25 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 27 Tháng mười, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trang chủ Blog Trang 55

8 lý do vì sao tâm linh quan trọng

3

Có bao giờ các bạn tự hỏi vì sao tâm linh quan trọng, vì sao mình nên quan tâm tới nó và cần thường xuyên thực hành đạo lý? Trong thời đại tư tưởng tôn sùng vật chất đang ngày càng thắng thế thì chuyện quan tâm đến tâm linh hay các hệ giá trị tinh thần càng bị con người bỏ bê trì hoãn. Đây là dấu hiệu đáng buồn và đáng báo động cho sự tồn tại và phát triển vững bền của chúng ta. Cuộc sống của con người đang ở bờ vực thoái hóa khi không còn chú trọng đến những phẩm hạnh tâm hồn.

“Không ai quá giác ngộ đến mức không cần phải tự cải tiến chính mình.” – Terence McKenna

Ở đây, tâm linh có thể hiểu là sự hướng nội, quay vào thế giới bên trong, rèn luyện phát triển bản thân và kết nối với bản chất chân thực của mình. Không nhất thiết là bạn phải theo một tôn giáo hay thực hành một hình thức huyền học bí truyền nào đó. Tâm linh đơn giản là sự kết nối với thế giới tinh thần, hiện thực hóa các ý tưởng để bản thân trở nên thánh thiện tốt đẹp hơn, gần gũi hơn với đạo đức. Lý do con người thời nay lạc lối và biến chất là do chúng ta không thấy được vị trí và chức năng của tâm linh nên càng xa rời những hệ giá trị cao quý cần thiết.

Vậy vì sao tâm linh quan trọng?

1. NÓ KHIẾN ĐỜI SỐNG CÓ Ý NGHĨA

Việc bước sâu vào thế giới tinh thần, khám phá chính mình khiến một người hiểu được, nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, mục đích của cuộc đời. Điều này khiến chúng ta tiếp nhận những gì xảy đến trong đời sống với một giá trị rõ ràng cụ thể. Khi ấy, ta sẽ bớt hoài nghi sợ hãi mà cảm thấy bản thân có thể hành động và phát triển tươi đẹp trong những tình huống nghịch cảnh. Ngoài ra, việc trao cho đời sống một ý nghĩa là sự tự do của mỗi cá nhân. Người đó sẽ tự tiến hóa theo khía cạnh mình cảm thấy mạnh mẽ nhất và tạo ra nhiều màu sắc cho cuộc đời.

2. NÓ GIÚP CON NGƯỜI CÓ ĐIỂM TỰA

Xung quanh chúng ta có rất nhiều thứ đang cùng diễn ra và đều có thể lôi kéo sự chú ý của mỗi người, kích thích sự đầu tư tâm trí, thời gian, tiền bạc, sức lực. Các chương trình truyền hình, mạng xã hội, các mối quan hệ, chuyện sự nghiệp công danh, gia đình, v.v… Tất cả cùng cuốn hút và khiến người ta dễ dàng bị mất cân bằng, hao tổn sinh lực. Việc thực hành tâm linh, neo đậu vào trong chính mình khiến con người có được điểm tựa vững chãi. Ta sẽ luôn tìm về được “ốc đảo tự thân” dù trong sóng gió, nguy nan, cám dỗ nhường nào. Nhờ sự vững chãi ổn định tinh thần, một người mới có khả năng đưa ra những quyết định hành động đúng đắn, điều đó giúp cho đời sống của họ được hài hòa, an ổn. Không chỉ bản thân họ có sự nương tựa, mà chính người đó còn là tấm gương, điểm tựa tinh thần cho những người xung quanh.

3. NÓ THÚC ĐẨY SỰ TIẾN HÓA NHỜ ĐỊNH HƯỚNG THIỆN LÀNH

Con đường tâm linh là con đường của sự tiến hóa tinh thần. Tâm linh không phải để hơn người khác, mà để hơn chính bản thân mình ngày hôm qua. Khi một người cam kết với nó tức là họ cam kết gắn bó với sự phát triển. Định hướng tâm linh giúp một người có thể nhìn ra yếu điểm của chính mình và cải thiện bản thân trong tinh thần sáng suốt, chứ không phải ép buộc máy móc hay chấp nhận khổ sở. Vì họ có sự thấu hiểu rằng những mặt tối cần được đối diện để chuyển hóa là điều hiển nhiên. Mọi hoàn cảnh diễn ra đều là cơ hội cho sự tiến bộ của họ. Một người không bắt tay với tâm linh thì có sự phát triển rất chậm chạp, thậm chí là không phát triển mà đi vào con dốc thoái hóa nhanh hơn. Trong các tình huống khó khăn diễn ra, họ tập trung vào việc níu giữ vật chất (những quan điểm, của cải, danh tiếng, vẻ bề ngoài, v.v…) thay vì níu giữ định hướng phát triển chính mình. Họ tập trung vào sự sở hữu nhiều thứ thay vì sở hữu thứ giá trị nhất, trí tuệ tâm linh. Chỉ với việc giữ gìn định hướng thực hành cải thiện chính mình, một người mới có thể tiến bộ trong đời và chạm tới những hạnh phúc lớn lao.

“Trên đời này chẳng có gì cao quý và thanh khiết hơn trí tuệ tâm linh. Nó là sự hoàn hảo đạt được qua thời gian thông qua con đường yoga, con đường dẫn tới Chân ngã nội tâm.” — Sri Krishna, Chí Tôn Ca (4:38)

4. NÓ GIẢI QUYẾT CÁC MÂU THUẪN VÀ XUNG ĐỘT TRONG TƯ TƯỞNG, KIẾN TẠO BÌNH AN

Việc duy trì thiền định hay thực hành chánh niệm (mindfulness) là một trong những cách làm chủ tâm trí và điều hòa cơ thể. Khi càng gắn bó sâu sắc với con người chân thực của mình, một người càng được thống nhất trong tư tưởng và kết nối với cơ thể tốt hơn. Vì bản chất của thế giới tinh thần là sự hiệp nhất và hài hòa. Một người có năng lực tinh thần càng mạnh thì càng có khả năng dàn xếp tư tưởng, điều tiết tâm trí, làm chủ chính mình. Đây là tiền đề cho sự tăng trưởng bình an trong tâm hồn, từ đó góp phần giải quyết vấn nạn rối loạn tâm lý đầy nhức nhối trong xã hội con người hiện đại, đưa chúng ta từ thực tại mâu thuẫn nhiễu nhương sang thực tại thư thái, an lành.

5. NÓ LÀM CON NGƯỜI CÓ NHIỀU NIỀM TIN VÀ SỨC MẠNH

Những điều tốt đẹp nhất không thể nhìn thấy hay nếm chạm mà chỉ có thể cảm nhận, ví dụ như tình yêu. Khi tiếp xúc với tâm linh, với việc thực hành cải thiện chính mình, con người chạm tới những hệ giá trị vô hình và phát triển năng lực trực giác. Ngoài ra, việc kết nối và tin tưởng vào những hệ giá trị đó càng bồi đắp thêm sức mạnh cho con người. Trong những tình huống khó khăn, người ta không tìm kiếm ở thế giới bên ngoài mà tập trung vào nội tâm, vào các giá trị bên trong. Họ đi vào tần số của đức tin, của niềm hy vọng và của nội lực, đây là những thứ giúp con người vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất trong cuộc đời, hay là vượt qua phiên bản yếu kém của chính họ. Nếu không có đức tin, họ không còn định hướng, không còn can đảm và can trường để tiếp tục tiến lên. Niềm hy vọng và sức mạnh là những món quà to lớn mà việc thực hành tâm linh mang lại.

6. NÓ GIÚP CON NGƯỜI CỞI MỞ KẾT NỐI VỚI NHAU VÀ VỚI CUỘC SỐNG

Tình yêu là thứ tất cả chúng ta cần và có thể được phát triển khi một người nâng cao nhận thức của chính mình. Tình yêu khiến một người trở nên trù phú và rộng lượng hơn. Sự nghèo đói và kém phát triển hiểu đơn giản là biểu hiện của sự thiếu kết nối, cứng nhắc, gò bó ôm giữ vật chất cho riêng mình. Những người theo đuổi tâm linh sẽ có cơ hội được buông xả, tiến tới sự rộng mở, hào sảng trong tâm hồn. Họ sẽ hiểu được nhiều hơn các khía cạnh của cuộc sống, có khả năng kết nối với nhiều nguồn tri thức, nhiều con người và nhiều loại trải nghiệm khác nhau. Khi mọi thứ được liên kết, chúng sẽ hiển thị ra đa dạng trật tự, đa dạng sự lựa chọn, mở ra cánh cửa tự do cho con người. Khi càng nhiều khả năng kết nối, một người sẽ gắn bó sâu sắc hơn với cuộc đời, thấm nhuần những tinh hoa ngọt ngào của đời sống mà không hề lo sợ sự dính mắc đau khổ.

7. NÓ ĐƯA CON NGƯỜI TỚI SỰ THẬT, SỰ GIÁC NGỘ

Việc thấu hiểu bản chất của thực tại và của chính mình là điều quan trọng tối thượng mà một người cần đạt tới khi bước vào đời sống. Chỉ với sự thật, một người mới đạt tới sự bình an và giải thoát hoàn toàn. Đích đến cao cả nhất của tâm linh là sự giác ngộ, hòa nhập với chân lý. Chỉ bằng việc tìm kiếm trong thế giới tinh thần, gần gũi với tâm linh đạo lý, một người mới có thể tìm lại con người đích thực (chân ngã) của chính mình và sống một cuộc sống thanh khiết, trọn vẹn nhất.

Không phải tiền bạc, quyền lực hay các mối quan hệ, mà chính sự giác ngộ bản chất của thế giới mới mang lại hạnh phúc và tự do tuyệt đối cho con người. Hay có thể nói, việc tiến bước vào con đường tâm linh là chuyện “chẳng chóng thì chầy” của mỗi chúng ta, phụ thuộc vào tầm nhận thức hiện tại của mỗi người. Khi có định hướng kiếm tìm chân lý, chúng ta sẽ được chào đón và che chở bởi chân lý.

8. NÓ KHAI MỞ CÁC NĂNG LỰC TIỀM ẨN BÊN TRONG CON NGƯỜI

Trí thông minh, sự sáng tạo, tập trung, khả năng liên kết tưởng tượng, phát minh, sự tận tâm nhiệt huyết và lòng trắc ẩn mãnh liệt, v.v… Đó đều là những năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi con người. Khi hòa nhập với cội nguồn tâm linh, những năng lực trên được khai phóng và trở thành những giá trị có thể sử dụng được, mang lại lợi lạc lớn lao cho đời sống. Càng xa rời tâm linh, con người càng ít tài năng, khả năng để làm nên những điều vĩ đại, vì năng lực to lớn nhất nằm ở thế giới tinh thần, không phải thế giới vật chất. Nó chỉ có thể được phát hiện và phát huy khi con người tiến tới bằng trái tim và linh hồn của chính mình, sử dụng nó với mục đích hướng thiện, như dưỡng nuôi, nâng cao nhận thức của cộng đồng, cảm hóa nhân loại, phát triển nền văn minh. Những điều vĩ đại sẽ luôn được trao cho những linh hồn vĩ đại.

Tóm lại, tâm linh không những là điều quan trọng mà còn là điều quan trọng bậc nhất đối với mỗi chúng ta, nếu ta thật sự khao khát giải thoát, tìm lại con người chân thực của mình. Đã đến lúc con người cần thức tỉnh, nhìn nhận lại giá trị của bản thân và tầm quan trọng của việc tu dưỡng đạo đức, kiếm tìm chân lý. Tốc độ tiến hóa sẽ luôn tương đương với tốc độ thoái hóa. Cuộc đời này sẽ trở thành một canh bạc may ít rủi nhiều nếu chúng ta còn chần chừ trong việc tiếp cận và thực hành đạo lý. Còn khi cam kết với việc tu dưỡng thân tâm, mỗi người sẽ có thể tự kiến tạo nên cuộc đời mình hằng mơ ước.

Tác giả: Hòa Taro

Ảnh minh họa: KELLEPICS /pixabay

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

12 trích dẫn trong Kinh Thánh về những người vô thần

0

12 câu nói trong Kinh Thánh về những người vô thần

1. “Nhân danh Người, tôi khuyên anh chị em không nên sống theo kiểu người vô thần nữa. Tư tưởng họ thật vô dụng. Họ không muốn hiểu biết và cũng chẳng muốn nghe, nên họ không thể nào nhận được sự sống mà Thượng Đế ban cho. Họ mất tất cả liêm sỉ và dùng đời mình đeo đuổi những việc vô luân. Họ thích làm điều ác.” (Ephesians 4:17-18)

2. “Đừng để ai dẫn anh chị em đi theo con đường lầm lạc bằng những lời dạy dỗ rỗng tuếch của loài người, do các thần linh cai trị đời này đưa đến chứ không phải từ Đức Ki-tô.” (Colossians 2:8)

3. Người không có Thánh Linh không thể tiếp nhận những chân lý đến từ Thánh Linh của Thượng Đế. Họ cho những điều ấy là điên rồ, không hiểu được vì chỉ có thể hiểu được qua Thánh Linh mà thôi.” (1 Corinthians 2:14)

4. “Ánh sáng chân lý đã đến trong thế gian, nhưng họ không thích ánh sáng. Họ lại ưa bóng tối vì việc làm của họ xấu xa.” (Jesus, John 3:19)

5. “Còn những kẻ hèn nhát, kẻ vô thần, kẻ làm ác, kẻ giết người, kẻ dâm dục, kẻ tà phép, kẻ thờ thần tượng và kẻ nói dối—chỗ của chúng là hồ lửa diêm sinh. Đó là cái chết thứ hai.” (Khải Huyền 21:8)

6. “Có nhiều điều về Thượng Đế mà con người không thể thấy—chẳng hạn như quyền năng vô hạn và thiên tính của Ngài. Nhưng từ thuở tạo thiên lập địa, hai đặc tính nầy đều sờ sờ ra đó và ai cũng hiểu được. Cho nên họ không có lý do gì để bào chữa về những việc làm xấu xa của mình.” (Romans 1:20)

7. “Người ta không cho việc hiểu biết thực sự về Thượng Đế là quan trọng. Nên Thượng Đế để cho họ tự do suy nghĩ theo ý tưởng ngông cuồng, làm những việc bậy bạ. Lòng họ đầy rẫy tội lỗi, độc ác, ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ, giết người, tranh giành, dối trá, làm hại nhau. Họ nói hành, bêu xấu lẫn nhau và thù ghét Thượng Đế. Họ cộc cằn, kiêu căng và khoác lác. Lúc nào họ cũng nghĩ đến chuyện làm quấy, không vâng lời cha mẹ. Họ ngu dại, không giữ lời hứa, thiếu nhân từ và khoan dung với người khác. Họ biết luật Thượng Đế dạy rằng những ai có đời sống như vậy thật đáng chết, nhưng không những họ vẫn tiếp tục làm ác, mà lại còn xúi giục, hoan hô kẻ khác làm nữa.” (Romans 1:28-32)

8. “Thánh Linh nói rõ ràng rằng trong tương lai nhiều người sẽ trở nên vô thần. Họ nghe theo những lời nói dối và lời dạy dỗ của ma quỉ. Những lời dạy ấy phát xuất từ những lời xảo trá của những kẻ nói dối có lương tâm đã bị chai lì như bị thanh sắt đỏ nung đốt.” (1 Timothy 4:1-2)

9. “Vì thời kỳ đến, người ta sẽ không chịu nghe lời dạy chân thật nữa mà đi tìm những đạo sư nói những lời êm tai để vừa lòng mình.” (2 Timothy 4:3)

10. “Kẻ ác quá sức kiêu căng. Chúng không bao giờ tìm kiếm Thượng Đế. Trong đầu chúng không có chỗ nào cho Thượng Đế. Chúng luôn luôn thành công. Sự xét đoán của Thượng Đế cao quá điều hiểu biết của chúng; chúng chế giễu kẻ thù mình. Rồi tự nhủ, “Sẽ không có tai họa gì xảy đến cho ta; ta sẽ chẳng bao giờ bị tàn hại.” Môi miệng chúng nó đầy lời chửi rủa, dối trá và đe dọa; chúng dùng lưỡi mình để phạm tội và làm điều ác.” (Thánh Thi 10:4-7)

11. “Kẻ ngu dại nghĩ thầm, “Chẳng có Thượng Đế đâu.” Bọn ngu dại ấy đều độc ác và hành động nhơ nhuốc. Chẳng có ai làm điều thiện.” (Thánh Thi 14:1)

12. “Ngài đã làm những việc lớn lao! Tư tưởng Ngài vô cùng sâu sắc! Kẻ ngu si không thể hiểu biết, người điên dại không thể am tường.” (Thánh Thi 92:5-6)

Biên soạn: Prana

Xem thêm

💎 Tôi đã từng là một người vô thần

💎 8 câu nói trong Chí Tôn Ca về sự vô thần

[THĐP Translation™] 65 thông điệp hay nhất từ Ralph Waldo Emerson

thdp translation 4

Ralph Waldo Emerson là một nhà triết học, nhà thơ, và diễn giả nổi tiếng người Mỹ sinh ra vào năm 1803 và qua đời vào năm 1882. Emerson là một trong những nhân vật quan trọng nhất của phong trào “Transcendentalism” ở Mỹ, một phong trào tư tưởng vào giữa thế kỷ 19 nhấn mạnh sự độc lập, tự do tư tưởng và quan điểm tối ưu về con người và thiên nhiên. Ông đã viết nhiều bài diễn thuyết, bài luận và thơ. Một số công trình nổi tiếng của ông bao gồm “Nature”, “Self-Reliance”, và “The American Scholar”. Emerson đã ảnh hưởng đến nhiều nhà văn và tư tưởng sau này, bao gồm Walt Whitman, Henry David Thoreau và nhiều người khác. Emerson từng là một mục sư, nhưng sau đó ông đã từ bỏ công việc này để theo đuổi sự nghiệp viết lách và diễn thuyết.

Mặc dù Emerson là một nhân vật của phương Tây, nhưng tư tưởng và triết học của ông có thể có những điểm tương đồng với một số truyền thống phương Đông. Chẳng hạn như tư tưởng của ông về việc kết nối với thiên nhiên và tìm kiếm sự thật bên trong bản thân.


  1. “Ngay khi bạn quyết định, cả vũ trụ sẽ hiệp lực giúp bạn.”
  2. “Không gì có thể mang lại bình an cho bạn ngoài chính bạn.”
  3. “Người ta chỉ thấy những gì người ta đã sẵn sàng để thấy.”
  4. “Những điều nằm sau ta và trước ta thật nhỏ bé so với những gì nằm trong ta.”
  5. “Đừng đi theo con đường có sẵn. Thay vào đó hãy tới những nơi chưa có lối đi và để lại dấu chân.”
  6. “Khi trời đủ tối, bạn có thể nhìn thấy những ngôi sao.”
  7. “Hãy tự làm ra cuốn Thánh Kinh của mình. Tầm chương trích cú tất cả cuốn sách bạn đọc mà đối với bạn chúng như những tiếng kèn vang rền bên tai.”
  8. “Trái đất cười trong những nụ hoa.”
  9. “Tất cả điều tôi thấy dạy tôi tin vào một Đấng Sáng Tạo cho những điều tôi chưa thấy.
  10. “Một trong những ảo tưởng của cuộc đời là giây phút hiện tại không mang tính quyết định hay hệ trọng. Khắc vào trong tim bạn rằng mỗi ngày sẽ là một ngày đẹp nhất trong năm.”
  11. “Đời là cuộc hành trình, không phải cái đích đến.”
  12. “Bất cứ điều gì giới hạn người ta, người ta gọi nó là số phận.”
  13. “Đừng để bị thúc đẩy bởi những khó khăn. Hãy được dẫn dắt bởi những giấc mơ.”
  14. “Khoa học không biết những gì mà nó mắc nợ sự tưởng tượng.”
  15. “Tất cả là một câu đố, và chìa khóa cho câu đố này là một câu đố khác.”
  16. “Tất cả mọi người đều yêu một người biết yêu.”
  17. “Hãy cẩn thận khi Chúa thả một tưởng sĩ (thinker) lên hành tinh này.”
  18. “Có nhiều thứ mà một người anh minh mong ước mình đừng biết.”
  19. “Raphael phác họa trí tuệ, Handel đặt nốt nó, Phidias nặn hình nó, Shakespeare viết về nó, Wren xây dựng nó, Columbus giương buồm nó, Luther giảng về nó, Washington quân đội nó, Watt thương mại nó.”
  20. “Chúng ta hãy yên lặng, để có thể nghe được lời thì thầm của Thượng Đế.”
  21. “Trẻ con đều là những người nước ngoài.”
  22. “Sợ hãi luôn bắt nguồn từ thiếu hiểu biết.”
  23. “Đức tin dựa vào thẩm quyền thì không phải đức tin.”
  24. “Đối xử với một người như anh ta đang là, anh ta sẽ vẫn là những gì anh ta đang là. Đối xử với một người như anh ta có thể là, anh ta sẽ trở nên những gì anh ta nên là.”
  25. “Bí mật lớn nhất được tiết lộ là Thượng Đế ở trong mỗi người.”
  26. “Nhiều người cũng đi qua cánh đồng, nhưng ít người nhìn thấy được những bông hoa.”
  27. “Sự hình thành một ngàn cánh rừng nằm trong một hạt dầu.”
  28. “Học viện ghét thiên tài, cũng như tu viện ghét thánh hiền.”
  29. “Tiểu thuyết tiết lộ những sự thật mà thực tại che mờ.”
  30. “Công việc không bao giờ ngừng là phát triển bản thân.”
  31. “Sợ hãi đánh gục nhiều người hơn bất cứ thứ gì khác.”
  32. “Cuốn sách tốt là vì độc giả tốt.”
  33. “Những gì chúng ta có thể nhìn, đọc, cảm nhận… chỉ là của chúng ta. Đọc một cuốn sách, bạn tôi, đọc tới khi mắt bạn lồi ra, bạn sẽ không bao giờ tìm được những gì tôi tìm được.”
  34. “Người ta không xứng đáng có được những bài viết hay, họ đã quá thõa mãn với những bài viết dở.”
  35. “Người anh minh trong cơn giông tố không cầu nguyện cho được an toàn, nhưng cho được thoát đi khỏi cơn sợ hãi.”
  36. “Những con người vĩ đại là những người nhìn thấy được năng lực tinh thần mạnh hơn rất nhiều năng lực vật chất.”
  37. “Người trí tuệ đặt niềm tin của họ vào những ý tưởng, không phải những hoàn cảnh.”
  38. “Cỏ dại là gì? Là một loài cây mà đức hạnh của nó vẫn còn chưa được khám phá.”
  39. “Khi bạn sinh ra, bạn đã khóc và mọi người đã cười. Hãy sống làm sao để khi bạn chết đi bạn là người cười và mọi người thì khóc.”
  40. “Tổ tiên của mọi hành động là một ý tưởng.”
  41. “Bí quyết của sự giáo dục nằm ở việc tôn trọng người học sinh. Không phải là việc của người thầy để quyết định xem anh ta nên biết gì, nên làm gì. Nó đã được chọn trước và chính anh ta sẽ là người nắm giữ chìa khóa chính bí mật của anh ta.”
  42. “Thiên nhiên ghét những chiếc máy tính.”
  43. “Trong mỗi công trình của những thiên tài chúng ta nhận ra những tư tưởng chính ta ruồng bỏ. Chúng sẽ trở lại sau này với sự bất ngờ huy hoàng.”
  44. “Với những thứ bạn mất, bạn nhận những thứ khác. Với những thứ bạn nhận, bạn mất những thứ khác.”
  45. “Lẽ thường là thiên tài mặc cho mình bộ áo làm việc.”
  46. “Yêu, và bạn sẽ được yêu.”
  47. “Đời ngắn ngủi, nhưng luôn có đủ thời gian cho sự tử tế.”
  48. “Người vĩ đại luôn sẵn sàng làm người nhỏ bé.”
  49. “Người mà bạn trở thành theo định mệnh là người bạn lựa chọn trở thành.”
  50. “Người hùng chẳng can đảm gì nhiều hơn người thường, anh ta chỉ can đảm lâu hơn 5 phút.”
  51. “Đôi khi hét to lên còn tốt hơn cả một bài luận văn.”
  52. “Hòa bình không thể đạt được qua bạo động, nó chỉ có thể đạt được qua hiểu biết.”
  53. “Nếu ta gặp được một người với trí tuệ hiếm có, ta nên hỏi anh ta đã đọc sách gì.”
  54. “Mỗi nghệ sĩ đều từng là nghiệp dư.”
  55. “Người nông cạn tin vào may rủi và hoàn cảnh. Người mạnh mẽ tin vào nhân quả.”
  56. “Trên đường tôi đi, mỗi người tôi gặp đều hơn tôi ở một điểm nào đó, và tôi học hỏi điều đó từ họ.”
  57. “Niềm vui là thứ dầu thơm bạn không thể xịt lên người khác mà chính bạn không bị lây.”
  58. “Cái trí, một khi được kéo dãn ra bởi một ý tưởng mới, không bao giờ trở lại với chiều kích ban đầu của nó.”
  59. “Thiên nhiên luôn mặc cho mình những màu sắc tâm linh.”
  60. “Thiên tài luôn cảm thấy mình đến sớm cả một thế kỉ.”
  61. “Không phải là độ dài của đời, nhưng là độ sâu của đời.”
  62. “Là chính mình trong một thế giới luôn cố khiến bạn trở thành người khác là thành tựu lớn nhất.”
  63. “Có thể cười nhiều; có thể có được sự tôn trọng từ những người thông minh và tình cảm của trẻ con, sự cảm kích của những nhà phê bình trung thực; có được sức mạnh để chịu được sự phản bội từ những người bạn xấu. Có thể thưởng thức vẻ đẹp, nhìn thấy điều tốt đẹp nhất trong mỗi người, có thể để lại thế giới tươi đẹp hơn với những đứa trẻ khỏe mạnh, một mảnh vườn xinh, một xã hội đổi mới; có thể biết được rằng dù chỉ một người đã hít thở dễ dàng hơn vì bạn đã sống. Đây gọi là thành công.”
  64. “Mọi người dường như không nhận ra rằng quan niệm của họ đối với cuộc đời cũng là một lời thú tội cho tính cách của họ.”
  65. “Thiên nhiên và sách vở thuộc về những cặp mắt thấy được chúng.”

Biên dịch: Huy Nguyen – THĐP

Tạp chí Aloha volume 23

Nội dung volume 23

• [Hỏi-Đáp] Làm sao để tập trung trong công việc?
• [Bài dịch] Vì sao tiền điện tử (crypto) chính là tương lai và nó cần thiết với tất cả chúng ta như thế nào?
• [Bài dịch] 9 lý do khiến cho tiền điện tử tốt hơn thẻ tín dụng
• [Bài dịch] Ai dám nói Bitcoin và tiền điện tử “không có tương lai”?
• [Truyện ngắn] Cô bé Hạt Tiêu | Vũ Thanh Hòa – Quyển 3, Tập 4: Hội những người thích hút thuốc Lào
• [Truyện dài] Lên Đà Lạt | Vũ Thanh Hòa – Chương 11: Vào đường cấm và ra đường sống
• [Truyện dài] Tuổi trẻ cô đơn, Chương 38 – 39 | Ni Chi
• [Thơ dài] Thiên đường trần gian | Vũ Thanh Hòa – Phần 23
• Thế giới đó đây

84352195_154370659084183_1816438482336219136_n

 

84611923_2630112573784121_8079425691046641664_n90320421_2597021743868952_4026688550471729152_n90351668_1395792837270739_3610568646838976512_n

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Tôi đã từng là một người vô thần

1

Nếu có một điều gì đáng kể nhất trong cuộc đời này mình muốn chia sẻ với tất cả mọi người thì đó là chuyện mình đã từng là một người vô thần. Tại sao mình muốn nói về điều này, vì mình nghĩ suy cho cùng vô thần chính là căn bệnh lớn nhất của nhân loại, nó sản sinh ra nhiều những loại bệnh khác như vô cảm, vô ơn, vô ý thức và vô Đạo. Nó là nguyên nhân khiến con người trở nên thoái hóa, chia rẽ và xa rời tự nhiên. Trong tham-sân-si thì vô thần thuộc loại si, vô minh, không nhìn ra sự thật. Vì vô minh bao phủ, con người sẽ luôn theo đuổi những hạnh phúc giả tạo điên rồ. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, thế giới đang rơi vào biến động vì bệnh dịch và sự suy thoái kinh tế, nỗi sợ hãi của con người trồi lên đặc sệt trong bầu không khí. Chính đây là thời điểm thích hợp nhất để một người nhìn ra nguồn gốc của nỗi sợ ấy: Sự vô thần.

Quan sát thế giới, mình thấy số người vô thần, duy vật ngày nay chiếm tỷ lệ rất lớn. (Ngay cả một số người tự nhận là hữu thần cũng chưa hề có trải nghiệm “thần” là gì, chưa một lần biết cầu nguyện và vẫn thường trực sống trong sự tiêu cực mỗi ngày.) Thế rồi, người nọ nhìn người kia bắt chước và coi rằng vô thần là điều tự nhiên bình thường. Để khi có ai đó đứng lên nói về Thượng Đế thì người đó sẽ bị đám đông phỉ báng, giễu nhại, thậm chí là treo cổ. Chuyện này giống như một người bị tẩy não rằng thủ dâm là tốt cho sức khỏe, trong khi sự thật rằng đó là hành động đánh mất lòng tự trọng và tự hủy hoại chính mình trên mọi mặt: thể xác, tâm trí, tâm linh. Khi sự dối trá và vô minh này không được phá bỏ thì loài người sẽ vẫn tiếp tục phải sống trong thực tại của dối trá và vô minh vậy.

Trước kia, khi sống như một người vô thần, mình đã không tin vào sự sắp đặt của cuộc đời và luôn muốn làm mọi thứ theo ý mình. Nhưng sau tất cả, trong mọi cuộc đua, mình luôn là kẻ về sau, hoặc là kẻ chịu sự thiệt thòi mất mát. Mình đã không hề tin rằng có Thượng Đế, có một kế hoạch lớn cho cuộc đời, có một năng lực siêu nhiên nằm đằng sau tất cả mọi vận động của thế giới. Mình đã không tin vào sự cầu nguyện và lòng thành kính, nên mọi lời cầu nguyện của mình đã từng thốt ra đều hời hợt và mang tính giễu nhại. Mình đã không tin vào trí tuệ bên trong của mỗi con người, mà chỉ quan tâm đến những gì đã được khoa học kiểm chứng, đã được tận mắt nhìn thấy, hay được ai đó cầm tay dẫn dắt. Mình đã từng chống cự lại mọi sự biến đổi của thế giới, chống cự lại mọi cơn đau đớn và chống cự lại mọi điều tốt đẹp nhất mà tận sâu bên trong vẫn hằng khao khát. Mình đã hay lý sự kiểu cách, suy tính so đo, cằn nhằn bất mãn, lo lắng căng thẳng, nóng giận buồn phiền, hay quan tâm đến thế giới của người khác. Mình đã không tin ai cả và cũng không tin vào chính mình. Tóm lại, mình đã từng sống như một kẻ chỉ biết đầu tư vào những suy nghĩ mà cắt giảm sự chú ý cho thánh địa tâm hồn, một kẻ thường sống trong sự mơ tưởng mà không bao giờ dám dấn thân hành động để biến chúng trở thành hiện thực.

“Chỉ có những kẻ vô tín ngưỡng, những kẻ thậm ngu, những kẻ thấp hèn nhất nhân loại, những kẻ bị ảo tưởng đánh cắp tri thức và những kẻ có bản chất vô thần của loài quỷ quái là không muốn quy phục Ta.” — Sri Krishna, Chí Tôn Ca (15:7)

>>> [THĐP Translation™] 8 câu nói trong Chí Tôn Ca về sự vô thần

>>> 12 trích dẫn trong Kinh Thánh về những người vô thần

Để rồi trong một lần giận dữ sôi sục đến đỉnh điểm, mình đã không còn muốn kiểm soát hoàn cảnh đã khiến mình bất mãn nữa mà chỉ muốn rằng bản thân được thoát khỏi hỏa ngục đã lỡ sa vào. Chuyện là buổi tối hôm đó, người bạn của mình đã lái xe vào nhầm đường khiến bọn mình phải đi lòng vòng quanh thành phố rất lâu, trong khi mình đã rất mệt mỏi sau một ngày dài đi xe đò từ Đà Lạt về Sài Gòn. Khi trên xe mình cũng đã bị nôn 3 trận lả người. Lúc đó mình cảm thấy quá sức chịu đựng, bắt đầu thể hiện sự nóng giận và trút hết sự bất mãn lên người bạn đó. Tội nghiệp. Mình đã từng xem phim Star Wars và nhớ lại những gì tồi tệ nhất mà nhân vật Darth Vader phải hứng chịu khi ông ta gia nhập phe tối với thức ăn là sự nóng giận. Mình đã hiểu số phận đau khổ ấy như thế nào khi toàn bộ thân thể mình nóng ran như nằm trên giàn hỏa thiêu. Lúc đó, mình thấy đây không phải là một cuộc đời đáng sống và mình muốn chết, chết đi khỏi cái thực tại sục sôi điên cuồng này. Dường như, mình cảm thấy một sự bất lực to lớn bên trong không tài nào diễn đạt nổi. Có một cảm giác rằng tất cả những khổ đau này mình sẽ chẳng thể tự cứu lại được mà phải nhờ đến một Đấng tối cao đưa tay cứu vớt. Ngay lập tức, mình đã cầu nguyện Thượng Đế với một lòng khẩn khoản và thành kính nhất từ trước đó đến lúc bấy giờ. Và cơn giận ấy đã tan biến chỉ trong vỏn vẹn vài phút, để lộ ra bên trong mình một khoảng không thanh thản đến vô cùng.

“Vì sau cùng, đó là chuyện giữa bạn và Thượng đế. Đó không bao giờ là chuyện giữa bạn và họ.” — Mẹ Teresa

Kể từ đó, đã có rất nhiều lần nữa mình cầu nguyện, không phải được cái nhà thật to hay được cái xe hơi thật ngầu, mà chỉ đơn giản là được ở gần Thượng Đế và được tỉnh táo thường trực để làm đúng ý của Người. Đôi khi, mình chỉ muốn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc. Và với mỗi lần hướng tâm trí về God, mình cảm nhận thấy tính thiêng liêng của cuộc đời (trước kia đã từng có một khoảng thời gian mình rơi vào trầm cảm và sống với một sự trống rỗng khổ sở). Mình đã hiểu được tại sao có từ “thức thần” (trong thuật ngữ “chất thức thần” được anh Huy Nguyen founder THĐP dịch ra từ chữ “psychedelics”), đã được chứng kiến hàng loạt những sự kiện đồng nhịp (synchronicity) diễn ra. Cuộc đời mình đã vần xoay như một giấc mơ kỳ diệu. Đây không phải là điều xa vời và tự khuếch đại, đây là sự thật mà mình muốn càng nhiều người nhận ra nó trong chính cuộc đời của người đó càng tốt. Vì chúng ta đã sống với nỗi sợ hãi và sự hoài nghi quá lâu. Chúng ta đã quên hết cội nguồn thần thánh của chính mình, quên hết những năng lực vô hạn, quên hết tình yêu. Trong khi tình yêu mới là công nghệ tiên tiến nhất mà vũ trụ có. Tiên tiến đến mức khoa học hiện đại còn chưa nghiên cứu ra và mới chỉ đang lò dò ở vài hạt sóng.

Thế là số phận của mình đã hoán đổi, từ một kẻ vô thần, thành một người có đức tin tâm linh dào dạt sau những lần biến động dữ dội. Khi quay nhìn lại mình đã không thể tin rằng trước kia mình đã có thể sống trong một cuộc đời u mê đến thế. Những luồng suy nghĩ vô lối của mình được biến đổi hết thành những lời cầu nguyện và sự biết ơn cuộc đời. Mình cho rằng mỗi người chúng ta đều có thể nhớ lại những điều tuyệt vời nhất nếu bên trong phát sinh một đức tin, dù chỉ bằng hạt cải cũng đủ.

“Ngài trả lời họ, “Vì các ngươi yếu đức tin. Quả thật, Ta nói với các ngươi, nếu các ngươi có đức tin chỉ lớn bằng hạt cải, các ngươi có thể bảo hòn núi này, ‘Hãy dời từ đây qua đó,’ thì nó sẽ dời qua, và không việc chi các ngươi chẳng làm được.” (Matthew 17:20)

Đức Krishna đã không nói sai khi bảo Arjuna hãy phục vụ Thượng Đế với toàn bộ tâm hồn và lý trí, Đức Jesus cũng không hề ngoa khi rao giảng rằng hãy hết lòng với Đức Chúa thì ngươi sẽ vào được Nước Trời. Vấn đề to lớn nhất của loài người không phải là nền kinh tế suy sụp, dịch bệnh lan tràn hay thiếu thốn nơi ăn chốn ở, mà là sự vắng mặt lòng tin – tin vào Thượng Đế, vào sự sắp xếp hoàn hảo của vũ trụ, vào những phẩm hạnh đạo đức tốt đẹp bên trong mỗi con người. Vì chỉ đức tin mới làm nên cây cầu dẫn một người sang thực tại mới mà không làm người đó bị hề hấn bởi hoang mang hay lo sợ.

“Sau khi chẳng còn quyến luyến, sợ hãi và tức giận, sau khi đã dồn toàn bộ tâm trí vào Ta, tìm được chốn nương náu nơi Ta, rất nhiều người ở thời trước đã trở nên thanh sạch nhờ thấu hiểu Ta và vì thế có được tình yêu siêu việt đối với Ta.” — Sri Krishna, Chí Tôn Ca (4:10)

Có một điều rằng những nghệ sĩ, nhà khoa học, những triết gia lỗi lạc nhất trong lịch sử đều là những người có đức tin vào Thượng Đế. Và cũng chính bởi đức tin đó, họ mới làm nên những tác phẩm bất hủ, khám phá ra những quy luật kỳ diệu của tự nhiên và truyền đạt lại những sự thật quan trọng nhất.

“Là một người đã dành cả đời để nghiên cứu về vật chất bằng phương pháp khoa học tỉnh táo nhất có thể, tôi có thể nói cho bạn biết kết quả nghiên cứu của tôi về nguyên tử rằng là: Chẳng có thứ vật chất nào cả. Tất cả vật chất có được nguồn gốc và tồn tại đều nhờ vào một lực mang đến sự rung động của các hạt trong một nguyên tử, và giữ chúng lại với nhau như hệ Mặt Trời. Chúng ta phải nhìn nhận rằng đằng sau nguồn lực này tồn tại một Tâm Trí có ý thức và thông minh. Tâm Trí này là ma trận của tất cả vật chất.” — Max Planck, Das Wesen der Materie, 1944

“Món quà của sức mạnh tinh thần đến từ Trời, Thực Thể Thiêng Liêng, và nếu chúng ta tập trung tâm trí vào chân lý đó, chúng ta trở nên đồng nhịp với năng lực vĩ đại này.” — Nikola Tesla

“Khối óc là một cỗ máy tính toán được liên kết với một thần khí (spirit).” — Kurt Godel (Cha đẻ của định lý Bất toàn)

>>> [THĐP Translation™] Các nhà vật lý lượng tử nói gì về chủ nghĩa duy vật (materialism)

Mình dự đoán rằng sẽ tồn tại nhiều người trong số các bạn khi đọc những dòng này sẽ cảm thấy khó chịu, nghi ngờ vì mọi thứ mình mô tả tốt đẹp quá mức tưởng tượng (too good to be true). Bạn không dám tin vì tâm trí vẫn đang đòi hỏi một dấu hiệu để tin mà không chịu khuất phục. Giống như câu chuyện trong Kinh Thánh khi những người Pha-ri-sêu tranh luận với Đức Jesus và đòi một dấu lạ từ trời để thử Người. Nhưng Người thở dài não ruột và nói: “Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: Thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả.”

Trong huyền học, bài học về đức tin thuộc về khu vực luân xa 6, con mắt thứ ba. Đây chính là nơi linh hồn ngự trị, là nơi Thượng Đế “giáng trần” tại thân xác con người và cũng là nơi con người “thăng thiên” về cội nguồn Thượng Đế. Nên nếu bạn nhún mình khiêm hạ, chỗ ngồi của God sẽ được trả lại cho God. Đôi mắt “thần” của bạn sẽ sáng trở lại để nhìn thấy những sự thật nằm sau những tấm màn che của ảo giác. Và con mắt ấy chính là Thượng Đế đến trong niềm tin của những kẻ thống khổ.

“Nếu bạn đang gặp vướng mắc về lòng tin, bạn đang sống vì điều gì? Tình yêu đúng là khó tin, cứ hỏi những người đang yêu. Sự sống đúng là khó tin, cứ hỏi các nhà khoa học. Thượng Đế đúng là khó tin, cứ hỏi những người đang tin. Bạn có vấn đề gì với những chuyện khó tin?” — Life of Pi

Tác giả: Vũ Thanh Hòa


🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa ➡️ bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP

Amor Fati — Phương thức hàn gắn sự bình yên trong thực tại

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ và Amor Fati: Sự Giao Thoa Giữa Chấp Nhận và Tạo Tác

Amor Fati

Chủ nghĩa khắc kỷ của Seneca không chỉ là một hệ thống tư tưởng đề cao sự tự lập và tự chủ, mà còn là một cách tiếp cận đối với cuộc sống, trong đó “Amor Fati” – tình yêu số phận, đóng vai trò trung tâm. Đây không phải là một sự đầu hàng mù quáng trước số phận, mà là việc chấp nhận nó như một phần không thể tách rời của hành trình cá nhân. Nó là sự công nhận rằng mọi sự kiện, dù tốt hay xấu, đều mang lại cho chúng ta cơ hội để học hỏi, phát triển và trưởng thành.

“Amor Fati” không phủ nhận quyền năng của ý chí tự do. Trái lại, nó khích lệ chúng ta hành động một cách có ý thức, sau đó chấp nhận kết quả một cách không luyến tiếc. Bằng cách này, nó bổ sung cho quan điểm về ý chí tự do bằng cách khuyến khích chúng ta không chỉ tập trung vào những hành động mà chúng ta có thể kiểm soát, mà còn học cách đón nhận những kết quả không lường trước được một cách tích cực và trân trọng.

Khi chúng ta thực hành “Amor Fati”, chúng ta được nhắc nhở rằng mọi nỗ lực của mình, dù kết quả ra sao, đều là đáng quý. Điều này không có nghĩa là chúng ta ngừng nỗ lực hay không còn mục tiêu, mà là chúng ta tiếp tục hành động với niềm tin rằng mọi điều xảy ra đều có lý do của nó và mỗi kết quả, dù không như ý, cũng là một phần của quá trình lớn lao hơn mà chúng ta đang trải qua.

Qua lăng kính của “Amor Fati”, cuộc sống không còn là chuỗi những sự kiện đen trắng mà trở thành bức tranh đa sắc mà mỗi màu sắc đều có giá trị và ý nghĩa riêng. Chúng ta học được cách yêu thương mỗi phút giây hiện hữu, mỗi thử thách và mỗi niềm vui, bởi vì tất cả đều là những điểm sáng tạo nên bản ngã thực sự và sâu sắc của chúng ta. Đó là sự tổng hợp giữa hành động và chấp nhận, giữa sự tạo tác và sự chấp thuận, một bài học quý báu mà Seneca muốn chúng ta ghi nhớ và áp dụng vào mọi khía cạnh của cuộc sống.

Amor Fati – Quan Điểm Triết Học

Amor Fati

Amor Fati cần bạn tách ra khỏi kết quả nhưng đồng thời muốn bạn trân trọng và biết ơn bất cứ kết quả nào diễn ra. Dù là một kết quả tồi tệ đi chăng nữa. Mọi thứ đều có ý nghĩa sâu xa của nó và thời gian sẽ trả lời những câu hỏi của bạn. Việc bạn cần làm là làm việc của bạn và cứ để cho nó diễn ra.

Bằng cách tách bản thân khỏi kết quả, sự sáng tạo của bạn sẽ được nâng lên bởi sự thoải mái trong tâm trí. Và ngay khi vừa hoàn thành một giá trị nào đó, việc tách bản thân khỏi kết quả sẽ một lần nữa mang lại bình yên. Bình thường trước đây là bạn sẽ gán kỳ vọng của người khác lên giá trị mình vừa tạo ra. Kết quả bạn có là sự thư thái trong khi làm việc và sáng tạo. Không phải ham muốn có được sự công nhận rồi sau đó là thất vọng.

Một lợi ích khác

Quan điểm của bạn về việc bạn làm sẽ khó bị lung lay. Câu hỏi ở đây là liệu bạn có thể giữ được sự sáng tạo hay không nếu mục đích bạn muốn là kiểm soát kết quả dựa trên ham muốn được công nhận hoặc tán dương?

“Bí quyết của tự do cho loài người là lao động hết mình mà không dính mắc vào thành quả lao động.” — Chí Tôn Ca

Thực hành Amor Fati Trong Quá Trình Sáng Tạo Nghệ Thuật

Trước đây, tôi thường viết và sáng tác với áp lực phải được người khác công nhận và tán dương. Tôi thấy mình mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn của sự so sánh và cạnh tranh, luôn khao khát sự chú ý và sự xác nhận từ người nghe. Tuy nhiên, sự thực là không phải lúc nào công việc của tôi cũng nhận được phản hồi như mong đợi, điều này thường xuyên dẫn tới cảm giác thất vọng và mất phương hướng.

Khi bắt đầu thực hành “Amor Fati”, tôi đã học được cách chấp nhận và thậm chí yêu thương mọi khía cạnh của quá trình sáng tạo – từ những ý tưởng ban đầu chưa hoàn thiện cho đến những lần biểu diễn không như ý. Tôi nhận ra rằng mỗi nốt nhạc, mỗi câu từ, mỗi giai điệu, dù hoàn hảo hay không, đều là một phần của hành trình nghệ thuật mà tôi đang theo đuổi.

Thay vì coi trọng phản hồi và kết quả, tôi giờ đây xem trọng cảm xúc và thông điệp mà tôi muốn truyền đạt qua nghệ thuật. Điều này không chỉ giúp tôi giữ được tinh thần lạc quan và sự kiên định trong mọi hoàn cảnh, mà còn thúc đẩy tôi tạo ra những tác phẩm chân thực và có ý nghĩa sâu sắc hơn.

“Amor Fati” dạy tôi rằng sự tự do sáng tạo đích thực đến từ việc buông bỏ mong đợi và chấp nhận mỗi trải nghiệm như một phần không thể thiếu của cuộc sống. Khi tôi không còn chờ đợi hay đòi hỏi, mỗi tác phẩm trở thành một phần của câu chuyện lớn hơn – câu chuyện về sự phát triển, hòa nhập và chia sẻ với thế giới. Và chính trong khoảnh khắc tự do đó, tôi như được giải phóng khỏi mọi ràng buộc, tạo nên những sáng tác có sức sống và ý nghĩa riêng biệt, đồng thời phản ánh chân thực nhất về tâm hồn và tầm nhìn của mình.

Amor Fati

Áp Dụng Amor Fati trong Cuộc Sống Hiện Đại

Chúng ta thường bị mắc kẹt trong những mục tiêu và kết quả mà quên mất rằng quá trình là điều quan trọng. “Amor Fati” không chỉ là một triết lý về việc chấp nhận số phận mà còn là một lời kêu gọi để ôm lấy và trân trọng mọi khía cạnh của cuộc sống.

Seneca, một nhà triết học Stoic nổi tiếng, đã chỉ ra rằng việc tập trung vào những gì chúng ta kiểm soát và buông bỏ những gì nằm ngoài tầm với chính là chìa khóa để sống một cuộc sống đầy đủ và bình an. Điều này không nghĩa là chúng ta bất lực trước số phận, mà là chúng ta hành động một cách chủ động và quyết đoán trong việc tạo ra tương lai của mình, nhưng không để bị lôi kéo bởi những lo lắng về kết quả.

Trong thời đại hiện đại, nhiều người thấy khó khăn trong việc tìm kiếm ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc sống. Amor Fati đề xuất một cách tiếp cận khác: trân trọng mọi khoảnh khắc, dù tốt hay xấu, và xem chúng như một phần của cuộc sống giàu ý nghĩa.

Kết Luận: Bài Học Sâu Sắc từ Seneca và Ý Nghĩa của Amor Fati

Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng hay theo ý muốn của chúng ta. Nhưng qua lăng kính của Seneca và triết lý Amor Fati, chúng ta được nhắc nhở rằng sức mạnh thực sự nằm ở việc chấp nhận và yêu thương số phận. Khi ta học cách ôm lấy mọi khía cạnh của cuộc sống, từ niềm vui đến nỗi đau, từ thành công đến thất bại, ta không chỉ tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mà còn phát triển được sức mạnh nội tâm để vượt qua mọi thử thách.

Triết lý này không chỉ là lời nhắc nhở về việc sống một cuộc sống có ý thức và trân trọng từng khoảnh khắc. Nó còn là một lời khích lệ để chúng ta không ngừng phát triển bản thân, không chỉ ở mặt tinh thần mà còn ở mặt vật chất và xã hội. Amor Fati là lời mời gọi chúng ta không chỉ quy phục trước số phận, mà còn là động lực để chia sẻ và phụng sự cộng đồng, lan truyền chân lý và kiến thức mà chúng ta đã học được.

Thực hành Amor Fati đồng nghĩa với việc ta luôn tìm kiếm ý nghĩa và bài học trong mọi sự kiện của cuộc sống, đồng thời lan tỏa tinh thần lạc quan và kiên định. Đây không chỉ là bài học cho cá nhân mỗi chúng ta, mà còn là tư duy mà Triết Học Đường Phố hướng tới: sự phát triển toàn diện, đồng thanh tương ứng và đồng khí tương cầu trong mọi hoàn cảnh.

Như vậy, thông qua việc thấu hiểu và áp dụng triết lý của Seneca, mỗi chúng ta có thể trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân, đồng thời đóng góp một cách có ý nghĩa vào hành trình tinh thần chung của nhân loại.

Tác giả: Cristian
Biên tập: THĐP

[THĐP Translation™] 8 câu nói trong Chí Tôn Ca về sự vô thần

thdp translation 4
  1. “Khi sự vô thần thắng thế trong tôn tộc, Krishna ơi, phụ nữ trong gia đình sẽ đâm ra hư hỏng, và sự sa đọa của phụ nữ sẽ dẫn đến sự ra đời của lớp con cháu không mong muốn, thưa dòng dõi của Vrishni.” (1:40)
  2. “Hỡi người nối dõi của Bharata, bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu, khi tôn giáo suy tàn và sự vô thần thắng thế, Ta đều thân chinh giáng thế. Để giải thoát cho những người mộ đạo và tiêu diệt những kẻ hung ác, cũng như để phục hồi các nguyên tắc tôn giáo, Ta thân chinh giáng thế từ thời đại này sang thời đại khác.” (4:7-8)
  3. “Chỉ có những kẻ vô tín ngưỡng, những kẻ thậm ngu, những kẻ thấp hèn nhất nhân loại, những kẻ bị ảo tưởng đánh cắp tri thức và những kẻ có bản chất vô thần của loài quỷ quái là không muốn quy phục Ta.” (7:15)
  4. “Những kẻ ngốc nhạo báng Ta khi Ta giáng thế trong dung mạo người. Chúng chẳng biết bản thể siêu việt của Ta và rằng Ta là Đấng Tối Cao của muôn loài. Bị lầm lạc như vậy nên họ ham mê những quan điểm quỷ quái và vô thần. Bởi họ ở trong ảo tưởng nên niềm hy vọng được giải thoát của họ chẳng bao giờ thành hiện thực, hoạt động để hưởng thành quả của họ luôn bị thất bại, còn tri thức họ có thì chẳng mang giá trị gì.” (9:11-12)
  5. “Con trai của Pritha, lý trí giúp con người hiểu biết điều gì nên làm và điều gì không, điều gì nên sợ và điều gì không, điều gì trói buộc và điều gì giải thoát là lý trí ở hiền tính. Con trai của Pritha ơi, lý trí không có khả năng phân biệt tôn giáo với sự vô thần, điều gì nên làm và điều gì nên tránh là lý trí ở dục tính. Lý trí làm con người tưởng sự vô thần là tôn giáo, còn tôn giáo là vô thần; lý trí đắm chìm trong bóng tối ảo tưởng và lôi kéo con người khỏi chính đạo là lý trí ở si tính, hỡi con trai của Pritha.” (18:30-32)

Đọc bản full, 700 câu, 66 trang, Free PDF, THĐP hiệu đính >>> http://bit.ly/CTC_THDP

screenshot-triethocduongpho.net-2020.03.22-11_05_50

3 bài viết đạt điểm cao nhất cuộc thi viết 2019 của THĐP về Chí Tôn Ca

🥇Giải Nhất: Nguyễn Bá Tiến – Hơi thở từ Trời – Bài ca giác ngộ
🥈Giải Nhì: Trần Tùng – Bài ca bất diệt
🥉Giải Ba: Phạm Văn Thiên – Bản hùng ca về con đường trở thành một chân nhân

Deep Work – Cuốn sách mình đọc 5 lần trong năm 2019

3

“Thành công không phải phép màu hay sự lừa gạt, nó chỉ đơn giản là học cách tập trung.”

Lý do tại sao mình trì hoãn viết review thật ra là khá xấu tính. Vì mình muốn tận dụng lợi ích của Deep Work trước khi chia sẻ nó với mọi người. Nó rất đơn giản để thực hiện. Và một khi các bạn thực hiện Deep Work, tin mình đi, các bạn sẽ rất ngạc nhiên vì những gì nó đem lại.

1. DEEP WORK LÀ GÌ?

Deep Work là trạng thái làm việc sâu, tập trung nhất có thể, không bị phân tán tư tưởng để thúc đẩy khả năng nhận thức đi tới điểm giới hạn. Những nỗ lực này tạo ta giá trị mới, cải thiện kỹ năng (theo mình thấy là không có giới hạn) và rất khó để sao chép.

Đối lập với Deep work là: Công việc không yêu cầu cao về nhận thức, thuộc dạng công việc hậu cần, thường được thực hiện khi bị phân tâm. Cách làm việc hời hợt này thường không tạo ra nhiều giá trị mới và dễ bị sao chép.

Tác giả Deep WorkCal Newport, giáo sư chuyên ngành máy tính tại đại Học Georgetown. Cũng chính Cal là người đặt cho việc trạng thái một ai đó tập trung toàn bộ tư duy, sức lực, cắt đứt mọi kết nối để làm việc gói gọn là Deep work.

Thành quả là anh vừa giải quyết được rất nhiều công việc chuyên môn khi là giáo sư môn khoa học máy tính, nhưng vẫn viết sách, xuất bản các bài báo nghiên cứu đòi hỏi rất nhiều kiến thức, thời gian và chơi với vợ con vào buổi tối mà chỉ làm việc đến 5,6 giờ chiều. Deep Work là 1 trong 5 cuốn sách Cal Newport viết. Carl không dùng smartphone cho tới tận 2012-2013 do vợ bắt anh phải sử dụng để còn nói chuyện với con cái.

2. TẠI SAO BẠN PHẢI CẦN DEEP WORK?

Deep work mở đầu bằng những nhân vật như Carl Jung, Bill Gates, Woody Allen, J.K Rowling đã tạo ra những tác phẩm, sản phẩm tốt và hái ra tiền thế nào khi đưa mình tới trạng thái cực đoan nhất là Deep work.

Nhưng chưa hết, trong Deep work còn đề cập đến Benn, một người từ bỏ một công việc kinh doanh sang viết mã. Nhưng vấn đề là Benn đã gần 30 tuổi và không biết viết mã. Trong khi lập trình máy tính là một công việc khó khăn (Cal nói như vậy trên tư cách là giáo sư môn khoa học máy tính.) Nhưng với Deep work, Benn đã học nhanh nhất có thể mà không cần đến 4 năm học lập trình. Benn chỉ cần 2 tháng trong trạng thái tập trung sâu – Deep Work.

Benn học ở nhà, tự khoá mình trong phòng không máy tính, chỉ có sách, bảng ghi chép và một cây bút đánh dấu. Anh đã đọc 18 cuốn sách về lập trình tính đến lúc tự học xong. Sau 2 tháng tự nhốt mình trong nhà, Benn tham dự một khoá học cấp tốc về lập trình ứng dụng web kéo dài 100 giờ mỗi tuần. Hơn một nửa người trong khoá học không hoàn thành. Còn Benn thì đứng nhất.

Sau đó Benn kiếm được một công việc lập trình với mức lương hơn 100 nghìn đôla 1 năm, gấp đôi số tiền trước đây Benn làm ở công ty tài chính. Nhưng quan trọng hơn, nhờ Deep Work, Benn cảm thấy mình không có giới hạn với công việc lập trình và khi kỹ năng được nâng cao anh sẽ kiếm được nhiều hơn nữa.

3. DEEP WORK LÀ CÁCH BẠN LÀM CHỦ TƯƠNG LAI

Cal Newport cho rằng có hai kiểu người sẽ làm chủ tương lai khi Trí tuệ nhân tạo và máy học phát triển sẽ đào thải rất nhiều công việc của hiện tại.

  1. Những ai có thể làm việc sáng tạo với AI và Machine Learning.
  2. Những người đang là ngôi sao trong lĩnh vực của mình.

Và cũng có hai khả năng cốt lõi để phát triển trong thời đại mới là :

  1. Khả năng nhanh chóng nắm bắt những vấn đề khó.
  2. Khả năng tạo ra sản phẩm ở mức độ cao cấp, xét về cả chất lượng và tốc độ thực hiện.

Cuối cùng, hai khả năng này đều phụ thuộc vào khả năng làm việc sâu của mỗi người – Deep Work. Nói đơn giản, hãy để tâm trí bạn biến thành thấu kính nhờ tia hội tụ chú ý.

Quy luật của Deep Work như sau :

Thành quả của công việc có chất lượng cao = thời gian bỏ ra X cường độ tập trung.

Nhưng đơn giản như thế tại sao ít người có thể làm việc sâu được?

4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẬP TRUNG SÂU?

Hạn chế internet nhiều nhất có thể để tránh xao nhãng và tự kỉ luật chính mình. Đó là cách duy nhất để Deep work.

Deep work là trạng thái vắt kiệt từng giọt giá trị cuối cùng từ năng lực trí tuệ của bạn. Bạn có thể chọn một không gian kín, chỉ mỗi mình có thể bước vào và toàn tâm toàn ý với công việc và học tập. Trước khi bước vào đó, ngắt hết mọi kết nối internet, cất smartphone vào balo hay ném nó ra ngoài thì càng tốt.

Các thiết bị và công cụ kết nối intetnet đã làm phân tán sự chú ý của con người tốt đến nỗi chúng ta không hề cảm nhận được điều đó. Vì thế việc xao nhãng và khó tập trung một phần không phải là lỗi của bạn. Facebook, Instagram liên tục thay đổi, chỉnh sửa giao diện cũng như các tương tác để người dùng bị tẩy não, không thể ngừng việc truy cập. Bản thân mình đã có những hôm dù rất cố gắng kiểm soát, nhưng vẫn như một con robot ấn vô thức vào Instagram để xem ảnh đẹp.

Cách tốt nhất là ngắt kết nối intetnet khi mình đọc sách, viết một cái gì đó hay chấp nhận sự buồn chán khi bắt đầu học Deep work. Nhưng ai có thể chịu được sự cô đơn và nhàm chán khi ngắt internet trong ít nhất 2 tiếng đồng hồ?

Vì thế bạn phải trả lời một câu hỏi là bạn có muốn tiến lên trong một tương lai cực kì cạnh tranh, không chỉ với người mà cả máy móc? Tốc độ đào thải rất nhanh đối với những ai không thể tập trung và làm việc sâu được.

Phần thưởng không dành cho những ai cảm thấy thoải mái khi lướt Facebook, Instagram (rất dễ làm nhưng hiệu quả đem lại rất ít) và dành cho một số ít tôi luyện được kỹ năng làm việc sâu mà Cal mô tả là “sức mạnh siêu phàm của thế kỉ 21.”

Vậy đấy, Deep Work chỉ thực hiện được khi bạn chấp nhận với một không gian không có kết nối intetnet, buồn chán và phải tự giác về hành vi của mình trong từng giây phút. Nếu không, chỉ 5 phút sau là bạn lại cầm điện thoại để lướt Facebook và đọc tin trên web.

5. MÌNH ĐƯỢC GÌ KHI TẬP TRUNG SÂU?

Năm 2019 là một trong những năm hiệu quả nhất đối với mình khi đọc được 293 cuốn sách. Năm 2018 thì là 175. Nhờ việc học hỏi từ Deep work mình đã sắp xếp thời gian hợp lý, ngắt kết nối intetnet nhiều hơn nữa để đọc. Ngoài ra khi mình viết các truyện ngắn chỉ trong 1-2 ngày. 5 năm trước thì mình mất 3 tuần để viết xong một truyện như thế.

Năm ngoái có bên thuê mình viết 10 bài báo với độ dài 3000 chữ trong thời hạn 1 tháng. Mình mất 11 ngày để viết xong. Thậm chí còn nhanh hơn nữa nếu mình đưa bản thân làm việc sâu hơn.

Cái khó nhất khi thực hiện Deep Work là tâm trí liên tục phát ra các tín hiệu “Trên internet, facebook đang xảy ra chuyện gì đó và mình sẽ bỏ lỡ mất thôi.” Đúng, chắc chắc 2 giờ tập trung làm việc sâu sẽ vô số thứ xảy ra trên intetnet rồi.

Nhưng mình tự nhủ rằng biết mấy chuyện để làm gì khi bản thân lại trì hoãn công việc và sự tiến bộ của chính mình? Quên tất cả đi, tập trung làm việc mình làm và thế giới vẫn ổn khi không có mình quan tâm đến.

Đến bây giờ, điều đó vẫn đúng đối với mình.

Tác giả: Đức Nhân

“Vô Ngã” (Anatman/Anatta) vs. Chân Ngã (Atman)

2
thdp translation 4

(Trích) “Vô ngã” [3] (anatta hay anatman) không có nghĩa “vô hồn” hay “không có linh hồn”, “không có Atman/Chân Ngã”. Đây là một quan niệm sai lầm. Thuật ngữ chính xác trong tiếng Pali [4] để nói “vô hồn” hoặc “không có linh hồn” là “naatthiatta” chứ không phải “anatta”. Do đó, thuật ngữ anatta có nghĩa là “không phải Chân Ngã” (không phải linh hồn / not soul) (TN: dịch đúng phải là “phi Ngã”, không phải “vô ngã”), giống như ananta có nghĩa là “không phải đang kết thúc” (not ending) chứ không có nghĩa là “không có kết thúc” (there is no end).

* * *

“Vô ngã” (anatta hay anatman) có phải là không có chân ngã không?

Thật thú vị khi nhận ra rằng có rất nhiều quan điểm về khái niệm “Vô ngã” (Anatta hay Anatman) của Phật giáo. Và cũng thật đáng ngạc nhiên khi mọi người vẫn thường nhầm lẫn với một khái niệm rất dễ hiểu. Tôi không phải là một người theo Thượng tọa bộ (Nam Tông/Theravada), cũng không phải Đại thừa (Mahayana), Mật tông (Vajrayana) hay còn gọi là Kim cương thừa (Tây Tạng).

Tôi không thuộc về một trong những trường phái Phật giáo này bởi vì tôi là một nhà sư đã từ bỏ mọi ý thức thuộc về. Đối với vấn đề đó, tôi thậm chí còn không thể được xem như là một Phật tử – mà chỉ là một người theo Chánh Đạo (Arya Dhamma).

Ngay từ đầu tôi xin được nói rõ rằng tôi không có ý định thuyết phục ai, nhưng vì vấn đề này đã được phép đưa ra để thảo luận, nên tôi xin trình bày quan điểm của mình ở đây. Tôi sẽ rất cảm kích nếu các thành viên trực tiếp gửi các vấn đề thắc mắc của mình cho tôi thay vì suy đoán trong nhóm với nhau, vì tôi sẽ không thích hợp để thảo luận về một cái gì đó ngoài phạm vi quan điểm của Shankara [1] về Advaita Vedanta [2].

Tôi hy vọng mình được phép đăng bài này và các thắc mắc sẽ được gửi trực tiếp cho tôi trong trường hợp các thành viên cần nhận được phản hồi (Gửi cho THĐP cũng được). Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn suy đoán và chỉ trích Phật giáo, bạn có thể làm theo ý muốn.

“Vô ngã” [3] (anatta hay anatman) không có nghĩa “vô hồn” hay “không có linh hồn”, “không có Atman/Chân Ngã”. Đây là một quan niệm sai lầm. Thuật ngữ chính xác trong tiếng Pali [4] để nói “vô hồn” hoặc “không có linh hồn” (vô ngã) là “naatthiatta” chứ không phải “anatta”. Do đó, thuật ngữ anatta có nghĩa là “không phải Chân Ngã” (không phải linh hồn / not soul) (TN: dịch đúng phải là “phi Ngã”, không phải “vô ngã”), giống như ananta có nghĩa là “không phải đang kết thúc” (not ending) chứ không có nghĩa là “không có kết thúc” (there is no end).

Amor Fati

Đức Phật đã giải thích rất tường tận và ở một số nơi trong Chánh tạng Pali, Ngài đã nói rõ rằng vô ngã không phải là một học thuyết. Đó không phải là một lời khẳng định siêu hình tuyệt đối như nhiều người vẫn nghĩ. Đó là một phương pháp phát triển trí tuệ [5]. Điều quan trọng là cần xác định được địa điểm và cách thức để thấu hiểu giáo lý của Đức Phật. Trong mối liên hệ này, Ngài nói rằng những người suy luận nơi không có ý định và những người không biết suy luận nơi có ý định, đều có cái nhìn sai lệch về lời giảng của Ngài.

Có nhiều tín đồ Phật giáo tin, thậm chí còn thẳng thắn đưa ra những bình luận về Chánh tạng như vô ngã là một học thuyết và là một lời khẳng định siêu hình tuyệt đối của cái gọi là “không có Chân Ngã” (there is no Self). Đây là một cách nhìn đầy bất công với một giáo lý không nên đưa ra suy luận. Tại sao ư? Bởi vì chính Đức Phật đã nói rõ, cả hai khẳng định này đều không đúng: “có tồn tại một ngã”, và “không tồn tại một ngã”.

Có một bài kinh dài (trong Kinh trường bộ) đề cập đến cách nhìn nhận sai lầm của một nhà sư Phật giáo. (Khoảng 50 năm sau khi Đức Phật qua đời). Ông ta đã sai lầm khi cho rằng Đức Phật Gotama dạy rằng “không hề tồn tại tự ngã”. Một vị Phật tên là Shariputra (Pali: Sāriputta) đã giải thích cho ông ta bằng cách sử dụng hai phép so sánh đầy trí tuệ rằng đó không phải giáo lý của Đức Phật Gotama và đó cũng là một quan niệm không đúng đắn. Sāriputta ở thời điểm đó cũng có tầm ảnh hưởng lớn như Mahakassapa [6].

Amor Fati

Chân Ngã (Atman/Attan) trong kinh sách Phật giáo

Trước khi đi vào vấn đề tại sao Đức Phật nói rằng cả hai khẳng định đó đều không đúng, điều quan trọng là phải xem xét rằng ở một vùng đất có nền văn hóa và triết học đa dạng, nghĩa sử dụng của một số từ ngữ được thay đổi theo thời gian, địa điểm và cả những người đã sử dụng chúng.

Trong Chánh tạng Pali, từ Atman hay Attan chưa từng được sử dụng theo nghĩa như trong Áo nghĩa thư (Upanishads) [7] (ND: Atman trong Áo nghĩa thư có nghĩa là một “linh hồn”/thực thể thường hằng bất biến). Đây là lời khẳng định quả quyết của nhiều tín đồ Phật giáo vì họ cùng cho rằng ở một số nơi thuật ngữ Atman được sử dụng trong Chánh tạng khác với nghĩa trong Áo nghĩa thư.

Căn Bản Trung Quán Luận Tụng (mlamadhyamakakārikā) [8] của Long Thọ (Nagarjuna) [9] là một nơi khác mà sự khẳng định và phân biệt này được làm rõ. Vì Atman của Chánh tạng Pāli [10] khác với Áo nghĩa thư, nên Phật giáo không phủ nhận hay mâu thuẫn với bất cứ điều gì trong Áo nghĩa thư. Trên thực tế, thuyết “Vô sinh” (Ajativada) của Gaudapada [11] trong Mandukya Karika, ông cũng khẳng định nó không mâu thuẫn với Phật giáo.

Thuật ngữ atman được sử dụng trong Chánh tạng Pali với ý nghĩa là “ý thức bản ngã” (ego consciousness), một cái “tôi” (tách biệt), bao gồm khái niệm “của tôi”, v.v … Các thuật ngữ Atmaja (nghĩa đen là một [nam] được sinh ra từ tôi) và AtmajA (nghĩa đen là một [nữ] được sinh ra từ tôi) hàm chứa ý nghĩa này của từ Atman, đã được phát triển trong thời Đức Phật.

Người ta có thể thấy rằng các thuật ngữ này luôn được sử dụng như “putram” (con trai) hoặc “putri” (con gái) trong thời kỳ Vệ-đà sơ khai và chỉ sau này chúng ta mới có thể tìm thấy tài liệu tham khảo về các thuật ngữ đó trong Áo nghĩa thư [có lẽ được sáng tác vào thời Đức Phật].

Khái niệm Chân Ngã trong Áo Nghĩa Thư

Trong Phạn ngữ cổ (hậu Phạn ngữ Panini), từ Atman có nghĩa là một thực thể thường hằng chịu trách nhiệm cho sự sống. Người ta cho rằng nó “xâm nhập” vào một cơ thể và rời bỏ cơ thể vào lúc chết. Điều này một lần nữa không phải là ý nghĩa của từ Atman trong Áo nghĩa thư, rằng nó không xâm nhập, không rời bỏ, không ở đây, không ở đó và cũng không sở hữu một cơ thể.

Đó là lý do tại sao, Shankara đã nhấn mạnh hết lần này đến lần khác rằng Atman của Áo nghĩa thư không được biết đến ở bất kì nơi nào khác. Ông nhấn mạnh rằng người kiếm tìm sự giác ngộ phải tìm kiếm Atman – như khái niệm được biết đến trong Áo nghĩa thư.

Vậy là chúng ta đã xác định rằng Atman của Đức Phật không giống với Atman của Áo nghĩa thư, người ta có thể hỏi liệu Ngài có thừa nhận Atman của Áo nghĩa thư không. Liệu có tồn tại cái gọi là bất biến, thường hằng và bất diệt không? Có, nhưng Đức Phật gọi nó là Niết bàn [12]. Ngài không gọi nó là “Ngã” (Self). Trên thực tế, Đức Phật đã dạy rằng tất cả những gì đang thay đổi là nguồn gốc của sầu muộn và căng thẳng; do đó, không phải là chân Ngã.

>>> Niết bàn có vô thường không?

Tương tự với điều này, một nhà sư hỏi Ngài tại một trong những tập Kinh, rằng một cái gì đó thường hằng bất biến có thể được gọi là “Ngã” không? Câu trả lời của Đức Phật cho thấy rằng theo quan điểm của Ngài, xem Niết bàn hay Sự bất diệt như là “Ngã” khiến một người hình thành sự bám chấp và tham vọng về Niết bàn.

Ngài giải thích rằng lý do đặt ra một câu hỏi như vậy là do tham vọng với ý niệm “tôi”, khiến anh ta tìm kiếm một cái ngã (cái tôi) trong Niết bàn. Ngài còn hướng dẫn một tu sĩ biết Niết bàn là sự chấm dứt mọi buồn phiền và không bao giờ để mình say đắm trong nó, hoặc phát triển một bám chấp hoặc tưởng tượng ra những thứ trong nó hoặc tưởng tượng ra những thứ phát ra từ nó.

Hơn nữa, một trường phái triết học được gọi là Số luận (Samkhya) đã dạy rằng có một nguyên nhân gốc rễ của Vũ trụ và gọi nó là Brahman. Theo họ, Brahman là Đấng sáng tạo ra Vũ trụ. Đức Phật bác bỏ ý tưởng này, cho rằng nó gây bất lợi và không liên quan đến con đường giác ngộ.

Ngài nói rằng Ngài chỉ giảng giải về bản chất của sự căng thẳng, nguồn gốc của nó và con đường dẫn đến sự kết thúc của nó chứ không giảng giải bất kỳ học thuyết nào liên quan đến nguồn gốc. Điều này cũng được khẳng định trong Kinh Phạm Võng theo một cách khác – Đức Phật khiến cho tất cả 64 câu khẳng định siêu hình khác nhau trở nên bất khả.

Đức Phật tự phân biệt mình với người theo chủ nghĩa hư vô mà Ngài gọi là “natthika”, (tương đương với nastika trong tiếng Pali), người theo chủ nghĩa vĩnh hằng (aatthika), nhà tiên tri về nguồn gốc, nhà tiên tri về hủy diệt, v.v. Ngài giảng giải về một con đường dẫn đến sự thật và ngoài ra không có điều gì khác. Tuy nhiên, trong các bản văn Trung Quán Tông, Đức Phật nói về thai tạng (womb) của Như Lai.

Điều quan trọng là phải hiểu lại rằng đây không phải là một thực thể theo nghĩa thông thường như chúng ta nghĩ. Nó không di chuyển từ cơ thể này sang cơ thể khác. Nó là phi cục bộ. Trên thực tế, sự mô tả của nó trong các văn bản Trung Quán Tông rất giống với sự mô tả về Chân Ngã của Áo nghĩa thư.

Tuy nhiên, giống như Atman, ta không thể nào mô tả hết về nó. Thuật ngữ ‘tathagata‘ (Như Lai) được sử dụng rất thường xuyên ngay cả trong Chánh tạng Pāli. Như Lai được cho là vượt xa tất cả những điều đã biết hoặc chưa biết trong vũ trụ này. Như Lai được cho là một người vượt lên trên mọi nỗi sầu muộn.

Tuy nhiên, các văn bản Trung Quán Tông cho rằng có một (thai) tạng của Như Lai (tathagata garbha). Đây được cho là bản chất của Như Lai và được cho là đang “ngủ đông” trong tất cả chúng ta. Khi được phát triển một cách toàn diện, một người trở thành Như Lai. Do đó, nói cách khác, Như Lai tạng không phải là một thực thể, mà là một tiềm năng tàng ẩn để trở nên giác ngộ.

Không có một thực thể nào gọi là Atman được đặt ra trong các văn bản Phật giáo. Nhưng tôi thực sự nghi ngờ rằng ngay cả Áo nghĩa thư cũng coi Atman như một thực thể bị đặt điều kiện bởi bản chất của các thực thể. Atman được cho là vô điều kiện. Trong Phật giáo, Niết bàn là hiện tượng duy nhất mang tính vô điều kiện.

Tôi chỉ thấy một sự tương đồng giữa những lời giảng của Đức Phật và của Shankara. Đối với tôi dường như không có bất kỳ mối xung đột nào. Tuy nhiên, nếu bất kỳ thành viên nào cảm thấy họ muốn tranh cãi, tôi sẽ rút lui.

Tham khảo để hiểu rõ hơn về chữ “vô ngã” (thật ra là dịch sai)

>>> [THĐP Translation™] Nếu Phật Thích Ca và Adi Shankara có một cuộc tranh luận, ai sẽ thắng?

>>> Những điểm giống nhau và “khác nhau” giữa Phật giáo (Buddhism) và Ấn giáo (Hinduism) | Huy Nguyen

[1] Đại sư, triết gia, học giả đầu tiên củng cố học thuyết Advaita Vedanta (Advaita có nghĩa là Bất Nhị), một trường phái trong Vedanta. Những lời dạy của ông dựa trên sự hợp nhất của linh hồn và Thượng đế, trong đó Thượng đế được xem cùng một lúc là mang tính cá nhân và không có thuộc tính nào cả. Trong truyền thống của Smārta, Adi Shankara được xem là hóa thân của Thần Shiva
[2] Là một trường phái của triết lý Vedānta (một trường phái triết học nằm trong Ấn Độ giáo xem xét đến bản chất của thực tại. Từ Vedanta là từ ghép của veda “kiến thức” và anta “cuối cùng, kết luận”, dịch ra là “kiến thức cao nhất”. Cách đọc khác của anta như là “chủ yếu”, “cốt lõi”, hay “bên trong”, tạo ra từ “Vedānta”: “những điểm chủ yếu của kinh Veda”.) của triết học Ấn Độ.
[3] Chữ “ngã” (tiếng Anh: “self”) theo cách hiểu trong Áo nghĩa thư (của triết học Vệ Đà) ám chỉ một “linh hồn”/thực thể thường hằng, bất biến
[4] Pāli còn gọi là Nam Phạn, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Arya Trung cổ hay prakrit. Nam Phạn là ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm, trong đó có bộ Kinh Tam tạng
[6] Neti neti: Không phải nó, không phải nó. Tham khảo Áo Nghĩa Thư (Upanishads)
[7] Ma-ha-ca-diếp còn gọi là Tôn giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp là một người Bà la môn xứ Ma Kiệt Đà, cha tên Ẩm Trạch, mẹ tên Hương Chí. Ông là một trong thập đại đệ tử của Tất-đạt-đa Cồ-đàm và là người tổ chức và chỉ đạo đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất
[8] (Tiếng Phạn) hoặc những câu thơ cơ bản trên đường giữa, là một văn bản nền tảng của trường phái Madhyamaka của triết học Mahayana, được Nagarjuna sáng tác vào khoảng thế kỷ thứ ba CE
[9] Chuyên luận nổi tiếng và quan trọng nhất về triết học Trung Quán Tông, được sáng tác bởi bậc thầy vĩ đại Nagarjuna. Nó được bao gồm trong số “mười ba văn bản vĩ đại”, tạo thành cốt lõi của chương trình giảng dạy trong hầu hết các shedras và trên đó Khenpo Shenga cung cấp các bài bình luận
[10] Canon Pāli là bộ sưu tập kinh điển tiêu chuẩn trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, như được bảo tồn bằng ngôn ngữ Pāli. Đây là kinh điển Phật giáo còn tồn tại sớm nhất. Nó bắt nguồn chủ yếu từ trường Tamrashatiya
[11] Đạo sư, triết gia, học giả của trường phái Vedanta. Được Shankara gọi là “Paramaguru” (TD: Thượng Thầy)
[12] Nibanna, là mục tiêu của con đường Phật giáo. Nghĩa đen của thuật ngữ này là “dập tắt”, dập tắt ngọn đèn dầu được pha trộn từ 3 thành phần: tham, sân, si (ngôn ngữ hiện đại gọi là tham lam, giận dữ, vô minh). Niết bàn là mục tiêu tâm linh tối thượng trong Phật giáo và đánh dấu sự giải thoát về mặt tái sinh khỏi kiếp luân hồi

Tác giả: Bhikku Yogi
Biên dịch: Hue Truong
Hiệu đính: Hoài Thanh, Prana
Images: DALLE-3

💎 Xem thêm: 9 bài học về bản ngã (ego) và Chân Ngã từ các Đạo sư

9 quan niệm sống tôi đã đúc kết và sưu tầm trong quá trình du học và tự lập

0
  1. Đúng và sai chỉ nên được gói gọn khi xuất hiện tình huống giữa việc thiện và việc ác, thiện và ác sẽ luôn xuất hiện khi ta cố tình phân biệt đúng và sai.
  2. Sống, tận hưởng và cống hiến như thể bạn không có ngày mai, vì thời gian là ảo tưởng, chỉ có hiện tại là sự thật.
  3. Hình dung cuộc sống bạn muốn, và chuẩn bị hành trang tinh thần như thể bạn đang sống như vậy. (Luật hấp dẫn)
  4. Chìa khoá của sự thông thái trong thời đại thông tin là khả năng cai nghiện bản năng đánh giá, chúng ta hầu như không hề biết rằng bản năng đánh giá có khả năng gây nghiện.
  5. Bản năng đánh giá là hiệu ứng phụ của sự thông thái, sự thông thái không nhằm giúp người sở hữu thể hiện bản thân mà là mang lại sự bình an từ những hiểu biết. Quan niệm này ra đời đối với mình sau khi nghiên cứu về “The curse of knowledge” có nghĩa là “Lời nguyền của sự hiểu biết (kiến thức)”, mình sẽ giải thích thêm về điều này ở phần chú thích cuối bài.
  6. Hãy dành cho bản thân một chút khoảng lặng trước khi đánh giá động cơ người khác qua lời nói và cử chỉ, nếu bạn đủ sức mạnh thì không nên đánh giá.
  7. Nếu bạn lặp đi lặp lại quá nhiều lần một ý kiến tiêu cực về một điều gì đó, hãy bắt đầu lật ngược nó lại để nhìn vào mặt tích cực.
  8. Hy vọng là một sức mạnh nhưng sức mạnh này sẵn sàng chịu nhiều trở ngại và rủi ro, tham vọng là một sức hút nhưng sức hút này có chứa đựng tần số thất vọng vậy nên hãy tách bản thân bạn ra khỏi kết quả của việc bạn đang làm, chỉ nên thưởng thức việc bạn làm, những phần còn lại hãy thả lỏng.
  9. Không ai biết rõ điều đó bằng bạn, bạn không hiểu rõ điều đó bằng họ, đừng so sánh điều bạn hiểu với điều họ hiểu, bởi sự trải nghiệm là khác nhau.

Chú thích:

*The curse of Knowledge: Lời nguyền của kiến ​​thức là một khuynh hướng nhận thức xảy ra khi một cá nhân, giao tiếp với các cá nhân khác, vô tình cho rằng những người khác có nền tảng để hiểu. Sự thiên vị này cũng được một số tác giả gọi là lời nguyền của chuyên môn, mặc dù thuật ngữ đó cũng được sử dụng để chỉ các hiện tượng khác nhau.

Nói theo một cách dễ hiểu, nếu đam mê và muốn tìm hiểu chuyên sâu về một ngành học, sau hàng vạn giờ tìm tòi và khám phá, lăng kính khách quan của bạn về ngành học đó cũng sẽ thay đổi, có những thay đổi tích cực nhưng cũng sẽ có những thay đổi tiêu cực.

Ví dụ: Một người thiên ngành thiết kế đồ hoạ sẽ có những cách đánh giá riêng để phân tích về một tác phẩm thiết kế, tuy nhiên việc họ có đánh giá nó một cách khách quan hay không lại là một câu hỏi rất khó để trả lời bởi sau khi đã được học thiết kế chuyên sâu, họ cũng sẽ được giảng dạy về thế nào là đúng và sai vô tình được đeo lên một cái lăng kính khiến đôi khi khiến cho cặp mắt của họ khi nhìn đã không còn trung thực và trung tính như trước nữa.

Đây sẽ là nền tảng của bài viết tiếp theo mình muốn đi sâu vào nhiều chi tiết hơn về The Curse Of Knowledge.

Tác giả: Cristian
Edit: THĐP

Ảnh: Ryan Holloway

🎯 Đặt mua tạp chí Aloha của THĐP để trau dồi kiến thức trí tuệ, những nội dung được chọn lọc chỉ có tại THĐP, từ nay sẽ không đăng full các bài dịch trong tạp chí nữa >>> bit.ly/THDPmembership
🎯 All Volumes ➡️ http://bit.ly/THDP_ALOHA
🎯 Aloha Volume 1-2-3 FREE ➡️ bit.ly/33u4hkX
🎯 Donate ủng hộ các hoạt động của THĐP ➡️ http://bit.ly/donateTHDP