời khỏi đây, ngoại trừ trong tâm trí của bạn? Khi bạn nhớ về quá khứ, bạn không thực sự ở trong quá khứ. Sự nhớ lại của bạn đang xảy ra ở đây. Khi bạn nghĩ về tương lai, sự phóng chiếu tương lai đó hoàn toàn ở đây. Và khi bạn đi đến tương lai, nó ở đây. Nó không còn là tương lai nữa.

Để ở đây, tất cả những gì bạn phải làm là buông bỏ con người bạn nghĩ mình là. Chỉ vậy thôi! Và rồi bạn nhận ra, “Tôi đang ở đây.” Ở đây là nơi những suy nghĩ không được tin. Mỗi lần bạn đến đây, bạn chẳng là gì cả. Không là gì một cách rực rỡ. Con số 0 tuyệt đối và vĩnh cửu. Sự trống rỗng đã thức tỉnh. Sự trống rỗng đầy ắp. Sự trống rỗng đó là tất cả.

Tác giả: Adyashanti, Emptiness Dancing
Biên dịch: Bùi Văn Quyết
Hiệu đính: Prana
Artwork: Zeng Hao

[THĐP Translation™] Nghịch lý của yêu thương

Tình yêu của anh,
Em không thể thực sự “hiện diện” cho người khác
đến khi em học cách “hiện diện” với chính mình.

Hiện diện với hơi thở khi nó đến và đi.
Khi nó nhanh dần, chậm dần, sâu dần.
Khi bụng phình lên rồi xẹp xuống.
Hãy hiện diện. Hãy là một nhân chứng yêu thương
cho sức mạnh diệu kỳ đang dịch chuyển qua em.

Hiện diện với mọi cảm xúc, không chỉ những điều dễ chịu.
Hiện diện với cả nỗi buồn và cơn giận.
Sự dễ dàng và sự khó chịu.
Hiện diện với nỗi đau, sự trống rỗng và cả sự tròn đầy,
hoang dại và tĩnh tại, sự sống và cái chết.

Hiện diện với mọi suy nghĩ của em.
Những gì em yêu và những gì em ghét.
Những gì làm em sợ hãi hay những gì em tìm kiếm.
Hiện diện khi chúng khởi lên rồi tan biến.
Hiện diện khi chúng ở lại và đi mất.

Hiện diện cho trái tim đã tan nát
và cũng hiện diện cho trái tim được chữa lành.
Hiện diện với câu trả lời,
nhưng cũng đừng bỏ rơi những câu hỏi.
Hiện diện với sự sáng rõ,
nhưng đừng bỏ bê sự rối rắm.

Hiện diện cho toàn bộ con người em, tình yêu của anh
Như một người mẹ, hiện diện cho đứa con.

Và rồi em sẽ có thể
hiện diện cho toàn bộ con người anh.

Chăm lo cho anh bằng cách chăm lo cho em
Tìm anh bằng cách tìm em.

Để anh vào bằng cách ở lại gần.
Đây là nghịch lý của yêu thương.

Tác giả: Jeff Foster
Biên dịch: Khánh Linh
Hiệu đính: Prana
Artwork: Cameron Gray


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp

💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2

💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB

🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership

🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA

🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA

🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX

🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP

Thời gian là một ảo tưởng

0

Giải thoát là một thứ không liên quan đến thời gian. Nó có nghĩa là bạn không cần phải tu đến một mức độ nào đó thì mới giải thoát. Bạn có thể giải thoát ngay bây giờ, hiện tại và ở đây. Miễn là tâm thức không còn đồng hóa nó với cơ thể và các quá trình tâm trí – cái Đức Phật gọi là các Uẩn trong Ngũ Uẩn.

Khi chúng ta nói đến việc tu tập, nó không liên quan đến thời gian. Nó liên quan đến việc chúng ta lựa chọn giải thoát trong từng khoảnh khắc của hiện tại thay vì mê đắm trong sự dính mắc với các đối tượng của tâm trí. Nó có nghĩa là chúng ta có thể ngồi thiền và giải thoát trong 30 phút, nhưng sau 30 phút đó chúng ta lại dính mắc, vậy thì lúc đó chúng ta vô minh. 30 phút kia không có ý nghĩa gì, vì thời gian chỉ là một ảo tưởng của tâm trí vô thường.

Vậy thì 30 năm cũng không có ý nghĩa gì. Nếu bạn nói với tôi bạn đã tu tập chừng ấy thời gian, nhưng khoảnh khắc này bạn chọn lấy dính mắc, thì có nghĩa là bạn vô minh. Không bao biện gì cả. Thành tựu tâm linh là vô nghĩa nếu trong khoảnh khắc hiện tại bạn rơi vào ảo tưởng nhị nguyên.

Thời gian sẽ đáng kể nếu bạn muốn nói đến cơ thể và tâm trí. Sau một thời gian tu tập, cơ thể và tâm trí bạn sẽ khoẻ mạnh hơn. Nhưng bởi vì bạn không phải là cơ thể và tâm trí, vậy thì thời gian không có ý nghĩa. Trạng thái của cơ thể và tâm trí không ảnh hưởng gì đến lựa chọn tỉnh thức của bạn vì đó là một lựa chọn vượt lên trên cơ thể và tâm trí. Không có rào cản gì đi đến giải thoát. Rào cản duy nhất là ảo tưởng về việc có một rào cản nào đó phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài, điều kiện của tâm trí và cơ thể. Và rào cản đó chỉ là một ảo tưởng, vậy thì không có gì cần phải vượt qua, chỉ cần ngừng tin rằng nó có thật.

Giải thoát là lựa chọn tức thì. Khi bạn chọn không đồng hoá với thân-tâm và hiện hữu với bản chất thật sự của mình, bạn giải thoát. Khi bạn đồng hoá, bạn đau khổ. Mặc cho điều kiện bên ngoài như thế nào.

Thời gian chỉ diễn tả rằng trong giây phút hiện tại vĩnh cửu, có lúc bạn chọn giải thoát, có lúc bạn chọn đau khổ. Việc của bạn là chọn lại, và luôn luôn chọn sự thật trong mọi khoảnh khắc hiện hữu. Sự liên tục đó gọi là Samadhi – Định.

Vậy thì tu tập có ý nghĩa gì. Nó chỉ đơn giản là bạn cam kết sống hoàn toàn với Sự Thật. Tu tập có nghĩa là bạn luôn chọn Sự Thật trong mọi khoảnh khắc trong đời sống. Nó biểu hiện qua việc bạn dành thời gian ngồi thiền, thực hành chánh niệm, lao động không vì thành quả, giảm bớt tiêu thụ vật chất. Khi bạn luôn chọn hiện hữu trong Sự Thật, mọi phương pháp tu tập trong cuộc sống của bạn là một hành động tự nhiên.

Có thể sự tu tập này sẽ khiến cho tâm trí và cơ thể của bạn khoẻ mạnh, cuộc sống của bạn tốt hơn. Bởi cuộc sống chỉ đơn thuần là biểu hiện của năng lượng tâm thức bên trong bạn. Đó là một tấm gương soi. Điều quan trọng là đừng nhầm lẫn bản chất với cái biểu hiện, đừng nhầm lẫn thực tại với tấm gương – đừng chạy theo trạng thái của tâm trí và cơ thể. Bạn dính mắc, vậy thì bạn vẫn đau khổ dù cho cơ thể và tâm trí của bạn có khoẻ mạnh đến đâu.

Hãy nhận ra nguồn gốc của mọi biểu hiện, và chú tâm vào đó. Ở đây, bây giờ, không còn nơi nào khác.

Tác giả: Kyogi
Biên tập: THĐP
Artwork: Cameron Grey


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp
💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP

Thiền định chân chính là gì — Adyashanti

Thiền định chân chính là gì?

Thiền định chân chính là gì? Là không có đường lối hay mục tiêu. Nó chỉ đơn thuần là sự quy phục vô ngôn, lời cầu nguyện trong sáng thinh lặng. Tất cả mọi phương pháp nhằm đạt được một trạng thái tâm trí nào đó đều bị giới hạn, vô thường, và có điều kiện. Sự say mê các trạng thái chỉ dẫn đến tình trạng bị ràng buộc và lệ thuộc. Thiền định chân chính là gì? Thiền định chân chính là sự an trú như ý thức nguyên thủy.

Thiền định chân chính xuất hiện trong tâm thức một cách tự nhiên khi ý thức không bị điều khiển hoặc kiểm soát. Khi bạn lần đầu tập thiền, bạn nhận thấy sự chú tâm thường bị hạn chế bởi việc tập trung vào một đối tượng nào đó: những suy nghĩ, cảm giác trên cơ thể, cảm xúc, ký ức, âm thanh, v.v. Điều này là do tâm trí bị đặt điều kiện phải tập trung và co rút vào các đối tượng. Khi đó tâm trí buộc phải diễn giải và cố gắng kiểm soát những gì nó nhận biết (tức đối tượng) theo một cách máy móc và lệch lạc. Nó bắt đầu đưa ra những kết luận và đặt ra các giả định dựa theo quá khứ.

Trong thiền định chân chính, tất cả mọi đối tượng (suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc, ký ức, v.v.) được phép hoạt động theo chức năng tự nhiên của chúng. Điều này có nghĩa là không cần phải cố gắng tập trung, điều khiển, kiểm soát hay đè nén bất kỳ đối tượng nhận thức nào. Điều cốt yếu trong thiền định chân chính đó là ý thức; không phải ý thức về các đối tượng, mà là khả năng an trú như chính ý thức nguyên thủy. Ý thức nguyên thủy là ngọn nguồn, trong đó mọi đối tượng xuất hiện và biến mất.

Khi bạn từ tốn thư thả vào ý thức, vào sự lặng nghe, xu hướng co rút quanh các đối tượng của tâm trí sẽ không còn nữa. Sự tĩnh lặng của bản thể sẽ trở nên rõ ràng hơn bên trong tâm thức như một lời chào mừng đến sự nghỉ ngơi và an trú. Một thái độ đón nhận đầy cởi mở, không có bất kỳ mục đích hay dự định nào, sẽ khơi dậy sự hiện hữu của tĩnh lặng và an yên, và nó được hé lộ như điều kiện tự nhiên của bạn.

Khi bạn bắt đầu an trú trong sự tĩnh lặng một cách sâu sắc hơn, ý thức trở nên tự do khỏi những xu thói kiểm soát, co rút và đồng hóa của tâm trí. Một cách tự nhiên, ý thức sẽ quay về với vô thái của tiềm năng phi thị hiện tuyệt đối của nó, một hố thẳm tĩnh lặng vượt ngoài mọi cái biết.

MỘT SỐ CÂU HỎI PHỔ BIẾN VỀ THIỀN

Hỏi: Có vẻ như hướng dẫn trọng tâm trong Thiền Định Chân Chính chỉ đơn giản là an trú như ý thức an yên và tĩnh lặng. Tuy nhiên, tôi thường xuyên nhận thấy rằng tôi bị kẹt tronng trong tâm trí của mình. Liệu tôi có thể sử dụng một phương pháp thiền định trực tiếp hơn như quán sát hơi thở để tôi tập trung vào một thứ gì đó nhằm giúp tôi không bị lạc lối trong tâm trí của mình không?

Adyashanti: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một kỹ thuật trực tiếp hơn như là: quán sát hơi thở, hoặc sử dụng một câu mantra đơn giản hay cầu nguyện tĩnh tâm, nếu như bạn nhận thấy rằng nó giúp cho bạn không bị lạc lối trong suy nghĩ. Nhưng hãy luôn thiên về việc giảm bớt kỹ thuật. Dành ra thời gian trong mỗi thời thiền chỉ để an trú như ý thức an yên, thanh tịnh. Thiền Định Chân Chính là sự buông bỏ dần dần người thiền mà không bị lạc lối trong suy nghĩ.

Hỏi: Tôi nên làm gì nếu như một ký ức đau buồn trong quá khứ khởi lên trong suốt quá trình thiền?

Adyashanti: Đơn giản là cho phép nó khởi lên mà không chống đối hoặc chìm đắm trong việc phân tích, đánh giá, hay phủ nhận nó.

Hỏi: Khi hành thiền, thi thoảng tôi cảm thấy rất nhiều nỗi sợ. Đôi khi nó làm tôi choáng ngợp và tôi không biết phải làm gì.

Adyashanti: Trải nghiệm sợ hãi trong lúc hành thiền sẽ giúp ích cho việc neo đậu sự chú tâm của bạn vào một thứ hết sức căn bản nào đó, như là hơi thở hay thậm chí là lòng bàn chân của bạn. Nhưng đừng chống lại nỗi sợ bởi điều này sẽ chỉ làm cho nó thêm nghiêm trọng. Hãy tưởng tượng rằng bạn là Đức Phật dưới cây Bồ Đề, hay Đức Kitô trong sa mạc, vẫn hoàn toàn an định và không thể bị lay chuyển bởi cơn ác mộng của thân-tâm. Nó có vẻ như rất thật nhưng thực sự thì nó không hơn gì một ảo tưởng thuyết phục.

Hỏi: Tôi nên làm gì khi tôi nhận ra một điều gì đó hay đột ngột thấu hiểu về một tình huống nào đó trong quá trình thiền định?

Adyashanti: Đơn giản là hãy đón nhận những gì được trao với tấm lòng biết ơn mà không níu bám bất cứ điều gì. Hãy tin rằng nó vẫn sẽ ở đó khi nào bạn cần.

Hỏi: Tôi thấy rằng tâm trí tôi đang tự động tạo ra những hình ảnh, gần giống như một giấc mơ khi đang còn thức. Có một vài hình ảnh tôi thích, trong khi số khác chỉ là sự ngẫu nhiên và gây phiền nhiễu. Tôi nên làm gì?

Adyashanti: Chú tâm vào hơi thở đang đi xuống vùng bụng của bạn. Việc này sẽ giúp cho bạn không bị lạc trong những hình ảnh do tâm tạo. Hãy giữ vững một ý định đơn giản đó là an trú trong cội nguồn tĩnh lặng, không hình ảnh có trước mọi hình ảnh, suy nghĩ và ý niệm.

Tác giả: Adyashanti
Biên dịch: Quang Lý
Hiệu đính: Prana
Photo: Cameron Gray


12 trích dẫn hiếm gặp về thiền định có thể cho bạn cảm hứng và động lực

[THĐP Review] Em và Trịnh — Xứng đáng được nhận nhiều lời động viên

0

Đã có nhiều review bày tỏ sự không hài lòng với phim Em và Trịnh, nhưng riêng với cá nhân mình, trong bài cảm nhận ngắn này, mình xin dành nhiều hơn những lời khen tặng, động viên và cảm kích dành cho đội ngũ làm phim. Vì người xưa có câu, “đặng ý quên lời”, một khi cái hồn của nghệ thuật hay ít nhất là những rung động yêu thương, trữ tình và trắc ẩn của người nghệ sĩ đã được nhận ra rồi thì những chi tiết kỹ thuật chưa được hoàn hảo (theo nhiều kỳ vọng khác nhau của nhiều người), từ diễn viên, lời thoại, cốt truyện,… đều có thể cảm thông được. Những đánh giá và nhìn nhận trong bài viết này đến từ một người không phải là fan của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng là một người hâm mộ sự thơ mộng và kỳ diệu của cuộc đời.

Em và Trịnh là một bộ phim điện ảnh về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do Phan Gia Nhật Linh làm đạo diễn. Phim mô tả dòng đời của Trịnh Công Sơn từ thời thanh niên trai trẻ cho tới lúc trung niên trong khoảng giữa những năm 1960-1990. Ông đã trải qua những cung bậc lên xuống của tình yêu lãng mạn bên những nàng thơ kiều diễm, đồng thời ông cũng đã chứng kiến những ngày tháng thăng trầm khốc liệt của lịch sử dân tộc. Để rồi từ đó những khúc ca bất hủ được chào đời, đi vào mọi ngóc ngách của đất nước Việt Nam và trái tim người Việt.

Dù trọng tâm nói về tình yêu lãng mạn, nhưng bộ phim đã cho ta một cái nhìn thoáng qua về vũ trụ Trịnh Công Sơn. Rồi nhờ đó, mỗi người có thể tự mình lần theo dấu vết ấy để thấy được nhiều hơn tâm hồn ông, không chỉ ở trong những câu chuyện tình, trong chiến tranh, mà còn trong đời sống thường ngày, trong tình cảm của ông với gia đình, bè bạn và thế hệ trẻ Việt Nam. Huyền thoại trong cộng đồng psychedelics Terence McKenna từng nói rằng:

“Nhiệm vụ của người nghệ sĩ là giải cứu linh hồn loài người. Nếu nghệ sĩ không thể tìm ra được con đường thì con đường không thể được tìm thấy.”

⭐ [THĐP Translation™] Tổng hợp những thông điệp đỉnh cao nhất từ huyền thoại Terence McKenna về chất thức thần và mọi thứ khác: https://wp.me/p9NLPR-ccb

Mình tin rằng Trịnh Công Sơn chính là một trong số rất nhiều những người nghệ sĩ đã thực hiện được nhiệm vụ của mình. Bộ phim được dựng nên không chỉ để làm sống lại tinh thần một con người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử và văn hóa dân tộc, để đưa thi ca, tình yêu và những khoảng lặng vào đời sống thường ngày, mà quan trọng không kém, để “giải cứu linh hồn” chúng ta đang chới với trong thời đại với nhiều nỗi khổ đau giáng xuống. Đó là môi trường sống bị hủy hoại, sức khỏe con người bị xuống cấp, nghệ thuật bị thoái hóa, và tâm linh thì bị biến tướng.

Trong hơn 2 tiếng, Em và Trịnh đã làm rung lên những cảm xúc bên trong mình. Cụ thể là mình vừa xem vừa rơm rớm nước mắt mấy lần, khi đến cảnh Trịnh chia tay với Khánh Ly để về lại Huế, khi ngôi nhà nhỏ của ông còn sáng đèn nằm heo hút giữa núi rừng, khi ông cất lên bài hát “Huyền thoại mẹ” và khi một người mẹ già đau đớn khóc than cho người thân vừa chết dưới làn bom đạn. Có người bảo phim hơn 2 tiếng là dài, còn mình thì không để ý đến thời gian vì đang mải mê tận hưởng những thước phim đẹp.

Không chỉ bị lay động bởi những đau đớn, cô đơn và thương nhớ trong phim, hai vợ chồng mình cũng được làm vui bởi những những chi tiết hài hước nữa. Nó chỉ nho nhỏ thôi, nhưng vừa đủ để mang đến một nụ cười. Có lúc, chúng mình đã cười vang cả một góc rạp khi nghe nhân vật Trịnh Công Sơn phản biện về chuyện ông viết nhạc phản chiến trong đồn cảnh sát.

Khi làm phim về nghệ sĩ Trịnh Công Sơn hay bất kỳ một nhân vật nào, mình cho rằng mục tiêu lớn nhất là lột tả được tinh thần của người đó qua màn ảnh. Việc thể hiện tinh thần nhân vật không nhất thiết chỉ thông qua vai diễn của nhân vật, mà còn thông qua mọi thứ xuất hiện trong thế giới quan của người đó. Tất cả những nàng thơ, những cơn mưa xứ Huế, những đêm buồn Đà Lạt, những làn bom rơi, những giọt nước mắt đau thương, hay những trang thư đầy nhạc và những tâm tình,… chúng hòa quyện giao thoa với nhau để cùng làm nên một con người hiện diện nơi đó – Trịnh Công Sơn.

Cá nhân mình trước đây không phải là người yêu thích nhạc Trịnh, cụ thể là nhạc tình, và nhạc về thân phận con người của ông. Một phần bởi mình chưa đủ trải nghiệm để nghe, một phần vì vướng vào định kiến rằng nhạc Trịnh sầu bi, rên rỉ, não nề. Ấy vậy mà khi xem phim xong, mình đã được truyền cảm hứng để nhận ra sự lãng mạn đầy chất thơ trong âm nhạc của ông, điều trước kia mình đã không thấy. Bây giờ, một buổi chiều Đà Lạt lại càng Đà Lạt hơn khi mình được lắng nghe tiếng mưa hòa với giai điệu những bài hát “Tuổi đá buồn”, “Hạ trắng” hay “Mưa hồng”.

Dạo gần đây, mình vô tình phát hiện ra bản thân đã từng có những ký ức đẹp với nhạc Trịnh thiếu nhi mà không hề hay biết. Cụ thể bài đầu tiên mình đi múa ở trường mẫu giáo lúc 5 tuổi là bài “Em là bông hồng nhỏ”. Từ đó đến nay đã là 25 năm rồi. Một thời tuổi thơ và học sinh của mình được ùa về khi nghe lại những tác phẩm của Trịnh Công Sơn, như “Mẹ đi vắng” hay “Tuổi đời mênh mông”. Hiệu ứng “nhìn lại” là những gì mà bộ phim Em và Trịnh đã mang đến cho người xem. Nhìn lại lịch sử, ký ức, tuổi thơ và phát hiện ra thêm những điều thú vị.

Còn có một điều đặc biệt nữa đó là âm nhạc và góc quay của phim Em và Trịnh khiến mình nhớ nhung một người chưa từng tồn tại, và khắc khoải về một thời chưa từng trải qua. Cái cảm giác này rất lạ, như thể ở một kiếp đời nào đó, mình đã từng yêu như thế, từng đấu tranh như thế, và từng thiết tha với nghệ thuật như thế, như những con người đã xuất hiện trong phim.

Khi từ rạp ra về, như mọi lần khác, mình hỏi chồng là anh chấm phim này mấy điểm. Anh đáp 9 điểm làm mình vui như được mở tấm lòng. Mình đã dè dặt hơn nên chỉ chấm 8.5. Anh còn tóm gọn bộ phim trong một chữ, “breathtaking”, theo nghĩa đen, và giải thích rằng bộ phim đã nhiều lần khiến anh nghẹn ngào, hơi thở như bị đánh cắp. Trước đây, chồng mình vốn thích nhạc Phạm Duy và thường hát bài “Đưa em đi tìm động hoa vàng”, vậy mà khi mình đang ốm sốt và mất ngủ mấy ngày vừa rồi, anh lại hát cho mình nghe bài “Nắng thủy tinh” của Trịnh Công Sơn. Để rồi trong một phút giây, mọi sự khó chịu mệt mỏi trong mình bỗng biến thành sự mãn nguyện khi được thưởng thức Cái Đẹp. Tagore, nhà thơ, triết gia, nhạc sĩ Ấn Độ, người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel, từng nói rằng,

“Cái đẹp chỉ đơn giản là thực tại được nhìn bằng đôi mắt của tình yêu.”

Chắc chắn đã có những tình tiết chưa hoàn hảo, chưa hợp lý hay có thể tốt hơn được nữa trong phim Em và Trịnh. Nhưng khi tập trung nhìn vào nỗ lực của đoàn làm phim, nhìn vào nguồn cảm hứng mà bộ phim mang lại, cùng những câu hát bất hủ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì chúng ta có thể hy vọng nhiều hơn vào những điều đẹp đẽ đã, đang và sẽ tới, không chỉ trong nền điện ảnh nước nhà, trong thi ca nghệ thuật, mà còn trong chính tâm hồn mỗi người.

Bởi vì “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ,” và cũng vì “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.”

Tác giả: Vũ Thanh Hòa
Biên tập: Prana


Join THĐP Discord: https://discord.gg/thdp
💪 (NEW – VERSION 2) [THĐP EBOOK] Cẩm Nang Nofap – Cách trở thành người đàn ông ĐÍCH THỰC: https://bit.ly/cnnofapver2
💥 Gia nhập THĐP DEEP CLUB: https://bit.ly/DK_DEEPCLUB
🗂 Danh sách tất cả bài viết Deep Club: https://bit.ly/DEEPCLUB_INDEX

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha: http://bit.ly/THDPmembership
🎯 Mục lục tất cả nội dung Aloha volume 1-27: http://bit.ly/mucluc_ALOHA
🎯 Mục lục ảnh bìa all volumes: http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE: http://bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP: http://bit.ly/donateTHDP